Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xây dựng bài giảng an toàn mạng internet cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.07 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Xây dựng bài giảng an toàn mạng internet cho học sinh


trung học phổ thông



Trần Văn Công, Trần Thị Mai Phương,



Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Ngọc Thúy Anh


<i>Trường Đại học Giáo Dục, ĐHQGHN,</i>


<i>144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam</i>


<b>Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xây dựng một bài giảng kỹ năng an toàn mạng internet cho học</b>
sinh trung học phổ thông (THPT). Thực trạng sử dụng internet được khảo sát trên 540 học
sinh từ lớp 10 đến lớp 12 tại 2 trường THPT ở địa bàn thành phố Hà Nội, với độ tuổi trung
bình là 17. Kết quả cho thấy có 450 em sử dụng internet hàng ngày (chiếm 83.3%). Bài giảng
an toàn mạng internet với 3 kỹ năng chính: bảo mật thơng tin – phịng ngừa lộ thơng tin cá
nhân; kết bạn qua mạng và ứng phó với bắt nạt trực tuyến được xây dựng và thực nghiệm.
Sau khi tiến hành thực nghiệm, nhận thức của các em về an toàn mạng internet đã được cải
thiện đáng kể.


<i><b>Từ khóa: an tồn mạng internet, chương trình giáo dục, học sinh trung học phổ thông.</b></i>


<b>1. Đặt vấn đề</b>


Ngày nay, internet là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại.
Internet giúp con người dễ dàng tiếp cận thông tin với các dịch vụ và ứng dụng vô
cùng phong phú, cập nhật hàng ngày, hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới. Số người sử
dụng internet ngày càng tăng trên phạm vi tồn cầu, trong đó cả Việt Nam. Theo thống
kê của Trung tâm internet Việt Nam tính đến tháng 11 năm 2012 có 31.304.211 người
sử dụng internet (chiếm 35.58 %) và Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4/10 nước Đông
Nam Á có số người sử dụng internet nhiều nhất (tính đến năm 2010)1<sub>. Nghiên cứu của</sub>



Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2014) về thực trạng sử dụng Facebook của vị thành niên
đã cho thấy, trong số 424 học sinh trung học được khảo sát, có 97.6% đã và đang sử
dụng Facebook, có 31.4% em bắt đầu sử dụng từ khi học THCS; 25.8% thì sử dụng
khi là học THPT và 25.1% thì sử dụng được khoảng một năm trở lại đây [8].


Tuy nhiên, tồn tại song song với rất nhiều lợi ích mà internet đem lại là những
tác động tiêu cực đối với thanh thiếu niên như bắt nạt trực tuyến (Nguyễn Thị Nga,
2011; Trần Văn Công và cộng sự, 2015) [6], [2], nghiện internet (Lê Minh Công,
2013) [1], nghiện game (Trần Thị Minh Đức và cộng sự, 2013) [3], hành vi sexting
(gửi/đăng/chia sẻ tin nhắn gợi tình, phim ảnh khỏa thân, bán khỏa thân) (Trần Thành
Nam, Nguyễn Thị Minh Phú, 2016) [5], v.v... Đó là những vấn đề đã và đang trở thành
nỗi lo ngại rất lớn đối với các bậc phụ huynh, giáo viên và là mối quan ngại chung của
tồn xã hội bởi nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần của
học sinh (Trần Thị Minh Đức và cộng sự, 2013 [3]; Nguyễn Phương Hồng Ngọc và
cộng sự, 2016 [7], Đặng Hồng Minh và cộng sự, 2013 [4]). Đó là hồi chuông gián
1Bộ Thông tin và truyền thông, Trung Tâm Internet Việt Nam - VNNIC


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tiếp cảnh báo với các nhà quản lý cũng như thầy cô, cha mẹ các em trong việc giáo dục
các em về nhận thức, cách sử dụng internet an toàn, hợp lý, hiệu quả.


Trên thế giới, một số chương trình giảng dạy về an toàn mạng đã được xây
<i>dựng và triển khai tại các trường học. Ví dụ như iSAFE Internet Safety Program </i>
<i>(i-SAFE Inc., 1998) dành cho học sinh tất cả các cấp học [10], chương trình Cyber</i>
<i>Bullying: A Prevention Curriculum (Kowalski & Agatston, 2008, 2009) dành cho học</i>
<i>sinh các lớp 6-12 [11], chương trình Let’s Fight It Together: What We All Can Do to</i>
<i>Prevent Cyberbullying” (Childnet, 2007) [10], Cyberbullying: Prevention and</i>
<i>Intervention to Protect Our Children and Youth - một chương trình phịng ngừa và can</i>
thiệp để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trước bắt nạt trực tuyến [10], v.v... Tại Việt
<i>Nam, Tài liệu giảng dạy về phịng chống và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong</i>
<i>trường học dành cho giáo viên THPT và THCS, nằm trong dự án Trường học an tồn,</i>


thân thiện và bình đằng đã đề cập đến một khía cạnh của nội dung giáo dục an toàn
mạng là bắt nạt qua mạng (bắt nạt trực tuyến) [12]. Tuy nhiên, trong phạm vi tìm kiếm
của chúng tơi, hiện vẫn chưa có chương trình giáo dục an tồn mạng chính thức được
triển khai tại các trường học.


Trước thực trạng các vấn đề tiêu cực mà học sinh gặp phải như đã nêu ở trên,
việc có một chương trình như vậy là vơ cùng cần thiết. Do đó, chúng tơi xây dựng và
thử nghiệm chương trình giáo dục an toàn mạng internet, đây là một kế hoạch tổng thể
từ mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức kiểm tra đánh giá về quá trình giảng
dạy các quy tắc sử dụng và tự bảo vệ mình khi truy cập internet với mong muốn góp
phần tăng cường nhận thức và kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh.


<b>2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu</b>


Quy trình nghiên cứu: Nghiên cứu được tổ chức theo 7 giai đoạn gồm: (1) Xây
dựng cơ sở lý luận; (2) Thiết kế công cụ điều tra; (3) Điều tra thử; (4) Điều tra chính
thức; (5) Xây dựng và thực nghiệm chương trình giáo dục an tồn mạng internet; (6)
Đánh giá hiệu quả chương trình; (7) Phân tích kết quả nghiên cứu.


Điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng sử dụng internet; thực trạng hành vi nguy
cơ; thực trạng cách ứng phó; xử lí trước các tình huống tiêu cực khi sử dụng internet
của các em học sinh: trên 540 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 tại 2 trường THPT ở địa
bàn Thành phố Hà Nội. Độ tuổi trung bình của khách thể là 17. Về giới tính, có 199
học sinh nam (chiếm 36.9%) và 341 học sinh nữ (chiếm 63.1%).


Sau khi tiến hành khảo sát lấy số liệu và xây dựng chương trình giáo dục an
tồn mạng internet, chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy thử bài dạy trên một lớp 10
gồm 45 học sinh lớp thực nghiệm và 44 học sinh lớp đối chứng trường THPT Phú
Xuyên A.



Bài dạy gồm 2 phần chính: phần 1 giới thiệu về thực trạng sử dụng và các hành
vi nguy cơ khi sử dụng internet; phần 2 giới thiệu các nhóm kỹ năng để sử dụng
internet an toàn: (1) kỹ năng bảo mật thông tin cá nhân, (2) kỹ năng kết bạn trực tuyến
và (3) kỹ năng ứng phó và phịng ngừa bắt nạt trực tuyến. Việc đánh giá hiệu quả của
chương trình được thực hiện trước và sau khi thực nghiệm trên cả 2 nhóm thực nghiệm
và đối chứng bằng bảng hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. Kết quả nghiên cứu</b>


<i><b>3.1. Thực trạng sử dụng mạng internet của học sinh </b></i>


Khảo sát thực trạng sử dụng mạng internet của học sinh, kết quả nghiên cứu cho
thấy: Về tần suất sử dụng internet, có 450 em truy cập hàng ngày (chiếm 83.3%); trong
khi đó, chỉ có 3 em HS khơng bao giờ sử dụng internet (chiếm 0.6%). Như vậy, đa số
HS đều sử dụng internet hàng ngày. Khảo sát về thời lượng sử dụng internet mỗi ngày
cho thấy số lượng sử dụng từ 0-5 giờ là nhiều nhất (có 363 HS) và trên 15 giờ là ít
nhất với 16 em. Qua đó, cho thấy học sinh có thời lượng sử dụng internet trung bình
mỗi ngày khoảng 3 giờ (chiếm 14.8%). Về địa điểm sử dụng internet học sinh sử dụng
nhiều nhất là ở nhà và với phương tiện là điện thoại di động. Kết quả cho thấy, có 501
<i>em chọn thường xuyên sử dụng ở nhà (M=0.93; SD= 0.26) và có đến 365 em chọn</i>
<i>trên điện thoại di động (M=0.68; SD=0.47). Khi sử dụng internet ở nhà, có 205 em</i>
<i>thường xuyên truy cập ở phòng khách (M=0.38; SD=0.49) và gần 100% các em đều</i>
<i>sử dụng ở phịng riêng (M=0.83; SD=0.38). Đây cũng có thể tạo ra hạn chế cho sự</i>
quản lý của gia đình, phụ huynh đối với việc sử dụng internet của học sinh.


Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh kết bạn trên internet chủ yếu là thông qua
<i>mạng xã hội (M=0.73; SD=0.44) và hầu hết các em có trên 500 bạn qua mạng xã hội</i>
(chiếm 77%). Có thể thấy, các mối quan hệ của các em học sinh chủ yếu qua các mạng
<i>xã hội. Khi được hỏi “Bạn đã bao giờ gặp một người nào đó ngồi đời thực mà bạn</i>
<i>quen biết qua mạng”, có 246 em chọn chưa từng (chiếm 45.9%), có 290 em chọn đã</i>


<i>từng (chiếm 54.1%). Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là trong số 290 em chọn đã</i>
<i>từng gặp một người nào đó ngồi đời thực mà bạn quen biết qua mạng chỉ có hơn một</i>
nửa số học sinh chọn đi cùng người khác (chiếm 55.8%). Đối tượng được các em tin
tưởng chọn đi cùng (chiếm 151/540 em lựa chọn) đó là bạn bè.


Khi hỏi về 3 điều tốt nhất và 3 điều tồi tệ nhất của internet theo đánh giá của
học sinh, chúng tôi thu được rất nhiều ý kiến khác nhau từ các em. Qua tổng hợp,
<i>chúng tôi nhận thấy 3 điều tốt nhất mà các em đánh giá là giải trí (156 học sinh chiếm</i>
<i>28.89%), học tập (có 152 học sinh, chiếm 28.15%), giao lưu bạn bè (có 108 học sinh,</i>
<i>chiếm 20.0%); còn 3 điều tồi tệ nhất về internet theo các em đánh giá là mất thời gian</i>
<i>(có 72 học sinh, chiếm 13.33%), gây nghiện và lừa đảo (có 52 học sinh, chiếm</i>
9.63%).


<i><b>3.2. Thực trạng các hành vi nguy cơ khi trực tuyến và cách ứng phó của học sinh</b></i>
<i><b>khi gặp các tình huống tiêu cực khi sử dụng internet</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cấp các thông tin liên quan đến sở thích của mình sẽ khơng có gì nguy hiểm nhưng trái
với suy nghĩ của các em, hành vi này là vơ cùng nguy hiểm vì điều đó đã giúp kẻ xấu
hiểu rõ hơn về các em và có thể tiếp cận làm hại các em dễ dàng hơn. Kết quả cho thấy
<i>có 2.8% rất thường xuyên và 13.1% thường xuyên là hành vi Tôi đăng tải các thông</i>
<i>tin cá nhân. Điều này cũng khá dễ hiểu, vì khi sử dụng một trang mạng xã hội (như</i>
zalo, facebook,.v.v...) thì 100% các nhà mạng luôn yêu cầu người dùng phải cung cấp
các thông tin cá nhân vào tài khoản cá nhân của mình như: thêm chương trình ti vi u
thích, tình trạng các mối quan hệ, các quan hệ nhóm, các cuốn sách u thích, v.v...
chính điều đó làm tăng nguy cơ nguy hiểm cho bản thân người dùng vì những thông
tin này thường được mặc định để ở trạng thái công khai, nên 100% những người dùng
khác sẽ xem được và sao chép được, dễ dẫn đến lộ thông tin cá nhân và giúp kẻ xấu có
<i>thể dễ dàng tấn cơng làm hại hơn. Hành vi Tơi nói chuyện với một người nào đó mà</i>
<i>tơi quen qua internet được lựa chọn khá nhiều (với 13.5% rất thường xuyên và 13.7%</i>
<i>thường xun). Hai hành vi Tơi nói chuyện với người nào đó mà tơi quen trên internet</i>


<i>về vấn đề tình dục và Tơi gửi hình ảnh của bản thân theo u cầu của một ai đó qua</i>
<i>internet (chiếm 5.7%). Và hành vi được lựa chọn khá nhiều khác là Tôi chấp nhận yêu</i>
<i>cầu kết bạn/gạ gẫm kết bạn từ người lạ (chiếm 5.3%). Có thể thấy, học sinh có những</i>
hành vi nguy cơ trên mạng liên quan đến việc bảo mật thông tin cá nhân và cách tương
tác, kết bạn trên mạng.


<i><b>3.3. Nhu cầu của học sinh về giáo dục an tồn mạng</b></i>


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rẳng, có 216 HS chọn khơng được học các chương
trình (chiếm 40%) và 324 HS có được học (chiếm 60%). Như vậy, số lượng các em
chưa được học về các chương trình giáo dục an tồn Internet ở trường cịn khá lớn. Kỹ
<i>năng được các em HS chọn nhiều nhất là Bảo mật thông tin cá nhân (M=0.88;</i>
<i>SD=0.32), tiếp đến là Sử dụng mật khẩu có độ bảo mật cao (M=0.77; SD=0.42) và đa</i>
số các kỹ năng khác đều liên quan đến bảo mật. Khảo sát mong muốn của học sinh về
hình thức, nội dung của chương trình giáo dục an tồn internet, kết quả cho thấy học
<i>sinh có xu hướng lựa chọn hình thức giáo dục là Hoạt động trải nghiệm (M=0.64) và</i>
<i>Khóa học/Chương trình (M=0.62); nội dung giáo dục là về Bảo mật thơng tin</i>
<i>(M=0.76; SD= 0.43) và Ứng phó khi bị lộ thông tin cá nhân, ảnh trên mạng xã hội</i>
<i>(M=0.75; SD= 0.43).</i>


<i><b>Bảng 2. Mong muốn về hình thức, nội dung của chương trình </b></i>
<i><b>giáo dục an tồn internet</b></i>


<b>Hình </b>
<b>thức </b>
<b>giáo </b>
<b>dục</b>


<b>Số lượng</b>



<b>(HS)</b> <i><b>M</b></i> <i><b>SD</b></i>


Hoạt động trải nghiệm 345 0.64 0.48


Khóa học/Chương trình 334 0.62 0.49


Kênh video trực tuyến 288 0.53 0.50


Hình ảnh, câu chuyện, trị chơi 307 0.57 0.50


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trải nghiệm hành vi khơng an tồn 274 0.51 0.50


Bộ phim 285 0.53 0.50


Bài hát 225 0.42 0.49


Tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm 283 0.52 0.48


<b>Nội </b>
<b>dung </b>
<b>giáo </b>
<b>dục</b>


Phòng ngừa trêu chọc, bắt nạt trực


tuyến 365 0.68 0.42


Bảo mật thơng tin 412 0.76 0.43


Ứng phó bị lộ thơng tin, ảnh 404 0.75 0.46



Ứng phó khi bị lan truyền thông tin


sai 374 0.69 0.47


Bản chất internet và mạng xã hội 297 0.55 0.47


Sử dụng internet an toàn 357 0.66 0.48


Sử dụng mạng xã hội an toàn 339 0.63 0.50


Kết bạn trực tuyến 234 0.43 0.50


Trao đổi với bạn bè trực tuyến 227 0.42 0.49


<i><b>3.4. Đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục an tồn mạng cho học sinh</b></i>
<i><b>THPT</b></i>


Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá chương trình thơng qua bảng hỏi
được hồn thành bởi học sinh vào thời điểm trước và sau khi tham gia vào chương
trình giáo dục an tồn mạng internet. Khi được hỏi về một số kỹ năng an toàn mà HS
sử dụng mạng internet, kết quả cho thấy:


<i><b>Bảng 3. Mô tả chung về việc sử dụng internet của HS của nhóm thực nghiệm thời</b></i>
<i><b>điểm trước và sau thực nghiệm</b></i>


<b>Trước</b>
<b>thực nghiệm</b>


<b>Sau</b>


<b>thực nghiệm</b>
<b>Có</b>


<b>(%)</b> <b>Khơng(%)</b> <b>(%)Có</b> <b>Khơng(%)</b>


Nếu em có một trang mạng xã hội, em sẽ sử
dụng một trang web chỉ cho phép bạn bè mà
em biết truy cập trang web của em và không
cho phép bất cứ ai khác xem nó.


73.3 26.7 95.6 4.4


Em không bao giờ tiết lộ tên thật của em cho
những người quen biết qua mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Em không bao giờ tiết lộ địa chỉ nhà của em


cho những người quen biết qua mạng. 80.0 20.0 95.6 4.4


Em không bao giờ tiết lộ số điện thoại của em
cho những người quen biết qua mạng.


80.0 20.0 88.9 11.1


Em không bao giờ nói tên người dùng hoặc
mật khẩu của em cho những người quen trực
tuyến.


81.4 18.6 86.4 13.6



Em không cung cấp bất kỳ manh mối nào về
danh tính của em.


80 20 77.8 22.2


Em khơng bao giờ gửi hình ảnh của em cho
một người quen qua mạng và khơng có ý định
gửi.


71.1 28.9 86.7 13.3


Em chưa bao giờ gặp một người quen qua
mạng ngoài đời thực, và cũng khơng có ý định
gặp.


63.6 36.4 88.4 11.6


<i>Trước thực nghiệm, số học sinh trả lời có khi chọn đáp án “Nếu em có một</i>
<i>trang mạng xã hội, em sẽ sử dụng một trang web chỉ cho phép bạn bè mà em biết truy</i>
<i>cập trang web của em và không cho phép bất cứ ai khác xem nó” chiếm 73.3% và Sau</i>
thực nghiệm, thì số lượng chọn đáp án này tăng lên 95.6%. Tuy nhiên, vẫn cịn một số
ít, các em (chiếm 4.4%) vẫn sử dụng các trang web mà để cơng khai và có thể cho
<i>những người khác theo dõi. Tiếp theo, khi hỏi về việc lựa chọn đáp án “Em không bao</i>
<i>giờ tiết lộ tên thật của em cho những người quen biết qua mạng” thì sau thực nghiệm</i>
số học sinh chọn đáp án này tăng lên là 84.4% nhiều hơn 31.1% so với trước khi thực
nghiệm. Nhưng vẫn cịn 1 phần khơng nhỏ các em khơng lựa chọn “có” ở đáp án này.
<i>Ở đáp án “Em khơng bao giờ tiết lộ địa chỉ nhà của em cho những người quen biết</i>
<i>qua mạng” thì vẫn một số lượng nhỏ các em tiếp lộ địa chỉ nhà của mình cho những</i>
người lạ không quen (chiếm 4.4%).



Kiểm định Paired Sample T-test giữa kết quả đo trước và sau của học sinh tham
gia thực nghiệm, kết quả cho thấy việc học sinh sử dụng internet theo các mô tả trên
trước và sau thực nghiệm cũng có thay đổi. Học sinh lựa chọn an toàn sau thực nghiệm
<i>(M=5.65; SD=1.93) nhiều hơn trước thực nghiệm (M=6.83; SD=1.68) với </i>
<i>t(45)=-4.82, p= 0.00.</i>


<i><b>Bảng 4. Kết quả so sánh việc vận dụng các kỹ năng sử dụng mạng internet an tồn</b></i>
<i><b>của nhóm thực nghiệm thời điểm trước và sau thực nghiệm</b></i>


<b>Tình huống</b>


<b>Trước/</b>
<b>Sau</b>
<b>thực</b>
<b>nghiệm</b>


<b>M</b> <b>SD</b> <b>t</b> <b>df</b> <i><b>p</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

muốn trở thành một người bạn trực


tuyến. STN


3 <sub>2.26</sub> <sub>1.04</sub>


2. Khi bạn sử dụng Facebook,
Twitter, Zalo, v.v. hay một trang web
tương tự, bạn thiết lập hồ sơ như thế
nào.


TTN 1.13 1.05 -5.15 45 <i>0.000</i>



STN 2.13 1.00


3. Bạn nhận được một email từ ngân
hàng họ hỏi về chi tiết tài khoản của
bạn.


TTN 2.57 0.75 2.14 45 <i>0.038</i>


STN 2.26 0.98


4. Giáo viên nói với bạn rằng bạn cần
học cách làm thế nào để sử dụng
Internet an toàn.


TTN 1.65 0.90 -4.09 45 <i>0.000</i>


STN 2.43 0.96


5. Bạn bị yêu cầu bạn điền vào một
biểu mẫu về các thông tin cá nhân
như: địa chỉ, số điện thoại của
bạn.v.v...


TTN 1.46 0.86 -2.09 45 <i>0.043</i>


STN 1.87 1.02


6. Bạn liên tục bị làm phiền bởi các
tin nhắn rác sau khi đăng ký nhạc


chuông miễn phí trên Internet.


TTN 1.02 0.77 -2.06 45 <i>0.045</i>


STN 1.43 1.17


7. Khi bạn nhận được yêu cầu đề nghị
gặp mặt của 1 người bạn quen qua
mạng.


TTN 1.43 0.93 -6.35 45 <i>0.000</i>


STN 2.48 0.96


8. Bạn nhận được một bức ảnh từ di
động của bạn. Hình ảnh này cho thấy
một câu bé bị đánh bởi một bạn nam
trong lớp bạn.


TTN 1.24 0.71 1.29 45 <i>0.202</i>


STN 1.04 0.63


9. Bạn muốn mua một món đồ u
thích, mà người bán hàng yêu cầu
cung cấp thông tin cá nhân.


TTN 1.57 0.78 -3.23 45 <i>0.002</i>


STN 2.13 1.13



Bảng trên cho thấy, ngoại trừ tình huống 8 thì ở tất cả các tình huống khác, học
sinh đều lựa chọn cách thức ứng xử an toàn hơn sau thực nghiệm và sự khác biệt này
<i>đều có ý nghĩa thống kê (p<0.05).</i>


Để đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục an tồn mạng này, tức là xem
xét xem sau thực nghiệm, nhóm thực nghiệm có nhận thức và lựa chọn vận dụng các
kỹ năng sử dụng mạng an tồn tốt hơn so với nhóm đối chứng hay khơng, chúng tơi
tiến hành phân tích hiệp phương sai ANCOVA.


<i><b>Bảng 5. Kết quả phân tích hiệp phương sai ANCOVA</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>thực</b>
<b>nghiệm /</b>
<b>đối chứng</b>


1. Yêu cầu lựa chọn các đáp án mô tả đúng


về việc truy cập mạng internet của bạn. TN


4 <sub>6.86</sub> <i><sub>16.76</sub></i> <i><sub>0.00</sub></i>


ĐC5 <sub>5.30</sub>


2. Khi một người mà bạn không quen muốn


trở thành một người bạn trực tuyến với bạn. TN 2.39 <i>4.33</i> <i>0.02</i>


ĐC 2.13



8. Bạn đã trò chuyện trực tuyến một thời
gian với một người mà bạn chưa từng gặp.
Cô ấy/ anh ấy đề nghị gặp bạn.


TN 2.61 <i>3.93</i> <i>0.02</i>


ĐC 2.29


Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ nhận thức và
<i>vận dụng kỹ năng truy cập Internet an tồn giữa hai nhóm [F(2.86)=16.76, p=0.00].</i>
<i>Sau thực nghiệm, nhóm đối chứng (M=5.30) có mức độ sử dụng mạng internet kém an</i>
<i>tồn hơn so với nhóm thực nghiệm (M=6.86) trong tình huống “Yêu cầu lựa chọn các</i>
<i>đáp án mô tả đúng về việc truy cập mạng internet của bạn”.</i>


<i>Ở tình huống 2, nói về “Khi một người mà bạn không quen muốn trở thành một</i>
<i>người bạn trực tuyến với bạn” kết quả cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê</i>
<i>giữa hai nhóm [F(2.86)=4.33, p=0.02]. Sau thực nghiệm, nhóm thực nghiệm</i>
<i>(M=2.39) có mức độ kết bạn trực tuyến an tồn hơn nhóm đối chứng (M=2.13). Đến</i>
<i>tình huống số 8, “Bạn đã trị chuyện trực tuyến một thời gian với một người mà bạn</i>
<i>chưa từng gặp. Cô ấy/ anh ấy đề nghị gặp bạn”, kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng có</i>
<i>sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm [F(2.86)=3.92, p=0.02]. Sau thực</i>
<i>nghiệm, nhóm thực nghiệm (M=2.61) có mức độ lựa chọn những phương án an toàn</i>
cao hơn trước tình huống gặp gỡ bạn quen qua mạng so với nhóm đối chứng
<i>(M=2.29).</i>


Chúng tôi cũng thu thập đánh giá của HS tham gia thực nghiệm về hiệu quả của
bài dạy. Về hình thức thì hầu như các em đều cảm thấy học các kỹ năng an tồn khi sử
dụng mạng Internet theo hình thức này là phù hợp (số em lựa chọn chiếm 73.3%). Về
nội dung, có 73.3% HS tham gia thực nghiệm đánh giá nội dung như bài dạy là đầy đủ
và vừa sức với các em. Thời lượng tiến hành bài dạy là 45 phút – thời gian của một tiết


học, 29/44 HS (chiếm 64.4%) đánh giá thời lượng này là hợp lý, đủ để thực hiện các
nội dung mà không gây nhàm chán, uể oải cho các em khi lắng nghe. Có 69.7% các
em HS đánh giá là u thích bài dạy và bài dạy có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống của
các em. Số còn lại cảm thấy chưa hài lịng lắm có thể do các tác động bên ngoài như
phong cách giảng dạy của giáo viên, các vấn đề liên quan đến phương tiện dạy học,
v.v...


<b>4. Kết luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

của các em qua tự đánh giá cũng chưa thực sự cao. Thứ ba, HS đều đã có những nhận
thức nhất định về giáo dục an toàn mạng và tầm quan trọng của giáo dục an tồn
mạng, thể hiện mong muốn nhu cầu về chương trình giáo dục an toàn mạng internet.
Thứ tư, từ các nhu cầu của học sinh, chúng tôi đã xây dựng chương trình giáo dục an
tồn mạng và đưa vào thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm thu được cho thấy nhóm
thực nghiệm sau khi được học bài thực nghiệm đều có sự thay đổi trong nhận thức về
cách sử dụng mạng internet cũng như các kỹ năng, cách ứng phó với các tình huống
tiêu cực khi dùng mạng internet tốt hơn so với nhóm đối chứng, và sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê. Điều đó cũng phần nào phản ánh được hiệu quả của chương trình.
Tuy được nhóm thực nghiệm đánh giá khá tốt về nội dung, hình thức, kết cấu bài dạy,
nhưng nội dung bài dạy chỉ mới dừng lại ở việc bổ túc ba nhóm kỹ năng sử dụng mạng
an tồn, cịn nhiều nhóm kỹ năng khác như nhóm kỹ năng liên quan đến sử dụng cơng
nghệ an tồn, kỹ năng ứng phó với các tình huống tiêu cực khác như quấy rối trên
mạng, sexting, v.v... vẫn cần được nghiên cứu thêm để đưa vào bài dạy, cần mở rộng
quy mơ về nội dung và hình thức các bài dạy liên quan đến việc sử dụng mạng internet
an tồn để chương trình hồn thiện hơn nữa.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


[1] Lê Minh Cơng (2013), Tình trạng nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở tại
<i>thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về Tâm lý</i>


<i>trường học tại Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, NXB Đại học Sư phạm TP. HCM.</i>
[2] Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy Dương, Nguyễn Thị
<i>Thắm (2015), Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến. Tạp chí Nghiên</i>
<i>cứu Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 31, số 3, trang 11-24. ISSN 0866-8612.</i>
<i>[3] Trần Thị Minh Đức, Lê Thị Thanh Thủy, Kiều Anh Tuấn (2013), Game bạo lực</i>
<i>với thanh thiếu niên: Phân tích từ góc độ tâm lý xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà</i>
Nội, tr.131.


[4] Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Phương (2013), Tương quan giữa mức độ sử dụng
<i>internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Khoa</i>
<i>học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2 (2013) 34‐42.</i>


[5] Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Minh Phú, (2016), Thái độ, chuẩn mực cá nhân, dự
<i>định và hành vi sexting: Khảo sát trên học sinh THCS và sinh viên đại học, Tạp chí</i>
<i>Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 2, số 1.</i>


<i>[6] Nguyễn Thị Nga (2011), Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thơng,</i>
Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lí học, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.


[7] Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Trần Văn Công (2016), Hậu quả của bắt nạt trực
<i>tuyến ở học sinh trung học phổ thông, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Sang chấn tâm lý và</i>
<i>các hoạt động trợ giúp, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.51-63. </i>


[8] Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm (2014),Thực trạng việc sử dụng
<i>Facebook của thanh niên 15-18 tuổi tại TPHCM, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP</i>
<i>TPHCM(63).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

[10] Snakenborg, J., Van Acker, R., & Gable, R. A. (2011). Cyberbullying: Prevention
<i>and intervention to protect our children and youth. Preventing School Failure:</i>


<i>Alternative Education for Children and Youth, 55(2), 88-95.</i>


<i>[11] Limber, S. P., Kowalski, R. M., & Agatston, P. W. (2008). Cyber bullying: A</i>
<i>prevention curriculum for grades 6-12. Hazelden Publishing.</i>


Development of the Internet Saftey Education Lesson


for High School students



Tran Van Cong, Tran Thi Mai Phương,



Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Quynh Chi, Tran Ngoc Thuy Anh


<i>VNU University of Education, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam</i>


<b>Abstract: This study developed theinternet safety education lesson for high school students.</b>
Reality of internet usage was examined on 540 high school students from 10th<sub> to 12</sub>th<sub> grade in</sub>
2 schools in Hanoi, with mean age of 17. Research results showed that 450 students used
internet everyday (accounting for 83.3%). The internet safety education lesson included 3
main skills: information security - prevention of disclosing private information, making
friends online and coping with cyberbullying. After participating in lesson, student's
knowledge of internet safety was improved.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>

<!--links-->

×