Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng làm tăng tỷ lệ hoa cái và ảnh hưởng của chúng đến năng suất cây sacha inchi (plukenetia volubilis l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
làm tăng tỷ lệ hoa cái và ảnh hưởng của chúng
đến năng suất cây Sacha inchi
(Plukenetia volubilis L.)
Sinh viên thực hiện : Phạm Công Hiếu
MSSV

: 1711549153

GVHD

: GS.TS. NGND Nguyễn Quang Thạch
KS. Trần Thị Quý

TP. HCM, 2020
i


ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
THỰC HỌC - THỰC HÀNH - THỰC DANH - THỰC NGHIỆP

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
làm tăng tỷ lệ hoa cái và ảnh hưởng của chúng
đến năng suất cây Sacha inchi
(Plukenetia volubilis L.)
Sinh viên thực hiện : Phạm Công Hiếu
MSSV

: 1711549153

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

GVHD

: GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Thạch
KS. Trần Thị Quý

TP. HCM, 2020
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HỊA XÃ HƠI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Công nghệ Sinh học


Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------

-----oOo-----

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Phạm Công Hiếu

MSSV: 1711549153

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Lớp: 17DSH1A

1. Đầu đề luận văn:
Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng làm tăng tỷ lệ hoa cái và ảnh
hưởng của chúng đến năng suất cây Sacha inchi (Plukenetia volubilis L.)
2. Mục tiêu
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng làm tăng số hoa cái trên chùm hoa cây sacha inchi,
từ đó làm tăng năng suất cây trồng
3. Nội dung:
-

Khảo sát nồng độ phù hợp của các chất điều hòa sinh trưởng đến sự hình thành hoa
cái trên chùm hoa và ảnh hưởng của chúng đến năng suất cây sacha inchi.
4. Thời gian thực hiện: tháng 03/2019 đến tháng 10/2020
5. Người hướng dẫn chính: GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Thạch
Người hướng dẫn phụ: KS. Trần Thị Quý


Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ môn.
TP. HCM, ngày…… tháng……năm20…
Khoa/Bộ môn

Cán bộ hướng dẫn

GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Thạch

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp tôi luôn được sự quan tâm,
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo trong khoa Công nghệ Sinh học
cùng với sự động viên giúp đỡ của bạn bè.
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường
Đại học Nguyễn Tất Thành, Ban chủ nhiệm khoa Cơng nghệ Sinh học đã tận tình giúp
đỡ tơi suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy hướng dẫn
GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Thạch và KS. Trần Thị Quý đã ở bên hướng dẫn và chỉ
dạy tôi những điều nhỏ nhất và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tôi suốt thời gian qua.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ động viên tơi hồn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Phạm Công Hiếu
Khoa Công nghệ Sinh học
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
iv



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
TÓM TẮT ................................................................................................................... vii
SUMMARY ................................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. xii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................1
1.1. Tổng quan về cây Sacha inchi ..................................................................................1
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về cây Sacha inchi ...................................................................1
1.1.2. Đặc điểm thực vật học ...........................................................................................2
1.1.3. Công dụng của cây Sacha inchi .............................................................................3
1.2. Những nghiên cứu về cây Sacha inchi trên Thế giới và ở Việt Nam .......................4
1.3. Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong điều khiển ra hoa ..................................6
1.3.1. Sự ra hoa và các nhân tố ảnh hưởng ......................................................................6
1.3.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số lượng hoa đực, hoa cái............7
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................10
2.1 Nơi thực hiện ...........................................................................................................10
2.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................10
2.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................10
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................10
v


2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................11

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................12
3.1 . Thời gian sinh trưởng của cây sacha inchi ............................................................12
3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng đến sự hình thành hoa và quả cây
sacha inchi .....................................................................................................................13
3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hào sinh trưởng đến năng suất cây sacha inchi .......19
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................22
PHỤ LỤC .....................................................................................................................24

vi


TĨM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng chất điều hịa sinh trưởng làm tăng tỷ lệ hoa cái
và ảnh hưởng của chúng đến năng suất cây Sacha inchi (Plukenetia volubilis L.)”
được tiến hành tại khu thực nghiệm cây trồng Viện Sinh học Nông nghiệp Tất Thành,
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành từ tháng 03/2019 đến tháng 10/2020 với mục
tiêu xác định được chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ phun thích hợp làm tăng số
hoa cái trên chùm hoa, từ đó làm tăng số quả trên cây, làm tăng năng suất cây sacha
inchi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 10 công
thức và 3 lần lặp lại, phun tại thời điểm cây bắt đầu ra hoa, khi hoa đực chưa nở,
phun vào lúc trời mát. Kết quả thí nghiệm đã xác định được chất điều hòa sinh trưởng
KT2 và nồng độ phun 40 ppm là thích hợp, làm tăng 1752% số hoa cái trên chùm
hoa so với đối chứng (phun nước lã), số hoa cái trên chùm hoa đạt 22,61 hoa/chùm;
số quả đậu trên chùm đạt 2,05 quả/chùm, tăng 394% so với đối chứng; số quả trên
cây đạt 255,27 quả/cây; năng suất quả khô trên cây đạt 1020,45 g/cây, năng suất thực
thu trên 1 ha đạt 2,08 tấn, tăng lên 5,62 lần so với đối chứng.

vii



SUMMARY
Topic “Research using growth regulating quality to increase female flower rate
and their effect on yielding Sacha inchi plants (Plukenetia volubilis L.)" was
conducted in the plant experiment area at Tat Thanh Institute of Agrobiology –
Nguyen Tat Thanh University from March 2019 to October 2020 with the goal of
identifying growth regulators and appropriate spray concentrations to increase the
number of flowers, the one on the flower cluster, thereby increasing the number of
fruit per tree, increasing the yield of the sacha inchi. The experiment was arranged
in a randomized complete block design (RCBD) with 10 treatments and 3 replicates,
sprayed at the beginning of flowering, when the male flower was not yet blooming,
sprayed in the cool weather. Experimental results have determined that the KT2
growth regulator and spray concentration of 40 ppm are appropriate, increasing the
number of female flowers per cluster by 1752% compared to the control (water
spray), the number of female flowers per flower cluster. reaching 22.61 flowers /
flower cluster; the number of pods per cluster reached 2.05 fruits / flower cluster,
an increase of 394% compared to the control; the number of fruits per tree reached
255.27 fruits / tree; the yield of dry fruits per tree was 1020.45 g / tree, the yield per
hectare was 2.08 tons, an increase of 5.62 times compared to the control.

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình thái chùm hoa, quả và hạt cây Sacha inchi…………………………….3
Hình 1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt sacha inchi...................................... ….4
Hình 3.1. Ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng đến sự hình thành hoa cái trên
chùm hoa .......................................................................................................................15
Hình 3.2. Các hình thái quả sacha inchi 4 thùy, 5 thùy, 6 thùy……………………….18


ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của cây sacha inchi …………………………….......12
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau đến số lượng hoa cái
và quả trên một chùm hoa ...........................................................................................13
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chất điều hịa sinh trưởng đến sự hình thành quả và hạt Sacha
inchi...............................................................................................................................16
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất cây Sacha
inchi ………………………………………………………………………………......19

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
RCBD

Randomized Complete Block Design

P.

Plukenetia

A.

Acid

PTNT


Phát triển nông thơn

ĐHST

Điều hịa sinh trưởng

NAA

Naphthalene Acetic Acid

IAA

Indole-3-acetic acid

IBA

Indole-3-butyric acid

GA3

Gibberellic Acid

xi


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Sacha inchi (Plukenetia volubilis L.) là loại cây trồng đa tác dụng: cây lâm nghiệp,
nông nghiệp, cây dược liệu và cây lấy dầu. Sản phẩm chế biến từ Sacha inchi rất đa dạng:
Hạt Sacha inchi được dùng để sản xuất ra dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, lá cây

dùng để làm trà, ngọn dùng làm rau, vỏ có thể dùng làm chất đốt, phân bón,… Cây ít bị
sâu bệnh gây hại. Năng suất tiềm năng khoảng 4.000kg/ha (Peru) hoặc 500-1.000kg/ha
(Thái Lan). Đây là loại cây trồng phát triển tốt trên vùng thổ nhưỡng đa dạng và khí hậu
khác nhau. Cây sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 7-48OC, nhiệt độ thích hợp nhất từ
10-36OC. Lượng mưa 800-1500ml/năm. Sacha inchi ra hoa, đậu quả quanh năm, quả chín,
quả xanh xen kẽ khiến khơng thể cơ giới hóa trong việc thu hoạch được mà phải dùng thủ
cơng. Đó là cơ hội vàng được mở ra với các nước nghèo có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
phù hợp vói cây Sacha Inchi, có lực lượng lao động đơng đảo như Việt Nam.
Hiện nay, cây Sacha inchi đã được trồng thử nghiệm ở một số tỉnh thành của Việt Nam
như các vùng Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc và một số tỉnh ở miền Trung của nước ta
bước đầu đem lại những năng suất nhất định. Tuy nhiên trên mỗi chùm hoa sachi inchi có
nhiều hoa đực nhưng chỉ có rất ít hoa cái (1-2 hoa) và thưởng chỉ đậu 1-2 quả/chùm. Trong
khi các biện pháp khác khó làm tăng được năng suất thì chỉ cần làm tăng được số quả đậu
trên mỗi chùm thêm 1-2 quả thì năng suất sẽ tăng mạnh. Vì vậy việc sử dụng chất điều hịa
sinh trưởng để làm tăng số lượng hoa cái trên chùm hoa, từ đó làm tăng số quả đậu trên
chùm hoa, tăng năng suất cây trồng là một biện pháp hoàn tồn mới mẻ. Xuất phát từ u
cầu thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh
trưởng làm tăng tỷ lệ hoa cái và ảnh hưởng của chúng đến năng suất cây Sacha inchi
(Plukenetia volubilis L.)”
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm ra được chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ phù hợp để làm tăng số hoa cái
trên chùm hoa sacha inchi, từ đó làm tăng số quả đậu trên chùm, tăng năng suất cây sacha
inchi

xii


Chương 1. Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về cây Sacha inchi
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về cây Sacha inchi
Sacha inchi hay cịn có tên là sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca…khi đưa giống
cây này về Việt Nam để dễ nhớ và phù hợp với mục đích xuất khẩu sản phẩm ra thế giới
nên cây thường gọi là Sachi.
Sacha inchi là cây thân leo bán gỗ, lá hình trái tim viền răng cưa, hoa tự chùm, đơn
tính đồng chu, hoa đực nhỏ màu trắng, xuất hiện trước kết thành chùm. Quả hình ngơi sao
màu xanh, khi chín chuyển màu nâu đen, có 4-7 thùy mỗi thùy chứa 1 hạt hình ovan màu
nâu xám, khối lượng hạt từ 50-105 gam 12
Phân loại thực vật
Ngành (Phylum) :

Hạt kín (Angiosperms)

Lớp (Classis) :

Hai là mầm (Eudicots)

Bộ (Ordo):

Sơ ri (Malpighiales)

Họ (Familia):

Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Phân họ (Subfamilia):

Tai tượng (Acalyphoideae)


Chi (Genus):

Plukenetia

Loài (Species):

P. volubilis

Tên khoa học:

Plukenetia volubilis

Tên thường gọi:

Đậu Inca

( />Theo các nhà nghiên cứu bảo tồn ngân hang gen thì Chi Plukenetia thuộc họ
Euphorbiaceae, phần lớn trong số loài đã được bảo tồn tại ngân hàng gen là loài hoang dại
xuất xứ ở một vùng nhiệt đới rộng lớn từ Châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Châu
Á đến Châu Mỹ. Đến nay đã phát hiện và định danh được 20 lồi, đa số xuất xứ ở vùng
rừng núi có độ cao từ 200-1500m trên mực nước biển. Tại vùng đất thấp dưới 200m chủ
yếu tìm được lồi Plukenetia volubilis, Sachi inchi thuộc loài này.
Chi plukenetia bao gồm 17 loài, trong đó 12 lồi có nguồn gốc ở Mỹ, 3 lồi ở châu Phi, 1
loài ở Madagascar và 1 loài ở châu Á (Gillespie, 1993). Plukenetia đã được tìm thấy ở
Malaysia, New Guinea, Borneo, Mexico, Peru và Amazon, Brazil, Bolivia và Tây Ban Nha.
1


Chương 1. Tổng quan tài liệu


1.1.2. Đặc điểm thực vật học
- Rễ cây: Cây Sacha inchi là cây 2 lá mầm nên có rễ cọc thời kỳ từ gieo đến bắt đầu
phân cành cấp 1 rễ cọc vươn sâu xuống đất. Sau thời kỳ này, rễ cọc phân chia thành nhiều
nhánh ở các tầng đất khác nhau, đến độ sau 60-70 cm thì đỉnh sinh trưởng đầu rễ bắt đầu
bị thối hóa, từ đó bộ rễ phát triển theo kiểu rễ chum, len lỏi dày đặc trong các lớp đất mặt,
càng xuống sau số lượng rễ càng thưa thớt. Khi cây được 4-5 năm tuổi, rễ phát triển ở độ
sâu không quá 70 cm, đa số rế tập trung ở tầng canh tác từ 10-40 cm.
- Thân, lá: Thân sacha inchi thuộc loại bán gỗ, bò leo, cao từ 3-5m hoặc hơn nữa,
khả năng phân cành rất tốt, cây phân cành ở độ cao 10-20cm tính từ gốc nhưng khơng có
tua cuốn. Mỗi nách lá đều có mắt chồi có thể phát triển thành cành và có mắt hoa phân hóa
thành chùm hoa. Lá hình trái tim, bản lá dài 10-15cm, rộng 6-10 cm tùy vị trí, mép có viền
răng cưa, cuống lá dài 6-8cm 1
- Hoa: Sacha inchi bắt đầu ra nụ sau khi gieo hạt 5 tháng, từ khi ra nụ đến bắt đầu
nở hoa khoảng 20-25 ngày. Trục hoa dài 15-20 cm, hoa đực dính trên các nhánh thành
nhiều cụm, mỗi cụm có 5-10 hoa nhỏ, màu xanh nõn chuối chuyển dần sang trắng ngà khi
bắt đầu nở. Hoa đực có 5 cánh nhỏ dầy, bao bọc bên trong là 23 bao phấn đính trên đế hoa,
mỗi bao phấn chia thành 4 thùy, trong mỗi thùy có 8 hạt phấn, mỗi hoa đực có 736 hạt
phấn hình tam giác lồi. Hoa cái xuất hiện sau ở gốc mỗi chùm hoa đực, mỗi chùm hoa đực
có 3-4 hoa cái nhưng chỉ đậu 1-2 quả/chùm. Hoa cái có vịi nhụy dài 2-2,5 cm màu xanh
lá cây. Đầu nhụ cái phân thành 4-7 thùy, chứa chất nhầy màu vàng ngà là những enzym
sinh trưởng. Số lượng thùy ở đầu nhụy của hoa cái quyết định số lượng khoang hạt trong
quả sacha inchi.
- Quả và hạt: Quả có từ 4-7 hạt, mỗi hạt nằm trọng 1 thùy 1. Hạt sacha inchi hình
ơvan, dài 15-20mm, rộng 7-8mm chứa 2 mảnh gắn với nhau ở 1 đầu, khi ngâm nước sẽ
xảy ra quá trình chuyển hóa sinh hóa trong hạt, nội nhũ trương lên, các tế bào phôi phát
triển biến thành thân mầm, rễ mầm, lá mầm 4. Hạt có vỏ màu nâu đen bóng, có lớp gân
ngoằn nghèo xung quanh, hình trịn dẹt, chiều dài 2cm, chiều rộng 1,5cm bên trong là nhân
màu trắng ngà, có lớp vỏ lụa bao bọc. Nhân gồm 2 mảnh nội nhũ đính với nhau bởi 1 phôi
ở 1 đầu


2


Chương 1. Tổng quan tài liệu

.
Các chùm hoa sacha inchi

Quả sacha inchi già

Quả sacha inchi

Hạt sacha inchi

Hình 1.1. Hình thái chùm hoa, quả và hạt cây Sacha inchi
1.1.3. Công dụng của cây Sacha inchi
Thành phần hạt sacha inchi: Hàm lượng Omega 3 có trong sacha inchi là 48,6%,
cao nhất trong số các loại dầu thực vật và các loại dầu cá khác, axit béo này làm giảm
cholesterol điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh làm giảm các nguy cơ đột tử
do bệnh tim mạch gây nên.
Omega 6 chiếm 36,8% đóng vai trị trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, các
bệnh viêm khớp, điều hòa huyết áp, nâng cao trí lực, giảm thối hóa não, tăngcường thị
lực.
Omega 9 chiếm 8,28% có tác dụng chống rối loạn tim mạch và cao huyết áp.
Hạt sacha inchi có hàm lượng dầu cao (41,4%) và protein (24,7%). Các khống chất
chính có trong hạt sacha inchi là kali (5.563,5ppm), magie (3.210ppm) và canxi
(2.406ppm). Thành phần axit béo có trong dầu sacha inchi bao gồm: a-linolenic (50,8%)
và linoleic (33,4%), chất béo chủ yếu là a-xít béo khơng no (97,2%), và một lượng thấp
hơn là các axit béo tự do (1,2%), và photpholipid (0,8%) 5. Chúng cũng rất giàu iốt, vitamin
3



Chương 1. Tổng quan tài liệu

A và vitamin E.
Hạt sacha inchi có chứa tỷ lệ Omega 3 và Omega 6 là 1.3:1. Và đây được coi là "tỷ
lệ vàng" để các axit béo không no thực sự mang lại lợi ích cho cơ thể con người.

Hình 1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt sacha inchi
Hạt sacha inchi giàu Omega 3 nhất trong các loại thực vật. Hàm lượng Omega 3
gấp 17 lần so với cá hồi hoang dã và khơng có vị tanh, khơng chứa chất bảo quản. Khơng
chỉ vậy, hạt sacha inchi cung cấp nguồn protein thực vật đặc biệt, nhiều hơn so với hầu hết
các loại thực vật khác. Có cả hai loại axit amin thiết yếu và khơng thiết yếu thúc đấy q
trình tiêu hóa, khơng gây kích ứng…
Hạt cũng chứa Tryptophan - chất cần thiết cho việc sản xuất các Vitamin cần thiết
cho các phản ứng chuyển đổi trong cơ thể, tăng cường thư giãn, giúp làm dịu thần kinh,
giảm căng thẳng… Hạt sacha inchi có chứa khoảng 29mg tryptophan trong mỗi gam
protein, cao hơn gấp 8 lần so với thịt gà tây. Các chất chống oxy hóa trong hạt chiếm nồng
độ cao các chất chống oxyhóa tự nhiên như Vitamin A và E giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại
của các gốc tự do. Hàm lượng chất xơ trong hạt cung cấp đủ 20% lượng chất xơ cho cơ thể
trong 1 ngày.
1.2. Những nghiên cứu về cây Sacha inchi trên Thế giới và ở Việt Nam
Sacha inchi được sản xuất chủ yếu hiện nay ở Tây Phi, Trung và Nam Mỹ. Đứng
đầu trong việc trồng sacha inchi tại Nam Mỹ là Peru trồng hơn 3.000 ha tại các tỉnh San
4


Chương 1. Tổng quan tài liệu

Martin, Junín, Huánuco, Ucayali, Amazonas. Đứng thứ hai về diện tích trồng tại khu vực

này là Ecuador và Colombia với 2.000 ha cho mỗi nước. Sacha inchi được trồng ở khu vực
này theo hướng thực sinh (bằng hạt) nên mỗi ha có sản lượng khoảng 3 tấn/năm. Như vậy,
hàng năm mỗi quốc gia vùng Nam Mỹ này đạt sản lượng khoảng 6.000 - 9.000 tấn sacha
inchi để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tại Peru cây
sacha inchi đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân

6,9

. Đến nay, cây

sacha inchi ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm. Trong thí nghiệm mật độ trồng, Cai
và cộng sự đã cho thấy tiềm năng năng suất của cây sacha inchi khá cao, ở mật độ 2.500
cây/ha có thể cho năng suất quả tới 8.721,5 kg/ha/năm 3.
Trung tâm Khảo kiểm nghiện giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia bắt đầu trồng
khảo nghiệm sacha inchi (đặt tên là Sachi) vào tháng 11 năm 2013 tại 2 vùng sinh thái khác
nhau: Vùng đồng bằng (đất phù sa sơng Hồng) trồng tại khu thí nghiệm đồng ruộng của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Vùng bán sơn địa (đất sỏi đá ong) tại xã Đơng Sơn,
Tam Điệp, Ninh Bình. Sau 1 năm trồng thu được kết quả như sau: Tại Hà Nôi sau khi
gieo 82 ngày cây ra hoa, sau 190 ngày cho thu hoạch lần đầu, lượng thu 9 quả/cây, lần
2 (sau 25 ngày) thu 12 quả/cây và lần 3 (sau lần 2 là 25 ngày) thu 13 quả/cây. Tại Ninh
Bình, cây ra hoa sau gieo 85 ngày, thu hoạch quả lần đầu sau gieo 202 ngày, thu lần
đầu được 8 quả/cây, lần 2 được 12 quả/cây (sau lần đầu 25 ngày). Phân tích chất lượng
hạt thực hiện tại Viện Công nghiệp thực phẩm thu được hàm lượng dầu: 47,2% so với
khối lượng nhân. Xét nghiệm thành phần axit béo thu được: A. Oleic (C18:1): 7,76%;
A. Linoleic (C18:2): 36,99% và A. Linolenic (C18:3): 49,16%. Từ kết quả này Trung
tâm cho rằng cần tiếp tục khảo nghiệm trên nhiều vùng và nhiều loại đất khác nữa để
có thể quyết định nên hay không phát triển cây này tại Việt Nam
Đinh Trường Sơn, Khoa Công nghệ sinh học, Học viện NNVN báo cáo kết quả
khảo nghiệm cây sacha inchi (gọi là Sachi) tại 5 vùng sinh thái khác nhau: Chiềng CơiSơn La; Lương Sơn-Hồ Bình, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam-Hà Nội, Tam Điệp-Ninh
Bình và EaTu-Bn Ma Thuột-Đắc Lắc nhận xét rằng cây sacha inchi có thể sinh trưởng

phát triển trong phổ nhiệt độ biến động rộng từ 10-36oC, thậm chí rộng hơn từ 7-480C, tuy
nhiên điều kiện thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng là nhiệt độ: 25oC, độ ẩm 78%, lượng
mưa 850mm-1500mm/năm. Thời vụ trồng tốt nhất tại miền Bắc là gieo tháng 2, 3 hoặc
tháng 7 – 10, tại miền Trung: tháng 2 đến tháng 3, tại miền Nam: gieo mùa mưa (tháng 65


Chương 1. Tổng quan tài liệu

8). Mật độ 3.333 cây/ha (2m x 1,5m) là phù hợp trong điều kiện Việt Nam 12.
Nhận thấy tiềm năng của cây sacha inchi, Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt
Nam đã phối hợp cùng công ty Cổ phần sacha inchi Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá
tiềm năng phát triển cây sacha inchi tại Việt Nam” ngày 21/8/2015. Tập đoàn Tâm Hoàng
Việt đã hợp tác cùng khoa Công nghệ sinh học- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nghiên
cứu, khảo nghiệm tiềm năng của cây trong khu thực nghiệm trồng sacha inchi tại Học viện.
Ngoài ra, tập đoàn cũng đã mở rộng khu vực khảo nghiệm trồng sacha inchi tại Tam Điệp
(Ninh Bình) trên 2ha; Ea Tu (Buôn Ma Thuột) khoảng 2 ha; Chiềng Cơi (Sơn La); Lương
Sơn (Hịa Bình)… Những đánh giá bước đầu cho thấy cây sacha inchi phù hợp với khí hậu
Việt Nam, cũng theo tập đoàn Tâm Hoàng Việt năng suất năm đầu trồng có thể đạt 1 tấn
hạt/ha. Tới năm thứ 2 là 3 tấn hạt/ha và tới năm thứ 3 trở đi, dự đốn có thể đạt từ 5 - 7 tấn
hạt/ha.
Đây là giống cây trồng triển vọng phát triển ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu và con người. Cần có những nghiên cứu cụ thể để làm tăng năng suất chất
lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với loại cây trồng này. Việc nghiên cứu biện pháp xử
lý ra hoa, từ 1 hoa cái trên chùm hoa sau khi xử lý tăng lượng hoa cái trên chùm hoa lên
gấp nhiều lần sẽ làm tăng suất cây trồng lên cao, ổn định chất lượng cuộc sống có người
nơng dân.
1.3. Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong điều khiển ra hoa
1.3.1. Sự ra hoa và các nhân tố ảnh hưởng
Sự ra hoa là một bước ngoặt trong đời sống của thực vật tức là sự chuyển hướng từ
giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản.

Dưới tác dụng của nhiệt độ thích hợp và quang chu kì cảm ứng, trong lá cây xuất
hiện các chất đặc hiệu gây nên sự ra hoa gọi là hoocmon ra hoa. Hoocmon ra hoa này sẽ
được vận chuyển đến các mô phân sinh đầu cành để quy định sự hình thành các mầm hoa.
Các hoocmon ảnh hưởng đến ra hoa:
Gibberellin: Nhà sinh lý thực vật học người Nga - Chailakhyan đã đề xướng học
thuyết hoocmon ra hoa, sự ra hoa được điều chỉnh bằng các hoocmon ra hoa, bao gồm hai
thành phần : Gibberellin và antesin. Gibberellin là nhóm phytohoocmon quan trọng nhất
ảnh hưởng rõ rệt đến sự ra hoa của nhiều lồi thực vật. Gibberellin kích thích sự sinh trưởng
6


Chương 1. Tổng quan tài liệu

và phát triển của ngồng hoa (trụ dưới hoa), còn antesin cần cho sự phát triển của hoa. Nếu
thiếu một trong hai chất đó thì hoa khơng được hình thành.
Auxin: Vai trị của auxin với sự hình thành hoa khơng rõ. Auxin có thể kích thích
sự ra hoa của một số cây, nhưng lại wúc chế sự ra hoa của một số loài cây khác. hiệu quả
của chúng lên sự ra hoa là không đặc trưng.
Chất ức chế: ức chế sự sinh trưởng của chồi ngọn và kích thích sự ra hoa của cây.
Các ratardant như CCC, alar (SADH)... khi sử dụng với nhiều loại cây trồng đã kích thích
sự ra hoa của chúng. Một trong những cân bằng quan trọng là cân bằng giữa GA/ABA.
Trong thời kì sinh trưởng dinh dưỡng thì GA chiếm ưu thế và ABA ít được hình thành.
Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn ra hoa, ABA hình thành mạnh và lúc hình thành hoa
thì ABA đưọc tổng hợp mạnh trong hoa và quyết định giai đoạn sinh trưởng sinh sản - sự
ra hoa và phát triển của các cấu trúc sinh sản 8.
Auxin kìm hãm sự rụng lá, rụng hoa, rụng quả: sử dụng auxin ngoại sinh (αNAA,
IBA) để hạn chế sự rụng lá, hoa, quả của cây trồng 13. Cytokinin có hiệu quả lên sự phân
hố giới tính cái, làm tăng tỷ lệ hoa cái của các cây đơn tính như các cây trong họ bầu bí
và các cây có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính riêng rẻ như đu đủ, nhân, vải, xồi.. Giới
tính cái cịn được điều chính bằng etylen. Cytokinin có vai trị quan trọng trong chuyển đổi

ra hoa 7.
1.3.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số lượng hoa đực, hoa cái
Trong phân hóa giới tính (tính đực, tính cái) vai trò điều chỉnh của các
phytohoocmon là rất quan trọng. Trong các cây đơn tính như các cây họ bầu bí
(cucurbitaceae) chất điều tiết sinh trưởng sẽ điều hồ tỉ lệ hoa đực và hoa cái. Cịn các cây
lưỡng tính thì sự phát triển của bao phấn, hạt phấn và tế bào trứng cũng chịu ảnh hưởng
điều chỉnh của các phytohoocmon. Giberellin có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính
đực, ức chế hình thành hoa cái cịn cytokinin có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính cái,
ức chế hình thành hoa đực.
Mối quan hệ của các cơ quan trong q trình hình thành giới tính đã được xác nhận
qua nhiều thực nghiệm với các cây đơn tính. Nếu ni cây đơn tính từ cây con mà chỉ để
lại lá, loại trừ rễ thì cây sẽ tạo nên 85 - 90% là cây đực. Còn ngược lại nếu rễ phát triển và
loại bỏ lá thì đa phần là cây cái. Như vậy thì lá có khả năng biểu hiện tính đực, cịn rễ cây
biểu hiện tính cái. điều đó được giải thích là lá sinh ra gibberellin cịn rễ sẽ tổng hợp
7


Chương 1. Tổng quan tài liệu

cytokinin. Trong điều kiện vừa có rễ vừa có lá tức là có sự cân bằng về giới tính. Nếu người
ta tách phơi rồi ni cấy trong môi trường nhân tạo và trong môi trường chỉ bổ sung GA
thì có 95 - 100% là hoa đực . Cịn nếu chỉ có cytokinin thì 95 - 100% là hoa cái ; cùng với
cytokinin, etylen cũng biểu thị tính cái và auxin thể hiện đặc tính trung gian.
Với các cây họ Bầu bí như bí ngơ, bí đao, mướp, dưa lê, dưa chuột, dưa hấu... thì
trên cây vừa tồn tại hoa đực và hoa cái. Để điều chỉnh tỉ lệ giữa hoa đực và hoa cái, người
ta thường dùng hai chất: GA để tăng tỉ lệ hoa đực, và ethrel (sản sinh etylen) sẽ kích thích
ra hoa cái 8.
Để hình thành giới tính của hoa cần có sự phối hợp của nhiều chất điều hòa sinh
trưởng. Tổ hợp các chất điều hòa sinh trưởng auxin, gibberellin, cytokinin theo một tỉ lệ
thích hợp có tác dụng điều khiển số hoa đực và hoa cái của cây. Đó là cơ sở của biện pháp

tăng cường số lượng hoa cái trên chùm hoa sachi bằng chế phẩm A và B là tổ hợp auxin,
gibberellin và cytokin theo tỉ lệ nhất định.
Để nâng cao năng suất quả và năng suất dầu hạt sacha inchi, Cai và cộng sự đã
thực hiện 1 thí nghiệm tại Trung Quốc, phun hai tuần một lần 5 chất điều hòa sinh trưởng
thực vật khác nhau gồm GA3, kinetin (KIN), IAA, ABA và axit salicylic (SA) có đối chứng
là phun nước lã. Kết quả: ABA và SA cho số trái/cây, hàm lượng dầu trong hạt cao nhất,
trong khi GA3, IAA và KIN làm tăng kích thước hạt. Các chất ĐHST làm tăng NS quả
4,3-15,2%, lượng dầu hạt tăng 4,9-24,9% 3.
Một thí nghiệm khác của sinh viên học viện NNVN phun 2 tổ hợp chất ĐHST
của cytokinin, auxin, gibberellin với tỉ lệ khác nhau lên sachi. Bước đầu đã thấy có tổ hợp
làm tăng được gần 20% số hoa cái. Kết quả chưa được cơng bố chính thức.
Các kết quả này phù hợp với kết quả các nghiên cứu sau đây trên các cây khác: Ví
dụ Jayaram, K.M và cs. đã phun IAA, GA3 và Ascorbic Acid (AA) ở các nồng độ khác
nhau (10 ppm, 25 ppm và 50 ppm) lên cà tím và thấy rằng AA 25 ppm và 50 ppm, giúp
cây tạo ra số lượng đáng kể của hoa cái. Trong khi cùng một nồng độ như vậy IAA và GA3
lại tạo ra số lượng đáng kể của hoa đực.
Hoặc như Nagamani và cộng sự đã phun GA3 50 ppm, NAA 200 ppm, etherel 50
ppm lên mướp đắng và thấy rằng các chất này đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng
cao NS quả và NS hạt (làm giống) và đã làm thay đổi giới tính hoa 10.
Các thơng tin này cho thấy đây là biện pháp kỹ thuật có triển vọng, đơn giản mà
8


Chương 1. Tổng quan tài liệu

hiệu quả cao. Với cây sachi, hiện chỉ cần mỗi chùm đậu thêm được 1 trái là NS đã có bước
nhảy lớn (hiện 1 chùm có nhiều hoa đực mà chỉ có 1-2 hoa cái)

9



Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nơi thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành tại khu đất thực nghiệm của Viện Sinh học Nông nghiệp
Tất Thành- Đại học Nguyễn Tất Thành
Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 03/2019 đến tháng 10/2020
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu loại chất điều hịa sinh trưởng và nồng độ thích hợp xử lý ra hoa làm
tăng số lượng hoa cái trên chùm hoa, từ đó làm tăng số quả đậu và năng suất cây sacha
inchi
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố (RCBD) với
10 công thức và 3 lần lặp lại. Mỗi ô cơ sở theo dõi 10 cây. Mỗi ơ cơ sở diện tích 50 m2. Sử
dụng giống Sachi DN18 đã được khảo nghiệm tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia
Lâm, Hà Nội.
CT1: Đối chứng (Phun nước lã)
CT2: Chất ĐHST KT1 nồng độ 30 ppm
CT3: Chất ĐHST KT1 nồng độ 40 ppm
CT4: Chất ĐHST KT1 nồng độ 50 ppm
CT5: Chất ĐHST KT2 nồng độ 30 ppm
CT6: Chất ĐHST KT2 nồng độ 40 ppm
CT7: Chất ĐHST KT2 nồng độ 50 ppm
CT8: Chất ĐHST KT3 nồng độ 30 ppm
CT9: Chất ĐHST KT3 nồng độ 40 ppm
CT10: Chất ĐHST KT3 nồng độ 50 ppm
Các chất ĐHST KT1, ĐHST KT2 và ĐHST KT3 trong thí nghiệm là các chất điều
hịa sinh trưởng cây trồng có nguồn gốc là auxin, cytokinin, gibberellin.


10


Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Thời điểm phun: Khi cây bắt đầu xuất hiện chùm hoa đầu tiên, các hoa đực vẫn
chưa nở. Định kỳ phun 7 ngày/lần cho đến khi quả đậu chắc chắn. Phun lúc trời mát,
khơng có mưa hay nắng to. Phun tồn bộ số cây trên ô sao cho ướt đều lá cây, phun ướt
đẫm các chùm hoa. Khi phun có bạt che tránh dung dịch phun bay tạt sang ô khác. Khi
đổi chất ĐHST phải rửa sạch bình bơm.
Lượng phun: 0,5 lit dung dịch phun cho 1 cây
Cây Sacha inchi được trồng và chăm sóc theo quy trình tạm thời (Phụ lục Quy trình
trồng và chăm sóc cây Sachi)
 Chỉ tiêu theo dõi:
-

Thời gian sinh trưởng của cây sacha inchi (ngày): Theo dõi thời gian cây ra hoa, đậu
quả và ra lứa hoa tiếp theo

-

Số hoa cái trên chùm hoa (hoa): theo dõi 10 chùm hoa cố định/ ô cơ sở

-

Số quả đậu/chùm (quả): Số quả đậu trên chùm hoa
Số quả đậu

-


Tỉ lệ đậu quả (%) = --------------------------×100
Số hoa cái

-

Số lượng quả trên cây (quả): Đếm tổng số quả trên 1 cây

-

Các hình thái quả khác nhau: Theo dõi các hình thái quả xuất hiện trên cây ( từ 4 thùy
đến 7 thùy) và ghi chép lại

-

Tỉ lệ hạt chắc trên từng loại quả (%): Số hạt chắc/ số thùy quả x 100

-

Khối lượng quả khô trên cây (g): Cân tổng số quả trên cây sau khi đã phơi khô

-

Khối lượng hạt khô trên cây (g): Cân tổng số hạt trên cây sau khi đã bóc vỏ quả

-

Khối lượng 100 hạt (g): Cân khối lượng 100 hạt lấy ngẫu nhiên trên ô thí nghiệm

-


Năng suất lý thuyết = Khối lượng hạt trên một cây x mật độ trồng (kg/ha)



Năng suất thực thu ô cơ sở (kg/50m2): Cân toàn bộ số quả thu được trên mỗi ô
cơ sở.
Năng suất thực thu (tấn/ha): Quy đổi từ năng suất thực thu ô cơ sở



2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel 2010 và phân tích ANOVA bằng
phần mềm SAS 9.1.3

11


Chương 3. Kết quả và thảo luận

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 . Thời gian sinh trưởng của cây sacha inchi
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của cây yêu cầu dinh dưỡng và chuyển hóa khác nhau.
Vì vậy việc nắm bắt thời gian sinh trưởng của cây trồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong điều khiển năng suất cây trồng. Trong đó giai đoạn ra hoa là một bước ngoặt trong
đời sống của thực vật tức là sự chuyển hướng từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang
giai đoạn sinh thực. Dưới tác dụng của nhiệt độ thích hợp và quang chu kì cảm ứng,
trong lá cây xuất hiện các chất đặc hiệu được vận chuyển đến các mơ phân sinh đầu
cành để quy định sự hình thành các mầm hoa. Ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng để
ức chế hoa đực, làm tăng số lượng hoa cái cây sacha inchi sẽ làm tăng đáng kể năng suất

loại cây trồng mới này. Thí nghiệm tiến hành tại thời điểm cây bắt đầu xuất hiện chùm
hoa đầu tiên, các hoa đực vẫn chưa nở.
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của cây sacha inchi

Giai
đoạn

Từ gieo
đến ra 8 lá
thật

Bắt đầu
ra hoa

Ra 1 lứa
hoa

Bắt đầu
đậu quả

Kết thúc
lứa hoa cũbắt đầu lứa
hoa mới

Thời gian
cây ra lứa
hoa tiếp
theo

Ngày

thứ

28

142

142-169

152

180

180-218

Từ bảng 3.1 ta thấy được các mốc thời gian cây Sacha inchi bắt đầu ra hoa từ 142
ngày sau trồng, lựa chọn thời điểm này để tiến hành phun các chất điều hòa sinh trưởng
tác động đến sự hình thành hoa cái trên chùm hoa.
Thời gian cây ra hoa kéo dài trong khoảng 27 ngày, như vậy sẽ tiến hành phun nhắc lại
4 lần, mỗi tuần phun 1 lần cho đến khi kết thúc thời gian ra 1 lứa hoa

12


Chương 3. Kết quả và thảo luận

3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng đến sự hình thành hoa và quả
cây sacha inchi
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau đến số lượng hoa
cái và quả trên một chùm hoa
Số hoa


% hoa cái

Số quả

cái/chùm

tăng so với

đậu/chùm

hoa (hoa)

ĐC (%)

(quả)

CT1- ĐC (phun
nước lã)

1,29f

100

0,52d

40,31

100


CT2- KT1
30ppm

1,70ef

132

0,56d

32.94

108

CT3- KT1
40ppm

2,98e

231

0,75d

25.17

144

CT4- KT1
50ppm

2,74ef


212

0,68d

24.82

131

CT5- KT2
30ppm

15,56b

1206

1,41bc

9.06

271

CT6- KT2
40ppm

22,61a

1752

2,05a


9,07

394

CT7- KT2
50ppm

21,97a

1703

1,64b

7,46

315

CT8- KT3
30ppm

2,54ef

197

1,32c

51,97

253


CT9- KT3
40ppm

5,46d

423

1,40bc

25,64

269

CT10- KT3
50ppm

8,54c

662

1,29c

15,11

248

CV%

9,97


14,65

LSD 0,05

2,86

0,29

Công thức

Tỉ lệ đậu
quả (%)

% quả
tăng so với
ĐC (%)

Ghi chú: Các giá trị theo sau bởi chữ cái khơng cùng kí tự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với P ≤0,05

13


×