Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khảo sát tác động giảm đau và kháng viêm của cao chiết nước lá cây lấu đỏ (psychotria rubra (lour ) poir , rubiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
---------------------------------------

NGUYỄN NGỌC BẢO CHÂU

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU VÀ KHÁNG VIÊM CỦA
CAO CHIẾT NƯỚC LÁ CÂY LẤU ĐỎ
(Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TPHCM – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
---------------------------------------

NGUYỄN NGỌC BẢO CHÂU

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU VÀ KHÁNG VIÊM CỦA
CAO CHIẾT NƯỚC LÁ CÂY LẤU ĐỎ
(Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ. Hoàng Thị Phương Liên


TPHCM – NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến trường Đại học Nguyễn Tất Thành, đặc
biệt là Quý Thầy cô tại Khoa Dược và bộ môn Dược Lý đã luôn tạo điều kiện học tập
thuận lợi để em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi đến ThS. Hoàng Thị Phương Liên và ThS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết,
ThS. Võ Thị Thu Hà, ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang sự kính trọng và lịng biết ơn
chân thành nhất vì đã ln hướng dẫn, hỗ trợ, truyền đạt kiến thức cũng như
kinh nghiệm quý báu và ln tạo điều kiện tốt nhất để em hồn thành bài báo cáo
tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến bộ môn Dược liệu và bộ môn Bào chế đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em hồn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp.
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại bộ môn Dược Lý
trường Đại học Nguyễn Tất Thành, em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình từ
các anh chị cũng như các bạn cùng làm khóa luận. Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn
anh chị cùng các bạn.
Cuối cùng, em xin chúc Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô ở Khoa Dược, các anh chị có
nhiều sức khỏe, thành cơng hơn trong sự nghiệp thiêng liêng, cao quý của mình.
Mình chúc các bạn monitor bộ môn Dược Lý báo cáo tốt nghiệp thành công.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

SINH VIÊN

SV. NGUYỄN NGỌC BẢO CHÂU



MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. Tổng quan về cây Lấu đỏ .................................................................................2
1.1.1. Tổng quan thực vật ....................................................................................2
1.1.2. Mô tả thực vật ............................................................................................4
1.1.3. Phân bố ......................................................................................................5
1.1.4. Bộ phận dùng .............................................................................................5
1.1.5. Thành phần hóa học ...................................................................................5
1.1.6. Tác dụng dược lý .......................................................................................7
1.2. Tổng quan về đau .............................................................................................8
1.2.1. Định nghĩa đau ...........................................................................................8
1.2.2. Phân loại đau..............................................................................................8
1.2.3. Sinh lý về cảm giác đau .............................................................................9
1.2.4. Ngưỡng đau .............................................................................................10
1.2.5. Cơ chế tác động của thuốc giảm đau .......................................................10
1.2.6. Một số mơ hình nghiên cứu tác động giảm đau ......................................10
1.3. Tổng quan về viêm .........................................................................................13
1.3.1. Định nghĩa viêm ......................................................................................13
1.3.2. Nguyên nhân của viêm ............................................................................13
1.3.3. Phân loại viêm .........................................................................................13
1.3.4. Sinh lý về viêm ........................................................................................14
1.3.5. Thuốc kháng viêm ...................................................................................15
1.3.6. Một số mơ hình nghiên cứu tác động chống viêm ..................................18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................21
i


2.1. Đối tượng ........................................................................................................21
2.1.1. Cao chiết nước lá Lấu đỏ..........................................................................21
2.1.2. Thú vật thử nghiệm ..................................................................................22
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ .......................................................................................22
2.1.4. Dung mơi, hóa chất ..................................................................................22
2.2. Phương pháp thử nghiệm tác động giảm đau .................................................23
2.2.1. Phương pháp thử nghiệm tác động giảm đau trung ương ........................23
2.2.2. Phương pháp thử nghiệm tác động giảm đau ngoại biên .........................24
2.3. Phương pháp thử nghiệm tác động kháng viêm .............................................24
2.4. Phân tích thống kê kết quả ..............................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................27
3.1. Khảo sát tác động giảm đau của cao chiết nước lá Lấu đỏ.............................27
3.1.1. Khảo sát tác động giảm đau trung ương của cao chiết nước lá Lấu đỏ ...27
3.1.2. Khảo sát tác động giảm đau ngoại biên của cao chiết nước lá Lấu đỏ ....28
3.2. Khảo sát tác động kháng viêm của cao chiết nước lá Lấu đỏ.........................32
3.3. Bàn luận ..........................................................................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................40
4.1. Kết luận ...........................................................................................................40
4.2. Đề nghị ............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng anh

Tiếng Việt

AA

Arachidonic acid

Acid arachidonic

ANA

The American Nurses Association

Hiệp hội điều dưỡng Hoa
Kỳ

COX

Cyclo-oxygenase

Cyclo-oxygenase

DPPH

1,1-diphenyl 2-picryl-hydrazyl

1,1-diphenyl 2-picrylhydrazyl

ED50


Effective dose 50

Liều có hiệu quả trên 50%
thú vật thử nghiệm

KB

Human epidemic carcinoma

Ung thư biểu mô

LD50

Lethal dose 50

Liều gây chết 50% thú vật
thử nghiệm

NSAID

Non-steroidal anti-inflammatory drug

Thuốc chống viêm không
steroid

PAF

Platelet activating factor


Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái cây Lấu đỏ trong tự nhiên ..........................................................4
Hình 1.2. Thành phần hóa học của cây Lấu đỏ ..........................................................6
Hình 1.3. Sơ đồ cơ chế tác dụng của thuốc kháng viêm ..........................................16
Hình 2.1. Dược liệu lá Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir. ................................. 21
Hình 2.2. Cao chiết từ dược liệu lá Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir. .............21
Hình 3.1. Tiềm thời cảm nhận đau của các lơ chuột trong các thời điểm khảo sát .. 27
Hình 3.2. Số lần đau quặn của chuột ở lô đối chứng qua các khoảng thời gian ......29
Hình 3.3. Số lần đau quặn của chuột ở lô thử liều 2,50 g/kg qua các khoảng thời gian
...................................................................................................................................30
Hình 3.4. Số lần đau quặn của chuột ở lô thử liều 1,25 g/kg qua các khoảng thời gian
...................................................................................................................................31
Hình 3.5. Chân chuột trước và sau gây viêm 3 giờ ..................................................32
Hình 3.6. Độ sưng phù bàn chân chuột ở lô sinh lý, lô chứng bệnh và lô diclofenac ..
.................................................................................................................................. 33
Hình 3.7. Độ sưng phù bàn chân chuột ở lơ cao liều 2,50 g/kg ...............................34
Hình 3.8. Độ sưng phù bàn chân chuột ở lơ cao liều 1,25 g/kg ...............................35
Hình 3.9. Độ sưng phù bàn chân chuột ở hai lô cao và lô sinh lý ...........................37

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tiềm thời cảm nhận đau các lô chuột trong các thời điểm khảo sát .......27
Bảng 3.2. Số lần đau quặn của các lô chuột qua các khoảng thời gian khảo sát .....28

Bảng 3.3. Độ phù chân chuột ở các lô tại các thời điểm khảo sát ...........................32

v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC – NĂM HỌC 2014 - 2019
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG GIẢM ĐAU VÀ KHÁNG VIÊM CỦA DỊCH
CHIẾT NƯỚC LÁ LẤU ĐỎ (Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)
Nguyễn Ngọc Bảo Châu
Hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Hoàng Thị Phương Liên
Mở đầu
Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây Psychotria rubra (Lour.) Poir được sử dụng để
giảm đau, kháng viêm, cầm máu. Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác dụng
giảm đau và kháng viêm của cao chiết nước từ lá Lấu đỏ trên mơ hình thực nghiệm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Lá Lấu đỏ khô được chiết với dung môi nước bằng phương pháp chiết nóng và cơ
thành cao đặc. Khảo sát tác dụng giảm đau ngoại biên bằng phương pháp gây đau
quặn bằng acid acetic 1%, thuốc đối chứng là aspirin. Khảo sát tác dụng giảm đau
trung ương bằng phương pháp nhúng đuôi chuột, thuốc đối chứng là morphine.
Khảo sát tác dụng kháng viêm trên mơ hình gây phù chân chuột bằng carrageenan
1%, thuốc đối chứng là diclofenac.
Kết quả
Trong thử nghiệm khảo sát tác động giảm đau trung ương, tiềm thời giật đuôi của 2
lơ chuột sử dụng cao thuốc thay đổi khơng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh
(p > 0,05). Trong thử nghiệm khảo sát tác động giảm đau ngoại biên, số lần đau quặn
của 2 lô chuột sử dụng cao thuốc giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh
(p < 0,05). Trong thử nghiệm khảo sát tác động kháng viêm, độ phù chân chuột của
2 lơ chuột sử dụng cao giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p < 0,05).
Kết luận
Cao chiết nước lá Lấu đỏ Psychotria rubra ở liều 2,50 g/kg và 1,25 g/kg chưa

thể hiện tác dụng giảm đau trung ương nhưng thể hiện tác dụng giảm đau ngoại biên
và tác động kháng viêm trên các mơ hình nghiên cứu.
Từ khóa: Psychotria rubra, giảm đau, kháng viêm, acid acetic, carrageenan,
nhúng đuôi.

vi


FINAL ESSAY FOR THE DEGREE OF B.Sc. PHARM. – ACADEMIC YEAR:
2014 - 2019
INVESTIGATE ANALGESIC AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECTS OF
AQUEOUS LEAF EXTRACT OF (Psychotria rubra (Lour.) Poir., Rubiaceae)
Nguyen Ngoc Bao Chau
Supervisor: Mpharm. Hoang Thi Phuong Lien
Introduction
According to folk experience, the leaves of Psychotria rubra (Lour.) Poir are used
for analgesic, anti-inflammatory and hemostatic. The study was executed to evaluate
the analgesic and anti-inflammatory effects of the aqueous leaf extract of Psychotria
rubra on an experimental model.
Materials and methods
Dried leaves are extracted by hot extraction method and vaporize to concentration.
Investigation of peripheral analgesic effect with 1% acetic acid cramping method,
control drug is aspirin. Investigation of central analgesic effect by tail flick method,
control drug is morphine. Investigate anti-inflammatory effect on mouse leg edema
model with 1% carrageenan, control drug is diclofenac.
Results
In the central analgesic test, the extract did not show any significant difference in the
latency time on time on tail flick test throughout the whole observation time
(p > 0,05). In the peripheral analgesic test, the extract at dose 2,5 g/kg and 1,25 g/kg
caused an inhibition on the writhing response induced by acid acetic (p < 0,05).

In the anti-inflammatory test, the extract at dose 2,5 g/kg and 1,25 g/kg significantly
(p < 0,05) inhibited carrageenan-induced paw edema.
Conclusion
Psychotria rubra leaves extract at 2,50 g/kg and 1,25 g/kg has not shown central
analgesic effect but demonstrated peripheral analgesic and anti-inflammatory on
research models.
Key words: Psychotria rubra, analgesic, anti-imflammatory, acid acetic,
carrageenan, tail flick test.
vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Psychotria là một trong những chi thực vật lớn nhất thuộc họ Cà Phê (Rubiaceae)
với số lượng hơn 1500 loài phân bố khắp thế giới nhất là ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới [30]. Một số loài trong chi Psychotria đã được nghiên cứu về thành phần
hóa học và một số tác dụng dược lý như kháng khuẩn, kháng virus, kháng
ký sinh trùng [30], hạ đường huyết [15], chống oxy hóa [19], kháng ung thư trên
tế bào KB (ung thư biểu mô) [20], chống sốt rét [24], giảm đau [28], chống lo âu
trầm cảm [16], …
Tại Việt Nam, Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir.) đã được người dân sử dụng
như cây thuốc dân gian để chữa các bệnh như: cảm mạo, bạch hầu, viêm amydal,
viêm họng, kiết lỵ, sốt thương hàn, thấp khớp, đau nhức xương, sử dụng cho phụ nữ
sau sinh để cầm máu và giảm đau [2]. Ở nước ta, một số cơng trình nghiên cứu
khoa học về cây Lấu đỏ đã được tiến hành như khảo sát thành phần hóa học từ
thân cây Lấu đỏ [8] hay khảo sát tác dụng kháng viêm của dịch chiết từ thân cây
Lấu đỏ [5] tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế.
Từ những cơ sở trên, đề tài “Khảo sát tác động giảm đau và kháng viêm của cao chiết
nước lá Lấu đỏ” đã được tiến hành với mục tiêu:
- Khảo sát tác động giảm đau ngoại biên của cao chiết nước lá Lấu đỏ Psychotria
rubra (Lour.) Poir.

- Khảo sát tác động giảm đau trung ương của cao chiết nước lá Lấu đỏ Psychotria
rubra (Lour.) Poir.
- Khảo sát tác động kháng viêm của cao chiết nước lá Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.)
Poir.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây Lấu đỏ
1.1.1. Tổng quan thực vật
• Họ Rubiaceae
Thân: cỏ đứng hay bò (Hedyotis), gỗ vừa (Coffea), gỗ to (Cinchona) hoặc dây leo
(Uncaria, Rubia, Ba kích), có những loại phụ sinh (Hydnophytum, Myrmecodia).
Lá: đơn, ln ln mọc đối, ngun, có lá kém. Là kèm thường ở giữa hai cuống lá
mọc đối, nhưng đơi khi cũng có thể mọc ở nách lá. Đơi khi lá kèm có dạng lá thường
và phát triển cũng như lá thường nên xem tưởng như cây có lá mọc vịng. Đơi khi
hai lá kèm kế cạnh dính vài nhau giống như bốn lá mọc mang cành hay phát hoa ở
nách. Gân lá hình lơng chim; ở gốc của gân chính nhiều khi có những hố nhỏ ở
mặt trên (Cà phê) hay ở mặt dưới (Canh-ki-na), trong đó có những loại rệp cây
sống ký sinh. Cụm hoa: Hoa có thể mọc riêng lẻ (Dành dành) nhưng thường hoa tụ
thành xim, chùm. Có khi các hoa xếp khít nhau thành đầu, trong đó các hoa có thể
dính nhau ở bầu dưới (Nhàu). Hoa: lưỡng tính, hiếm khi đơn tính khác gốc
(Morindopsis capillaris), đều, thường mẫu năm, nhưng có thể mẫu bốn hay sáu - tám
(Cà phê) hoặc mười (Dành dành). Bao hoa: là đài giảm, đơi khi chỉ cịn vài răng hoặc
một gờ nhỏ. Đôi khi lá đài phát triển to, khơng đều và có màu (Mussaenda).
Cánh hoa dính nhau thành hình đinh, hình phễu. Bộ nhị: số nhị bằng số cánh hoa,
dính trên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Nhị có thể ẩn trong ống tràng hay nhơ ra ngồi.
Bộ nhụy: hai lá nỗn hợp thành bầu dưới, hai ơ, mỗi ơ đựng một hay nhiều nỗn,
đính nỗn trung trụ; một vịi nhụy; đáy vịi hay có đĩa mật. Quả: hạch (Coffea) hoặc

có cánh (Cinchona), nội nhũ thịt hoặc sừng.
• Chi psychotria
Thân: Cây bụi, cây nhỏ hoặc hiếm khi là dây leo bằng rễ bất định
(Psychotria serpens), mô và lông tơ màu xám đen hoặc nâu đỏ đậm. Lá: mọc
đối xứng hoặc mọc vòng từ ba đến bốn lá, thường có hố lõm và phủ lơng tơ trên
bề mặt. Lá kèm rụng sớm hoặc hiếm khi tồn tại, dính liền hay mọc xen kẻ cuống lá,
có khi mọc xung quanh thân, lá nguyên hoặc chia hai thùy, hiếm khi có tuyến thùy,

2


lông tiết phát triển mạnh mẽ, thường tồn tại sau khi lá kèm rụng và khô lại màu nâu
đỏ. Cụm hoa: thường mọc ở đầu cành hoặc hiếm khi nách lá hoặc mọc lệch với
nách giả, xim, ngù, chùy, có từ vài đến nhiều hoa, có cuống hoặc khơng có cuống, có
lá bắc, đơi khi tiêu giảm hoặc phát triển hợp thành tổng bao lá bắc. Hoa: có cuống
hoặc khơng có cuống, lưỡng tính hoặc hiếm khi đơn tính. Phiến lá đài bốn, năm hoặc
sáu thùy. Tràng hoa trắng, vàng, đỏ hồng, dạng phễu đến dạng ống, bên trong khơng
có lơng hoặc trường hợp khác thì có lơng, thùy bốn, năm hoặc sáu, có tiền khai van,
nằm xa trục, dày lên hoặc kết lại ở gần đỉnh. Nhị hoa: có bốn hoặc năm hoặc sáu nhị
nằm trong ống tràng hoa dạng ống, nằm thẳng bên trong với dạng hoa ống dài hoặc
đưa ra ngoài với dạng hoa ống ngắn. Chỉ nhị ngắn hoặc phát triển, bao phấn đính lưng
gần đáy. Nhụy: bầu nhụy có hai ơ, mỗi ơ chứa một nỗn, có hai đầu nhụy thường
nhơ ra với tràng hoa dài và nằm bên trong với tràng hoa ngắn. Quả: đỏ, cam hoặc
hiếm khi trắng (Psychotria serpens), tím (Psychotria manillensis), hoặc đen
(Psychotria cephalophora, Psychotria straminea), quả hạch, quả mọng, hình elip,
hình trứng, hình cầu, với phiến lá đài khơng rụng hoặc rụng vào thời kì nhất định,
cuống nhỏ hoặc đáy cuống kéo dài ra, quả hạt có hai nhân cứng, mỗi nhân cứng chứa
một hạt, lồi, hình xương, trên bề mặt sống lưng trơn nhẵn, theo chiều dọc, mặt bụng
trơn nhẵn, theo chiều dọc và có rãnh, hạt cở vừa, có hình elip đến hơi lồi, vỏ ngồi
của hạt mỏng, nội nhũ mọng nước hoặc dạng sừng, phôi nhỏ, lá mầm mỏng [14].

• Vị trí trong bảng phân loại thực vật
Tên khoa học: Psychotria rubra (Lour.) Poir.
Tên khác: Psychotria asiatica, Psychotria reevesii Wall [1],[15].
Tên thường gọi: Bầu giác, Bồ chát, Men sứa, Phù lão, Lấu đỏ, Lá tản, Huyết ti,
Cửu tiết, Cây chạo, Xa huyên.
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan, vị trí của Psychotria rubra (Lour.) Poir. được
sắp xếp như sau:

3


Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magniliopsida)
Bộ Long Đởm (Gentianales)
Họ Cà Phê (Rubiaceae)
Chi Psychotria
Lồi Psychotria rubra (Lour.) Poir.
1.1.2. Mơ tả thực vật

1. Lá

2. Hoa

3. Quả

Hình 1.1. Hình thái cây Lấu đỏ trong tự nhiên
Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 2-8 m. Cành non gần hình vng, màu nâu đỏ, cành già
trịn xám sẫm. Lá mọc đối, hình bầu dục – thuôn, dài 8-20 cm, rộng 2-7 cm,
gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên màu lục, đôi khi pha màu nâu đỏ, mặt dưới màu
xanh nhạt, gân nổi rõ, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngù,

4


2-6 cm; hoa màu trắng; đài năm răng có ống ngắn; tràng năm cánh có lơng ở họng;
nhị năm dính ở họng tràng; chỉ nhị dài bằng bao phấn; bầu hai ơ. Quả gần hình cầu,
có đài tồn tại, khi chín màu đỏ, mỗi ơ chứa một hạt. Mùa hoa tháng 5–7 [1].
1.1.3. Phân bố
Trên thế giới: chi Psychotria có khoảng 1200 lồi và phân bố rộng ở có vùng
nhiệt đới, châu Mỹ nhiệt đới, bao gồm Trung Mỹ và Tây Ấn, trung tâm phân phối là
lưu vực sông Amazon, nhưng chi này cũng được đại diện ở phía đơng bắc Brazil,
Brazil “planalto” và một phần của dãy Andes [23]. Theo Chen Tao, chi Psychotria có
từ 800–1500 lồi sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Phi, Châu Mỹ,
Châu Á, Madagascar và các đảo Thái Bình Dương, 18 loài (năm loài đặc hữu) ở
Trung Quốc [13].
Ở Việt Nam, chi này có 25 lồi, phân bố phổ biến ở hầu hết các tỉnh vùng trung du
và vùng núi thấp, nhất là các tỉnh từ Quảng Bình trở ra. Cây thường mọc ở rừng
thứ sinh, đồi cây bụi, bờ nương rẫy [2].
1.1.4. Bộ phận dùng
Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Lá thường dùng tươi,
chế thành cao khơ [1].
1.1.5. Thành phần hóa học
Năm 2014, Hai-Xiao Lu và cộng sự phân lập thành công bốn hợp chất (hai iridoid
glycosides và hai flavones) trong đó có một hợp chất mới phát hiện lần đầu tiên từ
rễ cây Lấu đỏ: psychorubrin, 6α-hydroxygeniposid, 6-hydroxy-luteolin-7-Orutinosid, luteolin-7-O-rutinosid.
Năm 2013, Bùi Mỹ Linh và cộng sự lần đầu tiên phân lập thành công hai hợp chất
acid triterpenoid từ cây Lấu đỏ là acid betulinic, acid oleanolic và một hợp chất
benzoquinon là 2,6-dimethoxy-p-benzoquinon [8].
Năm 1987, Toshimitsu Hayashi cùng cộng sự đã phân lập thành công một loại
hợp chất naphthoquinon mới là psychorubrin và hợp chất sesquiterpen lacton là
helenalin. Từ đó chứng minh khả năng kháng ung thư từ hợp chất psychorubrin [18].


5


Psychorubrin

Helenalin

Acid betulinic

2,6-dimethoxy-p-benzoquinon

Acid oleanolic

6α-hydroxygeniposid

Psyrubrin A

6-hydroxy-luteolin-7-O-rutinosid
Hình 1.2. Thành phần hóa học của cây Lấu đỏ
6


1.1.6. Tác dụng dược lý
Kháng viêm
Năm 2014, Kyong-Suk Jin và cộng sự cũng đã khảo sát dịch cồn của cây Lấu đỏ và
cho thấy hiệu quả của nó trong việc ức chế hình thành nitric oxide và men cảm ứng
tổng hợp nitric oxid [19].
Ở Việt Nam, Phạm Thị Hóa đã khảo sát tác dụng kháng viêm của thân cây Lấu đỏ
vào năm 2013 và đã đưa ra kết quả rằng cao nước và cao cồn của cây Lấu đỏ đều cho

tác động kháng viêm tốt. Cao nước liều 14,4 g/kg, cao cồn liều 7,2 g/kg cho tác động
tốt nhất, tương đương với diclofenac liều 10 mg/kg [5].
Kháng khuẩn
Năm 2007, Phan Minh Giang và cộng sự đã sàng lọc hóa học từ toàn cây (trừ rễ) của
cây Lấu đỏ đã cho thấy hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả trên Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa, Shigella sonnei, và Shigella flexneri. Đối với Escherichia
coli, Candida albicans, và Candida stellatoide thì khơng thấy bất kỳ tác dụng ức chế
nào [4].
Kháng ung thư
Vào năm 1987, Toshimitsu Hayashi cùng cộng sự lần đầu tiên tìm ra hợp chất mới
psychorubrin được chiết suất từ cây Lấu đỏ và chứng minh rằng hợp chất có khả năng
gây độc tế bào ung thư biểu mơ KB (ED50 = 3,0 µg/ml) [18]. Sau đó, Rodrigo L. Fabri
và cộng sự cũng đã khảo sát lại hoạt tính chống ung thư ở hợp chất psychorubrin và
một lần nữa khẳng định hợp chất có tiềm năng cao trong việc kháng lại tế bào
ung thư [17].
Chống oxy hóa
Năm 2014, hoạt tính chống oxy đã được Kyong-Suk Jin và cộng sự khảo sát và
chỉ ra rằng dịch chiết cồn từ cây Lấu đỏ có khả năng trung hòa 1,1-diphenyl 2-picrylhydrazyl (DPPH) tương tự như acid ascorbic [19].
Độc tính cấp
Theo đề tài của Hồng Thị Phương Liên và cộng sự (2018), LD50 của cao chiết nước
lá Lấu đỏ Psychotria rubra đường uống trên chuột là 25,01 g/kg. Liều tương đối
7


an tồn có thể sử dụng trong thử nghiệm dược lý Ds < 1/5 LD50 tương đương 5g
cao/kg.
Đề tài chọn liều 1/10 và 1/20 LD50 tương đương với 2,50 g/kg và 1,25 g/kg để
đánh giá tác động giảm đau ngoại biên, giảm đau trung ương và tác động kháng viêm
của cao chiết nước lá Lấu đỏ [7].
1.2. Tổng quan về đau

1.2.1. Định nghĩa đau
Theo Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (International Association for the Study of
Pain – IASP) thì đau là một cảm nhận khó chịu về cảm giác và cảm xúc do mô bị
đe dọa hoặc bị tổn thương thực thể gây nên hoặc cịn có thể do tình trạng được
người bệnh cảm nhận là đau. Đau là một tri giác cá thể và chủ quan, bao gồm các
tín hiệu cảm giác, các cảm nhận xúc cảm, các phản xạ ứng xử và đơi khi đau khơng
có nguyên nhân thực thể rõ rệt. Đồng thời, đau cũng là một dấu hiệu và triệu chứng
quan trọng của bệnh tật [3].
1.2.2. Phân loại đau
Đau thường được phân loại theo: giải phẫu, nguyên nhân, cường độ, thời gian và
sinh lý bệnh [22].
Giải phẫu
Hệ thống phân loại The Anatomic Pain mô tả một vị trí cụ thể hoặc một vùng của
cơ thể có nhận thức đau, đây thường là hệ thống phân loại được dùng để xác định
vị trí đau trên cơ thể. [22].
Nguyên nhân
Các yếu tố nguyên nhân bao gồm chấn thương cấp tính, bệnh tiềm ẩn và/hoặc bệnh.
Bệnh tiềm ẩn hoặc bệnh có thể là cấp tính hay mãn tính. Nó có thể là kết quả của việc
điều trị bệnh tiềm ẩn hay bệnh, bao gồm cả sự can thiệp phẩu thuật [22].
Cường độ
Hệ thống phân loại The Pain Intensity có thể được đo lường thơng qua mắt thường,
chỉ số, đánh giá hay thang mô tả [22].

8


Thời gian
Dựa theo thời gian, đau được phân thành: cấp tính, mãn tính và bán cấp [22].
- Đau cấp tính là đau trong thời gian ngắn thường dưới 3 tháng. Đau cấp tính thường
liên quan đến tổn thương thực thể cấp tính, chấn thương, hay cũng có thể là do

hệ thống cảnh báo trong cơ thể [22], [24].
- Đau mãn tính là đau liên tục nhiều hơn 3 tháng, do bản chất và triệu chứng của bệnh

[22], [24].
- Đau bán cấp thường xảy ra do điều trị đau cấp tính không đúng cách, đau vẫn
tồn tại mặc dù các mô đã lành [24].
Sinh lý bệnh
Dựa trên cơ chế bệnh sinh của cơ thể, đau được phân loại thành đau ngoại biên và
đau trung ương [22].
1.2.3. Sinh lý về cảm giác đau
Tất cả các kích thích đều có thể gây đau (cơ học, hóa học, điện học, nóng lạnh, …)
nếu cường độ kích thích lên quá ngưỡng nhất định. Cảm giác đau từ ngoại biên
(da, cơ, mô, tạng phủ, …) sẽ được dẫn truyền lên não. Hiện nay, người ta cho rằng
có ba nơi phối hợp để tiếp nhận cảm giác đau là tủy sống, đồi thị và vỏ não.
Đường dẫn truyền cảm giác đau được mô tả như sau: xung động đau từ ngoại biên
được neuron đầu tiên (neuron hình T) đưa đến rễ sau rồi vào sừng sau của tủy sống.
Từ đó phát xuất một neuron thứ II có sợi trục bắt chéo sang bên kia rồi đi lên theo
bó tủy – đồi thị (Déjeurine). Từ đồi thị, một neuron thứ III dẫn truyền luồng thần kinh
lên vùng đỉnh của vỏ não tại trung khu cảm giác đau [11].
Có thể xem đồi thị là nơi phối hợp thần kinh quan trọng nhất để nhận định cảm giác
đau, nhưng vỏ não mới là nơi chính nhận định vị trí đau và ước lượng cường độ của
sự đau [11].
Ở tủy sống, sự dẫn truyền thơng tin về cảm giác đau cịn được đặt dưới hệ thống
kiểm soát tại tủy (thuyết Cổng kiểm soát Gate control của Melzac 1965) và sự
kiểm soát trên tủy bởi đường ức chết dẫn truyền xuống từ thân não [11].

9


1.2.4. Ngưỡng đau

Mỗi cơ thể, mỗi cơ quan đều có một ngưỡng đau nhất định. Nếu có kích thích, nhưng
dưới ngưỡng đó, thì cũng khơng cảm nhận được đau. Khi kích thích tăng lên đến
ngưỡng đó thì mới thấy đau. Kích thích càng lớn hơn ngưỡng đau thì càng đau [3].
1.2.5. Cơ chế tác động của thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau tác động theo ba cơ chế: làm tăng ngưỡng đau, làm thay đổi giá trị
cảm giác đau của bệnh nhân, làm cho bệnh nhân giảm khả năng tiếp nhận kích thích
đau [3].
- Làm tăng ngưỡng đau: là thuốc giảm đau, nó làm tăng ngưỡng đau nên những
kích thích vẫn thấp hơn ngưỡng đau mới thiết lập và ta sẽ không cảm thấy đau.
- Làm thay đổi giá trị cảm giác đau của bệnh nhân: việc sợ đau sẽ làm giảm
ngưỡng đau, để giúp bệnh nhân ít khó chịu hơn phải giảm nổi sợ của bệnh nhân
xuống bằng cách sử dụng thuốc giải lo âu hoặc thuốc giảm đau opioid.
- Làm cho bệnh nhân giảm khả năng tiếp nhận kích thích đau: các yếu tố vật lý,
hóa học, sinh học tác động lên các thụ thể đau làm cho bệnh nhân giảm khả năng
tiếp nhận các kích thích đau, kể cả các chất nội sinh gây đau như bradykinin,
histamin, prostaglandin, serotonin. Các chất gây tê tại chỗ cũng là chất làm giảm
khả năng tiếp nhận kích thích đau.
1.2.6. Một số mơ hình nghiên cứu tác động giảm đau
- Mơ hình giảm đau trung ương: mơ hình nhạy với các opioid (thuốc giảm đau
gây ngủ)
Gây đau bằng nước nóng trên đi chuột
Tác nhân gây đau là nước nóng. Nhúng đi chuột vào nước nóng 55 ⁰C chuột sẽ
cảm nhận đau mà biểu hiện là chuột quẫy đuôi mạnh. Thời gian từ khi nhúng
đi chuột vào nước nóng đến khi chuột quẫy mạnh đuôi gọi là tiềm thời cảm nhận
đau của chuột, thường là dưới 5 giây. Để chuẩn bị thí nghiệm, đo tiềm thời cảm nhận
đau của chuột trước, chọn những chuột có tiềm thời cảm nhận đau dưới 5 giây thì cho
vào thí nghiệm.

10



Cho chuột uống morphine, thuốc thử nghiệm. Sau 1 giờ uống thuốc, xác định
nhận cảm đau của chuột vào các thời điểm 60 phút, 90 phút, 120 phút và 150 phút.
Cho chuột vào lồng nhốt chuột, để đi chuột thị ra ngồi, nhúng đi chuột vào
nước nóng 55 ⁰C để gây đau cho chuột và đồng thời bấm đồng hồ chạy. Khi chuột
cảm nhận được đau thì đi chuột quẫy mạnh hoặc chuột kêu chít chít. Bấm đồng hồ
ngừng chạy đồng thời nhấc lồng chuột ra khỏi nước nóng. Xác định hai lần liên tiếp
tại mỗi thời điểm và lấy tiềm thời dài hơn.
Gây đau bằng tấm nóng trên chân chuột
Sau khi cho chuột uống thuốc 60 phút, để chuột lên một tấm kim loại nóng có
nhiệt độ 55 ⁰C (54-56 ⁰C). Nhiệt từ tấm nóng làm đau chân chuột. Đo tiềm thời
nhận cảm đau sau thuốc vào nhiều thời điểm khác nhau (30, 60, 90, 120 phút) để xem
thuốc có tác động mạnh nhất vào thời điểm nào. Sau 30 giây nếu chuột vẫn chưa
cảm nhận được đau thì ngừng thí nghiệm và tiềm thời nhận cảm đau sau thuốc của
chuột lúc này là 30 giây.
Gây đau bằng tia bức xạ trên da
Sau khi tiêm thuốc vào dưới da được 60 phút, xác định tiềm thời cảm nhận đau của
chuột. Đặt chuột đã cạo da lưng phía dưới nguồn sáng đi qua thấu kính lồi và
bấm đồng hồ khởi động. Khi thấy chuột có cảm nhận đau (da co máy hoặc chuột kêu
chít chít), thì tắt đồng hồ. Có thể xác định tiềm thời vào nhiều thời điểm khác nhau
sau khi dùng thuốc 15, 30, 60, 90 và 120 phút. Sau 15 giây vẫn khơng thấy chuột có
biểu hiện đau thì tiềm thời của chuột được tính là 15 giây.
Gây đau bằng tia bức xạ trên đuôi chuột
Sau khi cho chuột uống thuốc được 60 phút, xác định tiềm thời cảm nhận đau của
chuột. Đặt chỗ đuôi chuột đã cắt sạch lông cách gốc đuôi chuột 2 cm vào đúng
tiêu điểm của nguồn sáng và bấm đồng hồ chạy. Khi bắt đầu thấy chuột có cảm nhận
đau (chuột quẫy mạnh đi hoặc chuột kêu chít chít) thì tắt đồng hồ. Thời gian
trên mặt đồng hồ là tiềm thời của chuột. Sau 15 giây vẫn khơng thấy chuột có
cảm nhận đau thì tiềm thời của chuột được tính là 15 giây, coi như chuột có tác động
giảm đau hồn tồn.


11


- Mơ hình giảm đau ngoại biên: mơ hình thích hợp nghiên cứu các thuốc giảm đau
không opioid.
Gây đau bằng acid acetic
Khi tiêm dung dịch acid acetic vào phúc mạc chuột nhắt trắng sẽ làm cho chuột
đau quặn mà biểu hiện bằng tồn thân vươn dài, hai chân dỗi ra, ưỡn cong người,
xoắn mình sang một bên, co thót bụng, bụng chạm sát vào sàn. Các biểu hiện của
đau quặn như trên tạo thành từng cơn. Các thuốc giảm đau sẽ làm giảm các
cơn đau quặn. Sau khi cho chuột uống thuốc được 1 giờ thì bắt đầu tiêm acid acetic
vào phúc mạc và đến cơn đau quặn từ phút thứ 5 đến phút thứ 40. Sau đó tính tỷ lệ
ức chế cơn đau quặn (I%) theo công thức:
I% =

𝑀𝑐 − 𝑀𝑡
𝑀𝑐

× 100

Trong đó:
Mc là số cơn quặn đau trung bình ở lơ chứng.
Mt là số cơn quặn đau trung bình ở lơ thuốc.
Thuốc thử T nếu làm giảm cơn đau có ý nghĩa thống kê thì thuốc có tác dụng
giảm đau trong mơ hình thực nghiệm này.
Gây đau bằng benzoquinon
Khi tiêm dung dịch benzoquinon vào phúc mạc chuột nhắt trắng sẽ làm cho chuột
đau quặn mà biểu hiện bằng tồn thân vươn dài, hai chân dỗi ra, ưỡn cong người,
xoắn mình sang một bên, co thót bụng, bụng chạm sát vào sàn giống như khi tiêm

acid acetic. Nếu tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch thì đau khơng xảy ra.
Gây đau bằng phenylquinon
Khi tiêm dung dịch phenylquinon vào phúc mạc chuột nhắt trắng sẽ làm cho chuột
đau quặn mà biểu hiện bằng tồn thân vươn dài, hai chân dỗi ra, ưỡn cong người,
xoắn mình sang một bên, co thót bụng, bụng chạm sát vào sàn giống như khi tiêm
acid acetic.
Gây đau bằng phenylquinon cải tiến
Khi tiêm 0,25ml dung dịch phenylquinon 0,02% trong ethanol 5% vào phúc mạc
chuột nhắt trắng sẽ gây ra các cơn đau quặn giống như với dung dịch phenylquinon
12


hòa trong nước nhưng gần như 100% số chuột xuất hiện cơn đau trong thời gian
10 phút sau khi tiêm.
1.3. Tổng quan về viêm
1.3.1. Định nghĩa viêm
Viêm là phản ứng của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, nhưng nếu
phản ứng mạnh quá sẽ gây ra tổn thương, hoại tử và rối loạn nhiều chức năng của các
cơ quan. Biểu hiện bên ngoài của viêm gồm “sưng, nóng, đỏ, đau” đã được y học
biết đến từ hơn hai nghìn năm trước. Sau đó, đã phát hiện thêm, viêm gây rối loạn
nhiều chức năng quan trọng [3].
Trong viêm cấp tính, khi có yếu tố viêm tác động, tại ổ viêm, xảy ra hiện tượng
co mạch sớm và rất ngắn. Ngay sau đó là giãn tiểu động mạch tạo ra sung huyết
động mạch, sung huyết tĩnh mạch và ứ máu, làm thay đổi cấu trúc vi tuần hồn,
cho phép protein huyết tương thốt ra khỏi mạch, bạch huyết xuyên mạch xuất hiện
ở nơi viêm, tạo ra dịch rỉ viêm. Do đó, gây ra sưng, nóng, đỏ trong viêm cấp tính, cịn
đau xuất hiện muộn hơn do các chất trung gian và bạch cầu thực bào.
1.3.2. Nguyên nhân của viêm
Nguyên nhân bên ngoài
- Cơ học: từ sây sát nhẹ đến chấn thương nặng.

- Vật lý: nhiệt độ quá cao hay quá thấp, tia xạ (UV, tia X).
- Hóa học: các acid mạnh hoặc kiềm mạnh, các chất độc, thuốc trừ sâu.
- Sinh học: nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng đơn bào, đa bào và nấm.
Nguyên nhân bên trong
- Thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dưỡng
(tắc mạch). Viêm cịn có thể do phản ứng kháng ngun - kháng thể, hiện tượng
Arthus [3].
1.3.3. Phân loại viêm
Có nhiều các phân loại, mỗi cách phân loại có một lợi ích riêng:
- Theo nguyên nhân: Viêm do bệnh nhiễm (vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, …) và
viêm vô nhiễm.

13


- Theo vị trí: viêm nơng (bên ngồi), viêm sâu (bên trong).
- Theo dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ.
- Theo diễn biến: viêm cấp, viêm mạn.
+ Viêm cấp: khi thời gian diễn biến ngắn (vài phút – vài ngày) và có đặc điểm
tiết dịch chứa nhiều protein huyết tương và xuất ngoại nhiều bạch cầu đa nhân
trung tính.
+ Viêm mạn: diễn biến vài ngày – tháng (hoặc năm) và biểu hiện về mô học là sự
xâm nhập của lympho bào và đại thực bào, mức tổn thương ngang mức sửa chữa
(với sự tăng sinh của mạch máu và mơ xơ) [6].
- Theo tính chất: viêm đặc hiệu (do hậu quả của phản ứng miễn dịch) và không
đặc hiệu [3].
1.3.4. Sinh lý về viêm
Ngay khi các yếu tố gây viêm tác động, tại chỗ lần lượt có các hiện tượng:
- Co mạch:
Xảy ra rất sớm và rất ngắn, có tính phản xạ, do thần kinh co mạch hưng phấn làm các

tiểu động mạch co lại. Hiện tượng này chỉ kịp quan sát khi gây viêm thực nghiệm.
Về lâm sàng, nó ít ý nghĩa, nhưng về sinh học nếu khơng có nó thì khơng có chuỗi
phản ứng dây chuyền tiếp theo: giãn tiểu động mạch, tạo ra sự sung huyết động mạch.
- Sung huyết động mạch:
Xảy ra ngay sau co mạch, thoạt đầu do cơ chế thần kinh và sau đó được duy trì và
phát triển bằng cơ chế thể dịch. Đó là sự giải phóng các enzym từ lysosome của
tế bào chết, các hóa chất trung gian có hoạt tính từ tế bào mast và bạch cầu (histamin,
bradykinin, prostaglandin, leucotrien, …), hay các sản phẩm hoạt động thực bào của
bạch cầu (protease, ion H+, K+, …), các cytokin: yếu tố hoại tử u (TNF: tumor necrosis
factor), interleukin 1 (IL-1), yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF: platelet activating
factor)… Đặc biệt là sự có mặt của nitric oxyd do NO synthetase của các tế bào viêm
bị hoạt hóa sinh ra. Ở giai đọan này, động mạch vi tuần hoàn giãn rộng, tăng cả
lưu lượng lẫn áp lực máu, các mao mạch nghỉ trở lại hoạt động, chứa đầy máu.
Ổ viêm được tưới một lượng máu lớn giàu oxy rất phù hợp với yêu cầu năng lượng

14


×