Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hiện trạng cá cho hạ lưu nhà máy thủy điện thác mơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 73 trang )

NTTU-NCKH-04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2017 - 2018

Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng cá cho hạ lưu nhà máy Thủy điện Thác Mơ
Số hợp đồng: 2018.01.58/HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Thanh Tuyền
Đơn vị công tác: Khoa Công nghệ sinh học – Môi trường
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2018 đến tháng 04/2019

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------------------------------

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
DÀNH CHO CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN 2017 - 2018


Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng cá cho hạ lưu nhà máy Thủy điện Thác Mơ
Số hợp đồng: 2018.01.58/HĐ-KHCN

Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Thanh Tuyền
Đơn vị công tác: Khoa Công nghệ sinh học – Môi trường
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2018 đến tháng 04/2019

Các thành viên phối hợp và cộng tác:
STT
01
02
03

Họ và tên
Nguyễn Văn Huy
Hồ Hữu Thuận
Phạm Công Thành

Chuyên ngành
Môi trường
CNSH
CNSH

Cơ quan công tác
Trung Tâm Kiểm Định CN II
Trung Tâm Kiểm Định CN II
Sinh viên Trường ĐH NTT

Ký tên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 14
2.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 14
2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện: ................................................................................... 14
2.3 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 15
2.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa: ................................................................... 15
2.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu: .......................................................... 22
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn: .............................................................................. 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 26
3.1 Xác định thành phần các loại cá trong khu vực hạ lưu của hồ thủy điện Thác Mơ...26
3.1.1 Thành phần và độ thường gặp của các loài cá ở khu vực khảo sát .................. 26
3.1.2 Cấu trúc thành phần loài............................................................................... 27
3.1.3 Các loài quý hiếm ......................................................................................... 30
3.1.4 Các lồi cá có giá trị kinh tế ......................................................................... 31
3.2 Xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cá ..................................... 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 37


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí nhà máy thủy điện Thác Mơ.......................................................................

1

Hình 2.1 Các vị trí đánh bắt cá.............................................................................................

16


Hình 2.2: Những chỉ tiêu hình thái thường được dùng trong phân loại cá.........................

24

Hình 3.1: Các lồi cá q hiếm ở khu vực hạ lưu nhà máy thủy điện Thác Mơ..................

31


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Vị trí khảo sát số 1.....................................................................................

17

Bảng 2.2

Vị trí khảo sát số 2.....................................................................................

17

Bảng 2.3

Vị trí khảo sát số 3.....................................................................................

18

Bảng 2.4


Vị trí khảo sát số 4.....................................................................................

18

Bảng 2.5

Vị trí khảo sát số 5.....................................................................................

19

Bảng 2.6

Dụng cụ và tần suất khảo sát cá..................................................................

19

Bảng 2.7

Vợt bắt cá lưới nhỏ(Brail Fishing net (BF net)...........................................

20

Bảng 2.8

Vợt bắt cá lưới lớn(Large Scrape net (LS net) ..........................................

20

Bảng 2.9


Lưới chài (Cast net) ...................................................................................

20

Bảng 2.10 Đăng cố định (Fixed net) ...........................................................................

21

Bảng 2.11 Lưới ba màn (Gill net) ...............................................................................

21

Bảng 2.12 Câu giăng (Line trap) .................................................................................

21

Bảng 2.13 Hộp bẫy cá (Box trap I) .............................................................................

22

Bảng 2.14 Hộp bẫy cá (Box trap II) ............................................................................

22

Bảng 3.1

Thành phần và sự phân bố của các loài cá ở khu vực khảo sát..................

26


Bảng 3.2

Danh mục thành phần loài cá ở khu vực khảo sát......................................

28

Bảng 3.3

Số lượng (SL) và tỷ lệ (%) của cá ở khu vực khảo sát...............................

30

Bảng 3.4

Các loài cá quý hiếm ở khu vực khảo sát...................................................

30

Bảng 3.5

Danh sách các lồi cá có tầm quan trọng ở khu vực khảo sát....................

31

Bảng 3.6

Kết quả ý kiến khảo sát................................................................................

34



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sản phẩm thực đạt được
1. Bài báo ( Tạp chí khoa học trường
ĐH Nguyễn Tất Thành)
2. Huấn luyện và đào tạo 01 sinh viên
(Đại học)

Sán phẩm đăng ký tại thuyết minh
1. Bài báo ( Tạp chí khoa học trường
ĐH Nguyễn Tất Thành)
2. Huấn luyện và đào tạo 01 sinh viên
(Đại học)

Thời gian đăng ký : Từ tháng 04/2018 đến tháng 04/2019
Thời gian nộp báo cáo: tháng 05/2019


MỞ ĐẦU
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, có hệ thống sơng suối khá
phong phú và trải đều. Trên địa bàn hiện nay có 3 cơng trình thuỷ điện là Thác Mơ, Cần
Đơn, Sork Phu Miêng và trên 60 cơng trình thuỷ lợi lớn nhỏ, các hồ đập và vùng trũng tự
nhiên với diện tích mặt nước khoảng 30.000 ha. Hệ thuỷ sản tự nhiên ở Bình Phước cũng
rất phong phú và đa dạng với trên 100 giống, lồi khác nhau, trong đó một số lồi mang
sắc thái bản địa có giá trị cao như cá lăng nha, chạch lấu, tôm càng xanh...
Nhà máy thủy điện Thác Mơ là một nhà máy thủy điện trên sông Bé, thuộc địa bàn xã Đức
Hạnh huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. Thủy điện Thác Mơ có cơng suất 150 MW với
2 tổ máy, khởi công xây dựng từ cuối năm 1991 và đi vào hoạt động từ giữa năm 1995.
Cơng trình Nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng nhằm mục đích khai thác tối đa hiệu

năng hồ chứa, với công suất của hai nhà máy đạt 225MW góp phần ổn định hệ thống điện
khu vực.

Hình 1. 1 Vị trí nhà máy thủy điện Thác Mơ
Tuy nhiên, các nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái khu vực.
Nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến mơi trường của dịng sơng bên dưới, có thể gây
ra tình trạng xối sạch lịng sơng và làm sạt lở bờ sơng, làm thay đổi số lượng cân bằng của
hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Ngoài ra, liên quan đến những vấn đề trên
còn xảy ra các hiện trạng như: đánh bắt cá trái phép, sử dụng các phương tiện và dụng cụ

1


đánh bắt gây ảnh hưởng lớn đến thành phần cá, tác động lớn đến hệ sinh thái cá. Những
công cụ đánh bắt tận diệt như chích lưới điện, sử dụng lưới mắt nhỏ để bắt toàn bộ cá là
những hành động trái phép. Tuy nhiên chưa có các biện pháp xử lí vi phạm chính đáng để
hạn chế và loại bỏ tình trạng này, dẫn đến nguồn lợi thuỷ sản hồ chứa trên địa bàn bị suy
giảm nghiêm trọng. Do đó, việc bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ chứa
trên địa bàn tỉnh hiện nay là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì cân bằng
mơi trường sinh thái đồng thời tạo công ăn, việc làm, thu nhập cho bộ phận ngư dân sinh
sống bằng nghề khai thác nguồn lợi thuỷ sản, góp phần ổn định cuộc sống, an sinh xã hội
và xố đói giảm nghèo.
Đề tài “Đánh giá hiện trạng cá cho hạ lưu nhà máy Thủy điện Thác Mơ” được thực hiện
nhằm đánh giá hiện trạng cá khu vực nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhà máy
thủy điện, đề xuất các biện pháp cải thiện phù hợp, bảo tồn và cải thiện hệ sinh thái cá và đưa
ra các gợi ý cho người dân về các loại cá có khả năng sinh sống cao, tăng sinh khối lượng và số
lượng nhanh, ít tốn kém và đồng thời mang lại giá trị về mặt kinh tế, cải thiện được cuộc sống
hiện tại tốt hơn.
Đề tài gồm 2 nội dung:
- Xác định sự phân bố và thành phần các loại cá khu vực hạ lưu nhà máy thủy điện Thác Mơ,

tỉnh Bình Phước.
- Xác định các ngun nhân chính gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cá trong khu vực hồ chứa
hiện nay.
Kết quả đạt được như sau:
- Đã xác định được 42 loài cá thuộc 18 họ trong 06 bộ khác nhau.
- Việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Mơ là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới sự
suy giảm về số lượng và chất lượng cá hiện nay tại khu vực hạ lưu nhà máy.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hệ sinh thái cá
1.1.1 Khái niệm hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ
sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô
sinh của mơi trường tạo thành một hệ thống hồn chỉnh và tương đối ổn định.
Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại:
+ Sinh vật sản xuất thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng hợp chất
hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là các loài
động vật ăn thực vật. Bậc 2 là các loài động vật ăn thịt,...
+ Sinh vật phân huỷ gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có chức năng
chính là phân huỷ xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho
thực vật.
Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân huỷ vật chất hữu cơ và năng
lượng. Vịng tuần hồn vật chất trong hệ sinh thái là vịng kín, cịn vịng tuần hồn năng
lượng là vòng hở. Như vậy, năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di
chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn. Trong q trình đó, năng lượng bị phát tán và

thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các nguyên tố hoá học tham gia vào quá trình tổng hợp chất
hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong môi trường.
1.1.2 Hệ sinh thái cá:
Hệ sinh thái cá bao gồm quần xã các loại cá và khu vực sống của chúng, trong đó chúng
tác động qua lại với các thành phần môi trường thủy sinh tạo nên một chu trình sống.
1.1.3 Hệ sinh thái nước ngọt:
Sinh vật của hệ sinh thái nước ngọt thích ứng với nồng độ muối thấp hơn nhiều so với sinh
vật nước mặn (0,05-5‰), độ đa dạng cũng thấp hơn. Các hệ sinh thái nước ngọt có thể chia
thành các hệ sinh thái nước đứng (ao hồ, đầm lầy) và các hệ sinh thái nước chảy (sông,
suối).
a) Hệ sinh thái nước đứng :

3


Các vực nước đứng càng có kích thước nhỏ bao nhiêu càng ít ổn định bấy nhiêu: nắng hạn
kéo dài chúng dễ bị khô cạn, độ mặn tăng; khi mưa nhiều, chúng dễ bị ngập nước, chỉ một
chút ô nhiễm là đã có thể gây hại cho cả quần xã… Nhiệt độ nước thay đổi phụ thuộc khá
chặt vào nhiệt độ khơng khí. Trong nhiều trường hợp sự phân hủy lớp lá mục ở đáy tạo ra
nhiệt độ cao làm nước có màu sẫm.
Hệ sinh thái đầm khác ao ở chỗ: ao nông hơn hồ nên dễ bị ảnh hưởng của ngoại cảnh hơn.
Nhiều khi chúng bị khô hạn theo mùa, sinh vật ở đây có khả năng chịu khơ hạn và nồng độ
muối tăng, nếu không chúng phải di cư sang các vực nước khác hay sống tiềm sinh. Ánh
sáng vấn có khả năng xâm nhập xuống đáy ao và đầm nên ở vùng bờ thường có các lồi
cây thủy sinh có rễ ăn đến đáy; cịn ở trên mặt nước thường có các lồi thực vật nổi (các
loại bèo). Thực vật trở thành nơi ở và thức ăn của động vật. Trong các tầng nước, nhiệt độ
và lượng muối khoáng được phân bố đều nhờ tác dụng của gió. Nhiệt độ và ánh sáng ảnh
hưởng tới nồng độ các chất khí hịa tan, tới cường độ quang hợp . Động vật ở đây có động
vật nổi, động vật đáy và động vật tự bơi.
Hệ sinh thái hố khác ao, đầm ở độ sâu: ánh sáng chỉ chiếu được vào tầng nước mặt, do đó

vực nước được chia thành 2 lớp:
+ Lớp nước trên được chiếu sáng nên thực vật nổi phong phú, nồng độ oxy cao, sự thải
khí oxy trong quá trình quang hợp và nhiệt độ của lớp nước trên thay đôi phụ thuộc vào
nhiệt độ không khí.
+ Lớp nước dưới thiếu ánh sáng, nhiệt độ ổn định (40C), nồng độ oxy thấp, nhất là
trong trường hợp có sự lên men các chất hữu cơ tầng đáy.
b) Hệ sinh thái nước chảy :
Đặc điểm quan trọng của sơng là chế độ nước chảy, do đó mà chế độ nhiệt, muối khống
nhìn chung đồng đều nhưng thay đổi theo mùa. Các quần xã thủy sinh vật ở đây có thành
phần khơng đồng nhất, thay đổi theo vị trí của sơng trong tồn lưu vực (thượng lưu, trung
lưu và hạ lưu) Thành phần lồi mang tính pha tạp cao do nhiều loài ngoại lai từ các thủy
vực khác du nhập vào. Ở các con sơng có dịng chảy mạnh, nhiệt độ nước thấp, nồng độ
oxy cao, số loài thực vật ít, động vật nổi khơng phát triển, nhưng có những loài cá bơi giỏi;
sinh vật đáy phát triển, hệ rễ bám chặt vào đáy như rong mái chèo, hoặc phát triển mạnh cơ
quan bám.
Ở vùng hạ lưu, nước chảy chậm hơn, hệ thực vật phát triển phong phú với nhiều lồi thực
vật có hoa, động vật nổi xuất hiện nhiều giống như ở ao hồ. Ở đáy bùn của sơng có trai,
giun ít tơ, các lồi các bơi giỏi được thay thế bằng các lồi các có nhu cầu oxy thấp. Ví dụ
ở thượng lưu sơng Hồng Có những lồi cá bơi giỏi có nhu cầu oxy cao đặc trưng cho vùng
núi như cá sinh, cá chát, cá lòa…; còn ở vùng hạ lưu, khu hệ cá gồm những loài phổ biến

4


của miền đồng bằng như chép, mè, diếc… và vài lồi cá di cư từ biểnKhoa học mơi trường
vào theo mùa như cá mịi, cá cháy… Một số lồi phân bố rộng từ thượng nguồn tới miền
của sông như cá mương, cá măng, cá nheo…
Quần xã thủy sinh vật của suối thường giống với sinh vật của thượng lưu sông về cả thành
phần loài và số lượng.
1.2 Giới thiệu lưu vực của sông Bé

1.2.1 Giới thiệu
Sông Bé là một con sơng chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Sông
được bắt nguồn từ hồ Thác Mơ, thị xã Phước Long, Bình Phước. Từ đây sơng chảy theo
hướng tây bắc đến xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp đổi theo hướng tây nam, chảy đến địa
phận xã Bình Thắng, Bù Gia Mập sông đổi theo hướng nam. Sông tiếp tục chảy đến
huyện Phú Giáo, Bình Dương thì đổi sang hướng đông nam và đổ vào sông Đồng Nai tại
nhà máy thủy điện Trị An cách hồ Trị An khoảng 2 km về hướng tây.
Sơng có chiều dài khoảng 350 km, chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Bù
Gia Mập và Bù Đốp, Bù Gia Mập và Lộc Ninh, Phú Riềng và Lộc Ninh, Phú Riềng và
Hớn Quản, Đồng Phú và Chơn Thành, Chơn Thành và Đồng Xồi, Chơn Thành và Phú
Giáo (Bình Dương). Bình Dương thì có Phú Giáo và Bắc Tân Un, Bắc Tân Un và
Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Sơng Bé có hai chi lưu lớn là Dak Lap và Dak Glum (phân bố ở phía đơng bắc thị
trấnPhước Long) với hướng chảy về phía tây nam gần như song song với nhau. Sơng
chính (tínhtheo nhánh Dak Glum) có chiều dài 331km, bắt nguồn từ cao nguyên Xnarô
(cao trên 950m) và đổ vào sông Đồng Nai ở Hiếu Liêm. Tổng diện tích lưu vực là
7563km2, trong đó diện tích thuộc tỉnh Bình Phước là 5034km2, Đắk Lắc 960.2km2, Bình
Dương 818.3km2, Đồng Nai 550.7 km2. Lưu vực sông Bé nằm trong tọa độ 11o04'43” 12o20'51” vĩ độ Bắc, 106o34'54” - l07o31’01” kinh độ Đông.
1.2.2 Lưu vực:
Sông Bé là một phụ lưu lớn của hệ thống sông Đồng Nai, với diện tích lưu vực 7.650 km 2,
nằm trên địa bàn các tỉnh Đắc Nơng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và một phần nhỏ
ở thượng lưu thuộc Campuchia. Lưu vực sơng Bé có nguồn nước dồi dào, với lưu lượng
dịng chảy trung bình hàng năm trên lưu vực là 251,4 m3/s và tổng lượng nước mặt hàng
năm trên lưu vực nhận được khoảng 7.929,45 triệu m3.
Lưu vực sơng Bé được đánh giá là có nguồn nước dồi dào nhất trong các lưu vực thuộc hệ
thống sông Đồng Nai. Theo kết quả tính tốn, tổng lượng nước tưới, sinh hoạt, công

5



nghiệp đến năm 2010 chiếm khoảng 23,5% và năm 2020 chiếm khoảng 35% tổng lượng
nước năm. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ. Nhu cầu dùng nước ngày
một tăng cùng với sự phân bổ nước không đều và u cầu duy trì dịng chảy mơi trường đã
khiến vấn đề quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Bé trở nên vô cùng cấp thiết.
Lưu vực sông Bé là một phụ lưu của lưu vực sông Đồng Nai chảy qua địa phận các tỉnh
Đắc Nơng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và một phần Campuchia. Vai trị cung cấp
nguồn nước của lưu vực Sông Bé cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân
rất quan trọng.
Theo Phân viện Khí tượng Thủy văn và Mơi trường phía Nam (Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường), mức tăng nhu cầu nước lớn nhất trên lưu vực sơng Bé là thời kỳ
2010, khi hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư tập trung của Bình Dương và
Bình Phước. Tại vùng thượng lưu như Thác Mơ, Cần Đơn chỉ xảy ra thiếu nước vào những
năm khơ hạn. Cịn khu thiếu nước nghiêm trọng nhất là vùng Srock Phu Miêng, thiếu nước
từ tháng 3 đến tháng 5, cao điểm là tháng 4. Đặc biệt xét trường hợp lượng mưa giảm 510% do biến đổi khí hậu, mức đảm bảo cung cấp nước cho khu vực này chỉ đạt 65-80%.
(Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2017)
1.3 Nhà máy thủy điện Thác Mơ:
1.3.1 Lịch sử hình thành:
Cơng ty cổ phần thủy điện Thác Mơ tiền thân là Nhà máy thủy điện Thác Mơ thành lập
theo Quyết định số 361/NL-TCCB-LĐ ngày 11/6/94 của Bộ Năng lượng, nhiệm vụ chính
là quản lý và vận hành Cơng trình thủy điện Thác Mơ.
Từ ngày 01/01/2008 chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tên giao dịch là
Cơng ty cổ phần thuỷ điện Thác Mơ.
Cơng trình thủy điện Thác Mơ nằm trên thượng nguồn sông Bé, thuộc địa phận 3 huyện,
thị (thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập) tỉnh Bình Phước, Cơng
trình cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Nam 170 km, đây là bậc thang trên cùng
của tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sông Bé.
Cơng trình thủy điện Thác Mơ nằm trên thượng nguồn sông Bé, thuộc địa phận 3 huyện,
thị (thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập) tỉnh Bình Phước, Cơng
trình cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Nam 170 km, đây là bậc thang trên cùng
của tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sơng Bé. Nhiệm vụ chủ yếu của Cơng

trình thủy điện Thác Mơ là cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam ở giai đoạn 19952000 và đến nay thì đã được hịa vào lưới điện của Quốc gia, với công suất lắp máy 150
MW và công suất đảm bảo 50-55MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 600 triệu

6


kW.h. Ngoài ra, chế độ điều tiết của Nhà máy thủy điện Thác Mơ sẽ tạo nguồn nước cho
tưới tiêu và sinh hoạt đối với khu vực hạ du sông Bé - Phước Hịa - Thành phố Hồ Chí
Minh, với lưu lượng mùa khô 56m3/s.
1.3.2 Nhiệm vụ của nhà máy thủy điện:
Nhiệm vụ của Hồ chứa thủy điện Thác Mơ là điều tiết dòng chảy hàng năm và phát điện
cung cấp điện năng cho Hệ thống điện Quốc gia, với công suất lắp máy 150MW và công
suất đảm bảo 50 ÷ 55MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 600*106 KWh. Kết
hợp cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh ở hạ du dọc sông Bé - Đồng
Nai – Tp Hồ Chí Minh về lâu dài.
1.3.3 Mở rộng nhà máy thủy điện:
Dự án Nhà máy thủy điện Thác Mơ mở rộng khởi công từ ngày 1-7-2014, được xây dựng
trên địa bàn huyện Bù Gia Mập và huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Dự án có cơng
suất 75 MW (1 tổ máy), do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Sau khi
Dự án hoàn thành nâng công suất của NMTĐ Thác Mơ lên 225 MW.
Sau 3 năm kể ngày khởi cơng cơng trình chính, với sự chỉ đạo sát sao của chủ đầu tư và
quá trình nỗ lực làm việc hiệu quả, trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, nhà thầu, dự án đã
hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Việc hòa đồng bộ kịp thời dự án NMTĐ Thác Mơ mở rộng
đóng góp cho lưới điện Quốc gia sản lượng khoảng 52 triệu kWh mỗi năm. Tổng mức đầu
tư là 1.558,924 tỷ đồng, trong đó 85% nguồn vốn vay ODA do Chính phủ Nhật Bản tài trợ,
15% vốn đối ứng trong nước.
Một số mốc tiến độ chính của dự án đã đạt được theo quy định của hợp đồng: Khởi cơng
cơng trình vào ngày 5-7-2014; hoàn thành mốc C10 – hoàn thành tuyến năng lượng đủ
điều kiện để nạp nước tuyến năng lượng ngày 15-5-2017 – đáp ứng tiến độ và ngày 11-72017, hịa đồng bộ thành cơng vào lưới điện quốc gia. Bắt đầu chạy thử thách từ ngày 157-2017 và hoàn thành ngày 14-8-2017.
1.3.4 Tác động giữa nhà máy thủy điện và hệ sinh thái:

Trong quá trình xây dựng: hệ sinh thái nước cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình thi cơng các
hạng mục cơng trình đặc biệt là thi cơng các đập, một lượng đất đá rất lớn đổ vào sơng để
chặn dịng, ngay sau đó dịng chảy bị chặn lại, và khô kiệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các
lồi thủy sinh khu vực hạ du đập. Q trình xây dựng làm tăng quá mức lượng bùn cát
trong sông làm cho nước rất đục, giảm khả năng tìm kiếm thức ăn của cá.
Khi hồ chứa hoàn thành: việc di chuyển của cá từ dưới đập lên sẽ bị cắt đứt, những lồi cá
ưa đẻ ở nước chảy khơng cịn nữa. Tuy vậy do hồ chứa được lưu thông với thượng nguồn
nên các loài thủy sinh sẽ di chuyển lên phía trên. Hồ chứa nước sẽ là một thủy vực cho

7


nhiều loài thủy sinh ưa nước tĩnh. Trong những năm đầu loài sinh vật phù du phát triển
mạnh, nguồn thức ăn dồi dào, các loài cá chép ưa nước tĩnh phát triển. Ngoài việc khai thác
cá tự nhiên từ hồ, chúng ta có thể ni cá theo các hình thức: nuôi cá lồng, nuôi cá trong
các eo vịnh – dùng đăng chắn (theo mùa), thả cá giống vào hồ để bổ sung đàn cá tự nhiên
đặc biệt vào những năm đầu.
Nhiều cơng trình thủy điện, để tạo đầu nướclớn, nâng cao hiệu quả phát điện đã dùng kênh
dẫn hay đường ống áp lực dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thủy điện, nên đoạn sông từ
đập đến nhà máy khơng có nước trở thành một đoạn sơng chết có chiều dài từ vài km đến
hàng chục km ngay sau tuyến đập chính. Ví dụ: sau thủy điện Đồng Nai 3, đoạn sơng dài
1000 m sau đập có lưu lượng Q ≈ 0,khơng có nhập lưu nào đáng kể, thành đoạn sông
“khô” từ tháng 11 đến tháng 3. Bên cạnh đó, nhiều cơng trình thủy điện điều tiết ngày đêm
tạo ra một số giờ tích, một số giờ xả nước gây nên những thời đoạn sơng khơ nước trong
ngày, dịng chảy không lưu thông ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, cuộc sống những
người sinh kế trên sơng khó khăn. Ví dụ:
+ Thủy điện Đồng Nai 4 theo chế độ điều tiết ngày đêm, tạo ra 12 giờ đóng cửa tích nước,
hạ lưu mất nước.
+ Thủy điện Bnkp điều tiết ngày đêm gâyảnh hưởng tới ba thác ở hạ lưu là thác Dray
Sap(thác Draynur); thác Gia Long; thác Trinh Nữ.

+ Thủy điện Srêpôk 3 + Drayling +Srêpôk 4 đều là đập dâng điều tiết ngày đêm, chưa có
hồ điều tiết mùa ở cuối cửa sông.
+ Thủy điện Sêsan III, Sêsan IIIA đều là điều tiết ngày đêm gây ảnh hưởng đến dòng chảy
đoạn hạ lưu giữa hai trạm thủy điện.
Trong quá trình vận hành, đặc biệt là mùa cạn, để tăng cường lượng điện do chủ yếu chú ý
đến sản lượng điện, nhiều hồ chứa thủy điện tăng cường việc tích nước để dự trữ phát điện,
nên lượng nước xả xuống hạ lưu không đáng kể, đôi khi ngừng hồn tồn. Từ đó, gây ảnh
hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác ở hạ du như cấp
nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông, thủy sản,... đồng thời làm biến đổi chế độ dịng chảy
và suy thối hệ sinh thái thủy sinh.
Các nhà máy thủy điện như An Khê – Kanak chuyển nước từ sông Ba qua sông Kone, thủy
điện Đa Nhim và Đại Ninh chuyển nước từ sông Đồng Nai sang sông Cái Phan Rang và
sông Lũy,Thượng Kon Tum chuyển nước từ sông Đắk Bla (Kon Tum) sang sông Trà Khúc
(Quảng Ngãi) chỉ tính đến hiệu quả thủy điện, cấp nước song chưa tính đến hệ lụy nước
mặn xâm nhập sâu vào sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, hệ lụy gây ra đoạn sông khô ở hạ
lưu đập, gây ảnh hưởng tới môi trường, sinh thái cũng như việc khai thác sử dụng nước.

8


Việc chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác, nếu khơng có sự đồng thuận ngay từ
đầu sẽ gây ra những mâu thuẫn giữa các địa phương.
Bất kỳ một cơng trình thủy lợi, thủy điện nào khi xây dựng cũng có tác động đến mơi
trường sinh thái lưu vực sông. Việc vận hành các hồ thủy điện, các đập dâng sẽ làm thay
đổi chế độ dòng chảy tự nhiên. Mức độ tác động là tùy thuộc vào cách vận hành cơng trình.
Khi dịng chảy tự nhiên của một dịng sơng đã bị thay đổi, hệ sinh thái trong lưu vực sông
cũng bị ảnh hưởng. Để đánh giá đúng tác động của các hồ, đập cần có một phân tích chi
tiết về tất cả các yếu tố, bao gồm cả tích cực và tiêu cực mà khó hoặc khơng thể xác định
được.
Tác động tích cực:

Các hồ chứa: Tác động tích cực chính của các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia
– Thu Bồn là cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội của
vùng. Ngoài ra các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn cịn có tác động
tích cực như điều tiết dịng chảy sông, giảm lũ lụt thời kỳ cao điểm và tăng lưu lượng sơng
trong mùa khơ. Với tổng dung tích 2 tỷ m3 của các hồ chứa đã, đang và sẽ được xây dựng
trên lưu vực sẽ góp phần vào việc bổ sung nước ngầm để đảm bảo khai thác và cung cấp
nước sinh hoạt cho người dân cũng như ổn định điều kiện địa chất nền.
Các đập dâng: các đập dâng tại hạ lưu của lưu vực Vu Gia – Thu Bồn có tác động ngăn
mặn, giữ ngọt và nâng cao đầu nước phục vụ cho các nhu cầu cấp nước và sinh hoạt. Từ đó
mở rộng được diện tích gieo trồng cũng như nâng cao năng suất của các loại cây trồng
trong vùng.
Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận, các hồ chứa, đập dâng cũng gây nhiều bất lợi,
làm ảnh hưởng đến chế độ dịng chảy, hệ sinh thái và mơi trường. Một số hệ quả có thể bao
gồm như sau:
* Trong mùa lũ:
Các cơng trình hồ chứa và đập dâng trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn có ảnh hưởng rất lớn
đến chế độ dịng chảy lũ của lưu vực sơng, làm tăng lưu lượng đỉnh lũ, tăng thời gian ngập
cũng như phân bố lại dòng chảy giữa hai lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Cụ thể như sau:
+ Gây ra lũ chồng (lũ nhân tạo)
Trong mùa lũ, các hồ chứa trên lưu vực hiện cịn thiếu quy trình vận hành và phối hợp. Vì
vậy trong nhiều trường hợp khi đỉnh lũ xuất hiện ở vùng hạ du, nhưng ở thượng nguồn, để
đảm bảo an toàn của hồ chứa, đập và các cơng trình thủy lợi, các hồ chứa buộc phải xả lũ
liên tục. Điều đó đã gây ra hiện tượng lũ chồng lũ (lũ nhân tạo). Hiện tượng này làm gia
tăng mực nước vùng hạ lưu, tăng độ sâu ngập, thời gian ngập kéo dài. Bên cạnh đó, tất cả

9


các hồ chứa phát điện trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn đều khơng có dung tích phịng lũ, do

đó khi lũ thượng lưu đến, dịng chảy lũ sẽ trữ trong hồ chứa cho đến khi mực nước đạt mực
nước dâng bình thường. Sau đó, các hồ chứa sẽ xả lũ với lưu lượng tương đương với lưu
lượng lũ đến. Như vậy, mực nước hạ lưu của hồ chứa thay đổi đột ngột gây ngập lụt và xỏi
lở bờ sơng vùng hạ lưu.
+ Biến đổi sự phân bố dịng chảy lũ giữa hai lưu vực sông
Trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn, các đập dâng lớn vùng hạ du có ảnh hưởng khơng nhỏ tới
việc phân phối lại chế độ dòng chảy lũ giữa hai lưu vực Vu Gia và Thu Bồn. Kết quả làm
phân phối lại thời gian cũng như diện tích ngập úng của các vùng. Để làm rõ hơn về vấn đề
này chúng tôi lựa chọn hai trận lũ tương tự nhau, một vào giai đoạn trước và một vào giai
đoạn sau khi thực hiện dự án cải tạo các đập dâng.
* Gây biến động, thay đổi dịng chảy mùa kiệt
Hiện tượng mực nước sơng thay đổi trên hệ thống sơng với các cơng trình điều tiết phụ
thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo nên việc giải thích nó cần có mơ hình thủy lực
đủ chi tiết giúp mơ phỏng hoạt động của hệ thống. Tuy nhiên, mực nước hạ lưu sông Vu
Gia tăng cao trong khi mực nước sông Thu Bồn giảm có thể được giải thích bằng giả thiết
cho rằng hoạt động của các cống tại các đập dâng đã làm tăng lưu lượng nước chảy xuống
hạ lưu sông Vu Gia, qua đó làm giảm lưu lượng nước chảy từ Vu Gia sang Thu Bồn.
Nếu giả thiết này là đúng thì việc nâng cấp các đập dâng với mục đích ngăn nước sông Vu
Gia hoặc không thật sự cần thiết hoặc các đập dâng đã hoạt động theo hướng ngược lại so
với mục đích đặt ra tức thay vì ngăn nước lại xả nhiều nước hơn.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả phát điện, nhiều hồ thủy điện đã sử dụng nhiều biện
pháp nhằm nâng cao cột nước thủy năng như tăng dung tích trữ nước cho phát điện, xây
dựng các đoạn kênh dẫn hoặc đường ống áp lực khá dài chuyển nước từ hồ chứa đến nhà
máy thủy điện và nghiêm trọng hơn là sự chuyển nước giữa các lưu vực sơng trong q
trình phát điện. Hậu quả là các đoạn sông từ đập đến nhà máy thủy điện gần như khô kiệt
và trở thành một con sông chết. Chiều dài của các sông chết khác nhau từ vài đến hàng
chục km. Ví dụ, thủy điện Sơng Bung có 3,5 km kênh dẫn, hồ chứa Sơng Tranh có 7km
kênh dẫn hoặc hồ chứa DakMi 4 có 2,1 km kênh dẫn. Những tác động này gây hệ lụy
không nhỏ đến xã hội và môi trường, sinh thái lưu vực sông như làm tăng nguy cơ xâm
nhập mặn, hủy hoại môi trường sinh thái vùng hạ lưu và đặc biệt là gây cẳng thẳng, xung

đột về nước giữa các ngành và chính quyền địa phương…
* Gây xói lở bờ sơng ở hạ lưu
Sau khi xây dựng đập, một khối lượng lớn bùn cát tích lũy lại trong lịng hồ chứa (80%
tổng lượng bùn cát đến hồ chứa) và tại các đập dâng. Bên cạnh đó, các cơng trình hồ chứa

10


và đập dâng làm biến đổi dòng chảy, làm gia tăng chênh lệch mực nước giữa thượng, hạ
lưu cơng trình và giữa hai sông Vu Gia - Thu Bồn đặc biệt là trong mùa lũ làm tăng lượng
nước chuyển từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn qua ngã ba sông Quảng Huế tăng từ 20%
đến 40%.
1.4 Các tài liệu, cơng trình nghiên cứu
Báo cáo “Về hệ thống phân loại trong nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam” Nguyễn Văn
Hảo, Võ Văn Bình – Viện Nghiên cứu ni trồng thủy sản I, cho biết trên thế giới có 2 hệ
thống phân loại cá được sử dụng nhiều nhất là Lindberg (1971) và Eschmeyer (1998).
Nghiên cứu “Hiện trạng thành phần loài và mật độ trứng cá – cá con ở vùng biển Việt
Nam” của các tác giả Phạm Quốc Huy, Đào Thị Liên, Vũ Thị Hậu, Nguyễn Viết Nghĩa
Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ năm 2014 cho thấy vùng biển ven bờ và xung
quanh các đảo lớn là những khu tập trung của nhiều loại cá, có điều kiện môi trường thuận
lợi cho con non sinh sống và phát triển. Thành phần loài trứng cá – cá con ở vùng biển
Việt Nam rất đa dạng: mùa gió Đơng Bắc bắt gặp 79 giống, 64 lồi/nhóm thuộc 61 họ;
mùa gió Tây Nam xuất hiện 87 lồi/nhóm thuộc 69 giống và 55 họ.
Đề tài “Hiện trạng khai thác cá ở một số hồ chứa nhỏ thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Phước”
của các tác giả Lâm Ngọc Châu, Nguyễn Phú Hòa, Lê Thanh Hùng, Vũ Cẩm Lương khoa
Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ” được tiến hành với sự tài trợ kinh phí từ
dự án Aqua Fish CRSP năm 2011. Đề tài đã khảo sát trên 8 hồ chứa. Kết quả ghi nhận có
15 loại ngư cụ được sử dụng khai thác chủ yếu là các loại ngư cụ thơ sơ, dễ sử dụng và di
chuyển, ngồi ra cũng còn một số loại ngư cụ cấm vẫn được sử dụng tự do ở các hồ chứa
có sự quản lý khai thác kém. Tỉ lệ cá khai thác ở hồ chứa ni cá tập trung chủ yếu là

nhóm cá ni (cá ngoại lai) với các lồi cơ bản như cá Mè trắng, Mè hoa, Chép, Trắm cỏ,
Rô phi…chiếm từ 90 đến 95,67% so với nhóm cá tự nhiên hồ chứa. Trong khi đó, ở hồ
chứa ni cá theo Tổ cộng đồng và hồ chứa không quả lý nuôi cá, tỉ lệ cá ngoại lai được
khai thác đều cao hơn 50% so với tỉ lệ cá tự nhiên trong đó đáng chú ý nhất là nhóm cá Rơ
phi ln chiếm tỉ lệ cao so với các loài cá khác khai thác được.
Nghiên cứu “Đa dạng thành phần loài cá ở sông Rào Cái, tỉnh Hà Tĩnh”của tác giả Võ Văn
Phú, Biện Văn Quyền- Hội Nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần
thứ 6, thu mẫu liên tục từ tháng 01/2013 đến tháng 5/2014 tại 10 điểm khác
nhau trên sông, bằng cách đánh bắt trực tiếp và mua cá của ngư dân ven sông. Tổng số
mẫu lưu trữ là 420 cá thể, mẫu được đính kèm etyket và bảo quản trong dung dịch formol

11


4%. Tác giả tiến hành phân tích, định loại các lồi cá bằng phương pháp so sánh hình thái,
chủ yếu dựa vào khố định loại của Mai Đình n (1978), Nguyễn Khắc Hường (1991),
Rainboth (1996), NguyễnVăn Hảo (2005), Kottelas (2006),... Trình tự các bộ, họ, giống,
lồi được sắp xếp theo hệ thống phân loại của FAO (1998), Eschermeyer (2005). Đã xác
định được 103 loài cá thuộc 76 giống của 38 họ trong 12 bộ khác nhau. Trong tổng số 103
loài cá ở sơng Rào Cái, có 19 lồi cá cho sản lượng cao và khai thác liên tục qua các tháng
trong năm, được xếp vào những lồi có giá trị kinh tế của vùng. Đặc biệt ở khu hệ cũng có
04 lồi cá q hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), bậc VU – Sẽ nguy cấp.
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây,
Hà Nội”, Trần Thị Xuân, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, 2013 đã điều tra, đánh giá
hiện trạng đa dạng thành phần loài sinh vật; Xác định chỉ số đa dạng lồi của các nhóm
sinh vật ở Hồ Tây và phân tích ngun nhân dẫn đến sự ơ nhiễm mơi trường nước và giảm
đa dạng thành phần loài của Hồ Tây. Có thể nhận thấy q trình đơ thị hóa làm chất lượng
nước của hồ ngày càng suy giảm, làm biến đổi thành phần loài và khu hệ sinh vật của Hồ
Tây. Ngồi ra, biến đổi khí hậu với hạn hán và lũ lụt bất thường đang ảnh hưởng rất lớn tới
sự đa dạng sinh học của các loài sinh sống trong hồ. Nhiều loài đặc hữu của hồ đã mất đi,

xuất hiện một số loài ngoại lai mới, gây đe dọa đến bảo tồn sinh học.
Báo cáo “Tác động của các cơng trình hồ, đập đối với dịng chảy trên lưu vực sông Vu Gia
- Thu Bồn”, Dương Quốc Huy, Nguyễn Tùng Phong, Trần Đăng, Nguyễn Văn Duy Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc, tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi số 19 – 2013,
Bài báo tổng hợp kết quả nghiên cứu, phân tích các tác động của hệ thống hồ, đập trên lưu
vực sông Vu Gia – Thu Bồn tới chế độ dòng chảy. Nghiên cứu là cơ sở khoa học cho đề
xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên
nước trong vùng.
Đề tài “Đập thủy điện – Nhân tố làm trầm trọng thêm tác động biến đổi khí hậu ” của Lê
Diên Dực và Hàn Tuyết Mai thuộc Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại
học quốc gia Hà Nội báo cáo, khuyến cáo để các lãnh đạo đưa ra quyết định hủy bỏ các dự
án nhà máy thủy điện hư hại trong thời gian sớm nhất.
Đề tài “Đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Thác Mơ sau 9 năm hoạt
động” của Nguyễn Khắc Cường (khoa kỹ thuật xây dựng, trường đại học Bách khoa
TP.HCM) kết luận và đánh giá tóm tắt những tác động tiêu cực và tích cực đến mơi trường tự
nhiên và xã hội của nhà máy thủy điện Thác Mơ sau 9 năm hoạt động.

12


Đề tài “Tác động môi trường của các nhà máy thủy điện nhỏ - Nghiên cứu điểm của Borås
Energi và các nhà máy thủy điện Miljö ” của Maria Steinmetz và Nathalie Sundqvist phân
tích cho thấy tác động của thủy điện lên môi trường phức tạp như thế nào và có cả những
tác động trực tiếp và gián tiếp đến các loài sống trong các khu vực xung quanh các nhà
máy thủy điện.
Bài báo “Giá trị môi trường của các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ tại các địa điểm :
Nghiên cứu điển hình ở Ý” của Marianna Rotilio , Chiara Marchionni và Pierluigi De
Berardinis dự định giải quyết các vấn đề về thủy điện nhỏ, ngoài việc cung cấp sản xuất
năng lượng tái tạo, đảm bảo một tác động môi trường hạn chế ngay cả trong bối cảnh nhạy
cảm với các giá trị cảnh quan cao, bằng cách xây dựng một phương pháp nghiên cứu làm
cho những can thiệp này tương thích với chúng.

Các báo cáo trước đây đã phân tích thành phần lồi cá ở một số khu vực điển hình, đánh
giá tác động của các nhà máy thủy điện trên Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên
chưa có nghiên cứu đi sâu vào tình hình hệ sinh thái cá ở các lưu vực nhà máy thủy điện.
Vì vậy đề tài "Đánh giá hiện trạng sinh thái cá cho hạ lưu nhà máy thủy điện Thác Mơ"
được thực hiện nhằm đánh giá tổng quát về hệ sinh thái cá ở khu vực hạ lưu, đồng thời xác
định tác động của nhà máy thủy điện gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cá.

13


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Xác định sự phân bố và thành phần các loại cá khu vực hạ lưu nhà máy thủy điện
Thác Mơ, tỉnh Bình Phước.
Cơng việc 1: Thu thập dữ liệu
+ Từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả
thuyết.
+ Kết quả dự kiến: Thành phần, độ thường gặp và sự phân bố của các loài cá ở khu vực
khảo sát
Công việc 2: Khảo sát thực địa
+ Thu thập mẫu cá bằng việc đánh bắt trực tiếp, sử dụng hình thức câu cá phổ biến, câu cá
trực tiếp đồng thời quan sát, đánh giá hiện trạng cá của các khu vực nghiên cứu.
+ Thu thập mẫu cá thông qua việc tham gia cùng các ngư dân đang đi thu hoạch cá bằng các
biện pháp đơn giản như kéo lưới, hoặc lưới đã thả sẵn tại khu vực.
+ Kết quả dự kiến: Xác định, nhận dạng các mẫu cá từ q trình khảo sát, đánh bắt.
Cơng việc 3: Định danh cá: sử dụng “Hệ thống phân loại cá”, là một hệ thống gồm các cấp
phân loại từ thấp đến cao: giới, ngành, lớp, bộ, họ, giống, loài. Trong đó, lồi được xem là
cấp phân loại cơ bản nhất.
+ Kết quả dự kiến: Phân loại và định loại cá
Nội dung 2: Xác định các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cá trong khu vực

hạ lưu hiện nay.
Công việc 1: Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn nhanh và sử dụng
bảng câu hỏi.
+ Kết quả dự kiến: Dữ liệu sau khi thu thập

Cơng việc 2: Phân tích dữ liệu và đưa ra giả thuyết về nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng
hệ sinh thái cá.
+ Kết quả dự kiến: Xác định các nguyên nhân

2.2 Thời gian và địa điểm thực hiện
- Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 4/2019.
- Công tác thu số liệu, khảo sát thực địa, định danh, phỏng vấn người dân...được thực hiện ở
các điểm khu vực hạ lưu nhà máy thủy điện Thác Mơ, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, thị
xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

14


- Cơng tác nhập, xử lý phân tích số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại Khoa Công nghệ
sinh học và Môi trường, Trường đại học Nguyễn Tất Thành. (Địa chỉ: 2374 quốc lộ 1A,
phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM)
- Nguồn dữ liệu được cung cấp tại Trung tâm Kiểm định công nghiệp II thuộc Cục Kỹ
thuật an tồn và Mơi trường cơng nghiệp – Bộ Cơng Thương. (Địa chỉ: Tịa nhà Bộ Cơng
Thương, số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đakao, Quận 1, TP.HCM)
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa:
2.3.1.1 Công tác khảo sát thực địa, định danh, phỏng vấn người dân được tiến hành vào 2 đợt:
- Mùa mưa: tháng 7/2018 (từ ngày 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 2018);
Mùa khô: tháng 3/2019 (từ ngày 2 đến ngày 16 tháng 3 năm 2019)
- Thu thập mẫu cá bằng việc đánh bắt trực tiếp, sử dụng hình thức câu cá phổ biến, câu cá trực

tiếp đồng thời quan sát, đánh giá hiện trạng cá của các khu vực nghiên cứu.
- Thu thập mẫu cá thông qua việc tham gia cùng các ngư dân đang đi thu hoạch cá bằng các
biện pháp đơn giản như kéo lưới, hoặc lưới đã thả sẵn tại khu vực.
2.3.1.2 Quy trình đánh bắt cá:
Bước 1: Chọn điểm đánh bắt phù hợp theo từng địa hình, dịng nước xung quanh khu vực
đã chọn trên bản đồ
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ phù hợp cho từng khu vực, địa hình, thời điểm cần đánh bắt
Bước 3: Sử dụng vợt và dụng cụ đánh bắt cá phù hợp, chủ yếu bước đầu là bắt cá để tìm
được khu vực có khả năng có mật độ cá nhiều
Bước 4: Dùng lưới dạng quăng chài để bắt dọc theo xung quanh và gần bờ
Bước 5: Dùng các dụng cụ phù hợp cho việc định danh và phân tích cá tại chỗ, chủ yếu là
các loại cá con, cá nhỏ: dùng rây múc bùn sàn để bắt cá nhỏ, dùng khay, thước để đo.
Bước 6: Sau khi đánh bắt sơ bộ và định danh xong, sẽ bắt đầu đi đặt lưới, đặt đăng qua
đêm để bắt cá lớn hơn và nhiều loại hơn
Đặt giăng câu, đăng và lưới ba màng ở vùng gần bờ đã được khoanh vùng xác định ở vùng
hồ có mặt nước tĩnh và tiếp xúc với các rạch sông.
Đặt lưới 3 màng theo chiều rộng của hồ ở vùng nước có dịng chảy nhẹ, yếu.
Bước 7: Đo pH, nhiệt độ của nước ngay khu vực đã lựa chọn. Chọn nhiệt độ khơng khí
bình thường ngay khu vực và thời điểm đang tiến hành. Vẽ lại sơ đồ khu vực đánh bắt và
điểm các loại lưới đã được đặt
Bước 8: Sáng hơm sau quay lại và thu tồn bộ các mắt lưới đã đặt vào đêm trước, sau đó
mang đi định danh toàn bộ các loại cá bắt được
Bước 9: Lấy thông tin người dân, ngư dân địa phương sống gần khu vực đã chọn

15


2.3.1.3 Vị trí đánh bắt cá:
Khảo sát và đánh bắt tại 05 vị trí như hình 2.1


Hình 2.1 Các vị trí đánh bắt cá

16


Bảng 2.1 Vị trí khảo sát số 1
Vị trí số 1 (St1): Miệng cửa xả của nhà máy thủy điện Thác Mơ
- Khi nhà máy hoạt động: nước chảy mạnh.
Khi nhà máy ngừng hoạt động: nước
đứng, khu vực khảo sát trở thành ao tù
- Khu vực ít chịu ảnh hưởng của thời tiết
- Khu vực lấy mẫu là các ao tù lộ thiên khi
nhà máy ngừng hoạt động
- Vận tốc dịng chảy khơng phụ thuộc mùa
mưa hay mùa khơ . Chỉ phụ thuộc vào
dòng chảy nhà máy thủy điện Thác Mơ

N: 11°51'32.58"
E: 107° 0'47.87"
Chiều rộng: 20 m
Chiều sâu: 0.5 m (khi nhà máy ngừng xả);
4.0 m (khi nhà máy xả nước)
Biên sông: Đất ngập nước
Hiện trạng đất: Đá: đất= 40:60

Bảng 2.2 Vị trí khảo sát số 2
Vị trí số 2 (St2): Khu vực suối cạn
- Khu vực bị tác động của trại chăn ni heo
nhà dân, nước thải theo dịng suối ra sơng
chính làm thức ăn cho cá.

- Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt của mùa
mưa và mùa khô. Mùa khơ suối rất ít nước,
chủ yếu là nước thải chăn nuôi.
N: 11°51'52.77"
E: 107° 0'36.45"
Chiều rộng: 22m
Chiều sâu: 1.5m (mùa mưa); 0.5 m (mùa
khô)
Biên sông: Rừng và cỏ dại
Hiện trạng đất: Sỏi:cát-sét = 30:70
Vận tốc dòng chảy mạnh vào mùa mưa và
yếu vào mùa khô. Chịu ảnh hưởng nhiều của
nhà máy thủy điện Thác Mơ

17


Bảng 2.3 Vị trí khảo sát số 3
Vị trí số 3 (St3): Khu vực suối hang
- Dòng chảy hạn chế, vận tốc chậm và khơng có
hiệu ứng chảy ngược.
- Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt của mùa mưa
và mùa khơ.
- Vận tốc dịng chảy nhỏ vào cả mùa mưa và
mùa khô. Chủ yếu chịu ảnh hưởng của nhà máy
thủy điện Thác Mơ

N: 11°52'2.51"
E: 107° 0'26.18"
Chiều rộng: 20m

Chiều sâu: 1.0 m vào mùa mưa; 0.3 m vào mùa
khô
Biên sông: Đá: cỏ dại = 9:1
Hiện trạng đất: Sỏi:cát-sét = 70:30

Bảng 2.4 Vị trí khảo sát số 4
Vị trí số 4 (St4): Khu vực có nhiễu động dịng chảy lớn
- Khi nhà máy hoạt động: Nước chảy mạnh
và tạo thành xoáy nước
- Khi nhà máy ngừng hoạt động: Các vũng
xoáy nước trở thành ao tù.
- Khu vực có nhiều doi cát khi khơng có xả
nước
- Ít chịu ảnh hưởng của mùa mưa và mùa
khô, chủ yếu chịu ảnh hưởng của nhà máy
thủy điện Thác Mơ

N: 11°51'27.89"
E: 106°59'21.79"
Chiều rộng: 20m
Chiều sâu: 2.5 m vào mùa khô; 4.2 m vào
mùa mưa
Biên sông: Rừng: cỏ dại= 1:1
Hiện trạng đất: Sỏi:cát-sét = 70:30

18


Bảng 2.5 Vị trí khảo sát số 5
Vị trí số 5 (St5): Khu vực cầu Mới

- Dòng chảy yếu, nước đứng
- Chịu ảnh hưởng rõ ràng của mùa mưa và
mùa khơ và nhà máy thủy điện.
- Khu vực có nhiều hoạt động đánh bắt của
người dân địa phương

N: 11°51'57.91"
E: 106°58'35.13"
Chiều rộng: 30 m
Chiều sâu: 1m vào mùa khô ; 2.0 m vào mùa
mưa
Biên sông: Đất trống: thực vật = 1:1
Hiện trạng đất: Sỏi:cát-sét = 70:30

2.3.1.4 Dụng cụ đánh bắt cá
- Có bảy (07) loại dụng cụ được sử dụng đánh bắt cá. Tất cả các loại dụng cụ đều được sử
dụng cho 5 vị trí khảo sát.
Bảng 2.6 Dụng cụ và tần suất khảo sát cá
Vị trí

BF net/LS net

Cast Net

Fixed Net

Gill Net

Line Trap


Box Trap

(St1)

2h x 1

1h x 1

1 x 1 đêm

3 x 1 đêm

1 x 1 đêm

1 x 1 đêm

(St2)

1h x 2

1h x 2

1 x 1 đêm

2 x 1 đêm

1 x 1 đêm

2 x 1 đêm


(St3)

1h x 1

0.5h x 1

2 x 1 đêm

2 x 1 đêm

1 x 1 đêm

2 x 1 đêm

(St4)

0.5h x 2

0.5h x 2

2 x 1 đêm

2 x 1 đêm

1 x 1 đêm

2 x 1 đêm

(St5)


1h x 1

0.5h x 1

2 x 1 đêm

1 x 1 đêm

1 x 1 đêm

2 x 1 đêm

19


×