Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Định danh tác nhân gây bệnh đốm đen lá trên cây nha đam (aloe vera l ) trồng tại ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỊNH DANH TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM
ĐEN LÁ TRÊN CÂY NHA ĐAM (Aloe vera L.)
TRỒNG TẠI NINH THUẬN

Sinh viên thực hiện : Lê Phan Minh Nhật
MSSV

: 1711547382

GVHD

: ThS. Nguyễn Thị Nhã

TP. HCM, 2020


ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP



ĐỊNH DANH TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM
ĐEN LÁ TRÊN CÂY NHA ĐAM (Aloe vera L.)
TRỒNG TẠI NINH THUẬN

Sinh viên thực hiện

: Lê Phan Minh Nhật

Mã số sinh viên

: 1711547382

Chuyên ngành

: Công nghệ Sinh học

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Nhã

TP. HCM, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HỊA XÃ HƠI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Công nghệ Sinh học

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


------------------

-----oOo-----

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Lê Phan Minh Nhật

MSSV: 1711547382

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Lớp: 17DSH1A

1. Đầu đề luận văn:
Định danh tác nhân gây bệnh đốm đen lá trên cây nha đam trồng tại Ninh
Thuận.
2. Mục tiêu
Mục tiêu: Phân lập, xác định được đặc điểm hình thái, phân tử và khảo sát một số
yếu tố ảnh hưởng triển của tác nhân gây bệnh đốm đen lá trên cây nha đam.
3. Nội dung:
Nội dung 1: Xác định đặc điểm hình thái tác nhân gây bệnh.
Nội dung 2: Giải trình tự và xác định đặc điểm phân tử vùng trình tự ITS rRNA của
tác nhân gây bệnh.
Nội dung 3: Định danh tác nhân gây bệnh.
Nội dung 4: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
tác nhân gây bệnh.
4. Thời gian thực hiện: tháng 10/2019 đến tháng 4/2020
5. Người hướng dẫn chính: ThS. Nguyễn Thị Nhã
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ môn.
TP. HCM, ngày…… tháng……năm2020

Khoa/Bộ môn

Cán bộ hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khố luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo cho tơi bầu khơng khí,
mơi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất, tôi rất tự hào khi được học trong môi trường
mang tên Bác trong những năm đại học.
Cô ThS. Nguyễn Thị Nhã, khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành đã tạo điều kiện tốt nhất và ln hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực tập nghiên
cứu, hoàn thành đề tài.
Chị KS. Hồ Thị Cẩm Ngun đã hỗ trợ, động viên tơi hồn thành tốt đề tài.
Các bạn sinh viên và anh chị phịng thí nghiệm Sinh học Phân tử Thực Vật, khoa
Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã phối hợp, giúp đỡ tơi hồn
thành đề tài.
Lời sau cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khuyến khích, hỗ
trợ cho tơi trong suốt q trình học tập và thực viện đề tài.

Lê Phan Minh Nhật
Khoa Công nghệ Sinh học
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành

i



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................v
SUMMARY .................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................1
1.1 Phân loại khoa học.....................................................................................................1
1.1.1 Đặc điểm thực vật và sinh trưởng...........................................................................1
1.1.2 Giá trị dược liệu ......................................................................................................2
1.2 Tình hình sản xuất nha đam.......................................................................................3
1.2.1 Tình hình sản xuất nha đam trên thế giới ...............................................................3
1.2.2 Tình hình trồng nha đam tại Việt Nam...................................................................4
1.2.3 Tình hình trồng nha đam tại Ninh Thuận ...............................................................5
1.3 Tình hình bệnh hại trên cây nha đam ........................................................................6
1.3.1 Tình hình bệnh hại nha đam trên thế giới...............................................................6
1.3.2 Tình hình bệnh hại trên cây nha đam tại Việt Nam................................................9
1.3.3 Bệnh đốm đen lá trên cây nha đam ......................................................................10
1.4 Nấm Aspergillus niger .............................................................................................11
1.5 Các phương pháp nghiên cứu bệnh hại ...................................................................11
1.5.1 Xác định tác nhân gây bệnh thơng qua đặc điểm hình thái, triệu chứng bệnh .....11
1.5.2 Xác định tác nhân gây bệnh thông qua đặc điểm phân tử ....................................12
1.5.2.1 Kỹ thuật PCR .....................................................................................................12
1.5.2.2 Kỹ thuật điện di .................................................................................................14
1.6 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy luật phát sinh, phát triển của tác nhân

bệnh hại..........................................................................................................................15
ii


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................16
2.1 Nơi thực hiện ...........................................................................................................16
2.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................16
2.3 Xác định đặc điểm hình thái của tác nhân gây bệnh đốm đen lá cây nha đam trồng
tại Ninh Thuận ...............................................................................................................16
2.3.1 Phương pháp phân lập làm thuần tác nhân gây bệnh ...........................................16
2.3.2 Quan sát mẫu dưới kính hiển vi............................................................................18
2.4 Xác định tác nhân gây bệnh bằng phương pháp định danh phân tử........................18
2.4.1 Tách chiết DNA tổng số .......................................................................................18
2.4.2 PCR khuếch đại vùng trình tự ITS .......................................................................20
2.4.3 Phương pháp điện di .............................................................................................21
2.4.4 Phân tích trình tự và xác định tên lồi gây bệnh trên nha đam ............................22
2.5 Lây nhiễm nhân tạo tác nhân gây bệnh ...................................................................22
2.6 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng và phát triển của tác
nhân gây bệnh ................................................................................................................23
2.6.1 Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng và phát triển của tác nhân
gây bệnh .........................................................................................................................23
2.6.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của ánh sáng lên sự sinh trưởng và phát triển của tác nhân
gây bệnh .........................................................................................................................24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................25
3.1 Đặc điểm hình thái tác nhân gây bệnh đốm đen lá nha đam tại Ninh Thuận ..........25
3.1.1 Triệu chứng bệnh đốm đen lá trên cây nha đam ..................................................25
3.1.2 Phân lập và làm thuần tác nhân gây bệnh ............................................................25
3.1.3 Quan sát mẫu dưới kính hiển vi............................................................................26
3.2 Xác định con đường lây nhiễm, lan truyền của tác nhân gây bệnh đốm đen lá thông
qua lây nhiễm nhân tạo ..................................................................................................27

3.3 Xác định tác nhân gây bệnh bằng phương pháp định danh phân tử........................30
3.3.1 PCR vùng trình tự 18S rRNA ...............................................................................30
3.3.2 Giải trình tự sản phẩm PCR..................................................................................30
3.3.3 Kết quả BLAST chủng nấm đã phân lập với cơ sở dữ liệu NCBI .......................31
3.3.4 Xây dựng cây phát sinh loài .................................................................................31
iii


3.4 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Aspergillus niger............................................................................................................34
3.4.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Aspergillus niger............................................................................................................34
3.4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Aspergillus niger............................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Định danh tác nhân gây bệnh đốm đen lá trên cây nha đam trồng tại
Ninh Thuận.” được thực hiện từ tháng 4/2020 đến tháng tháng 9/2020 tại Phịng Sinh
học Phân tử Thực vật, Khoa Cơng nghệ Sinh học với mục tiêu định danh được tác nhân
gây bệnh đốm đen lá nha đam và xác định con đường xâm nhiễm lan truyền của tác nhân
gây bệnh.
Đề tài có bốn nội dung: Xác định đặc điểm hình thái của tác nhân gây bệnh đốm
đen lá tại Ninh Thuận; Xác định con đường xâm nhiễm, lan truyền của tác nhân gây
bệnh thông qua lây nhiễm nhân tạo; Định danh phân tử các tác nhân gây bệnh; và Khảo

sát ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng lên sự sinh trưởng và phát triển của tác nhân gây
bệnh.
Những kết quả đạt được sau 5 tháng nghiên cứu:
1. Phân lập được tác nhân gây bệnh đốm đen lá trên môi trường PGA ở nhiệt độ
trong phòng 7 ngày, trên bề mặt thạch xuất hiện các khuẩn lạc màu đen, phần rìa tản
nấm có các sợi tơ màu trắng, bào tử của nấm có hình cầu, màu đen.
2. Điều kiện tiên quyết để có sự phát triển của bệnh là bào tử bám vào lá nha đam.
Sau khi tái phân lập, sợi nấm trên môi trường PGA giống với sợi nấm phân lập và làm
thuần ban đầu.
3. Đặc điểm di truyền dựa trên hình trình tự 18S rRNA cho thấy chủng nấm trong
nghiên cứu này phân bố cùng nhóm với các chủng nấm Aspergillus niger được phân lập
từ nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Costa Rica, Ý, Việt Nam.
4. Ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển là 25 - 35 °C, ở
40 °C, sợi nấm bị ức chế. Nấm gây bệnh đốm đen lá nha đam có thể phát triển ở tất cả
các điều kiện về chiếu sáng.

v


SUMMARY
Thesis title: "Identification of pathogen causing large leaf spot on aloe vera planted
in Ninh Thuan." is conducted from June 2020 to September 2020 at the Department of
Plant Molecular Biology, Department of Biotechnology with the goal of identifying the
pathogen of Aloe vera and determining the path of infection. spread of the pathogen.
The project has four contents: Determination of morphological characteristics,
culture characteristics of the agent causing large leaf spot disease in Ninh Thuan;
Determining the path of infection and transmission of pathogens through artificial
infection; Molecular identification of pathogens and investigation of the effects of
temperature and light on growth and development of pathogens.
The results are achieved after 3 months:

1. The pathogen causing large leaf spot was isolated on Potato Glocose Agar
medium at room temperature for 7 days, black particles were appeared on the PDA
surface, the colonies had white filaments, the spores of the fungus were spherical, black.
2. The prerequisite for the development of the disease was the spores that attach to
the aloe vera leaves. After re-isolation, the mycelium on PGA medium were resemble
the mycelium isolated and purified initially.
3. Genetic characteristics based on the 18S rRNA sequence pattern showed that
the fungus in this study was distributed in the same group as the Aspergillus niger strains
isolated from many countries around the world such as India, China, Costa Rica, Italy,
Vietnam.
4. The appropriate temperature for hyphae growth was 25 - 35 °C, at 40 °C,
mycelium was inhibited. The number of light hours does not clearly affect the growth if
the Aspergillus niger.

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cây nha đam ....................................................................................................1
Hình 1.2 Vùng trình tự ITS rRNA (Zunaina Embong và ctv., 2008) 37 .......................14
Hình 3.1 Mẫu bệnh đốm đen lá nha đam thu tại 03 phường ........................................25
Hình 3.2 Hình thái nấm trên mơi trường PDA .............................................................26
Hình 3.3 Kết quả quan sát hình thái nấm dưới kính hiển vi .........................................27
Hình 3.4 Lây nhiễm tác nhân gây bệnh ........................................................................28
Hình 3.5 Hình thái tản nấm và bào tử nấm sau khi tái phân lập ...................................29
Hình 3.6 Kết quả điện di sản phẩm PCR ......................................................................30
Hình 3.7 Kết quả đọc trình file bằng phần mềm BioEdit .............................................30
Hình 3.8 Kết quả BLAST chủng phân lập trên ngân hàng gen ....................................31
Hình 3.9 Cây phát sinh lồi chủng nấm Aspergillus niger ...........................................33
Hình 3.10 Sự phát triển của Aspergillus niger từ 18 – 40 °C .......................................36

Hình 3.11 Sự phát triển của Aspergillus niger ở 5 điều kiện ánh sáng ........................38

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thành phần phản ứng PCR ............................................................................20
Bảng 2.2 Chu kì nhiệt phản ứng PCR ...........................................................................21
Bảng 3.1 Các chủng nấm Aspergillus niger tham chiếu ...............................................32
Bảng 3.2 Ảnh hưởng nhiệt độ lên sự phát triển của nấm Aspergillus niger .................35
Bảng 3.3 Ảnh hưởng ánh sáng lên sự phát triển của nấm Aspergillus niger ................37

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DNA

: Deoxyribonucleic Acid

RNA

: Ribonucleic Acid

rRNA : ribosome Ribonucleic Acid
PCR

: Polymerase Chain Reaction

dNTPs : Deoxyribonucleotide triphosphates

EtBr

: Etdihi Bromit

ITS

: Internal transribed spacer

PDA

: Potato dextrose agar

WA

: Water agar

NCBI : National Center for Biotechnology Information
PLS1

: Plant lysis buffer 1

PLS2

: Plant lysis buffer 2

PBB

: Plant binding buffer

PWB


: Plant wash buffer

EB

: Elution buffer

CV

: Coeff var

LSD

: Least significant difference

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng hiện nay, chúng ta đang hướng tới và đẩy mạnh sử dụng các nguồn
nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm đáp ứng cho các quá trình sản xuất và
ứng dụng vào đời sống ngày càng tăng. Nhận thức được thực trạng ấy, việc phát triển
nghiên cứu trên các đối tượng thực vật nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trong đó, cây
nha đam cũng là một loại thực vật lành tính, ít gây tác dụng phụ và chứa nhiều dược tính
hữu ích để chúng ta sử dụng.
Cây nha đam hay cịn gọi là cây lơ hội, có tên khoa học là Aloe vera L., thuộc chi
Aloe, họ Asphodelacase, mọc nhiều ở các vùng có khí hậu nóng và khô. Đây là cây dược
liệu được dùng trong cả tây y và đông y. Cây nha đam với các đặc tính dược học của nó,
đā trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Trong những năm gần dây, cây nha đam được

dùng nhiều trong các ngành công nghệ thực phẩm, dược phẩm, hoá mỹ phẩm như: nước
giải khát, sản phẩm từ sữa bổ sung nha đam, kem dưỡng hoặc điều trị da, mặt nạ dưỡng
da, thuốc viên, thuốc mỡ, thực phẩm chức năng, ... Ở Việt Nam, cây nha đam có nhiều
dịng khác nhau, trong đó cây Aloe vera được ghi nhận là một trong những cây thuốc cổ
truyền Việt Nam, cây phân bố nhiều ở các vùng ven biển miền Nam Trung Bộ, được
nhân dân ta sử dụng trong các bài thuốc Đông y, và là nguồn nguyên liệu thảo dược
trong hóa mỹ phẩm. Cây chứa 95 – 96 % nước và hơn 75 thành phần khác bao gồm
vitamin, khoáng chất, enzym, đường, các hợp chất phenolic, saponin và amino acid.
Theo đó, nha đam trở thành một loại cây có giá trị kinh tế cao.
Nha đam có đặc tính dễ trồng, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp là đất cát, đất trồng
có độ pH từ 5 cho đến 7.5, khi trồng cần lưu ý thoát nước tốt nhằm tránh cây bị ngập
úng. Với những điều kiện trên, trong số các địa phương trồng cây nha đam thì tỉnh Ninh
Thuận là nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng và phát triển
quy mơ lớn. Tuy nhiên, các hộ trồng nha đam gặp khó khăn trong kiểm soát các mầm
bệnh tồn dư tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển trên loại cây này. Nha đam hiện đã
bị một số bệnh gây hại nặng, phổ biến như thối mềm do vi khuẩn, bệnh teo đầu lá, bệnh
đốm lá,…đã được tiến hành nghiên cứu và định danh tại Phòng Sinh học Phân tử Thực
x


Vật của khoa Công nghệ Sinh học, thuộc Trung tâm Cơng nghệ Sinh học TP. Hồ Chí
Minh.
Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh đốm đen lá vẫn chưa được định danh. Bệnh đốm đen
lá trên lá nha đam, gây ra những đốm bệnh trũng, khô, hoại tử, màu nâu sẫm đã và đang
trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của nha đam. Từ những lý do trên, đề
tài “Định danh tác nhân gây bệnh đốm đen lá trên cây nha đam trồng tại Ninh
Thuận.” được thực hiện để tìm ra tác nhân gây bệnh, làm cơ sở cho việc xây dựng các
biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen lá nói riêng và bệnh hại trên cây nha đam nói chung.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được đặc điểm hình thái tác nhân gây bệnh đốm đen lá nha đam.

- Định danh chính xác tác nhân gây bệnh nhờ đặc điểm phân tử vùng trình tự ITS
rRNA của tác nhân gây bệnh.
- Xác định được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển
của tác nhân gây bệnh trong điều kiện in vitro.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020 và thực hiện trên cây nha
đam trồng tại Ninh Thuận bị bệnh đốm đen lá.

xi


Chương 1. Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Phân loại khoa học
Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội, tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe
barbadensis, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae) 1. Là một trong những nguồn ngun liệu
thiên nhiên có tính hữu ích và được ứng dụng phổ biến vào đời sống hiện nay. Tên Aloe
vera được chính thức cơng nhận bởi Quy ước quốc tế về danh xưng thực vật
(International rules of botanical nomenclature).
Giới

: Plantae

Bộ

: Asparagales

Họ


: Asphodelaceae

Chi

: Aloe

Lồi

: A. vera
Hình 1.1 Cây nha đam

1.1.1 Đặc điểm thực vật và sinh
trưởng

Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân của cây hóa gỗ, ngắn. Lá cây có dạng bẹ,
khơng có cuống, mọc vịng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước,
mép lá có răng cưa thơ như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm
khơng đều, lá dài từ 30 - 60 cm, cao nhất có thể từ 60 - 80 cm 2. Lá nha đam có cấu tạo
gồm 3 lớp:
– Lớp vỏ bên ngồi màu xanh, cứng ít bị các loại cơn trùng gây hại và nấm bệnh
tấn công. Tuy nhiên do điều kiện chăm sóc khơng tốt hoặc lá bị tổn thương thì
các loại nấm bệnh và cơn trùng có khả năng gây hại cây trồng;
– Lớp tế bào nằm phía trên các bó mạch vận chuyển, chứa chất sáp màu vàng
nhạt với hàm lượng cao aloin và các anthraquinone tương tự;
– Lớp trong cùng là một khối bao gồm các cấu trúc hình lục giác chứa dịch lỏng
màu trắng đục, được gọi là gel của nha đam (gel Aloe vera).

1



Chương 1. Tổng quan tài liệu

Phát hoa ở nách lá, có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6
cánh hoa dính nhau ở phần gốc. Quả nang của nha đam có chứa nhiều hột.
Cây nha đam rất dễ trồng nơi khơ ráo nước, thích hợp ở khu vực nhiều nắng nhưng
cần tưới trong khoảng 2 - 3 ngày/1 lần. Cây có thể được trồng bằng chồi non xuất phát
từ gốc, và có thể trồng trong chậu kiểng. Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng
chịu được bóng râm 50 % và đất cằn cỗi. Aloe vera khơng phát triển được ở nơi có mùa
đơng dưới -60 0C. Ngồi ra, trong số hơn 300 lồi, ngồi Aloe vera, Aloe ferox… được
dùng làm thuốc, cịn một lồi như Aloe variegata (nha đam mỏ két) có hoa màu đỏ; Aloe
maculata (nha đam vằn),…có giá trị riêng về mặt cây cảnh trưng bày 3.
1.1.2 Giá trị dược liệu
Cây nha đam là một loại thực vật lành tính và có nhiều dược tính hữu ích, giá trị
sử dụng thực tiễn cao. Cây có nguồn gốc từ Bắc Phi, sau đó được được đem sang Trung
Quốc và di chuyển đến Việt Nam. Hiện nay, trong khoảng 180 loài nha đam thì chỉ có
4 lồi được chúng ta sử dụng để làm thuốc. Trong đó hai lồi được chú ý đến nhiều nhất
là Aloe ferox, 1768 và Aloe vera, 1753 (đồng nghĩa Aloe barbadensis Mill., 1768).
Tại Việt Nam, cây còn được gọi là Lô hội, Lưỡi hổ, Long thủ. nha đam mọc nhiều
ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, có
sức chịu hạn hán và khơ nóng rất giỏi. Vì thế nha đam được trồng rải rác khắp Việt Nam,
nhằm đáp ứng là nguồn cung cấp nguyên liệu thiên nhiên cho các sản phẩm phục vụ nhu
cầu của chúng ta.
Về mặt y dược, nha đam có rất nhiều tác dụng như: trị vết thương, ngăn ngừa và
chữa bệnh, làm thức uống, dưỡng da, dầu gội,…Về mặt sản phẩm thương mại, được sử
dụng để làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm rất hữu
dụng và bổ ích cho cuộc sống. Thành phần carbohydrate chủ yếu trong gel của lá là
acemannan, brady kininase chống viêm, magnesium lactate giúp giảm ngứa và acid
salicilic cùng những hợp chất antiprostaglandin rất cao (Josias, 2008). Các kết quả
nghiên cứu đã được công bố bao gồm sản xuất chất kháng sinh (Asma Bashir và ctv.,
2011), thuốc chống ung thư (Navaeena và ctv., 2011), chống loét (Sai Krishna Borra và

ctv., 2011), điều hòa miễn dịch (Atul và ctv., 2011). Do vậy, ngày nay ngoài việc trồng
2


Chương 1. Tổng quan tài liệu

và phát triển những chế phẩm từ nha đam, chúng ta cần đảo bảo được vấn đề ảnh hưởng
từ những nguồn tác nhân gây bệnh cho cây, làm giảm đi khả năng sinh trưởng phát triển
cũng như chất lượng sản phẩm mà cây đem lại.
1.2 Tình hình sản xuất nha đam
1.2.1 Tình hình sản xuất nha đam trên thế giới
Nha đam được trồng nhiều tại các vùng Trung và Nam Mỹ, Autralia và các khu
vực Trung Hải với khí hậu nóng khơ mùa hè và ẩm ướt của mùa đơng. Nó cần khí hậu
ấm áp và khơng chịu được khí hậu lạnh.
Khoảng 4000 năm trước, nha đam được sử dụng trên thế giới như một loại cây
dược liệu có tác dụng nhuận tràng, sau đó được sử dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực y
học với nhiều công dụng khác nhau. Lá nha đam chứa hàm lượng gel rất cao, gel này
được báo cáo là rất hiệu quả trong điều trị đau và vết thương, ung thư da, bệnh ngoài da,
cảm lạnh và ho, táo bón, nhiễm trùng và nấm 4.
Tên “Aloe’’ có thể phát xuất từ chữ Ả Rập “Alloeh’’ với ý nghĩa là một “chất đắng
và óng ánh”. Các nhà bn Ả Rập đã đem nha đam từ Tây Ban Nha sang các nước Á
đông trong khoảng thế kỷ thứ VI 5.
Tuy nha đam có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng sau đó đã được đưa sang trồng tại
châu Mỹ, nhất là vùng West-Indies và dọc bờ biển Venezuela. Trong thế kỷ 19, đa số
nha đam xuất cảng sang châu Âu đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc địa của Hà
Lan (tại các đảo Aruba và Barbados), qua hải cảng Curacao, nên được gọi là Curacao
Aloe, Barbados Aloe… Nha đam của châu Phi như Cape Aloe, Uganda Aloe, Natal
Aloe… được gọi chung dưới tên thương mại Zanzibar Aloe. Đầu thế kỷ 20, người Pháp
cũng đã đem nha đam vào trồng ở nước ta, nhất là tại Phan Rang, Phan Thiết để lấy
nhựa xuất sang châu Âu cho đến sau thế giới chiến tranh lần thứ hai thì khơng xuất được

nữa nên Aloe vera trở thành cây hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong những năm gần đây, khi tái phát hiện những dược tính q giá của nha đam,
thì Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều tại Florida, Texas và Arizona do tăng nhu cầu về gel nha
đam để làm mỹ phẩm. Hiện nay, Mỹ là nước sản xuất nha đam lớn nhất thế giới với
những cánh đồng trồng nha đam lên tới 20.000 ha.
3


Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.2.2 Tình hình trồng nha đam tại Việt Nam
Ở Việt Nam, nha đam có nhiều ở dọc bờ biển Nam Trung bộ như Phú Yên, Khánh
Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các vùng đất cát ven biển. Loại cây này đặc biệt phù
hợp với vùng các ven biển, giỏi chịu được khí hậu khơ, nóng. Ngoài ra cũng gặp một số
cây nha đam trồng ở miền Bắc, Huế, Quảng Trị đặc điểm có lá ngắn hơn, chưa thấy ra
hoa, chủ yếu trồng làm cảnh. Đất trồng nha đam có độ pH giao động từ 5 đến 7.5. Thành
phần cơ giới nhẹ đến trung bình nhưng phải thốt nước tốt, khơng bị ngập úng. Nha đam
có thể trồng bằng hạt, nhưng để dễ trồng và có hiệu quả nhất là sử dụng giống sinh
dưỡng. Cây 1 năm tuổi trở lên sẽ mọc ra nhiều chồi nhánh từ gốc, trung bình mỗi cây
có 3 – 4 chồi nhánh, dùng dao sắc cắt những chồi này ở phần sát với thân cây mẹ để làm
giống trồng.
Hiện nay có 2 giống chính là giống Mỹ và giống Thái, các giống này được trồng
phổ biến vì có đặc điểm tăng trưởng mạnh, bẹ lá to cho năng suất cao. Ngoài ra, cịn có
giống địa phương chủ yếu được trồng nhỏ lẻ làm kiểng và chế biến các món giải khát.
Giống nha đam đang được nông dân trồng đại trà tại Ninh Thuận có lá xanh thẫm, bẹ lá
to, là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Nha đam được nhân giống chủ yếu bằng phương
pháp tách chồi cây con. Cây mẹ sau khi trồng một năm sẽ xuất hiện những cây con
quanh gốc, có thể cắt đọt sẽ cho nhiều cây con hơn. Cây con cao 35 – 40 cm, có từ 5 –
6 lá được tách ra và đem trồng.
Nha đam được trồng chủ yếu vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm. Mật độ trồng

khoảng 6.700 đến 10.000 cây/ha, khoảng cách trồng 1,5 x 1,0 m hoặc 1 x 1 m. Bón lón
cho cây 1,5 – 2 kg phân chuồng hoai cho 1 hố trồng, có thể trộn thêm 1 – 2 % đạm ure
với phân chuồng để bón lót. Khơng nên bón q nhiều phân hóa học, tuy làm cây xanh
tốt hơn nhưng chất lượng sản phẩm kém. Mỗi năm chăm sóc tổng thể 1 – 2 lần, chủ yếu
vun xới đất xung quanh gốc. Hiện nay nha đam được nhân giống và trồng ở nhiều nơi
trên tồn quốc để cung cấp cho cơng nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
con người.

4


Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.2.3 Tình hình trồng nha đam tại Ninh Thuận
Tỉnh Ninh Thuận được mệnh danh là xứ sở của nắng và gió, khí hậu bán khơ hạn,
nhiệt độ trung bình năm giao động trong khoảng 26 – 27 ºC, tổng lượng nhiệt lên đến
9.500 – 10.000 ºC. Gió nhiều và đất dạng cát pha là điều kiện thích hợp cho sinh trưởng
và phát triển của nha đam. Chính vì vậy, Ninh Thuận là vùng đất có lợi thế cho nha đam
phát triển bậc nhất. Khoảng 10 năm trở lại đây thì phong trào trồng nha đam để xuất
khẩu lớn mạnh tại tỉnh Ninh Thuận, nha đam đạt giá trị kinh tế cao, trở thành cây trồng
chủ lực của nhiều hộ gia đình.
Độ cao so với mặt nước biển hợp lý ở Ninh Thuận cũng là yếu tố giúp cho việc tạo
thành các hoạt chất trong lá nha đam. Vì vậy mà hoạt chất trong lá nha đam ở Ninh
Thuận chiếm tới 26 % trong khi các nơi khác chỉ có 15 %. Diện tích trồng hằng năm
biến động lớn 200 – 400 ha, năng suất giao động trong khoảng 35 – 39 tấn/ha/tháng. Số
liệu thống kê 2016 cho thấy, Phan Rang trồng 402 ha, sản lượng đạt 59.791 tấn. Nhiều
công ty chế biến thực phẩm và nước uống đã đầu tư và khuyến khích các hộ nông dân
trồng và phát triển vườn cây nha đam trên diện tích rất lớn để đáp ứng đủ nguyên liệu
cho sản xuất. Diện tích đầu tư lên đến hàng trăm hecta nha đam theo HĐND tỉnh Ninh
Thuận 2016; UBND tỉnh Ninh Thuận 2017.

Ninh Thuận đã trở thành tỉnh có diện tích trồng nha đam lớn nhất cả nước tập trung
chủ yếu tại các phường Văn Hải, Mỹ Bình, Mỹ Đơng, Đài Sơn thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Theo định hướng cơ cấu lại nghành nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, diện tích trồng nha đam sẽ đạt 500
ha theo HĐND tỉnh Ninh Thuận 2016; UBND tỉnh Ninh Thuận 2017. Hiện nay sản xuất
nha đam của tỉnh vẫn cịn gặp nhiều khó khăn về nước tưới tiêu, chưa hình thành vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất và chế biến còn nhỏ lẻ, tiêu thụ sản phẩm cịn khó
khăn, tiêu thụ sản phẩm chỉ bán dưới dạng tươi.

5


Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.3 Tình hình bệnh hại trên cây nha đam
1.3.1 Tình hình bệnh hại nha đam trên thế giới
Vì cây nha đam được sử dụng phổ biến trong y học và mỹ phẩm nên bệnh hại từ
các yếu tố như nấm và vi khuẩn tồn tại trong nguyên liệu nha đam có ảnh hưởng rất
nghiêm trọng. Một số tác nhân gây bệnh sản xuất độc tố trong các ký chủ. Ví dụ, độc tố
từ nấm Fusarium, nấm Trichothecenes có thể gây ra các bệnh như ung thư, xuất huyết,
phù nề và thiếu hụt miễn dịch. Tổ chức y tế thế giới WHO báo cáo rằng độc tố nấm mốc
gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người và động vật. Vì lý do này, bệnh nấm trên cây
nha đam phải được kiểm soát đúng cách.
Theo Bharath (2017), có 3 loại bệnh hại chính thường xuất hiện trên cây nha đam
ở Ấn Độ đã được báo cáo là:
Bệnh thối rễ (Root rot): Trên đầu rễ có những đốm nâu nhỏ, gây thối rễ và vàng
lá, ảnh hưởng đến năng suất.
Bệnh thối mềm (Soft rot): Trên lá xuất hiện đốm sũng nước, sau lan rộng thối
các mô lá làm cho các bẹ lá bị nhũn.
Bệnh gỉ sắt (rỉ sắt) (Aloe rust): Xuất hiện đốm tròn màu vàng nâu đến nâu đen
trên lá.

Trong số các tác nhân gây bệnh, nấm là một sinh vật có bộ máy dinh dưỡng chưa
phân hoá thành các cơ quan riêng biệt. Các bào tử được sinh ra cả giai đoạn sinh sản vơ
tính và giai đoạn sinh sản hữu tính. Việc phân lập mầm bệnh nấm là một trong những
phương pháp phát hiện sự tồn tại của tác nhân gây bệnh và đồng thời cũng quan sát
những đặc điểm hình thái cũng như màu sắc của tản nấm.
Tại Indonesia, kết quả nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh thối bẹ lá nha đam
theo đặc điểm hình thái và phân tử của Retno Kawuri và cộng sự, 2012 6 đã xác định
được Fusarium oxysporum là tác nhân chính gây hại nghiêm trọng trên nha đam. Theo
Anita Rani Shutrodhar và Shamin Shamsi (2013) 7, có 8 loại tác nhân gây bệnh thán thư
và đốm lá trên cây nha đam là: Alternaria pluriseptata; Aspergillus niger; Cladosporium
oxysporum; Colletotrichum gloeosporioides; Nigrospora oryzae (Berk&Br). Petch;
Penicillium sp.; và Pestalotiopsis guepinii (Desm.) Stay. Những loại nấm này xâm nhập
6


Chương 1. Tổng quan tài liệu

vào mô lá nha đam qua vết thương xây sát, vết thương do côn trùng cắn phá, lan truyền
theo nước mưa, nước tưới, từ cây bệnh sang cây khoẻ trong khu vực ruộng. Ngoài ra,
các loại nấm Curvularia brachyospora, Epicoccum purpurascens và Sclerotium sp.
cũng được ghi nhận hiện diện trên cây nha đam bị bệnh.
Trong các tác nhân gây bệnh trên, nấm Colletotrichum gloeocporioides là tác nhân
chính gây bệnh thán thư. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, những khu vực
bị che bóng râm, tưới phun từ trên xuống. Trên lá nha đam xuất hiện những đốm nhỏ
bầu dục, mọng nước và có màu nâu nhạt sau đó lan rộng liên kết tạo thành khối màu nâu
đỏ hoặc màu cam ở tâm vết bệnh. Bào tử nấm lan truyền và phát tán theo gió, nước mưa
và nước tưới 8.
Bệnh thối mềm do vi khuẩn Pectobacterium chrysantemi gây ra là bệnh hại nghiêm
trọng trên các ruộng nha đam tại Banglades, bệnh xuất hiện gây hại trong suốt cả năm
2016 trên cây nha đam từ 2 năm tuổi (Perver và cộng sự, 2016) 9. Bệnh thối bẹ lá nha

đam cũng là một trong những bệnh hại phổ biến trên nha đam do nấm Fusarium
oxysporum gây ra và là bệnh phát sinh gây hại nặng trong mùa mưa, ở những ruộng
trũng, có cỏ nhiều và thốt nước kém. Kết quả nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hoá
học ở liều lượng khuyến cáo như Carbendazim, Propiconazole, Mancozed và dịch trích
thảo mộc như Neem, tỏi và húng quế 5% cho hiệu quả kiểm soát tốt nấm Fusarium
oxysporum 10 .
Bệnh mốc muội đen là dạng bệnh phát triển thứ cấp từ tác hại của các loại côn
trùng gây hại sinh mật sương, nhầy và các chất ngọt dính trên lá nha đam 11. Lá nha đam
có chứa nhiều chất nhày và có khả năng bài tiết các dạng mật sương nên là đối tượng dễ
bị mốc muội đen tấn cơng gây hại. Mốc muội đen có thể bao phủ bề mặt cây nha đam ở
nhiều mức độ khác nhau. Mốc muội đen về cơ bản khơng có tác động trực tiếp tới nha
đam, tuy nhiên do bao phủ trên bề mặt lá ngăn trở lá tiếp xúc với ánh sáng gây ra hiện
tượng vàng lá. Vì vậy, khi phát hiện ra mốc muội đen thì chỉ cần tập trung tới việc tiêu
diệt côn trùng gây hại.
Một tác nhân nổi bật trong các bệnh gây hại trên cây nha đam đó là các loại nấm
gây thối thân rễ. Bệnh rất phổ biến và thường xảy ra ở vùng đất trũng nước. Nấm thường
phát triển ở những lá trưởng thành và già, có màu vàng nâu và gây rụng lá
7

10

. Theo


Chương 1. Tổng quan tài liệu

nghiên cứu của Ayodele, kết quả phân lập những cây nhiễm bệnh phát hiện thấy các loại
nấm gây hại chủ yếu bao gồm Aspergillus verocosa 28.03 %, Fusarium oxysporium
24.24 %, Plectosphaerella cucumerina 16.67 %, Mammeria ehinobotryoidea 15.91 %
và Torula herbarium 15.15 % 12. Thối gốc là một bệnh không thể tránh khỏi trên cây

nha đam, bệnh bị gây ra bởi thời tiết giá lạnh, ẩm ướt. Gốc nha đam bị bệnh chuyển sang
màu nâu đỏ hoặc đen và bắt đầu thối rữa. Sự thối nhũn bắt đầu từ phần lá gần mặt đất
và ẩm ướt. Phần mơ bị thối nhũn sẽ có màu thay đổi từ đỏ nâu sang đen. Bệnh xuất phát
từ phần lá gần gốc, nơi tiếp xúc trực tiếp với đất bùn ẩm ướt. Vết thối sẽ lan dần lên
phần ngọn và gây chết cây.
Bệnh gỉ sắt (rỉ sét) là loại bệnh do nấm gây ra trên thực vật mọng nước, gây ra
những vết tròn màu đen hoặc đốm nâu trên lá. Các rỉ sắt (gỉ sét) được tạo ra do oxy hóa
của hợp chất phenol trong nhựa cây và khơng thể mất đi một khi nó đã xuất hiện. Biểu
hiện đầu tiên khi các gỉ sắt xuất hiện là những đốm màu vàng nhạt trên mặt trên của lá.
Sau đó trong đốm màu to hơn về kích thước, bào tử nấm màu vàng cam xuất hiện mặt
dưới lá, sau đó phát triển thành dạng bụi màu vàng cam đến đỏ cam. Vùng bị tổn thương
có thể xuất hiện bất kì vị trí nào trên lá, tuy nhiên tập trung nhiều ở phần mép lá, nơi
hay bị đọng sương hay giọt mưa. Phần trung tâm đốm bệnh cuối cùng có dạng vịng
màu nâu, khơ, trong khi phần rìa của đốm bệnh tiếp tục lan rộng hơn và sinh bào tử.
Đốm bệnh đầu tiên thường hay xuất hiện ở lá nha đam thấp và lây nhiễm chậm lên phía
trên 13.
Bệnh gỉ sắt gây ra bởi nấm Phakopsora pachyrhizi và Phakopsora meibomiae.
Con đường lây nhiễm là do bào tử hoặc do nước mưa phát tán mầm bệnh. Bệnh thường
lây nhiễm ở khoảng cách xa do bào tử được phát tán bằng gió, kể cả lây nhiễm đến vùng
khác hoàn toàn chưa nhiễm bệnh. Điều kiện mơi trường thích hợp cho bệnh phát triển
là mơi trường ẩm ướt trong thời gian lâu, đồng thời nhiệt độ khoảng 15 – 28 ºC. Nhiệt
độ trên 30 ºC làm chậm sự phát triển của nấm bệnh. Bào tử thường được sinh ra sau 10
ngày lây nhiễm, và bệnh phát tán sau khoảng 3 tuần. Bào tử sẽ tiếp tục phát tán bệnh
miễn là đủ ẩm ướt và nhiệt độ vừa phải, mức độ nhiễm bệnh tùy thuộc vào tình trạng
cây và thời gian phơi nhiễm.

8


Chương 1. Tổng quan tài liệu


Bệnh teo ngọn, khô ngọn lá do nấm Stemphylium botryosum W. gây ra. Lá bị bệnh
bị teo đầu ngọn, khô dần xuống gốc làm cây không phát triển, ngày càng nhỏ lại và dẫn
đến chết. Khi phát hiện bệnh cần tiến hành cắt bỏ phần ngọn lá khô và tiêu hủy, nếu
nặng cần tiến hành nhổ bỏ tránh lây lan 14.
1.3.2 Tình hình bệnh hại trên cây nha đam tại Việt Nam
Bệnh thối mềm: trên lá nha đam, chủ yếu xuất hiện ở cây con, có triệu chứng phần
thân tiếp giáp với mặt đất hoặc rễ bên dưới bị thối, vết bệnh từ nâu đến đen. Cây bệnh
bị chết ngã ngang hoặc chỉ héo rũ cành lá, bệnh có diễn biến rất nhanh từ 2 – 3 ngày,
khi thối rữa, lớp biểu bì bong ra do sự hình thành khí và thịt lá được chuyển đổi thành
một khối nhầy. Phân lập được vi khuẩn gây bệnh thối mềm trên mẫu lá nha đam trên
môi trường Nutrient Agar với các đặc điểm hình thái khuẩn lạc đồng nhất, vi khuẩn bắt
màu hồng đặc trưng của vi khuẩn Gram âm, hình que, khơng di động. Đặc điểm phân
tử vùng nhận vi khuẩn 16S rRNA đã xác định vi khuẩn trên bệnh thối mềm nha đam là
Enterobacter cloacae cùng nhóm với chủng vi khuẩn Enterobacter sp. phân lập từ nhiều
nước trên thế giới 15. Chủng nghiên cứu tương đồng nucleotide cao nhất với chủng phân
lập tại Ấn Độ (PGLO9, mã số KY492312). Vi khuẩn Enterobacter cloacae trong nghiên
cứu này có khả năng xâm nhiễm thơng qua vết thương cơ học trên lá.
Bệnh đốm lá: trên nha đam xuất hiện những đốm màu nâu sẫm chủ yếu trên mặt
lá, với đường kính là 1,0 mm. Bào tử màu đen xuất hiện ở trung tâm của vết bệnh, làm
mất diện tích quang hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây nha đam. Các
cuống bài tử có nhánh, thẳng, màu nâu vàng, dài 15 mm và dày 2 – 6 mm. Kích thước
của bào tử thay đổi từ 22,75 đến 63,7 mm. Tác nhân gây bệnh đốm lá tại Ninh Thuận –
Việt Nam là Alternaria sp. sợi nấm có màu xám đen, tơ phồng xốp. Hệ sợi và bào tử
nấm có màu nâu sáng, có vách ngăn, phân nhánh. Nấm sinh trưởng và phát triển tốt ở
ngưỡng nhiệt độ từ 25 – 35 ºC. Trình tự ITS rRNA của nấm Alternaria sp. chia sẻ mức
độ tương đồng về nucleotide là 99 % với Alternaria alternata gây bệnh trên thực vậy
tại Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan 16.
Bệnh teo đầu lá: trên nha đam chỉ gây hại trên lá, vết bệnh đầu tiên thường xuất
hiện ở phần giữa lá trên các vết nứt tự nhiên của lá hành. Hình thành những vết bệnh

trên lá hình bầu dục dài, màu thâm đen, vàng trên nền xám trắng, sau 5 – 7 ngày lá gãy
9


Chương 1. Tổng quan tài liệu

gục ở giữa và khô lụi. Chiều dài hết bệnh có thể kéo dài 10 – 30 cm. Tác nhân gây bệnh
teo đầu lá nha đam tại Ninh Thuận – Việt Nam được phân lập trên môi trường PDA là
Curvularia hawaiiensis với đặc điểm hệ sợi nấm màu nâu, có vách ngăn khơng cho phân
nhánh cuống bào tử có màu nâu đậm, thẳng hình trụ và đa lớp. Đặc điểm di truyền dựa
trên trình tự 18S – 28S rRNA cho thấy chủng nấm Curvularia hawaiiensis phân lập tại
Việt Nam tương đồng 99% với các chủng nấm được phân lập từ nhiều nước khác nhau
như Bukina Faso, Pakistan, Hà Lan, Thái Lan, Ấn Độ. Nấm phát triển tốt nhất ở ngưỡng
nhiệt độ từ 25 – 35 ºC và sinh trưởng trong tất cả các điều kiện về chiếu sáng 17.
Bệnh đốm đen lá: trên nha đam hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu cụ
thể nào xác định tác nhân gây bệnh đốm đen lá. Việc khảo sát diễn biến bệnh hại và định
danh tác nhân gây bệnh là điều cần thiết hiện nay.
1.3.3 Bệnh đốm đen lá trên cây nha đam
Bệnh đốm đen lá trên cây nha đam đã được quan sát vào khoảng thời gian tháng 8
năm 2010 tại Ấn Độ. Biểu hiện đầu tiên của bệnh bắt đầu ở dạng dạng thuôn dài, vết
thương ngâm nước, thường xảy ra ở rìa gai và bề mặt trục của lá, màu hạt dẻ với kích
thước trung bình 0,5 - 1,4 × 0,41 cm. Dần dần, những tổn thương này trở nên trũng và
có màu nâu nhạt. Sau đó, các tổn thương này đã được mở rộng, trung tâm của các tổn
thương có màu nâu sẫm với rìa màu đỏ hạt dẻ và có kích thước khoảng 0,7 - 1,7 × 0,6 1,3 cm 18. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, rìa gai của lá bị xoắn bên trong do hoại
tử mô, khu vực bị ảnh hưởng bị mất chất nhầy và dẫn đến cái chết của lá bị nhiễm bệnh.
Bệnh được quan sát trong cả mùa mưa và mùa đông 19.
Bệnh đốm đen lá theo một số nghiên cứu cho kết quả do sự liên kết của hai loài
Curvularia là Curvularia lunata và Curvularia ovoidea

20,21


. Con đường lây nhiễm là

do bào tử hoặc do nước mưa phát tán mầm bệnh. Điều kiện môi trường thích hợp cho
bệnh phát triển là mơi trường ẩm ướt trong thời gian lâu, đồng thời nhiệt độ khoảng 15
- 28 ºC. Nhiệt độ trên 30 ºC làm chậm sự phát triển của nấm bệnh. Mức độ nhiễm bệnh
tùy thuộc vào tình trạng cây và thời gian phơi nhiễm. Nên những biện pháp tạm thời
như nhổ bỏ cây bệnh là chưa hiệu quả. Bệnh làm chết cây gây ảnh hưởng và thiệt hại
lớn đến năng suất, chất lượng nhựa của cây, đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm
nguyên liệu nha đam, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ trồng nha đam hiện nay.
10


Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.4 Nấm Aspergillus niger
Aspergillus niger là một trong những loài phổ biến nhất của chi Aspergillus. Nó
gây ra một loại bệnh đốm đen trên một số loại trái cây và rau quả như nho, mơ, hành tây
và đậu phộng, và là nguyên nhân gây hỏng thực phẩm phổ biến. Aspergillus niger được
bao gồm trong chi Aspergillus circumdati, nhóm Nigri. Nhóm Nigri bao gồm 15 lồi có
liên quan đến bệnh đốm đen, có thể bị nhầm lẫn với A. niger, bao gồm A. tubingensis ,
A. foetidus , A. carbonarius và A. awamori. Một số loài tương tự về hình thái đã được
mơ tả bởi Samson và cộng sự vào năm 2004 22.
Aspergillus niger phổ biến hơn ở vùng khí hậu nóng ẩm, cả trong các khu địa chất
tồn tại chất dự trữ. Các bào tử màu đen, cung cấp sự bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời và
tia UV, mang lại lợi thế cạnh tranh trong môi trường sống rất cao. Aspergillus niger
thường được phân lập từ các sản phẩm phơi khô như quả nho 23,24, cho đến nay là loài
Aspergillus phổ biến nhất gây ra thối rữa trái cây tươi sau thu hoạch, là tác nhân chính
gây bệnh thối do Aspergillus trên nho 25,26 trên táo, lê, đào, cam quýt, sung, dâu tây, xoài
và dưa (Barkai-Golan năm 1980) 27.

Năm 2007, chủng Aspergillus niger ATCC 16404 đã được phân loại lại thành
Aspergillus brasiliensis

28

. Điều này đã yêu cầu phải cập nhật Dược điển Hoa Kỳ và

Dược điển Châu Âu , những nơi thường sử dụng chủng này trong ngành dược phẩm.
1.5 Các phương pháp nghiên cứu bệnh hại
1.5.1 Xác định tác nhân gây bệnh thông qua đặc điểm hình thái, triệu chứng bệnh
Nhằm xây dựng biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây trồng hiệu quả, việc chuẩn
đốn chính xác được tác nhân gây bệnh là một trong những yế tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả định danh tác nhân. Nhiều bệnh hại trên cây trồng cho thấy các
triệu chứng sơ bộ có sự giống nhau nhất định, gây khó khăn trong việc xác định chính
xác tác nhân. Vì vậy, việc chuẩn đốn thực hiện trong phịng thí nghiệm là yếu tố tiên
quyết giúp gỡ bỏ những khó khăn khi xác định tác nhân gây bệnh thông qua triệu chứng
đã đề cập.
Sau khi kiểm tra trên lá, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm trịn nhỏ, có màu
nâu vàng, ở giữa trục lá hoặc gần những phần rìa lá nha đam. Sau đó vết bệnh phát triển
11


×