Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát triển kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ đối ngoại - Cục đối ngoại Bộ Quốc Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.08 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ToM TẮT LUẬN VĂN </b>



Thời kì hiện nay là thời kì có xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu và rộng,
Việt Nam đang có nhiều lợi thế để hợp tác kinh doanh với nhiều nước trên thế giới.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh
doanh tới thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù vậy, doanh nghiệp Việt chủ yếu là
doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cũng không tránh khỏi việc gặp phải những thách thức lớn
trong việc cạnh tranh đối với doanh nghiệp nước ngoài.


Đứng trước vấn đề này, mỗi doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ hiện
nay đều ngày càng phải đa dạng hóa nhưng đồng thời cần phải có những sản phẩm đặc
trưng để thu hút hút khách hàng đến với doanh nghiệp mình và sử dụng sản phẩm dịch
vụ. Từ đó, doanh nghiệp mới có cơ hội xây dựng vị thế và chỗ đứng vững mạnh trên thị
trường kinh doanh dịch vụ.


Là một doanh nghiệp quân đội, được thành lập nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị,
an ninh quốc gia đồng thời thực hiện nhiệm vụ kinh tế, sản xuất kinh doanh, Công ty
TNHH Một thành viên Dịch vụ Đối ngoại – Cục Đối ngoại Bộ Quốc phịng (Cơng ty
TNHH MTV Dịch vụ Đối ngoại) hiện đang kinh doanh đa ngành nghề về dịch vụ giặt là,
dịch vụ du lịch và dịch vụ điện lạnh. Chính vì vậy, doanh nghiệp vẫn luôn quan tâm tới
việc nâng cấp chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh đa dạng hóa dịch vụ kinh doanh nhằm thu
hút lớn nhất được khách hàng có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của Công ty. Thêm
vào đó, Cơng ty cịn thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại quốc phịng, phục vụ các đồn
khách quốc tế nên có một nguồn tiếp nhận dịch vụ ổn định.


Mặc dù vậy, đứng trước thực tế quy mô sản xuất ngày càng mở rộng nhưng đồng
thời lại tiếp nhận thêm nhiều khó khăn, thách thức trong thời kì hiện nay, việc đưa ra định
hướng phát triển kinh doanh có tính chiến lược là điều vơ cùng cần thiết để doanh nghiệp
có những bước phát triển đúng đắn trong tương lai.


<i><b>Xuất phát từ lí do trên, tác giả xin được đưa ra đề tài “Phát triển kinh doanh của </b></i>



<i><b>Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Đối ngoại – Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng” </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp cho giai đoạn phát triển tiếp theo.


Số liệu thu thập được sử dụng trong việc phân tích, so sánh, thiết lập đồ thị và lập
bảng thống kê để thực hiện xử lý thông tin và thực hiện nghiên cứu, từ đó đánh giá số
liệu để giải quyết các vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đặt ra.


Ngoài Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Mở đầu và Kết luận, luận văn được
bố cục thành 3 chương dưới đây:


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp quốc
phòng


Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên
Dịch vụ Đối ngoại – Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng giai đoạn 2010-2014


Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty TNHH một
thành viên Dịch vụ Đối ngoại – Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng.


Chương 1 đưa ra các vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp quốc
phòng như đặc điểm của doanh nghiệp quốc phịng, nội dung phát triển kinh doanh và tiêu
chí đánh giá phát triển kinh doanh của doanh nghiệp quốc phịng.


Trong đó, doanh nghiệp quốc phịng có hai đặc điểm chính, bao gồm hoạt động
theo nhiệm vụ chính trị quốc phịng an ninh, mang đặc thù riêng của quân đội, đảm bảo
duy trì các hoạt động đối ngoại quốc phòng, đảm bảo quân trang, vũ khí, thơng tin liên
lạc và các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến quân sự, đến an ninh quốc gia...;
đồng thời, doanh nghiệp quốc phòng cũng cần đảm bảo hoạt động như một doanh nghiệp


bình thường đó là hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển hàng hoá dịch vụ, thu lợi
nhuận và đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật. Như vậy, doanh nghiệp quốc phòng là
doanh nghiệp có tính đặc thù riêng, hoạt động theo các cơ chế riêng để vừa đảm bảo được
nhiệm vụ chính trị quốc phịng an ninh, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo
<i>đúng quy định của Nhà nước và pháp luật. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trường ngành và môi trường nội bộ doanh nghiệp và xác định chiến lược kinh doanh
thông qua việc xác định mục tiêu kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp
với sự phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai là lập kế hoạch kinh doanh bằng cách xác
định mục tiêu kinh doanh như mục tiêu chiến lược, mục tiêu chiến thuật và mục tiêu tác
nghiệp; từ đó, doanh nghiệp thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh tương ứng là kế
hoạch chiến lược trong dài hạn, kế hoạch chiến thuật và kế hoạch hành động cụ thể.


Các tiêu chí và chỉ tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp quốc phòng được
chia làm hai tiêu chí chính là phát triển kinh doanh theo chiều rộng và phát triển kinh
doanh theo chiều sâu. Phát triển kinh doanh theo chiều rộng được hiểu là sự tăng trưởng
về quy mô doanh thu; tăng trưởng về sản phẩm dịch vụ mới; mở rộng lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh trong doanh nghiệp; gia tăng quy mô về thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Phát triển kinh doanh theo chiều sâu bao gồm
các hoạt động nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thông qua phát triển nguồn nhân
lực, phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật; phát triển ứng dụng khoa học công nghệ;
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; thay đổi cơ cấu sản phẩm, dịch vụ theo hướng
hiệu quả hơn và gia tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.


Chương 2 phân tích thực trạng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH một
thành viên Dịch vụ Đối ngoại – Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng giai đoạn 2010-2014, bao
gồm ba vấn đề chính:


Đặc điểm của Cơng ty TNHH một thành viên Dịch vụ Đối ngoại được đưa ra với
vai trò là một doanh nghiệp quốc phòng, thực hiện làm kinh tế kết hợp nhiệm vụ quốc


phòng, an ninh.


Thực trạng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đối ngoại giai
đoạn 2010-2014 bao gồm phát triển theo chiều sâu, phát triển theo chiều rộng, công tác
xây dựng chiến lược và kế hoạch hoá, thực trạng về các công cụ hỗ trợ phát triển kinh
doanh khác của Công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2010-2014, việc mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sự tăng trưởng về thị trường tiêu thụ
sản phẩm và phạm vi hoạt động.


Về cơ bản, tình hình kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đối ngoại vẫn
được duy trì và phát triển. Doanh thu tăng trường hàng năm cao, đặc biệt là đối với các
sản phẩm dịch vụ kinh doanh chính của Cơng ty như dịch vụ giặt là, dịch vụ du lịch. Mặc
dù tình hình tái đầu tư phát triển có được thực hiện tuy nhiên quỹ đầu tư cịn ít, đáp ứng
được tình hình hiện tại của Cơng ty nhưng chưa có định hướng phát triển lâu dài.


Cơng tác xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công
ty TNHH MTV Dịch vụ Đối ngoại và các hoạt động phát triển kinh doanh của Công ty
trong giai đoạn này. Công tác phát triển kinh doanh tại Công ty đã được đề cập thực hiện
tuy nhiên còn rời rạc, bộ phận, chưa mang tính tổng thể và chiến lược.


Một số cơng tác còn chưa được thực hiện như xây dựng chiến lược kinh doanh, lập
kế hoạch kinh doanh dài hạn hay như chiến lược marketing. Một số công tác phát triển
kinh doanh cịn thực hiện mang tính cục bộ, ngắn hạn và bộ phận như xây dựng kế hoạch
kinh doanh ngắn hạn, bước đầu thực hiện phân tích môi trường kinh doanh, bước đầu xây
dựng thương hiệu. Như vậy, giai đoạn 2010-2014 tuy đã có nhiều thành cơng trong hoạt
động kinh doanh nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế trong hoạt động phát triển kinh
doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đối ngoại.


Sau những phân tích ở trên, một số đánh giá, nhận xét được đưa ra về những thành


công và hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động kinh doanh và phát triển kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đối ngoại.


Chương 3 nêu lên định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty
TNHH một thành viên Dịch vụ Đối ngoại – Cục đối ngoại Bộ Quốc phịng.


Các dự báo về mơi trường kinh doanh như môi trường vĩ mô, môi trường ngành và
môi trường nội bộ của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Đối ngoại giai đoạn
2016-2020 được đưa ra làm căn cứ định hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH một
thành viên Dịch vụ Đối ngoại – Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng giai đoạn 2015-2020 dựa
trên định hướng của các cơ quan chủ quản cấp trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ngoại trong giai đoạn này bao gồm các giải pháp cụ thể về công tác xây dựng chiến lược
kinh doanh, công tác kế hoạch hóa, giải pháp phát triển kinh doanh theo chiều rộng, phát
triển kinh doanh theo chiều sâu và một số công cụ hỗ trợ phát triển khác. Theo đó, với
các dự báo đã đạt được, Công ty cần định hướng nghiên cứu sâu về thị trường tiêu thụ
sản phẩm, lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm kết hợp cùng chiến lược khác biệt
hóa sản phẩm và chiến lược đặt trọng tâm nhằm mục đích vừa tránh được rủi ro trong
kinh doanh, vừa đẩy mạnh phát triển đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Công tác kế
hoạch hóa cũng cần được xây dựng dài hạn hơn, phù hợp với định hướng phát triển dài
hạn để mang lại hiệu quả nguồn lực cao nhất.


Ngoài ra, Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đa
dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để nâng cao năng
lực cạnh tranh; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thêm nhiều khách hàng
mới tiêu dùng sản phẩm dịch vụ đồng thời nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thông
qua việc phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ
của người lao động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ kĩ thuật trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và đặc biệt là tăng hàm lượng nghiên cứu, đầu tư cải thiện chất lượng
sản phẩm dịch vụ của Công ty.



Không chỉ các hoạt động trên mà các hoạt động về marketing, xây dựng và giữ gìn
thương hiệu, vị thế cũng cần được Cơng ty nói chung và các đơn vị đảm nhận kinh doanh
từng sản phẩm dịch vụ nói riêng cũng cần phải được chú trọng để đảm bảo hình ảnh của
Cơng ty ngày càng được nâng cao, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, mang lại sản
phẩm dịch vụ tốt nhất đối với thị hiếu của khách hàng.


Trong luận văn, tác giải đưa ra một số kiến nghị về cơ chế chính sách của cơ quan
chủ quản cấp trên là Bộ Quốc phòng và Cục Đối ngoại đối với hoạt động phát triển kinh
<b>doanh của Công ty. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

và thúc đẩy kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, ngồi những thành cơng đã đạt được, Cơng ty
vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn, hạn chế trong quá trình kinh doanh và phát triển kinh
doanh. Có thể kể đến như: Năng lực quản trị doanh nghiệp, định hướng chiến lược và kế
hoạch dài hạn cịn yếu gây ra khó khăn trong việc xây dựng phát triển thương hiệu cũng
như nắm bắt thị trường tiêu thụ, tăng uy tín trên thị trường sản phẩm dịch vụ Việt Nam;
Nguồn nhân lực chưa có nhiều cơ hội để được đào tạo chuyên sâu, học tập, tập huấn định
kì hàng năm nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty cịn đi theo lối mịn, khơng
có nhiều đột phá mới.


Trước những khó khăn thách thức như vậy, vấn đề đặt ra cho Công ty TNHH
MTV Dịch vụ Đối ngoại là cần phải đẩy mạnh phát triển kinh doanh mang tính định
hướng, chiến lược. Đồng thời, thúc đẩy phát triển thương hiệu, chú trọng đầu tư quảng
bá hình ảnh thơng qua marketing, phát triển thương hiệu, đầu tư, nghiên cứu thị
trường tiêu thụ sản phẩm và mở rộng đa dạng hóa sản xuất kinh doanh. Để làm được
việc này cần có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa các phòng ban và các đơn vị
trực thuộc. Đồng thời, Công ty cũng cần nhận được sự ủng hộ từ phía cơ quan cấp
trên, được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các Bộ, Ban ngành để có thể thực hiện tốt hơn
vai trị của mình trong nền kinh tế.



</div>

<!--links-->

×