Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TS. Nguyễn Văn Bảy: Nhìn lại phương pháp viết mục đính, mục tiêu của một khóa học, bài giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.21 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHÌN LẠI PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU CỦA</b>


<b>MỘT KHÓA HỌC, BÀI GIẢNG</b>



TS. NGUYỄN VĂN BẢY

L

à một giảng viên, một người huấn


luyện trong cơng tác đào tạo nguồn nhân
lực có lẽ ai cũng muốn học viên, sinh
viên của mình đạt được sự tiến bộ tối đa
trong học tập dù là lớp bồi dưỡng hay
lớp đào tạo chính quy dài hạn. Và một ai
đó thiết kế một chương trình, một khóa
học đều cũng muốn khố học thành cơng
mỹ mãn và học viên thu nhận được kết
quả cao nhất và sẽ thực hành tốt những
kiến thức, kỹ năng và thái độ đã được
huấn luyện và chuyển giao. Đồng thời cơ
quan đào tạo cũng muốn có cơ sở dữ liệu
đánh giá lại chương trình đào tạo, tập
huấn mà cơ quan đào tạo đã thiết kế và
giảng viên cũng có cơ sở xem xét lại bài
giảng của mình có đạt kết quả như mục
tiêu đã đề ra hay khơng? Vì thế, theo tơi,
một chương trình, một khóa học hay một
bài giảng được thiết kế cần thiết phải viết
mục đích, mục tiêu rõ ràng và đúng cách.
Khi xác định mục đích, mục tiêu
của chương trình, khóa học hay bài giảng
thì mỗi giảng viên hay tập huấn viên nên
có trong đầu của mình những câu hỏi:



- Chúng ta mong đợi học viên,
sinh viên có thể làm được gì sau khi kết
thúc một khóa học hay sau khi học xong
một bài?


- Những kiến thức cơ bản cần phải
đạt được ở học viên trong khoá học là gì?


- Liệu có những kỹ năng và thái
độ mà học viên nên phát triển để đạt
được những mục tiêu này hay không?


- Học viên sẽ thể hiện họ đạt
được những mục tiêu của bài giảng hay
của cả khoá học như thế nào?


- Những chuẩn bị gì của của
giảng vin liên quan đến bài giảng, đến
khoá học?


<b>Mục đích khóa tập huấn</b>


Mục đích là những chủ ý sư phạm
miêu tả kết quả mong đợi của cơ quan cử
người đi học và của tập huấn viên. Viết
mục đích khoá tập huấn hay của một bài
giảng là để định hướng hoạt động giảng
dạy của giảng viên hay tập huấn viên.


Khi xây dựng chương trình hay


khố huấn luyện hoặc bài giảng, mục
đích có thể được viết ở các cấp độ khác
nhau như sau:


- Mục đích của khố tập huấn
- Mục đích của chuyên đề/bài giảng
- Mục đích của một chương/phần
trong bài giảng


<i><b>Mục đích dành để viết cho tổ</b></i>
<i><b>chức đào tạo hay cho giảng viên.</b></i>


<b>Mục tiêu là gì?</b>


Mục tiêu nói về việc người học sẽ
như thế nào hoặc có khả năng làm được
gì sau khi kết thúc khố học hay một bài
giảng hoặc được trải qua một kinh
nghiệm học tập nào đó.


<b>Tại sao phải viết mục tiêu?</b>


Giúp đánh dấu cho quá trình từ
điểm khởi đầu đến điểm kết thúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tạo điều kiện cho việc chuẩn bị
giáo án, chương trình tập huấn.


Tạo điều kiện cho sự điều hành
và quản lý khố học thành cơng.



Giúp cơ quan đào tạo đánh giá
được kết quả khóa học hoặc đánh giá lại
mục tiêu của bài giảng.


<b>Mục tiêu cụ thể: cần phải có 3</b>
<b>yếu tố cấu thành:</b>


<b>+ Làm gì: Mơ tả hành động mà</b>


người học có khả năng làm được gì sau khi
được truyền đạt kiến thức (cuối khóa học).


Để diễn đạt điều này phải dùng
các động từ hành động có thể quan sát
được hoặc đo lường được.


<b>+ Điều kiện: Nêu ra các điều kiện</b>


và giới hạn quy định các hành vi sẽ diễn ra.


<b>+ Tiêu chuẩn: Sử dụng tiêu chí</b>


hay tiêu chuẩn thực hiện đòi hỏi người
học phải đạt được ở mức độ nào thì
chấp nhận được.


<i><b>Mục tiêu cụ thể dành để viết cho</b></i>
<i><b>học viên</b></i>



<b>Mục tiêu chung</b>


Đó là những chủ ý sư phạm miêu
tả kết quả mong đợi. Đó là hiệu quả
mong đợi của cơ quan cử người đi học
và của giảng viên. Thường được diễn đạt
dưới dạng kiến thức cần đạt, thái độ
mong đợi, năng lực có được sau mỗi đợt
tập huấn.


Ví dụ: “Sau khi được tập huấn,
học viên cần đạt được những kiến thức,
năng lực mới trong lãnh vực…”.


<i><b>Mục tiêu chung viết cho tập</b></i>
<i><b>huấn viên hay cho cơ sở đào tạo</b></i>


<b>Quy tắc viết mục tiêu</b>
<b>“SMART”</b>


S Cụ thể
M Đo được
A Đạt được


R Thực tế/ phù hợp
T Giới hạn về thời gian


Những từ hành động sau đây
thường dùng để viết mục tiêu theo tiêu
chuẩn SMART:



<b>• Kiến thức</b> <b>• Thái độ</b> <b>• Kỹ năng </b>
<b>• Định nghĩa</b>


<b>• Mơ tả</b>
<b>• Liệt kê </b>
<b>• Lưạ chọn</b>
<b>• Tóm tắt</b>
<b>• Phân biệt</b>
<b>• Chỉ ra</b>
<b>• Viết</b>
<b>• Kết hợp</b>
<b>• Phân loại</b>
<b>• Đưa ví dụ</b>
<b>• Minh hoạ </b>
<b>• Giải thích</b>
<b>• Diễn đạt </b>


<b>• Chấp nhận</b>
<b>• Đồng tình</b>
<b>• Ủng hộ</b>
<b>• Chỉ trích</b>
<b>• Phê phán</b>
<b>• Bác bỏ</b>
<b>• Hợp tác</b>
<b>• Phán xử</b>


<b>• Đo</b>


<b>• Lập kế hoạch</b>


<b>• Chẩn đốn</b>
<b>• Thiết kế </b>
<b>• Chế biến</b>
<b>• Ước lượng</b>
<b>• Tập hợp</b>
<b>• Xây dựng</b>
<b>• Tổ chức </b>
<b>• Phân tích </b>
<b>• Xem xét </b>
<b>• Phát hiện</b>
<b>• Áp dụng</b>
<b>• Sử dụng</b>


Không nên sử dụng những từ
chung chung để viết mục tiêu, như:
Biết; Suy nghĩ; Hiểu; Có kiến thức;
Thảo luận; Tin tưởng; Đánh giá cao;
Bàn bạc; Nắm…


<b>Các cấp bậc hiệu quả của mục tiêu:</b>
<b>- Mức độ nhận thức:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Mức độ này dành cho các khóa
học ngắn, có ít học viên;


+ Phù hợp với những học viên
khơng có kiến thức vững chắc trong chủ
đề được tập huấn.


<b>- Mức độ làm chủ:</b>



+ Chúng ta mong đợi học viên
huy động những khả năng và kiến thức
để giải quyết một vấn đề;


+ Phù hợp lớp ngắn hạn và vừa;
+ Phù hợp với những học viên đã
có một số kiến thức trong chủ đề được
tập huấn.


<b>- Mức độ chuyển giao:</b>


+ Học viên có thể chỉ ra những
năng lực của họ ngồi khố tập huấn;


+ Họ có thể sử dụng kiến thức và
kỹ năng trong cơng việc thực tiễn;


+ Phù hợp với các khố tập huấn
xen kẽ giữa thời gian tập huấn và thời
gian làm việc.


<b>Mức độ sáng tạo:</b>


+ Học viên trở thành chuyên gia
trong lãnh vực được tập huấn;


+ Họ có khả năng phát triển
những kiến thức mới (chủ yếu qua kinh
nghiệm), khái niệm và lý thuyết trong


hoạt động, thử nghiệm ngồi lớp học.


Đối với các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng của Trường chúng ta cần
thực hiện được ba mục tiêu đầu tiên là
phù hợp. Còn mục tiêu sáng tạo thì rất ít
học viên có thể thực hiện được nhưng
trong thực tế vẫn có học viên lớn tuổi có
những sáng kiến, giải pháp rất là khả thi
trong nhiều cuộc thảo luận tại lớp học


Sau đây là ví dụ viết mục đích,
mục tiêu về khóa tập huấn và bài giảng.


<b>Với khóa tập huấn: Bồi dưỡng</b>


<b>kiến thức quản lý trang trại sẽ được</b>


viết mục đích, mục tiêu như sau:


<b>Mục đích khóa học: Nhằm trang</b>


bị một số kiến thức quản lý trang trại


cho học viên là chủ các trang trại ở các
địa phương. Qua đó, học viên có thể
quản lý trang trại của mình một cách có
hiệu quả hơn.


<b>Mục tiêu chung: “Sau khi được</b>



tập huấn, học viên cần đạt được một số
kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản
lý trang trại tương đối có hệ thống để áp
dụng vào thực tiễn làm trang trại của
mình”.


<b>Mục tiêu cụ thể:</b>


Sau khố tập huấn, học viên có
khả năng:


- Phát hiện được cơ hội kinh
doanh;


- Nhận thức được cách xây dựng
kế hoạch kinh doanh phù hợp với điều
kiện trang trại tại địa phương;


- Phân biệt được thế nào là phát
triển nông nghiệp bền vững và liệt kê
được các tiêu chuẩn của GAP trong sản
xuất nông nghiệp.


Với mục tiêu cụ thể như trên cho
<b>thấy khoá học với tên “Bồi dưỡng kiến</b>


<b>thức quản lý trang trại” sẽ đạt được mức</b>


độ mục tiêu nhận thức như trên đã trình


bày chứ chưa đạt mức độ mục tiêu làm
chủ hay chuyển giao. Mục tiêu mà nhiều
người mong đợi là làm sao giúp học viên
đạt được cấp độ mục tiêu làm chủ hay cấp
độ mục tiêu chuyển giao.Vì vậy, khi xây
dựng một chương trình, một khố tập
huấn có lẽ chúng ta nên hướng tới mục
tiêu thứ 2 và thứ 3 thì phù hợp hơn và tất
nhiên các chuyên đề hay bài giảng cũng
phải hướng đến 2 mục tiêu đó. Cịn mục
tiêu thứ 4 sẽ dành cho những khố học dài
hạn, có đầu tư thích đáng.


Sau đây là một ví dụ về viết mục
tiêu của một bài giảng (đối với bài


<b>Quản trị sản xuất). Chúng ta có thể</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Mục đích của bài giảng: Nhằm</b>


trang bị cho học viên một số kiến thức
cơ bản về quản trị sản xuất. Qua đó, nội
dung bài này có thể gúp học viên tìm
hiểu kỹ hơn về quản trị sản xuất một
cách có hệ thống nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý cho một công ty hay một tổ
chức sản xuất kinh doanh


<b>Mục tiêu cụ thể: Sau khi học</b>



xong bài này, học viên có thể:


- Định nghĩa được quản trị sản
xuất là gì;


- Xác định được các chức năng
tác nghiệp;


- Phân biệt được các chiến lược
sản xuất.


Với mục tiêu cụ thể này cho thấy
giảng viên chỉ trang bị kiến thức cho
học viên là chính, cho nên ở đây chỉ sử
dụng những động từ dùng cho nhóm
kiến thức, như vậy mục tiêu sẽ đạt được
ở mức độ nhận thức mà thôi.


<b>Một ví dụ nữa về bài Phương</b>


<b>pháp khuyến nông & Kỹ năng tập</b>
<b>huấn khuyến nơng có sự tham gia</b>


<b>Mục đích bài giảng:</b> Bài giảng
này được thiết kế nhằm cung cấp cho
học viên các phương pháp khuyến
nông cơ bản và kỹ năng cần thiết để
thực hiện các khoá tập huấn khuyến
nơng một cách có hiệu quả bằng cách
nâng cao tính tự chủ, độc lập và phát


huy vai trò của người học theo
<i>phương châm “lấy học viên làm trung</i>
<i>tâm”. Qua đó, học viên có thể áp dụng</i>
vào công việc khuyến nông tại địa
phương.


<b>Mục tiêu cụ thể:</b>


Sau khi học bài này, học viên có
khả năng:


- Áp dụng được các phương pháp
khuyến nông cơ bản;


- Phân biệt được các cách tiếp cận
sư phạm và các mô hình sư phạm khác
nhau;


- Phân tích được các ngun tắc
học của người lớn Phân tích được các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của khoá
tập huấn;


- Áp dụng được các bước cơ bản
trong quá trình xây dựng và thực hiện
chương trình tập huấn có sự tham gia;


- Sử dụng ít nhất 4 phương pháp
tập huấn phù hợp cho khoá tập huấn
thuộc chun mơn của mình;



- Thiết kế và tổ chức tốt các khoá
tập huấn thuộc chun mơn của mình.


Cách viết mục tiêu cụ thể xuất
phát từ nội dung của bài này với chủ
đích là làm sao cho học viên áp dụng
được một số kỹ năng cần thiết để thực
hiện một khoá tập huấn khuyến nông
thành công. Cho nên, trong cách viết
mục tiêu cụ thể của bài này, tác giả đã sử
dụng những động từ theo nhóm kỹ năng
là chủ yếu. Và như vậy, bài này giảng
viên huấn luyện cho học viên đạt được
cấp độ mục tiêu là mức độ làm chủ và
mức độ chuyển giao. Đạt được 2 mức
mục tiêu này thì học viên sẽ có đủ kỹ
năng và trình độ thực hiện tốt cơng tác
khuyến nông trong thực tế công việc.


</div>

<!--links-->

×