Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.94 KB, 17 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ
AN
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008
1. Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn
- Tập trung huy động vốn ngay từ đầu năm để đảm bảo các chỉ tiêu huy động
vốn bình quân và huy động vốn cuối kỳ ;
- Đa dạng hoá các loại hình huy động, đáp ứng tối đa nhu cầu phong phú, đa
dạng của khách hàng, kể cả khách hàng là các DN; TCKT và dân cư. Chú trọng các
loại hình huy động hấp dẫn đối với khách hàng. Nâng cao hơn chất lượng chăm
sóc, phục vụ khách hàng, sẵn sàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho
khách hàng. Cải thiện đơn giản thủ tục mở tài khoản tiền gửi cá nhân để thu hút
khách hàng mở tài khoản, tăng vốn tiền gửi thanh toán ;
- Điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với mặt bằng huy động vốn
trên địa bàn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh
về huy động vốn, sử dụng hiệu quả chi phí quảng cáo; tiếp thị; khuyến mãi nhằm
đem lại hiệu quả cao.
2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế, tăng trưởng dư nợ hợp lý theo mục tiêu
đã đề ra, phù hợp với khả năng nhằm kiểm soát, ổn định và tăng cường chất lượng
dư nợ
- Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, tập trung đầu
tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm, các chương trình kinh tế, các dự án
đồng tài trợ, đồng thời làm tốt công tác tiếp thị, tìm kiếm và thu hút những dự án
khả thi.
- Thường xuyên tổ chức thực hiện kiểm tra sử dụng vốn; kiểm tra tình hình
sản xuất kinh doanh; phân tích tình hình tài chính; tình hình bảo đảm tiền vay của
khách hàng, để có sự điều tiết hợp lý trong cấp tín dụng.
- Kiên quyết thu hồi nợ quá hạn, nợ đó chuyển ngoại bảng, lãi treo để giảm
tỷ lệ nợ xấu tăng nguồn thu hợp lý. Kiểm soát chặt chẽ nợ nhóm 2, nợ xấu phát
sinh.


- Tăng dư nợ vay đi đối với chuyển dịch cơ cấu dư nợ, tăng dư nợ cho vay
doanh nghiệp dân doanh, tăng dư nợ có tài sản đảm bảo
3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ tồn đọng
- Bám sát con nợ đã được xử lý rủi ro để thu nợ, đặc biệt là những khoản nợ
đã được xử lý rủi ro năm 2005, năm 2006 để thu hồi triệt để, tăng thu nhập.
- Thường xuyên phối hợp với cơ quan Thi hành án để xử lý những khoản nợ
liên quan đến vụ án đã được Toà xét xử ; Đối với những khoản nợ mà về mặt hồ sơ
chưa đủ cơ sở xử lý, cần phải nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện đầy đủ tính pháp lý
để có thể tiến hành xử lý thu hồi hoặc khởi kiện ra toà án
4. Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy
a. Công tác tổ chức cán bộ:
- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn lực lượng lao động nhằm cân đối tốt nhất về lao
động cho các Phòng. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, kể cả cán bộ chức danh
đồng thời có phương án quy hoạch cán bộ về lâu dài không để thiếu hụt cán bộ
nguồn.
- Thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, phong cách lối
sống văn hóa, văn minh, lịch sự của người cán bộ NHCT Việt Nam, tuyệt đối
không có cán bộ nào mắc phải các tệ nạn xã hội. Gắn việc giáo dục với việc học
tập các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Cử
cán bộ đi đào tạo và đào tạo lại theo nhiều hình thức, nâng cao kiến thức kinh
doanh, nâng cao tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp đại học, đáp ứng yêu cầu của công tác kinh
doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Công tác tổ chức mở rộng mạng lưới:
- Tiếp tục trình NHCT VN để sớm có quyết định thành lập Phòng giao dịch
tại Thị trấn Kim Liên - Nam Đàn và thực hiện xây dựng trụ sở trong năm 2008.
- Thành lập và khai trương điểm giao dịch tại tầng 1 Khách sạn Ngân Hà.
- Tiếp tục thực hiện việc nâng cấp cơ sở vật chất các quỹ tiết kiệm nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ Khách hàng.
5. Đẩy mạnh công tác tiếp thị
Nhằm khuếch trương sản phẩm; tính chất hoạt động và những thế mạnh của

NHCT. Tăng cường khâu quảng cáo, giới thiệu, tư vấn trên các phương tiện thông
tin đại chúng để thu hút Khách hàng, nhất là Khách hàng sử dụng dịch vụ và chi trả
kiều hối.
Nghiên cứu, khảo sát thị trường nhu cầu khách hàng để phát triển mạnh các
sản phẩm dịch vụ, phấn đấu năm 2008 trình NHCT Việt Nam lắp đặt thêm 02 máy
ATM tại khu vực tiềm năng. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để thực hiện tốt chỉ thị số
20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua
tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
6. Tiếp tục đổi mới và vận hành tốt công tác Thi đua-Khen thưởng :
Đây là những công cụ điều hành tạo động lực quan trọng để động viên tinh
thần, trách nhiệm của CBNV, người lao động phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao.
7. Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa “uống nước, nhớ nguồn” :
Chăm sóc các gia đình chính sách, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt nam Anh
hùng.
8. Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng :
Đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
trong hoạt động kinh doanh. Tổ chức Đảng phải lãnh đạo quy tụ các tổ chức đoàn
thể để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động của các tổ
chức đoàn thể nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời hoàn
thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
II. NHẬN XÉT CHUNG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO
1. Đánh giá chung pháp luật Việt Nam
Hội nhập quốc tế có tác động sâu rộng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội, mà ở đó, quyền lợi của cá nhân, quyền lợi dân tộc, quyền
lợi của quốc gia ít nhiều có ảnh hưởng. Việc phân tích những tác động của toàn cầu
hoá, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến pháp luật là cần thiết song hành những
phân tích tác động đến Nhà nước. Tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế có ảnh hưởng đến môi trường pháp lý trong nước ở các khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, tư duy pháp lý hoàn toàn mới: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện
nay có thể đánh giá trên các khía cạnh: (i) Đối với các nhà lập pháp thì quan niệm
xây dựng luật gần như với tư duy Nhà nước quản lý là chính; (ii) Ý thức pháp luật
của người dân chưa cao; (iii) Tính thiếu minh bạch, khách quan công bằng trong
tiếp cận với thông tin pháp lý, việc thực thi các chế tài không khách quan, công
bằng để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến những hậu quả
rất nặng nề, là lối hành xử tùy tiện, lạm dụng pháp luật, coi thường pháp luật.
Với những đặc điểm riêng có của mình, trong điều kiện hội nhập hiện nay
thì việc thay đổi tư duy pháp lý cho phù hợp với các yêu cầu của bối cảnh mới là
cần thiết để đảm bảo các quy định pháp luật trở thành chuẩn mực cho các quan hệ
xã hội, nhất là trong các quan hệ thương mại quốc tế
Một vấn đề nữa cũng tác động tới tư duy pháp lý là cơ chế điều chỉnh, các
thiết chế bảo đảm thực thi pháp luật trong thực tế cũng là vấn đề cần quan tâm.
Ban hành nhiều các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản liên quan đến lĩnh vực
quản lý hành chính, mà chưa thật sự quan tâm đúng mức tới tính khả thi của chúng,
nhất là các văn bản luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế, cụ thể như Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế năm 1989, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật Thương mại
1997... Chính sự thiên lệch một cách không đáng có này cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới tính khả thi của pháp luật.
Thứ hai, cơ chế thực thi pháp luật, ranh giới giữa các chế tài pháp lý chưa
thật cụ thể rõ ràng, nên tình trạng “hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự” đã và
đang diễn ra như một dẫn chứng cụ thể từ việc chúng ta cố gắng tách bạch từng
quan hệ để điều chỉnh như sự phân biệt ngành luật kinh tế, ngành luật dân sự, hợp
đồng kinh tế và hợp đồng dân sự; sự can thiệp của Nhà nước quá sâu vào các quan
hệ kinh tế cũng là các rào cản đáng kể cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Không
những thế, công tác quản lý, nhất là quản lý về kinh tế nhà nước ta dường như rơi
vào tình trạng “cố thủ”, mà không tuân theo quy luật của thị trường, theo ý chí chủ
quan của Nhà nước.
Thứ ba, vai trò của các tập quán thương mại quốc tế, các hiệp định song
phương và đa phương, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại đã được

chính thức thừa nhận. Luật Thương mại 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đã
khẳng định vai trò của các tập quán thương mại quốc tế trong điều chỉnh các hoạt
động của kinh doanh thương mại. Tập quán thương mại là thói quen được thừa
nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực
thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Từ đó, Luật Thương mại xác
định nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại và nguyên tắc áp
dụng tập quán trong hoạt động thương mại. Trong hoạt động thương mại ngoài các
quy định của pháp luật, còn có các tập quán kinh doanh.
Xác định một phương pháp tiếp cận mới trong việc xây dựng các văn bản
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội là một điều cần thiết. Bởi chính nhân tố
pháp lý là biểu hiện của sự bảo đảm của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội. Khi
xây dựng phương pháp xây dựng các văn bản pháp luật cần bảo đảm các nguyên
tắc sau: (i) Bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; (ii) Bảo
đảm vai trò tối cao của Quốc hội trong ban hành văn bản luật; (iii) Bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lập pháp; (iv) Tôn trọng các
tập quán quốc tế và phù hợp với các cam kết mà Việt Nam tham gia trong tiến trình
hội nhập.
2. Pháp luật về hoạt động ngân hàng
Lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực có độ nhạy cảm cao, nhạy cảm không
những vì nó kinh doanh trong lĩnh vực chứa nhiều rủi ro, mà nó còn có tác động
trực tiếp đến an toàn tài chính của từng quốc gia, sẽ kéo theo biến động về chính
trị. Nếu không tỉnh táo trong tiến trình hội nhập về ngân hàng thì hậu quả mà nó
mang lại không dễ gì kiểm soát. Một trong những đặc điểm của việc tạo lập môi
trường pháp lý cho tổ chức và hoạt động của ngân hàng là phải bảo đảm yêu cầu:
hiện đại, phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, tình hình cụ thể của nước ta.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á
năm 1997 rất cần được quan tâm nghiên cứu trong quá trình xây dựng môi trường
pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Cần xây dựng cơ chế phá sản tổ chức tín
dụng, áp dụng các chuẩn mực quốc tế liên quan đến đánh giá, thanh tra tổ chức tín

dụng. Đây là những vấn đề còn hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Chúng ta không phủ nhận những nỗ lực to lớn của Nhà nước trong việc cải
tổ hệ thống ngân hàng từ mô hình một cấp (ngân hàng vừa làm chức năng quản lý

×