Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ KT HKI SINH 7 1011 (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.39 KB, 2 trang )

PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH Môn: SINH HỌC 7
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Học sinh hoàn thành tất cả các câu hỏi sau:
Câu 1: (3,0 điểm)
1.1 Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào?
1.2 Tiêu hoá ở trùng giày khác với trùng biến hình như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1 Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
2.2 Nêu những lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt. Em có những việc làm nào
góp phần bảo vệ giun đất?
Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày những đặc điểm chung của Sâu bọ. Đặc điểm nào phân biệt
chúng với các Chân khớp khác?
Câu 4: (1,0 điểm) Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố có ý nghĩa gì đối với đời sống của
tôm?
Câu 5: (2,0 điểm) Vẽ và chú thích đầy đủ đầu và cơ quan miệng của châu chấu.
Chú ý: Hình vẽ phải cùng màu mực bài làm.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD-ĐT GÒ CÔNG TÂY HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THẠNH HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: SINH HỌC 7
Câu 1: (3,0 điểm)
1.1 (1,0 điểm) Trùng biến hình sống và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi:
- Nơi sống: ở lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong bình nuôi (0,25 đ).
- Di chuyển: nhờ hình thành chân giả (0,25 đ).
- Bắt mồi: dùng chân giả (0,25 đ).
- Tiêu hoá mồi: nhờ hình thành không bào tiêu hoá (0,25 đ).
1.2 (2,0 điểm) Tiêu hoá ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ:
- Có rãnh miệng và lỗ miệng ở vị trí cố định (0,5 đ).
- Thức ăn nhờ lông bơi cuốn vào miệng rồi không bào tiêu hoá được hình thành


từng cái ở cuối hầu (0,5 đ).
- Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo xác định để chất dinh
dưỡng được hấp thụ dần dần đến hết (0,5 đ), rồi chất thải được loại ra ở lỗ thoát có vị trí cố định
(0,5 đ).
Tóm lại, bộ phận tiêu hoá được chuyên hoá và cấu tạo phức tạo hơn ở trùng biến hình.
Câu 2: (2,0 điểm)
2.1 (1,0 điểm) Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất:
- Cơ thể hình giun (0,25 đ).
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển (0,25 đ).
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rút trong đất (0,25 đ).
- Cách dinh dưỡng cũng góp phần vào sự di chuyển trong đất rắn (0,25 đ).
2.2 (1,0 điểm) * Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt:
- Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất (0,25 đ).
- Làm tăng độ màu mỡ cho đất: do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra (0,25 đ).
* Những việc làm bảo vệ giun đất:
- Có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất (0,25 đ).
- Tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun đất (0,25 đ).
Câu 3: (2,0 điểm)
- Những đặc điểm chung của Sâu bọ:
+ Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác (0,5 đ).
+ Cơ thể sâu bọ có 3 phần : đầu, ngực, bụng (0,5 đ).
+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh (0,5 đ).
- Đặc điểm phân biệt Sâu bọ với các Chân khớp khác: có 2 đôi cánh, 3 đôi chân và 1
đôi râu (0,5 đ).
Câu 4: (1,0 điểm) Lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố có ý nghĩa gì đối với đời sống của tôm:
- Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn (0,25 đ), làm
cơ sở cho các cử động (0,25 đ).
- Nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường(0,25 đ), giúp chúng
tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù (0,25 đ).
Câu 5: (2,0 điểm)

- Vẽ đúng, đẹp cân đối, cùng màu mực bài làm (1,0 đ).
- Chú thích đúng, đầy đủ (1,0 đ).
Có 10 chú thích, đúng từ 1 – 3 đạt 0,25 điểm; đúng từ 4 – 6 đạt 0,5 điểm; đúng từ 7 –
8 đạt 0,75 điểm; đúng từ 9 – 10 đạt 1,0 điểm.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

×