Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 59 trang )

TRANG BÌA PHỤ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Võ Ngọc Tồn

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ TỶ
SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THỰC –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Võ Ngọc Tồn

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ TỶ
SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THỰC –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận
và tỷ suất thuế Thu nhập doanh nghiệp thực – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả, với sự hỗ trợ từ người hướng dẫn
khoa học là TS. Nguyễn Đình Hùng. Nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và dựa theo số liệu thu thập được. Các tài liệu, các đoạn trích
dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tác giả.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2020
Tác giả luận văn

Võ Ngọc Tồn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3

3.1.

Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................... 3

3.2.

Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................... 3

4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu ...................................................................... 3
5.1.

Ý nghĩa lý luận .................................................................................................. 3

5.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3

6. Kết cấu luận văn: .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN .............................................................................................................................. 5
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan trước đây ....................................... 5

1.1.1.

Nghiên cứu ngoài nước: ................................................................................... 5

1.1.2.


Nghiên cứu trong nước: ................................................................................... 8

1.2.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 11

1.2.1.

Các khái niệm ................................................................................................. 11


1.2.1.1.

Lợi nhuận .................................................................................................... 11

1.2.1.2.

Quản trị lợi nhuận ...................................................................................... 12

1.2.1.3.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp ................................................................... 13

1.2.1.4.

Tỷ suất thuế TNDN thực ............................................................................ 14

1.2.2.


Mục đích quản trị lợi nhuận và các chính sách kế toán vận dụng trong

quản trị lợi nhuận ........................................................................................................ 16
1.2.2.1.

Quản trị lợi nhuận và mục đích quản trị lợi nhuận ................................ 16

1.2.2.2.

Các chính sách kế tốn vận dụng trong quản trị lợi nhuận ................... 19

Kết luận chương 1........................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
GIỮA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP THỰC – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM. ............. 29
2.1.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29

2.1.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 29

2.1.2.

Đo lường biến phụ thuộc................................................................................ 29

2.1.3.

Lựa chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu ............................................ 30


2.1.4.

Phương pháp định lượng ............................................................................... 31

2.2.

Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 32

2.2.1.

Thống kê mô tả ............................................................................................... 32

2.2.2.

Ma trận tương quan ....................................................................................... 33

2.2.3.

Phân tích hồi quy tuyến tính của mơ hình nghiên cứu ............................... 34

Kết luận chương 2........................................................................................................ 38
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 39
3.1.

Kết luận ........................................................................................................... 39

3.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 39



3.3.

Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........ 40

Kết luận chương 3........................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 42
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 48


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Tiếng Việt
BCTC

: Báo cáo tài chính

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

QTLN

: Quản trị Lợi nhuận

LN


: Lợi nhuận

DA

: Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh

NDA

: Biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh

TA

: Tổng biến kế tốn dồn tích

 Tiếng Anh
E.M

: Earnings Management


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Thống kê mô tả biến nghiên cứu

32

2.2

Hệ số tương quan các biến

2.3

Kiểm định Hausman

34

2.4

Bảng kết quả hồi quy ban đầu (FEM)

35

2.5

Kiểm định Modified Wald cho phương sai thay đổi

36

2.6

Kiểm định Wooldrige cho hiện tượng tự tương quan


36

2.7

Kết quả hồi quy tuyến tính hiệu chỉnh

37

33-34

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục số

Tên phụ lục

Trang

3.1

Thống kê mô tả biến nghiên cứu

48

3.2

Hệ số tương quan các biến

48

3.3


Kiểm định Hausman

49

3.4

Bảng kết quả hồi quy ban đầu (FEM)

50

3.5

Kiểm định Modified Wald cho phương sai thay đổi

50

3.6

Kiểm định Wooldrige cho hiện tượng tự tương quan

50

3.7

Kết quả hồi quy tuyến tính hiệu chỉnh

51



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Lợi nhuận, là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút sự quan tâm của

các nhà đầu tư, qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng của
cơng ty trong tình hình cơ chế thị trường hiện nay. Mà cịn, là chỉ tiêu đóng vai trò
then chốt trong việc đo lường khả năng quản trị của nhà điều hành, được trình bày rõ
nét trên báo cáo tài chính và gần như các cơng ty ln có xu hướng điều chỉnh lợi
nhuận sao cho có lợi nhất, đặc biệt là các công ty niêm yết thường có xu hướng thổi
phồng kết quả kinh doanh trong những thời điểm, giai đoạn quan trọng.
Có rất nhiều lí do, động cơ khác nhau để thôi thúc nhà quản trị cơng ty ln tìm
mọi cách có thể dịch chuyển, điều chỉnh lợi nhuận giữa các năm của doanh nghiệp,
thông qua sự linh hoạt trong việc sử dụng, lựa chọn các chính sách và ước tính kế tốn;
hoặc nhà quản lý có thể áp dụng quản trị lợi nhuận thực tế bằng cách thay đổi mức
hoạt động thông thường của doanh nghiệp hoặc điều chỉnh lợi nhuận qua ba hành vi
quản trị lợi nhuận thực tế phổ biến sau: (1) Thúc đẩy doanh thu thơng qua các chính
sách chiết khấu và nới lỏng thanh tốn; (2) Cắt giảm chi phí tùy ý và (3) Tiến hành sản
xuất thái quá (Nguyễn Thị Phượng Loan, Nguyễn Minh Thao, 2016) đã được kiểm
định, nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý có áp dụng hành vi quản trị lợi nhuận thực
tế để tránh lỗ.
Trên thế giới, việc quản trị lợi nhuận hay điều chỉnh thu nhập (Earnings
Management – E.M) được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến với nhiều mục đích
khác nhau, trong đó có mục đích tránh thuế, trốn thuế (Christiaens, J. & Milis, K,
2008). Mối quan hệ giữa điều chỉnh thu nhập với tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
đã được nghiên cứu và xác định (Wysocki, 2004). Vì vậy, việc giảm chi phí thuế là
một trong những mục tiêu ưu tiên của bất kỳ công ty nào, ngay cả đối với công ty cổ

phần được niêm yết; mặc dù các công ty này luôn ưu tiên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
để tạo giá trị gia tăng cho các cổ phiếu thì các cơng ty đại chúng này cịn phải tối đa
hóa giá trị thị trường là mục tiêu hàng đầu.


2

Tuy nhiên, ở Việt Nam, liệu rằng trên thực tế, các cơng ty cổ phần được niêm
yết có báo cáo lợi nhuận thấp hơn để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thực hay
không? Chẳng hạn việc thay đổi thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống
còn 22% kể từ năm 2014, hay từ 22% xuống còn 20% từ năm 2016 mang lại các cơ
hội lớn cho các công ty thực hiện điều chỉnh lợi nhuận để tiết kiệm được chi phí thuế?
Đồng thời, quy mơ hoạt động của doanh nghiệp theo Doanh thu có bị ảnh hưởng như
thế nào đến việc quản trị lợi nhuận khi có tác động của thuế suất thuế Thu nhập doanh
nghiệp?
Đã có nhiều nghiên cứu chú ý đến vấn đề này, tác giả nhận thấy khoảng trống
của nghiên cứu trước như:
(i)

Mới chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay đổi thuế suất thuế

thu nhập tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh
(HSX), nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Trang (2011), Phạm Thị Bích Vân
(2012b), chưa nghiên cứu các công ty niêm yết tại thị trường chứng khốn Hà
Nội (HNX); và
(ii)

Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu ảnh hưởng của việc thuế suất thuế

thu nhập doanh nghiệp từ 25% giảm xuống còn 22%, hay từ 22% xuống còn

20%, các nghiên cứu Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2012), Phạm Thị Bích Vân
(2013), Nguyễn Thị Phương Uyên (2014).
(iii)

Hoặc chỉ tập trung nghiên cứu các công ty niêm yết có xu hướng điều

chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư (Nguyễn Thị Minh Trang, 2012);
hoặc là, mức độ điều chỉnh lợi nhuận sẽ tương đồng với nguy cơ phá sản (Võ
Văn Nhị & Hồng Cẩm Trang, 2013).
(iv)

Cịn theo nghiên cứu của Vo, D & Phan, T (2013) thì các yếu thuộc quản

trị cơng ty có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của công ty; Quản trị cơng ty
tốt cho phép tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, và minh bạch trong công bố thông
tin (Gupta & Sharma, 2014).
Do đó, tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu “Mối quan hệ giữa quản trị lợi
nhuận và tỷ suất thuế Thu nhập doanh nghiệp thực – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt


3

Nam”. Với việc mở rộng hướng nghiên cứu, sự thay đổi và ảnh hưởng của sự kiện thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tác động đến việc quản trị lợi nhuận nhằm đưa ra
các kiến nghị xây dựng các chính sách quản trị là thực sự cần thiết; đặc biệt là cho các
nhà đầu tư có được nguồn thơng tin chuẩn xác để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và tỷ suất thuế Thu nhập doanh


nghiệp thực của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.
3.

Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và và
tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực của các cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu là các công ty được niêm yết trên sàn thành phố Hồ Chí
Minh (HSX) và sàn Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ 2010-2018.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định lượng trong đó bao gồm các phân tích thống kê và

ước lượng hồi quy bằng mơ hình Pooled OLS, mơ hình tác động cố định (Fixed
Effects Model, FEM), mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model, REM) và
sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình và ước lượng phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu.
5.

Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu

5.1.

Ý nghĩa lý luận

Bổ sung vào kết quả dòng nghiên cứu về quản trị lợi nhuận cũng như quản trị
lợi nhuận ảnh hưởng đến các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
5.2.

Ý nghĩa thực tiễn


4

Tìm ra mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và tỷ suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thực của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Xu hướng điều chỉnh thuế thu
nhập doanh nghiệp giảm xuống có ảnh hưởng rất lớn đến động cơ quản trị lợi nhuận.
Các công ty có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh càng lớn thì càng
ít hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần quan tâm tới yếu tố dòng
tiền làm cơ sở lập báo cáo tài chính để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận này
thơng qua các mơ hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận với những năm có sự thay đổi
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. Kết cấu luận văn:
Gồm 03 chương
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan và Cơ sở lý luận
Kết luận chương 1
Chương 2: Phương pháp và kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa Quản trị lợi
nhuận và Tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực - Bằng chứng thực nghiệm
tại Việt Nam.
Kết luận chương 2
Chương 3: Kết luận và kiến nghị

Kết luận chương 3


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan trước đây
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về việc quản trị lợi nhuận

(Earnings Management) và các giả thuyết đã được chứng minh bằng nhiều mơ hình
nghiên cứu kinh nghiệm như: The Healy Model (1985), The DeAngelo Model (1986),
The Jones Model (1991), Modified Jones Model, Industry Model cua Dechow and
Sloan (1991), The Friedlan (1994), …
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước:
Các nghiên cứu ngoài nước:


Nghiên cứu “Board monitoring and Earnings managerment: Do

outside directors influence abnormal accruals ?” của Peasnell & các cộng sự (2000) đã
sử dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng
sự (1995) – Modified Jones với một mẫu gồm 1.271 quan sát các công ty Anh giai
đoạn 1993 – 1995. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ các thành viên Hội đồng
quản trị bên ngoài làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận và sự hiện diện của một Ủy
ban kiểm tốn sẽ hỗ trợ vai trị giám sát của Hội đồng quản trị. Nghiên cứu cũng
tìm thấy các cơng ty có lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD càng tăng thì càng làm
giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ

giữa quy mô Hội đồng quản trị và tần số cuộc họp của Hội đồng quản trị với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận.


Nghiên cứu “Corporate governance and Earnings managerment”

của Chtourou & các cộng sự (2001) đã sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều đỉnh
lợi nhuận của Jones (1991) với một mẫu gồm 3947 công ty Mỹ trên Compustat
năm 1996. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ thành viên Ủy ban kiểm tốn là thành viên độc
lập khơng điều hành và không phải là quản lý của các công ty khác cũng như mức
bồi thường bằng quyền chọn mua cổ phiếu và chuyên môn của Ủy ban kiểm tốn
thì ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu cũng cho thấy tăng tỷ
lệ các thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành và tách vai trò Chủ


6

tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì không ảnh hưởng đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận.


Nghiên cứu “Earnings managerment and Corporate governance: The

roles of the board and the audit commmitee” của Xie & các cộng sự (2003) đã sử dụng
mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995) Modified Jones với một mẫu gồm 282 quan sát các công ty Mỹ trong năm 1992, 1994
và 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một quy mô Hội đồng quản trị lớn, một Ủy
ban kiểm tốn có chun mơn về tài chính và tăng tần số cuộc họp của Ủy ban kiểm
toán sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu khơng có đủ bằng chứng
để kết luận tần số cuộc họp của Hội đồng quản trị và tỷ lệ các thành viên Hội đồng
quản trị bên ngoài có liên quan tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận.



Nghiên cứu “Board composition and earnings management in Canada”

Park & Shin (2004) đã sử dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của Dechow & các cộng sự (1995) – Modified Jones với một mẫu gồm 539 quan sát
các công ty Canada giai đoạn 1991-1997. Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy sự hiện
diện của thành viên Hội đồng quản trị đến từ các trung gian tài chính và sự hiện diện
của cổ đơng là tổ chức thì làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Thứ hai, tăng tỷ
lệ thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận,
kết quả này trái ngược với quan điểm cho rằng tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản
trị bên ngoài sẽ giúp Hội đồng quản trị tăng tính độc lập, giải quyết xung đột lợi
ích giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Lý giải cho kết quả này, Park & Shin lập
luận rằng các thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài ở các công ty Canada thiếu sự
tinh tế trong lĩnh vực tài chính hay thiếu sự truy cập thơng tin để phát hiện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận, thêm vào đó có thể các thành viên bên ngoài thiếu quan tâm
đến hoạt động cơng ty vì họ thiếu quyền sở hữu, hoặc là do họ thiếu sự độc lập thực
sự và thiếu quyền lực để thực hiện việc giám sát.


Nghiên cứu “Board, audit committee, culture and earnings management:

Malaysian evidence” của Rahman & Ali (2006) đã sử dụng mơ hình nhận diện hành vi
điều đỉnh lợi nhuận của Jones (1991) với một mẫu gồm 97 công ty niêm yết
ở Malaysia giai đoạn 2002-2003. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng một Hội


7

đồng quản trị với quy mô nhỏ sẽ phát huy vai trò giám sát hơn là một Hội đồng quản

trị lớn. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Xie & các cộng sự
(2003). Nghiên cứu không có đủ bằng chứng để kết luận, việc tách vai trò của Chủ tịch
Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập
không điều hành cũng tỷ lệ thành viên Ủy ban kiểm tốn độc lập khơng điều hành có
liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.


Nghiên cứu “Earnings Management And Corporate Governance In The

UK: The Role Of The Board Of Directors And Audit Committee” của Lei (2006) đã
sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng
sự (1995) – Modified Jones với một mẫu gồm 344 công ty niêm yết ở Anh giai
đoạn 2000-2002. Nghiên cứu cho thấy việc tách vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản
trị với Tổng giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài sẽ tác
động làm giảm hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận. Còn việc tăng tần số cuộc họp của
Ủy ban kiểm toán sẽ tác động làm giảm hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận. Nghiên
cứu khơng tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên độc lập của Ủy ban kiểm
tốn cũng như chun mơn về tài chính – kế toán – kiểm toán của các thành viên Ủy
ban kiểm toán với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.


Nghiên

cứu

“Good

Corporate

Governance


And

Earnings

Management Practices: An Indonesian Cases” của Muhardi (2010) đã sử dụng mơ
hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Jones (1991) với một mẫu gồm 128
công ty Indonesia giai đoạn 2005-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tách biệt vai
trò Chủ tịch Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc và tỷ lệ sở hữu của cổ đơng
kiểm sốt lớn hơn 51% thì tác động làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên
cứu cho thấy khơng có mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc
lập không điều hành và tỷ lệ thành viên độc lập trong Ủy ban kiểm toán cũng như
sự hiện diện của chuyên gia phân tích tài chính – sử dụng nợ với hành vi điều chỉnh
lợi nhuận.


Nghiên cứu “Earnings Management and Board Characteristics in Thai

Listed Companies” của Sukeecheep & các cộng sự (2013) đã sử dụng mơ hình nhận
diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow & các cộng sự (1995) – Modified


8

Jones với một mẫu gồm 550 công ty niêm yết ở Thái Lan trong giai đoạn 2006-2010.
Thứ nhất, nghiên cứu tìm ra rằng tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị tham gia
Hội đồng quản trị của các công ty khác thì làm làm giảm hành vi điều chỉnh lợi
nhuận và các cơng ty có lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD càng tăng thì càng làm
giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Thứ hai, nghiên cứu tìm thấy thành viên Hội
đồng quản trị độc lập khơng điều hành thì làm tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết

quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Park & Shin (2004), Sukeecheep & các
cộng sự giải thích cho kết quả này là do thành viên Hội đồng quản trị độc lập tại
các công ty niêm yết của Thái Lan thiếu sự độc lập thật sự và thiếu quyền lực để
điều tra hành vi sai trái của Ban quản lý. Cuối cùng nghiên cứu khơng tìm ra mối
quan hệ giữa sự tách biệt vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc,
quy mô Hội đồng quản trị và tần số cuộc họp của Hội đồng quản trị với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận.
Và ở nước ta, lý do thúc đẩy hành động quản trị lợi nhuận là tối thiểu hóa chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo hình ảnh tốt về cơng ty để thu hút đầu tư từ bên
ngồi… Do đó, khi có cơ hội các nhà quản trị sẽ thực hiện hành động điều chỉnh lợi
nhuận, hay quản trị lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của họ. Chính vì vậy, việc quản
trị lợi nhuận hay điều chỉnh lợi nhuận sẽ phần nào giúp cho các đối tượng sử dụng
thông tin đánh giá khách quan hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước:
Ðã có một số nghiên cứu lý thuyết về quản trị lợi nhuận như: “Kế toán theo cơ
sở dồn tích và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp” (2009), “Các mơ hình
quản trị lợi nhuận ở các nước phát triển có phù hợp với bối cảnh Việt Nam: phân tích
lý thuyết” (2005), “Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận” (2007) của PGS. TS
Nguyễn Công Phương. Các nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý thuyết hữu ích cho
các nghiên cứu về việc vận dụng các chính sách kế tốn nhằm điều chỉnh lợi nhuận
theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Đồng thời, tác giả cũng hợp tuyển các nghiên
cứu có liên quan về các mơ hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận trên thế giới và qua đó


9

đưa ra những nhận xét ưu, nhược điểm của từng mơ hình nhằm cải tiến phương pháp
nhận diện điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.
Bài viết “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên

Báo cáo tài chính” của TS. Đường Nguyễn Hưng (2013) đã đưa ra nội dung rõ ràng về
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị thông qua việc vận dụng chính sách kế
tốn cũng như mục đích của việc điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên bài viết này chỉ giới
hạn ở nghiên cứu lý thuyết chứ chưa phải là nghiên cứu thực nghiệm do đó chưa đưa
ra bằng chứng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị.
Bên cạnh đó cũng đã có một số nghiên cứu kiểm định việc điều chỉnh lợi nhuận
bằng việc vận dụng các mơ hình như:


Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Trang (2010) về đề tài “Lựa

chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp”. Bối cảnh lựa chọn là năm 2008 có sự thay đổi thuế suất thuế TNDN, có hiệu
lực vào năm 2009. Thuế suất thuế TNDN thay đổi từ 28% năm 2008 giảm xuống còn
25% năm 2009. Với nghiên cứu này tác giả đã thud nhập số liệu của 02 năm 2007 và
2008, sử dụng mơ hình DeAnglo và Friedlan để đưa ra kết luận: Công ty cổ phần động
cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài chiếm ưu thế hơn, các
loại hình doanh nghiệp cịn lại thường sẽ ưu tiên lựa chọn điều chỉnh giảm lợi nhuận
nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu
này là nguồn dữ liệu chưa phong phú và chỉ nghiên cứu trên mẫu được chọn là 20
công ty. Bên cạnh đó tác giả chỉ chọn mẫu là những doanh nghiệp lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, mà việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo
phương pháp trực tiếp hay gián tiếp thì cũng có kết quả giống nhau. Việc loại bỏ ra
khỏi mẫu những doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián
tiếp đã làm cho mẫu mang tính đại diện khơng cao.


Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) về đề tài “Ảnh

hưởng của sự thay đổi tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc điều chỉnh lợi nhuận:

trường hợp các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh”. Bối
cảnh lựa chọn nghiên cứu cũng giống đề tài “Lựa chọn chính sách kế tốn trong bối
cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Minh


10

Trang là năm 2008 có sự thay đổi thuế suất thuế TNDN, có hiệu lực vào năm 2009.
Thuế suất thuế TNDN thay đổi từ 28% năm 2008 giảm xuống còn 25% năm 2009. Với
nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mơ hình Friedlan và đã đưa ra kết luận có 60% cơng
ty điều chỉnh giảm lợi nhuận trong năm 2008 để tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp,
có 40% công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn cịn tồn tại đó
là mơ hình chỉ dử dụng doanh thu đại diện mức độ hoạt động của cơng ty để kiểm sốt
sự thay đổi của biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA) qua hai năm. Trong
khi đó, doanh thu khơng thể đại diện hết mức độ hoạt động của cơng ty hay nói cách
khác, doanh thu khơng thể kiểm sốt hết sự thay đổi của NDA. Do đó, nếu mức độ
hoạt động qua hai năm thay đổi thì việc đo lường NDA khơng cịn chính xác nữa và
đây cũng chính là tồn tại của mơ hình mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu;


Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân (2012) về đề tài “Nghiên cứu hành

vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam”. Với thời gian nghiên cứu tù năm 2008 đến năm 2010,
tác giả sử dụng mơ hình DeAnglo (1986) và Friedlan (1994) đã đưa ra kết luận phần lớn
các cơng ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này cũng giống như một hạn
chế của tác giả Nguyễn Thị Minh Trang là chỉ chọn mẫu những công ty lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp đã làm cho việc chọn mẫu không thật sự ngẫu
nhiên vì mẫu đã bỏ qua những cơng ty lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp

gián tiếp.
Hơn nữa, những nghiên cứu ở trên vận dụng mô hình DeAngelo và Friedlan có
hạn chế là các mơ hình này giả định quy mô doanh nghiệp không thay đổi qua 2 năm và
năm liền trước khơng có điều chỉnh lợi nhuận. Nếu vi phạm giả thuyết thì kết quả
nghiên cứu khơng cịn chính xác nữa.


Nghiên cứu “Mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các

doanh nghiệp niêm yết ở Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM” của Phạm Thị Bích
Vân (2012) sử dụng mơ hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của Dechow &
các cộng sự (1995) - Modified Jones với một mẫu nghiên cứu gồm 54 doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HSX) trong năm 2010.


11

Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình Modified Jones không hiệu quả trong việc
nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên HSX. Và
tác giả Phạm Thị Bích Vân đề nghị một mơ hình khác để nhận diện hành vi điều chỉnh
lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Nghiên cứu “Vận dụng mô hình của DeAnglelo và Friedlan để nhận

dạng hành động điểu chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị” của Nguyễn Thị Minh
Trang (2012) đã sử dụng mơ hình điều chỉnh lợi nhuận của DeAngelo (1986) và
Friedlan (1994) nghiên cứu với mẫu là 20 doanh nghiệp thuộc 4 loại hình doanh
nghiệp là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơng ty cổ phần có xu hướng

điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi. Các loại hình
doanh nghiệp cịn lại có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.


Nghiên cứu “Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nguy cơ phá sản của các

công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn TP.HCM” của Võ Văn Nhị &
Hồng Cẩm Trang (2013) đã xem xét mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận
và nguy cơ phá sản của 85 cơng ty niêm yết trên HSX niên độ kế tốn 2011 thơng qua
việc sử dụng mơ hình của Leuz & cộng sự (2003) để xác định hành vi điều chỉnh lợi
nhuận và sử dụng chỉ số Z của Altman (2000) để xác định nguy cơ phá sản công ty.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ điều chỉnh lợi nhuận thì tương đồng với nguy cơ
phá sản.
1.2.

Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1.

Lợi nhuận

Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm
nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ
hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế tốn,
là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở
hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế tốn, người ta chỉ quan tâm đến các chi
phí bằng tiền, mà khơng kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở



12

trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới
hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình qn nhỏ hơn chi phí biên,
cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình qn
bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét
trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế tốn có thể
lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hố lợi nhuận sẽ chọn mức
sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên. Tức là doanh thu có thêm khi
bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị
sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá
thấp hơn chi phí bình qn tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng
chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.
1.2.1.2.

Quản trị lợi nhuận

Đối với các doanh nghiệp, việc ghi nhận các giao dịch kế toán đều dựa trên
cơ sở dồn tích (ghi nhận tại thời điểm phát sinh bất kể đã thực thu, chi bằng tiền hay
chưa). Do đó sẽ dẫn đến lợi nhuận bằng tiền (dịng tiền từ hoạt động kinh doanh) và lợi
nhuận ghi nhận trên cơ sở dồn tích sẽ có sự khác biệt. Sự khác biệt này được tạo ra bởi
các khoản dồn tích như ghi nhận doanh thu, khấu hao, dự phòng ...
Quản trị lợi nhuận hay (còn được gọi là điều chỉnh thu nhập) là hành vi của
nhà quản lý sử dụng việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích thơng qua một số tài khoản để
làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công bố thông tin của họ (Ronen và
Yaari, 2008). Tùy thuộc vào động cơ, điều chỉnh thu nhập có thể được phân làm 3
nhóm:



Điều chỉnh thu nhập trắng (White Earnings Management): Các nhà quản

lý dựa trên lợi thế về quyền lực để lựa chọn các chính sách kế tốn một cách linh hoạt
nhằm thơng báo tín hiệu cá nhân của họ về dịng tiền của doanh nghiệp trong tương lai
(Ronen và Sadan, 1981; Demski, Patell, và Wolfson, 1984; Demski, 1998; Beneish,
2001, Shankar và Subramanyam, 2001). Loại này được xem là có lợi và làm gia tăng
chất lượng báo cáo tài chính. Mục đích của nhà quản lý là muốn công bố nhiều thông


13

tin với chất lượng tốt hơn đến người sử dụng, giúp các các nhà đầu tư khám phá ra các
mong đợi của họ về các dòng tiền mà doanh nghiệp sẽ mang lại trong tương lai
(Beneish, 2011).


Điều chỉnh thu nhập xám (Grey Earnings Management): Các nhà quản lý

lựa chọn các chính sách kế tốn trong hoặc ngồi các giới hạn cho phép nhằm làm gia
tăng giá trị của doanh nghiệp hoặc vì vụ lợi của họ (Watts và Zimmerman, 1990;
Fields, Lys, và Vincent 2001).


Điều chỉnh thu nhập đen (Black Earnings Management): là hành vi sử

dụng các thủ thuật của quản lý để làm sai lệch hoặc giảm sự minh bạch của các báo
cáo tài chính (Schipper, 1989; Levitt, 1998; Healy và Wahlen 1999; Chtourou, Bédard,
và Courteau, 2001; Paul Miller và Bahnson, 2002).
1.2.1.3.


Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 12 và chuẩn mực kế toán Việt
Nam (VAS) số 17, thuế TNDN là toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế
thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế
TNDN hỗn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ, trong
đó:


Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải

nộp (hoặc được hồn lại) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp của năm hiện hành.


Chi phí thuế TNDN hỗn lại: Là phần thuế TNDN mà doanh nghiệp sẽ

phải nộp trong tương lai hoặc khoản thuế TNDN doanh nghiệp đã nộp trước tính trên
các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
Sự khác biệt về khái niệm thu nhập tính thuế giữa kế tốn và thuế xuất phát
từ các khoản thu nhập và chi phí được xác định trên các cơ sở khác nhau. Kế tốn ghi
nhận các khoản thu nhập, chi phí theo các chuẩn mực và sự lựa chọn các chính sách kế
tốn phù hợp với doanh nghiệp. Cịn cơ quan thuế xác định thu nhập tính thuế, chi phí
hợp lệ dựa trên cơ sở các luật thuế.


14

Mơ hình chuyển đổi giữa thu nhập trên cơ sở kế toán và cơ sở thuế như sau:


Sự khác biệt về thu nhập tính thuế giữa kế tốn và thuế là thơng thường; tuy
nhiên, các doanh nghiệp có thể dựa trên ý nghĩa thông thường của sự khác biệt này để
điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế TNDN phải nộp. Ví dụ: Thời gian khấu hao của tài
sản theo cơ sở kế tốn và thuế có sự khác biệt, trong khi kế tốn dựa vào thời gian tài
sản có khả năng mang lại giá trị thì cơ quan thuế căn cứ vào khung thời gian tối đa quy
định sẵn cho từng loại tài sản. Điều này dẫn đến chi phí khấu hao theo kế toán và thuế
sẽ khác nhau và dẫn đến thu nhập tính thuế theo cơ sở kế toán và thuế sẽ khác nhau.
Dựa vào khác biệt này, trong giai đoạn được hưởng ưu đãi về thuế, sử dụng một số thủ
thuật (chẳng hạn: Ước tính thời gian khấu hao tài sản dài hơn thời gian khấu hao theo
cơ sở do cơ quan thuế căn cứ…) doanh nghiệp sẽ làm cho lợi nhuận trong giai đoạn
này ở mức tối đa có thể, và như vậy, thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp trong suốt
quá trình hoạt động sẽ giảm đi. Bởi thế, trong các giai đoạn ưu đãi thuế, hoặc chuẩn bị
chuyển qua các giai đoạn ưu đãi thuế khác nhau hoặc sắp áp dụng mức thuế suất thuế
TNDN khác nhau thì doanh nghiệp có xu hướng sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm
giảm thuế TNDN phải nộp (Ajay Adhikari, Chek Derashid and Hao Zhang, 2005;
Bing-Xuan Lin, Rui Lu and Ting Zhang, 2011).
1.2.1.4.

Tỷ suất thuế TNDN thực

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được áp dụng theo Văn bản hợp nhất
số 26/VBHN-BTC ngày 14/09/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp.


15

Chi phí thuế TNDN hiện hành thể hiện giá trị của số thuế phải trả trong năm
hiện tại. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu

nhập tính thuế TNDN và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.

Thuế suất TNDN phổ thông từ 01/01/2016: 20%.
Thu nhập tính thuế khác với lợi nhuận kế tốn trước thuế được trình bày trên
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận kế tốn trước thuế có bao gồm: Chi
phí khơng được trừ theo pháp luật thuế TNDN, Thu nhập được miễn thuế và khơng
bao gồm các khoản chuyển lỗ theo quy định.
Vì vậy, để phù hợp với việc hạch toán theo Chế độ kế tốn và quyết tốn
thuế TNDN, Chi phí thuế TNDN trong năm cịn được xác định theo cơng thức sau:


Thuế TNDN phải nộp = (LN kế toán trước thuế + Điều chỉnh tăng thu

nhập chịu thuế – Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế) x Thuế suất thuế TNDN hiện
hành.


Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế: Thường là các khoản chi phí

khơng được trừ theo Luật thuế TNDN trong năm của Doanh nghiệp;


Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế gồm:
 Thu nhập không chịu thuế: Lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối
năm tài chính của tiền, tương đương tiền, công nợ phải thu …
 Thu nhập miễn thuế: Cổ tức được chia …
 Các khoản chuyển lỗ (trong vòng 5 năm trở lại);


16


Và công thức xác định tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực = Chi phí
thuế Thu nhập doanh nghiệp/Lợi nhuận trước thuế.
1.2.2. Mục đích quản trị lợi nhuận và các chính sách kế tốn vận dụng
trong quản trị lợi nhuận
1.2.2.1.

Quản trị lợi nhuận và mục đích quản trị lợi nhuận

Quản trị lợi nhuận là một sự can thiệp có cân nhắc trong q trình cung cấp
thơng tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân (Schipper, 1989). Quản trị
lợi nhuận xảy ra khi nhà quản lý điều chỉnh báo cáo tài chính và cơ cấu giao dịch để
thay đổi báo cáo tài chính hoặc là đánh lừa một số các bên liên quan về kết quả kinh
doanh của công ty (Healy và Wahlen, 1999). Quản trị lợi nhuận phản ánh hành động
của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế toán để mang lại lợi ích cho
họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty (Scott, 1997).
Quản trị lợi nhuận là nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu đề ra. Ví dụ, các
nhà quản lý có thể muốn tránh báo cáo lỗ hoặc lợi nhuận giảm so với cùng quý, năm
trước (Burgstahler và Dichev, 1997a và 1997b; DeGeorge và cộng sự, 1999). Ngồi ra,
các nhà quản lý có thể muốn báo cáo lợi nhuận đáp ứng hoặc vượt quá dự báo của các
nhà phân tích (Rangan, 1997; Brown, 2001; DeGeorge và cộng sự, 1999; Dechow và
cộng sự 1995).
Giá cổ phiểu thường giảm đáng kể khi các mục tiêu lợi nhuận không đạt
được, thậm chí lợi nhuận giảm rất nhỏ (Skinner và Sloan, 2002). Dichev và cộng sự
(2013), đã tiến hành khảo sát 169 giám đốc tài chính tại các cơng ty niêm yết trên thị
trường Mỹ và tiết lộ rằng ít nhất 20% cơng ty có điều chỉnh lợi nhuận trong báo cáo tài
chính hàng q, trong đó lý do nhằm thao túng cổ phiếu là quan trọng nhất chiếm tới
94,1%.
Động cơ để nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận có thể là:
Cơng ty lần đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc trong các đợt phát hành

thêm cổ phiếu; khi thuế suất thu nhập doanh nghiệp thay đổi; khi công ty được hưởng
các ưu đãi miềm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; khi công ty thuộc đối tượng được
tham gia các chương trình giải thưởng công ty của tỉnh, thành phố hoặc quốc gia; các
nhà quản trị này làm thay đổi lợi nhuận thực tế để được thưởng và chia lợi nhuận tại


17

một thời điểm nào đó. Đối với các cơng ty cổ phần xu hướng quản trị lợi nhuận là điều
chỉnh tăng lợi nhuận với mục đích là gia tăng giá trị cơng ty, bởi vì khi lợi nhuận tăng,
giá trị cổ phiếu của cơng ty tăng lên. Do đó, nếu trong giai đoạn 2010-2014, nhà nước
không thay đổi giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ có
xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận, tuy nhiên năm 2013 nhà nước đã giảm thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp và đây có thể là nhân tố tác động đến các cơng ty có xu
hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận trong năm 2013.
 Các mục tiêu quản trị lợi nhuận của công ty cổ phần niêm yết
Sự ra đời của mơ hình cơng ty cổ phần đã làm thay đổi bộ mặt và vai trò của thị
trường chứng khốn trên thị trường tài chính thế giới. Cơng ty cổ phần được hình
thành và phát triển qua phương thức huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Việc
phát hành trái phiếu và đặc biệt là cổ phiếu cũng như các loại chứng khốn đa dạng
khác đã giúp cơng ty cổ phần có được ưu thế tuyệt đối về vốn so với các lọai hình
doanh nghiệp khác. Điều đó nói lên sự tương tác giữa công ty cổ phần và thị trường
chứng khoán. Thị trường chứng khoán lớn mạnh như ngày nay chủ yếu nhờ vào sự
phát triển cả về số lượng và chất lượng của các công ty cổ phần.
Quản trị lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết nhằm đến những mục tiêu
sau đây
* Vì lợi ích của cổ đơng (tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu)
Các doanh nghiệp nói chung và cơng ty cổ phần nói riêng có rất nhiều mục tiêu
khác nhau được đề ra, nhưng dưới góc độ quản trị tài chính, mục tiêu của doanh
nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu.

 Tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, tối đa hóa lợi nhuận sau thuế chưa
hẳn gia tăng được giá trị cho cổ đơng. Do đó, chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận
cần được bổ sung bằng chỉ tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn cổ phần.
 Tối đa hóa lợi nhuận trên cổ phần. Chỉ tiêu này có thể bổ sung cho chỉ tiêu
đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn cịn những hạn chế của nó. Thứ nhất,
tối đa hóa lợi nhuận trên cổ phần khơng xét đến yếu tố thời giá tiền tệ và độ
dài thời gian của lợi nhuận kỳ vọng. Thứ hai, cũng chưa xét đến yếu tố rủi


×