Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH THÀNH CÔNG - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCONBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.14 KB, 20 trang )


CHƯƠNG I :
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH THÀNH CÔNG - NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
( VIETCOMBANK)
I. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Thành Công-Ngân hàng
Vietcombank:

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Vietcombank:

Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, khi miền Bắc nước ta bước vào
thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững
chắc cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, thì
việc thành lập một định chế tài chính chuyên về ngân hàng đối ngoại đã được
đặt ra một cách khẩn trương. Do vậy ngày 30/10/1962, Hội đồng chính phủ đã
ban hành nghị định 115/CP thành lập ngân hàng ngọai thương Việt Nam
(Vietcombank) trên cơ sở bộ máy của cục Ngọai hối trực thuộc ngân hàng nhà
nước Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lúc đó là một ngân hàng đặc
biệt được Ðảng và Chính phủ giao nhiệm vụ quan trọng làm đầu mối tiếp nhận
viện trợ của bạn bè quốc tế và vận chuyển ngoại tệ từ miền Bắc vào miền Nam
phục vụ kháng chiến, góp phần làm nên những thắng lợi của dân tộc mà đỉnh
cao là đại thắng Mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước non
sông thu về một mối.
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, Vietcombank lại được Ðảng và Chính
phủ giao nhiệm vụ mới là tham gia tiếp quản các ngân hàng, đầu mối tiếp nhận
các khoản viện trợ của quốc tế, kế thừa quyền hội viên của Việt Nam tại IMF,
WB, ADB. Kiên trì theo dõi, tổ chức tốt việc quản lý, vận dụng các điều luật
quốc tế, kiên trì đấu tranh để bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp về tài sản quốc gia,
Vietcombank đã góp phần thu về cho Nhà nước hàng trăm triệu USD từ các
nguồn tài sản bị phong tỏa ở nước ngoài.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Vietcombank trở thành một ngân hàng thương mại quốc


doanh (NHTM) , kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực đối ngoại. Cũng trong giai đoạn này,
Vietcombank bắt đầu phát triển mạnh mạng lưới hoạt động của mình trong cả nước. Một
cơ hội mới mở ra đối với Vietcombank, cũng là lúc nền kinh tế Việt Nam bước vào giai
đoạn chuyển mình đầy cam go và đầy thử thách. Vietcombank đã từng bước đẩy lùi tư duy
bao cấp, xóa bỏ những rào cản của cơ chế cũ để sớm tiếp cận, hội nhập thị trường tài chính
- tiền tệ thế giới.
Ðầu những năm 1990, Vietcombank đã chính thức tham gia vào thị trường
tiền tệ thế giới, là một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam xác lập các
quan hệ tiền tệ quốc tế, gia nhập tổ chức SWIFT, tự động hóa việc chuyển tiền,
trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc
tế (Master card,Visa card....) và đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội ngân
hàng Châu Á.
Bên cạnh đó, Vietcombank đã tăng cường đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao trình độ
công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác
bằng việc thành lập các liên doanh, các công ty trực thuộc, mua cổ phần của các
doanh nghiệp.
Sang thế kỷ 21, một trong những bước đột phá của Vietcombank là xây dựng và
thực hiện thành công đề án tái cơ cấu mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính,
quản trị rủi ro, tiếp tục đổi mới công nghệ, đưa nhiều tiện ích ngân hàng mới vào phục
vụ khách hàng, sẵn sàng cho quá trình hội nhập. Vietcombank đã đi đầu trong khối
các NHTM trong việc xử lý dứt điểm nợ xấu, nâng cao hệ số an toàn vốn, hoàn tất
giai đoạn 2 của dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. Trên nền tảng
công nghệ hiện đại, Vietcombank từng bước cung ứng cho thị trường những sản phẩm
mới như VCB online & connect 24, VCB Money, I-Banking, Home Banking, SMS
Banking... tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một nền tảng thương mại điện tử
ở Việt Nam, dần thay thế "văn hóa tiền mặt" bằng "văn minh thẻ và dịch vụ thanh
toán hiện đại".
Những năm gần đây, tốc độ và chất lượng tăng trưởng của Vietcombank luôn được
duy trì ở mức độ cao. Ðến thời điểm này, Vietcombank có thể tự hào khi là một trong
những NHTM có tổng tích sản lớn nhất Việt Nam, là ngân hàng có mạng lưới máy

ATM và số lượng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán phát hành nhiều nhất, là đại lý thanh
toán thẻ AMEX duy nhất tại Việt Nam, là ngân hàng có lợi nhuận hằng năm (số tuyệt
đối) vào hạng cao nhất, là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, có
nguồn nhân lực chất lượng cao nhất. Uy tín và hiệu quả hoạt động của Vietcombank
không chỉ được bạn bè trong nước đánh giá cao mà còn được cộng đồng quốc tế ghi
nhận. Chính vì vậy mà liên tục nhiều năm liền, Vietcombank được các tạp chí, tổ chức
danh tiếng như The Banker, Financial Time, EuroMoney... bình chọn là Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam.
Tính đến 30-9-2008, cơ bản hệ thống mạng lưới của Vietcombank đã phủ sóng tới
những vùng trọng điểm trên toàn quốc với hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch, có
quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng trên toàn cầu. Tổng tích sản của ngân hàng đã
đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2007. Tổng thu nhập trước thuế đạt
hơn 3.000 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt gần 1.000 tỷ đồng. Ðặc biệt là hệ số an toàn vốn
đạt hơn 12%, cao hơn mức yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Cơ cấu thu nhập có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ lãi và tăng tỷ trọng thu
nhập từ các hoạt động khác (năm 2007 các tỷ trọng này là 65%-35%).
Bên cạnh việc củng cố mối quan hệ với các bạn hàng là các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước lớn, Vietcombank đã mở rộng phát triển khách hàng ra khu vực ngoài quốc
doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Vietcombank cũng là NHTM đầu tiên trong
số các NHTM trích lập đủ dự phòng rủi ro chung theo quy định trước thời hạn yêu cầu
của NHNN. Không chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh, Vietcombank còn luôn ý
thức chấp hành đúng các quy định pháp luật, tích cực trong các công tác xã hội, từ
thiện, có nhiều đóng góp cho xã hội được cộng đồng ghi nhận.
Tháng 9-2005, Chính phủ đã phê duyệt đề án cổ phần hóa Vietcombank. Và ngân
hàng chính thức đổi tên là Ngân hàng thương maị cổ phần ngoại thương Việt Nam.
Sau hai năm, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Ðảng và Chính phủ, sự phối kết hợp của
các ban, ngành liên quan, cùng với sự đóng góp sức lực, trí tuệ của hàng nghìn con
người, ngày 26-12-2007 Vietcombank chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
chúng (IPO). Hơn 97% lượng phát hành đã được bán hết với mức giá bình quân thực
tế lên tới 107.572,7 đồng. Thành công đó chứng tỏ niềm tin, kỳ vọng mà công chúng

đầu tư đã đặt và gửi gắm vào Vietcombank là rất lớn.
Cho đến nay, mạng lưới của Vietcombank đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực,
bao gồm: 1 Sở giao dịch, 59 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc: Công ty
con ở trong nước (Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank - VCB Leasing, Công ty
TNHH Chứng khoán Vietcombank –VCBS, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản
Vietcombank - VCB AMC, Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 -VCB Tower, 1
Công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam – Vinafico Hongkong, 2 Văn
phòng đại diện tại Singapore và Paris(Pháp), 3 Công ty liên doanh (Công ty Quản lý
Quỹ Vietcombank – VCBF, Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh
TNHH Vietcombank – Bonday - Bến Thành).
Đặc biệt, ngày 02/05/2007, Công ty xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã công bố
nâng mức xếp hạng cá nhân (Individual) của "Tứ đại gia" ngân hàng thương mại nhà
nước của Việt Nam, theo đó, xếp hạng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) , Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được nâng lên mức 'D/E' từ mức
xếp hạng trước đây là 'E', trong khi đó, xếp hạng của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) được nâng lên mức 'D' từ 'D/E', cao nhất trong số các ngân hàng
Việt Nam. Còn Standard & Poor's Ratings Services đã công bố xếp hạng Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực
nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương đương với mức xếp
hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với
một định chế tài chính ở Việt Nam.
Năm 2008 mở ra một chương mới trong lịch sử hoạt động của Vietcombank với việc
chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay đổi về quản trị ngân hàng
hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc
Vietcombank thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng
hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020. Và trong tình hình kinh tế thế
giới đang lâm vào khủng hoảng , nền kinh tế Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn
nhưng Vietcombank vẫn giữ vững sự ổn định và duy trì được lợi nhuận cao. Mới đây

Vietcombank cũng đã công bố ước tính lợi nhuận đạt 3.350 tỷ đồng trong năm 2008.
Dự đoán trong năm 2009 nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, nền kinh tế Việt Nam
đứng trước vô vàn khó khăn, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát vẫn ở mức cao
nhưng Vietcombank vẫn đề ra những phương hướng mục tiêu mang tính chiến lược, tiếp
tục nâng cao năng lực quản trị, hình thành và hoàn thiện các cơ chế để tiếp tục nâng cao
hiệu quả hoạt động của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện hệ thống công nghệ
thông tin trong hoạt động, tiếp tục đặt ra những nhiệm vụ mới nhưng mặt khác cũng đặt ra
những thách thức to lớn phải vượt qua. Với mục tiêu quan trọng nhất là trở thành ngân
hàng số 1 Việt Nam.

Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam thực
hiện đầy đủ và nghiêm túc các cơ chế, chính sách mới của Ðảng và Nhà nước, trước mắt là
mở rộng đầu tư phát triển gắn liền với kiềm chế lạm phát, toàn thể cán bộ nhân viên
Vietcombank đang tiếp tục đoàn kết, phát huy nội lực, không ngừng nâng cao tinh thần làm
chủ, lao động sáng tạo góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước. Xứng đáng với lịch
sử 45 năm phát triển của ngân hàng, xứng đáng với Huân chương Độc lập hạng Ba mà
đảng và nhà nước đã trao tặng.
( Nguồn: www.vietcombank.com.vn)

2. Quá hình thành và phát triển của ngân hàng Vietcombank-Chi nhánh Thành
Công:
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thành Công (hay còn gọi là Vietcombank
Thành Công) được thành lập theo Quyết định số 525/QĐ/TTCB-ĐT của Chủ tịch hội đồng
quản trị Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam ngày 31/12/2001 với vai trò là chi nhánh
cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I là Vietcombank Hà Nội. Chi nhánh Vietcombank Thành
Công ra đời đã mang trong mình sự kỳ vọng sẽ mang thành công đến cho Vietcombank.
Cái tên “Vietcombank Thành Công” không đơn thuần chỉ là tên gọi, vị trí mà còn là mục
tiêu nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên trong chi nhánh. Được đứng trên địa bàn
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, một quận đông dân với mức sống tương đối cao, lại
tập trung nhiều cửa hàng, doanh nghiệp lớn nên Vietcombank Thành Công phần nào có

lợi thế về vị trí, có thể coi là “Địa lợi”. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức đối với cán
bộ và nhân viên của chi nhánh, bởi khách hàng có quyền và luôn đòi hỏi được phục vụ
chu đáo với đúng thương hiệu và đẳng cấp của Vietcombank .
Ngân hàng ra đời cũng được hưởng các yếu tố “Thiên thời” và “Nhân hoà”, đó là sự
cải thiện rõ rệt trong đời sống nhân dân đi cùng với đó là nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân
hàng của nhân dân thủ đô. Đội ngũ nhân lực về ngành ngân hàng được đào tạo ngày
càng đông đảo và có chất lượng tốt. Đó cũng là những động lực mang lại thành công rực
rỡ cho Vietcombank Thành Công.
Đến cuối năm 2006, sau gần 5 năm hoạt động, chi nhánh Vietcombank Thành Công đã
đạt nhiều thành tích vượt bậc, ngang tầm với các chi nhánh cấp I khác của hệ thống
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy, ngày 08/12/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị
NHNT đã ký Quyết định số 914/QĐ/TCCB-ĐT về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng cổ
phần ngoại thương Thành Công trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân
hàng cổ phần Ngoại thương Hà Nội thành chi nhánh cấp I từ ngày 01/01/2007. Kể từ lúc
đó chi nhánh Thành Công thực hiện hạch toán độc lập và là thành viên trực thuộc trực
tiếp Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank )
Với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên
hàng đầu, tiết kiệm chi phí và nâng cao trình độ quản lý và chiến lược. Đến nay sau hơn
7 năm hoạt động. Vietcombank Thành Công đã đạt được những thành tích đáng nể, là
niềm tự hào của các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh và của cả hệ thống Vietcombank.

II. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng Vietcombank-chi nhánh Thành
Công:
1. Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Thành Công:
Vietcombank Thành Công
Trụ sở chính: Địa chỉ: 30-32 Láng Hạ, Đống Đa, T.phố Hà Nội.
ĐT: 84-4-37761762
Fax: 84-4-37761747
Email:


4 phòng giao dịch:
Phòng giao dịch Thái Hà
Địa chỉ: 89 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Phòng giao dịch Đồng Tâm
Địa chỉ: Ngã tư Lê Thanh Nghị và Trần Đại Nghĩa
Phòng giao dịch Nam Thanh Xuân
Địa chỉ: 603 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Phòng giao dịch Mỹ Đình

×