Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kiến thức về Nam Sach và Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.56 KB, 9 trang )

NAM SÁCH
Lãnh đạo huyện Nam Sách
1. Chủ tịch UBND huyện: Vương Văn Thanh
2. Phó Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Đức Hưng
3. Phó Chủ tịch UBND huyện: Lê Huy Vụ
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN NAM SÁCH
1. Phòng Nội vụ
Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực:
Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa
phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua – khen thưởng.
2. Phòng tư pháp
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biên, giáo dục
pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư
pháp khác
3. Phòng tài chính – kế hoạch
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực; tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về
kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng tài nguyên và môi trường
Chức năng nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài
nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc bản đồ và
biển (đối với những địa phương có biển)
5. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội
Chức năng nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nàh nước về các lĩnh
vực: lao động, việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn
lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình
đẳng giới.
6. Phòng Văn hóa và thông tin
Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa,


gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông
tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
7. Phòng giáo dục và đào tạo
Chức năng nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn
cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử
và cấp văn bằng chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo
8. Phòng Y tế
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: y tế cơ sở, y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y
dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phầm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo
hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số
9. Thanh tra huyện
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo
quy định của pháp luật.
10. Văn phòng HĐND và UBND huyện
Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm và giới thiệu
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động của UBND; tham mưu, giúp UBND
huyện và công tác dân tộc; tham mưu cho chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo vơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
11. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông
nghiệp; lâm nghiệp, diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế
trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề
nông thôn trên địa bàn xã.
12. Phòng Công thương

Chức năng, nhiệm vụ: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công
nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp; thoát nước; vệ sinh môi trường
đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công
nghệ.
Nam Sách là một huyện ở phía bắc của tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Tên gọi: Nam Sách là huyện có lịch sử phát triển lâu đời, con người đến sinh cơ lập nghiệp khá sớm.
Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ đầu Công nguyên, mảnh đất này đã có con
người sinh sống.
Tên Nam Sách không hiểu có từ khi nào chỉ biết rằng, Phạm Chiêm là một hào trưởng ở vùng Trà
Hương (Nam Sách Giang) giúp Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và đã cưu mang con
trai Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập năm 944. Sau khi giành lại ngôi vua Ngô Xương Văn xưng vương
lấy hiệu là Nam Tấn Vương và Ngô Xương Ngập lấy hiệu là Thiên Sách Vương, mỗi người lấy một từ
của tên "Nam Sách" để tỏ lòng ghi nhớ về vùng đất này. Đến đời nhà Lý cũng có tên là Nam Sách
Giang. Nam Sách là nơi phát tích của hai dòng họ Việt Nam đó là dòng họ Phạm (Trà Hương) và họ
Mạc (Long Động).
Thời nhà Trần, Nam Sách là tên gọi của một xứ, bao gồm Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà và Tiên Lãng
(Hải Phòng) ngày nay. Cuối thời nhà Trần, nó là tên gọi của một châu (Nam Sách châu) thuộc phủ Lạng
Giang. Đầu thời kỳ Lê sơ, là tên gọi của một lộ, bao gồm Nam Sách thượng và Nam Sách hạ. Đến
thời Lê Nhân Tông là tên gọi của một phủ. Đến năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo
thừa tuyên, Nam Sách là một trong số đó. Tháng 4 năm 1469, nó lại chỉ là tên gọi của một phủ, do đạo
thừa tuyên Nam Sách đã đổi thành Hải Dương. Trong thành phần phủ Nam Sách khi đó có các huyện
Thanh Lâm, Chí Linh, Thanh Hà và Tiên Minh (Tiên Lãng ngày nay). Thời Hậu Lê, trụ sở phủ Nam
Sách đặt tại Vạn Tải (nay thuộc xã Hồng Phong). Tới năm Gia Long 7 (1806) chuyển về Tổng Xá (xã
Thanh Quang ngày nay). Năm 1898, bỏ cấp phủ. Tên gọi huyện Nam Sách có lẽ có từ khi này.
- Các giai đoạn từ 9/1947 tới 25/8/1948 và từ 7/11/1949 tới 22/2/1955, huyện thuộc tỉnh Quảng Yên.
- Ngày 24/2/1979 Nam Sách hợp nhất với Thanh Hà thành huyện Nam Thanh.
- Ngày 17/2/1997 huyện Nam Thanh lại tách ra thành huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà.
Truyền thống-Văn hóa: Nam Sách đã từng là đại bản doanh của nhiều triều đại: Hai Bà Trưng, nhà
Tiền Lý, nhà Ngô, nhà Trần. Đây cũng là vùng đất của gốm Chu Đậu, chùa An Ninh (Chùa Trăm Gian

xứ Đông), quê hương của nhiều nhân vật lịch sử như:
- Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) người đã cưu mang con trai Ngô Quyền (ông Tổ trung hưng nước
Việt), có công xây dựng nhà Hậu Ngô Vương.
- Phạm Cự Lạng, cháu của Phạm Chiêm, người suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi.
- Mạc Đăng Dung, người mở đầu triều đại nhà Mạc.
- Ngô Hoán, một thành viên trong hội thơ Tao Đàn của Lê Thánh Tông.
* Tại Nam Sách còn là nơi mai táng Vũ Hồn, thủy tổ của một dòng họ Vũ/Võ của Việt Nam và Thành
hoàng của làng Mộ Trạch giàu truyền thống khoa bảng.
Trong thời kỳ phong kiến Hải Dương có 10 vị đỗ đại khoa (Thủ khoa Đại Việt hay Trạng nguyên) thì
riêng huyện Nam Sách có 6 vị là:
- Thủ khoa Minh kinh bác học Mạc Hiển Tích (1086), người Long Động, Nam Tân;
Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm và giới thiệu
- Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256) người Uông Hạ, Minh Tân;
- Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1304) người Long Động, Nam Tân;
- Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487) người Đồng Khê, An Lâm;
- Trạng nguyên Vũ Dương (1493) người Mạn Nhuế, Thanh Lâm.
- Trạng nguyên Đặng Thì Thố (1559) người làng Thạc, An Châu (nay thuộc thành phố Hải Dương);
Chính vì có nhiều người đỗ đạt cao mà nhiều ý kiến cho rằng Nam Sách tức là Sách của trời Nam.
- Cụ tổ của Tổng đốc Hoàng Diệu người họ Mạc quê ở Nam Sách, di cư vào Quảng Nam sau một trận
lụt lớn, đến Hoàng Diệu là đời thứ 7.
* Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc Nam Sách có 8 người được nhà nước Việt Nam tuyên dương
là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là Vũ Ngọc Diệu, Đỗ Chu Bỉ, Nguyễn Nhật Chiêu, Đặng
Đức Song, Mạc Thị Bưởi,Nguyễn Trung Goòng, Nguyễn Đức Sáu và Nguyễn Đăng Lành.
Năm 1978, huyện Nam Sách được tuyên dương là anh hùng lực lượng vũ trang.
Nơi đây còn là quê hương nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Những sự kiện về Hồ Chí Minh với huyện Nam Sách
Kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến ngày 2 tháng 9 năm 1969.
- Báo Nhân Dân số ra ngày 21-4-1955, đăng bài thơ của Hồ Chí Minh lấy bút danh C.B với tiêu đề "Nữ
anh hùng Mạc Thị Bưởi" (Nữ anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống thực dân Pháp - quê
ở xã Nam Tân , huyện Nam Sách ).

- Ngày 31 tháng 5 năm 1957 trên đường đi thăm Hải Phòng về Hà Nội, Hồ Chí Minh đã thăm xã Ái
Quốc, nơi có phong trào nông dân sản xuất tốt.
- Ngày 14 tháng12 năm1964 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 54-LTC tặng Huân chương Lao Động hạng III
cho cán bộ và nhân dân huyện Nam Sách đã có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành chính sách
lương thực của nhà nước.
- Ngày 15 tháng 2 năm 1965 Hồ Chí Minh về thăm xã Nam Chính, nơi có phong trào vệ sinh khá (3
công trình vệ sinh: nhà tắm, giếng khơi, hố xí hai ngăn).
Địa lý: Huyện Nam Sách phía bắc giáp huyện Chí Linh, phía đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim
Thành, phía nam giáp thành phố Hải Dương, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia
Bình (tỉnh Bắc Ninh). Huyện có 18 xã và 1 thị trấn (huyện lỵ), trong đó bao gồm 102 thôn (trong ngoặc
là tên các thôn):
- Thị trấn Nam Sách - tức xã Thanh Lâm cũ gồm 9 khu dân cư (Hoàng Hanh, Nguyễn Quốc Trị, La Văn
Cầu, Nhân Hưng(Nội Hưng), Nhân Đào(Nhân Lý, Đào Thôn), Đồng Khê, La Xuyên + Khu Nguyễn Văn
Trỗi.
- An Bình (An Đông, An Đoài, Đa Đinh và Đào Xá)
- An Lâm (Bạch Đa, An Lương, Giao Khê, Lang Khê,Hoàng Giáp, Nghĩa Dương, Đông Lư, Nghĩa Lư)
- An Sơn (Quan Sơn, Cõi, Hưng Sơn, An Giới và Nhuế Sơn)
- Cộng Hòa (An Điền, Cổ Pháp, Chi Điền và Đoan Thượng)
- Đồng Lạc (Miễu Lãng, Quan Đình, Đông Duệ, Tháp Phan, Trâm Kiều, Nhâm Cáp, Trúc Khê, Cá La và
Nhân Lễ)
- Hiệp Cát (Kinh Dương, Kim Độ, Đại Lã, Cát Khê và Lấu Khê)
- Hồng Phong (Vạn Tải, Phù Liễn, Nam Khê và Đoàn Kết)
- Hợp Tiến (Đầu, Bến, Tè, La Đôi và Cao Đôi)
- Minh Tân (Mỹ Xá, Mạc Xá, Hùng Thắng, Uông Thượng và Uông Hạ)
- Nam Chính (Kim Bịch, An Thường, Hoàng Xá và Trại Thượng)
+ Nam Hồng (Thượng Đáp, Đồn Bối và Đụn)
- Nam Hưng (Trần Xá, Ngô Đồng và Linh Xá)
- Nam Tân (Đột Lĩnh, Trung Hà, Long Động và Quảng Tân)
- Nam Trung (Mạn Đê, Thụy Trà và Thượng Dương)
- Phú Điền (Phú Xuyên, Lâm Xuyên, Kim Bảng, Lâm Xá, Kim Khê, Lý Văn và Phong Trạch)

- Quốc Tuấn (An Xá, Đông Thôn, Trực Trì và Lương Dán)
- Thái Tân (An Dật, Bình Giang, Chu Đậu và Mạc Cầu)
- Thanh Quang (Tống Xá, Hà Liễu, Linh Khê, Tông Phố và Lê Hà)
Các xã nay thuộc thành phố Hải Dương: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Thượng Đạt
Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình.
Độ cao so với mực nước biểntrung bình là 0,60 m.
Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm và giới thiệu
Khí hậu ở Nam Sách mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, hội tụ đầy đủ điều kiện để phát
triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Đất đai: Đất ở Nam Sách được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình, sông Kinh
Thày, sông Lai Vu... Đất đai màu mỡ phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của các cây nông nghiệp,
đặc biệt là các cây vụ đông như hành, tỏi...
Thủy văn: huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm các sông Thái Bình, sông
Kinh Thày, sông Lai Vu. Do vậy nguồn nước khá dồi dào, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
dân cư. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do giao thông không được thuận lợi và nguy cơ
ngập lụt về mùa mưa.
Nông nghiệp: - Khuyến khích phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ sinh học, đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất. Mở rộng diện tích mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản, với những con có giá trị kinh tế cao như tôm, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng. Giai
đoạn 2006 - 2010, phấn đấu đưa tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp đạt 7,6 - 7,8% /năm; tổng thu
trên 1 ha diện tích đất nông nghiệp vào năm 2010 đạt 53 triệu đồng/ha.
- Diện tích trên 800 ha nuôi trồng thuỷ sản, 1.038,5 ha sông ngòi tự nhiên và 500 ha đất bãi trũng cấy lúa
được chuyển đổi sang đào ao lập vườn phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Công nghiệp: Trước kia Nam Sách có làng nghề gốm cực kỳ nổi tiếng là gốm Chu Đậu, từ năm 1995
bắt đầu phục hồi làng nghề gốm này. Huyện đã có khu công nghiệp Nam Sách được Chính phủ phê
duyệt trên 63 ha, cụm công nghiệp An Đồng đã được tỉnh phê duyệt trên 35 ha. Khu Công nghiệp Cộng
Hoà. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã đầu tư vào thị trấn Nam Sách, xã Minh Tân; khả năng dành đất
cho công nghiệp ở dọc đường 183, đường 17 của huyện còn lớn. Được sự quan tâm của chính quyền địa
phương, nhiều doanh nghiệp đã phát triển và trở thành các doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực trọng
yếu của đất nước như Công ty cổ phần NHỰA và MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT với 3 nhà máy

được xây dựng , góp phần phát triển kinh tế địa phương ổn định quốc phòng và an ninh, giúp cho hàng
ngàn thanh niên có việc làm...
Giáo dục: Hệ thống giáo dục huyện Nam Sách gồm các trường Phổ thông trung học từ lớp 10->12. Ở
mỗi xã đều có các trường phổ thông cơ sở từ lớp 6->9 và các trường tiểu học từ lớp 5 trở xuống. Có 3
trường phổ thông trung học chính quy là: Phổ thông trung học Nam Sách, Phổ thông trung học Mạc
Đĩnh Chi và Phổ thông trung học Nam Sách II
Hạ tầng Nam Sách nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ
thống giao thông tổng thể không phải là không thuận lợi, mặc dù có sông bao bọc gần như bốn phía:
đường 183 nối Hà Nội, Hải Phòng với Quảng Ninh (qua cầu Bình), có đường sông dài gần 50 km. Đây
là một huyện có đầy đủ các điều kiện về địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển
các khu công nghiệp, kinh tế trang trại, mặt khác theo chủ trương phát triển tổng thể của Tỉnh đến năm
2015 thì việc xây dựng thêm Cầu nối liền Thành phố Hải Dương (chạy thẳng từ Thành phố Hải Dương
xuyên qua đường vành đai các Thôn Trúc Khê, Nham Cáp, Nhân Lễ và La Xuyên nối thẳng với đường
quốc lộ 183 để hình thành một tuyến lộ Hải Dương - Quảng Ninh). Đây chính là tiền đề để biến Nam
Sách thành một trung tâm khu vực, điểm liên kết với các Tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Nhờ điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông mà Nam Sách đang dần trở thành một huyện có lợi
thế thu hút vốn đầu tư lớn nhất so với các huyện trong toàn Tỉnh.
Viễn thông: Hệ thống thông tin liên lạc phát triển. Đây là môi trường thuận lợi quyết định, có tính chất
đột phá để mời gọi đầu tư phát triển công nghệ.
Du lịch: Toàn huyện có nhiều di tích lịch sử đền, chùa, miếu, trong đó có 11 di tích được Nhà nước xếp
hạng, mặt khác Nam Sách là một miền quê trù phú về phát triển cây vụ đông xuân, phát triển các làng
nghề, phải kể đến 2 làng nghề là sấy rau quả ở Mạn Thạch Đê (xã Nam Trung) và làm hương (xã Quốc
Tuấn). Đó là những tiềm năng để huyện có thể phát triển du lịch, văn hoá, thu hút khách tham quan, tìm
hiểu lịch sử văn hoá dân tộc.
Khu di tích lịch sử Chùa Trăm Gian mới được nhà nước cấp kinh phí tu bổ tôn tạo với mức kinh phí lên
tới 13 tỷ đồng, vào năm 2009 toàn bộ khu di tích đã được sửa xong toàn bộ. Hiện khu di tích có đủ toàn
bộ 100 gian như lúc đầu mới xây dựng.
Dân số: Tính đến tháng 3/2008, dân số toàn huyện có 118.040 người, mật độ trung bình 1.082,75/km².
Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm và giới thiệu
HẢI DƯƠNG

Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là TP Hải
Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách TP Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía tây
bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông
giáp TP Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương sẽ nằm trong Vùng thủ đô với vai trò 1 trung tâm công nghiệp
Hải Dương bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và 10 huyện:
 Thành phố Hải Dương (15 phường và 6 xã)
 Thị xã Chí Linh (8 phường và 12 xã)
 Huyện Bình Giang (1 Thị trấn và 17 xã)
 Huyện Cẩm Giàng (2 Thị trấn và 17 xã)
 Huyện Gia Lộc (1 Thị trấn và 22 xã)
 Huyện Kim Thành (1 Thị trấn và 20 xã)
 Huyện Kinh Môn (3 Thị trấn và 22 xã)
 Huyện Nam Sách (1 Thị trấn và 18 xã)
 Huyện Ninh Giang (1 Thị trấn và 27 xã)
 Huyện Thanh Hà (1 Thị trấn và 24 xã)
 Huyện Thanh Miện (1 Thị trấn và 18 xã)
 Huyện Tứ Kỳ (1 Thị trấn và 25 xã)
1. Thành phố Hải Dương 15 phường, 6 xã: Phường Cẩm Thượng, Phường Bình Hàn,Phường Ngọc
Châu, Phường Quang Trung, Phường Nguyễn Trãi, Phường Phạm Ngũ Lão, Phường Trần Hưng
Đạo, Phường Trần Phú,Phường Tân Bình , Phường Thanh Bình, Phường Lê Thanh Nghị, Phường Hải
Tân, phường Tứ Minh, phường Việt Hòa, phường Nhị Châu, phường Tân Bình, xã Nam Đồng, xã Ái
Quốc, xã An Châu, xã Tân Hưng, xã Thạch Khôi, xã Thượng Đạt.
2. Thị xã Chí Linh 8 phường, 12 xã: phường Phả Lại, phường Sao Đỏ, phường Bến Tắm, phường Thái
Học, phường Văn An, phường Chí Minh, phường Hoàng Tân,phường Cộng Hòa, Xã Hoàng Hoa
Thám, Xã Bắc An, Xã Hưng Đạo, Xã Lê Lợi, Xã Hoàng Tiến, Xã Cổ Thành, Xã Văn Đức, Xã Nhân
Huệ, Xã An Lạc, Xã Kênh Giang, Xã Đồng Lạc, Xã Tân Dân.
3. Huyện Nam Sách 1 thị trấn, 18 xã: Thị trấn Nam Sách, Xã Nam Hưng, Xã Nam Tân, Xã Hợp
Tiến, Xã Hiệp Cát, Xã Thanh Quang, Xã Quốc Tuấn, Xã Nam Chính, Xã An Bình, Xã Nam Trung, Xã
An Sơn, Xã Cộng Hòa, Xã Thái Tân, Xã An Lâm, Xã Phú Điền, Xã Hồng Phong, Xã Đồng Lạc, Xã An

Châu, Xã Minh Tân.
4. Huyện Kinh Môn 3 thị trấn, 22 xã: Thị trấn Kinh Môn (An Lưu cũ ), thị trấn Phú Thứ, thị trấn Minh
Tân, Xã Bạch Đằng, Xã Thất Hùng, Xã Lê Ninh, Xã Hoành Sơn, Xã Phúc Thành B, Xã Thái Sơn, Xã
Duy Tân, Xã Tân Dân, Xã Quang Trung, Xã Hiệp Hòa, Xã Phạm Mệnh, Xã Thăng Long, Xã Lạc Long,
Xã An Sinh, Xã Hiệp Sơn, Xã Thượng Quận, Xã An Phụ, Xã Hiệp An, Xã Long Xuyên, Xã Thái Thịnh,
Xã Hiến Thành, Xã Minh Hòa.
5. Huyện Kim Thành 1 thị trấn, 20 xã: Thị trấn Phú Thái, Xã Lai Vu, Xã Cộng Hòa, Xã Thượng Vũ, Xã
Cổ Dũng, Xã Việt Hưng, Xã Tuấn Hưng, Xã Kim Xuyên, Xã Phúc Thành A, Xã Ngũ Phúc, Xã Kim
Anh, Xã Kim Lương, Xã Kim Tân, Xã Kim Khê, Xã Kim Đính, Xã Cẩm La, Xã Bình Dân, Xã Tam Kỳ,
Xã Đồng Gia, Xã Liên Hòa, Xã Đại Đức.
6. Huyện Thanh Hà 1 thị trấn, 24 xã: Thị trấn Thanh Hà, Xã Hồng Lạc, Xã Việt Hồng, Xã Quyết Thắng,
Xã Tân Việt, Xã Cẩm Chế, Xã Thanh An, Xã Thanh Lang, Xã Tiền Tiến, Xã Tân An, Xã Liên Mạc, Xã
Thanh Hải, Xã Thanh Khê, Xã Thanh Xá, Xã Thanh Xuân, Xã An Lương, Xã Thanh Thủy, Xã Phượng
Hoàng, Xã Thanh Sơn, Xã Hợp Đức, Xã Trường Thành, Xã Thanh Bính, Xã Thanh Hồng, Xã Thanh
Cường, Xã Vĩnh Lập.
7. Huyện Cẩm Giàng 2 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Cẩm Giàng, Thị trấn Lai Cách, Xã Cẩm Hưng, Xã Cẩm
Hoàng, Xã Cẩm Văn, Xã Ngọc Liên, Xã Thạch Lỗi, Xã Cẩm Vũ, Xã Đức Chính, Xã Cẩm Sơn, Xã Cẩm
Định, Xã Kim Giang, Xã Lương Điền, Xã Cao An, Xã Tân Trường, Xã Cẩm Phúc, Xã Cẩm Điền, Xã
Cẩm Đông, Xã Cẩm Đoài.
8. Huyện Bình Giang 1 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Kẻ Sặt, Xã Hưng Thịnh, Xã Vĩnh Tuy, Xã Hùng Thắng,
Xã Tráng Liệt, Xã Vĩnh Hồng, Xã Long Xuyên, Xã Tân Việt, Xã Thúc Kháng, Xã Tân Hồng, Xã Bình
Minh, Xã Hồng Khê, Xã Thái Học, Xã Cổ Bi, Xã Nhân Quyền, Xã Thái Dương, Xã Thái Hòa, Xã Bình
Xuyên.
Kiến thức tổng hợp về tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách - Phạm Thu Hằng sưu tầm và giới thiệu

×