Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nhan đề chưng cất tinh dầu bạc hà quy mô pilot và ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯNG CẤT TINH DẦU BẠC HÀ QUY
MÔ PILOT VÀ ỨNG DỤNG TRONG
CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ NHÂN

Nguyễn Thị Lan Hương

Tp.HCM, tháng 10 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MƠI TRƯỜNG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯNG CẤT TINH DẦU BẠC HÀ QUY MÔ PILOT VÀ
ỨNG DỤNG TRONG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC CÁ
NHÂN

Nguyễn Thị Lan Hương
ThS Trần Bùi Phúc

Tp.HCM, tháng 10 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Cán bộ hướng dẫn: (ghi tên và ký duyệt)

Cán bộ chấm phản biện: (ghi tên và ký duyệt)

Khóa luận được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MƠI TRƯỜNG
BỘ MƠN: CƠNG NGHỆ HĨA HỌC

NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Thị Lan Hương

MSSV: 1600001304

NGÀNH: Công nghệ Kỹ thuật hóa học

LỚP: 16DHH1A


Tên Khóa luận:
Tiếng Việt: Chưng cất tinh dầu bạc hà quy mô Pilot và ứng dụng trong các sản phẩm chăm
sóc cá nhân.
Tiếng Anh: Investigate the distillation process of Japanese mint by the hydrodistillation
pilot method and application in personal care products.
Nhiệm vụ Khóa luận:
1. Khảo sát các thơng số ảnh hưởng đến q trình chưng cất tinh dầu bạc hà
Nhật bằng hệ thống Pilot.
2. Đánh giá chất lượng tinh dầu bạc hà.
3. Ứng dụng tinh dầu bạc hà trong sản xuất gel rửa tay và nến thơm.
Ngày giao Khóa luận: 29/5/2020
Ngày hồn thành nhiệm vụ: 30/9/2020
Họ tên cán bộ hướng dẫn: ThS Trần Bùi Phúc
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được Hội Đồng chuyên ngành thông qua.
TP.HCM, ngày 9 tháng 10 năm 2020
TRƯỞNG BỘ MƠN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG/ PHĨ KHOA


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Quý Thầy Cô giáo,
anh chị nhân viên quản lý phịng thí nghiệm khoa Kỹ Thuật Thực Phẩm và Mơi Trường,
chun ngành Hóa Hữu Cơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu cũng như điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất trong suốt thời gian rèn luyện
và học tập tại Trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Trần Bùi Phúc đã quan tâm

giúp đỡ em tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức để hoàn thành bài luận án này. Nếu
khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cơ thì em nghĩ bài luận án này của em rất khó
có thể hồn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cơ.
Trong q trình làm luận án do chưa có nhiều kiến thức chun mơn và khả năng lý
luận của bản thân còn hạn chế, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Q
Thầy Cơ bỏ qua. Đồng thời em mong nhận được những ý kiến, góp ý và nhận xét từ Thầy
Cơ để bài luận án hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xu thế sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên ngày càng đa dạng và Việt Nam đang là một
trong những thị trường tiềm năng trong việc trồng và kinh doanh bạc hà. Nguồn thảo dược này
không những được sử dụng trong nhiều lĩnh vực mà còn có giá trị kinh tế cao nên việc nghiên cứu,
phát triển và đa dạng hóa ứng dụng của nó là rất cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát các
điều kiện chưng cất tinh dầu bạc hà Nhật bằng quy mô Pilot và ứng dụng trong các sản phẩm chăm
sóc cá nhân như gel rửa tay và nến thơm. Hàm lượng tinh dầu đạt giá trị cao nhất 0.051 (g/mLkhơ)
khi sử dụng ngun liệu cắt kích thước 5-10 cm, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi tương ứng 1:7 (g/mL)
ở nhiệt độ 130⁰C, thời gian chưng cất 150 phút. Kết quả phân tích GC-MC cho thấy tinh dầu có hai
hợp chất chính Menthol (80.075%) và L-Menthone (7.519%). Tinh dầu bạc hà được bổ sung trực
tiếp vào sản phẩm gel rửa tay và nến tạo mùi hương the mát, dễ chịu và an toàn cho người sử dụng.

ii


ABSTRACT
The trend of using natural products is increasingly diversified and Vietnam is one of the
potential markets for mint growing and trading. This herbal source is not only used in many fields

but also has high economic value, so research, development and diversification of its applications
are essential. The goal of the study is to investigate conditions for the distillation of Japanese mint
oil on a Pilot scale and for application in personal care products such as hand gels and scented
candles. The essential oil content reaches the highest value of 0.051 (g/mL) when using cutting
materials size of 5-10 cm, the ratio of material / solvent is 1:7 (g / mL) at 130⁰C, distillation time
150 minutes. GC-MC analysis shows that essential oil has two main compounds Menthol
(80.075%) and L-Menthone (7.519%). Peppermint essential oil is added directly to hand sanitizer
gel and scented candles pleasant and safe scent for users.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................................. ii
ABSTRACT ................................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................................ 3
1.1

1.2

Tổng quan về cây bạc hà ................................................................................................... 3
1.1.1

Giới thiệu ................................................................................................................. 3


1.1.2

Phân loại cây bạc hà ................................................................................................. 3

1.1.3

Đặc điểm cây bạc hà ................................................................................................ 4

1.1.4

Công dụng cây bạc hà .............................................................................................. 5

1.1.5

Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà ................................................................. 5

Tổng quan về tinh dầu ....................................................................................................... 7
1.2.1

Giới thiệu chung tinh dầu......................................................................................... 7

1.2.2

Phân loại tinh dầu..................................................................................................... 7

1.2.3

Cơng dụng của tinh dầu bạc hà ................................................................................ 7


1.3

Tình hình nghiên cứu cây bạc hà ...................................................................................... 9

1.4

Các sản phẩm từ bạc hà ................................................................................................... 10

1.5

Các phương pháp chưng cất tinh dầu .............................................................................. 11
1.5.1

Phương pháp chưng cất trực tiếp trong nước (Hydro distillation) ......................... 11

1.5.2

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Steam distillation) ............................ 13

1.5.3

Phương pháp chưng cất hỗ trợ vi sóng (Microwave assisted distillation) ............. 13

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 15
iv


2.1

Nguyên liệu ..................................................................................................................... 15


2.2

Hóa chất và thiết bị.......................................................................................................... 15

2.3

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 17

2.4

2.5

2.6

2.3.1

Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 17

2.3.3

Bố trí nghiệm ......................................................................................................... 21

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 22
2.4.1

Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 22

2.4.2


Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 22

Phương pháp phân tích .................................................................................................... 22
2.5.1

Phân tích định tính ................................................................................................. 22

2.5.2

Phân tích định lượng GC-MS ................................................................................ 22

Cơng thức tính tốn ......................................................................................................... 22

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 24
3.1

Khảo sát các thơng số ảnh hưởng đến q trình chưng cất tinh dầu bạc hà ................... 24
3.1.1

Sự ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu suất chưng cất ...................... 24

3.1.2

Sự ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất ............................................ 25

3.1.3

Sự ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu và dung môi đến hiệu suất chưng cất ............ 26

3.1.4


Sự ảnh hưởng của nhiệt độ dầu gia nhiệt đến hiệu suất chưng cất ........................ 27

3.2

Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu .............................................................. 28

3.3

Đánh giá cảm quan tinh dầu và các sản phẩm chăm sóc cá nhân ................................... 29

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 31
4.1

Kết luận ........................................................................................................................... 31

4.2

Kiến nghị ......................................................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 32
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 35

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GC-MS: Sắc ký khí - khối phổ
STT: Số thứ tự
TEA: Triethanolamine

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
WHO: Tổ chức Y tế Thế Giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần gel rửa tay (WHO) (Organization, 2010) ........................................ 18
Bảng 2.2 Thành phần nến thơm (Waters, 2018) ................................................................ 20
Bảng 3.1 Phân tích GC-MS tinh dầu bạc hà....................................................................... 28
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát lượng tinh dầu cho vào nến thơm ............................................ 29
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát lượng tinh dầu cho vào gel rửa tay .......................................... 29
Bảng 3. 4 Đánh giá cảm quan các sản phẩm từ tinh dầu bạc hà ........................................ 30

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phân loại bạc hà ..................................................................................................... 4
Hình 1. 2. Cấu tạo cây bạc hà ............................................................................................... 5
Hình 1. 3 Hình ảnh cấu trúc hóa học hai hoạt chất chính trong tinh dầu bạc hà .................. 6
Hình 1.4 Các sản phẩm từ bạc hà ....................................................................................... 11
Hình 1.5 Phương pháp chưng cất trực tiếp trong nước ...................................................... 12
Hình 1.6 Phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước .......................................................... 13
Hình 1.7 Phương pháp chưng cất có hỗ trợ vi sóng ........................................................... 14
Hình 1.8 Vườn bạc hà tại Bình Thuận................................................................................ 15
Hình 2.1 Bộ chưng cất Pilot ............................................................................................... 17
Hình 2.2 Quy trình chưng cất tinh dầu bạc hà .................................................................... 17
Hình 2. 3 Quy trình điều chế gel rửa tay ............................................................................ 19
Hình 2. 4 Quy trình điều chế nến thơm .............................................................................. 20

Hình 3.1 Biểu đồ ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu suất tinh dầu bạc hà .. 24
Hình 3.2 Biểu đồ ảnh hưởng thời gian chưng cất đến hiệu suất tinh dầu bạc hà ............... 25
Hình 3.3 Biểu đồ ảnh hưởng tỉ lệ ngun liệu/dung mơi đến ............................................ 26
Hình 3.4 Biểu đồ ảnh hưởng của nhiệt độ dầu gia nhiệt đến hiệu suất tinh dầu bạc hà..... 27

viii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và sinh học,
thị trường các sản phẩm từ thiên nhiên ngày càng đa dạng, phong phú nhờ vào độ an toàn
cũng như chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau. Trong đó tiêu biểu nhất là tinh dầu được chiết xuất từ các loại thảo dược có mùi thơm.
Nhờ vào thảm thực vật đa dạng cũng như ý thức sử dụng tinh dầu từ xa xưa nên đây là một
thị trường tiềm năng. Nguồn nguyên liệu thảo mộc được sử dụng để lấy tinh dầu rất phong
phú đa dạng: quế, trầm, hương thảo, sả, tràm gió, hoa hồng, vỏ bưởi, hoa sứ, oải hương…
Ở Việt Nam bạc hà Nhật được trồng ở các khu vực Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), Bắc Cạn, Thái Nguyên, Đà Lạt,... Hiện nay với đề án “Tái cơ cấu ngành nơng
nghiệp” hơn 30 ha diện tích trồng bạc hà Á tại Bình Thuận thuộc Duyên hải Nam Trung
Bộ do Chính phủ Nhật Bản viện trợ, qua 2 năm triển khai thu hoạch 65,5 tấn cây nguyên
liệu bạc hà, chiết suất 650 kg tinh dầu. Dự án này đã góp phần rất lớn trong việc tạo thêm
việc làm và thu nhập cho người nông dân tại địa phương (Duyên, 2018).
Theo y học cổ truyền bạc hà được xem như một loại thảo dược có tác dụng trừ phong
giảm đau, trị ho, kích thích tiêu hóa,… Nhận thấy những cơng dụng tốt cho sức khỏe của
bạc hà, việc trồng và kinh doanh bạc hà trở thành thị trường tiềm năng nên việc chưng cất
tinh dầu quy mô công nghiệp là rất cần thiết, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát q
trình chưng cất tinh dầu bạc hà quy mơ Pilot để có thể khai thác thích hợp tinh dầu mà
khơng hao tốn quá nhiều nguyên liệu, thời gian và năng lượng.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát các điều kiện chưng cất tinh dầu bạc hà Nhật quy mô Pilot và ứng dụng
trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như gel rửa tay và nến thơm.
3. Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chưng cất bao gồm:
 Kích thước nguyên liệu: cắt 5-10 cm, nguyên cây, xay;
1


 Thời gian chưng cất 120, 135, 150, 165, 180 phút;
 Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi 1:5, 1:6, 1:7, 1:8 (g/mL);
 Nhiệt độ dầu gia nhiệt: 120oC, 125 oC, 130 oC, 135 oC.
 Kiểm tra chất lượng tinh dầu bằng phương pháp GC-MS và đánh giá cảm quan.
 Nghiên cứu các sản phẩm chăm sóc cá nhân (gel rửa tay, nến thơm) sau khi bổ sung
tinh dầu vào.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cây bạc hà Nhật tại tỉnh Bình Thuận.
Thời gian nghiên cứu: Từ 29/5/2020 đến 30/9/2020.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan về cây bạc hà

1.1.1 Giới thiệu
Cây bạc hà có nguồn gốc từ các nước Châu Âu và Địa Trung Hải, người La Mã
mang theo bạc hà đến Anh, sau đó được đưa đến Hoa Kỳ. Vào thế kỷ XIX người Nhật đã
chưng cất tinh dầu bạc hà trở thành nhà sản xuất thương mại duy nhất (Taneja, 2012). Kết

thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Brazil bắt đầu sản xuất bạc hà lần lượt tới Nam Mỹ, Ấn
Độ, Trung Quốc và đến 9/1974 cây bạc hà được vào Việt Nam. Sau cuộc cách mạng xanh
năm 1986, bạc hà trở thành một mặt hàng nông nghiệp, phát triển nhất ở khu vực nhiệt đới
hoặc cận nhiệt đới.
Cây bạc hà Nhật (Mentha arvensis L.) là cây thân thảo thuộc họ Hoa mơi Lamiaceae,
thường có mùi hương cay cay mang đến cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Dựa vào hình thái,
thành phần hóa học và hương thơm đặc trưng bạc hà được phân ra làm nhiều loại khác
nhau: Bạc hà Âu, bạc hà Nhật, bạc hà Chocolate, bạc hà Mèo,…(Taneja, 2012).
1.1.2 Phân loại cây bạc hà
 Bạc hà Nhật (Mentha arvensis L.) có hương vị ngọt thanh, the mát, thường sử dụng
rộng rãi trong làm thuốc và dược phẩm vì thành phần chính là Menthol (>70%).
 Bạc hà Âu (Mentha piperita L.) là loại bạc hà lai và với có hương mạnh hơn so với
bạc hà Nhật nên được sử dụng làm hương liệu trong sản xuất bánh kẹo, các sản phẩm thiết
yếu như kem đánh răng, dầu gội,… thành phần chính là Menthol (50-70%) và L-Menthone
(5-10%), Metyl axetat (<10%).
 Bạc hà cay (Mentha spicata) vị cay mạnh hơn, ít ngọt hơn bạc hà Á thành phần chính
là Carvon (>60%), Limonene (15-25%) được sử dụng để làm nước sốt bạc hà truyền thống
cho thịt cừu, chống nấm hiệu quả.

3


(A)

(B)

(C)

(D)


(E)

(F)

Hình 1.1 Phân loại bạc hà
(A) Bạc hà Âu, (B) Bạc hà Á, (C) Bạc hà Chocolate
(D) Bạc hà chanh sả, (E) Bạc hà mèo, (F) Bạc hà cay

1.1.3 Đặc điểm cây bạc hà
Bạc hà là cây thân ngầm dưới đất, một phần thân hướng lên trên, phần thân còn lại
mọc bò lan dưới đất phân nhánh như rễ phụ, phân bố ở lớp đất đâu 30–40 cm. Thân thuộc
loại cây thân thảo, mềm, cao đến 10–40 cm, chủ yếu phần thân ngầm dưới đất, màu xanh
lục hoặc tím tía.

4


Lá bạc hà mọc đối xứng dài 2–6,5 cm và rộng 1–2 cm, lá đơn, có lơng tơ nhỏ, viền
răng cưa hình bầu dục, lá là bộ phận chứa nhiều tinh dầu bạc hà nhất.
Hoa thường nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc thành chùm trên thân, mỗi hoa
dài 3-4 mm (Lợi, 2019).

(A)

(B)

(C)

Hình 1. 2. Cấu tạo cây bạc hà
(A) Rễ và thân cây, (B) Lá, (C) Hoa


1.1.4 Công dụng cây bạc hà
Khi y học chưa phát triển để có được thuốc Tây như hiện nay thì cây bạc hà được
xem như một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong Đông Y. Lá bạc hà tươi giã nhuyễn
rồi đắp vào vùng da mẩn đỏ hay vết công trùng cắn giúp sát khuẩn, dịu da nhanh chóng.
Cho lá bạc hà tươi vào cốc nước nóng 5 phút rồi uống để kích thích tiêu hoa, trị đau bụng,
buồn nơn,… hoặc nhai trực tiếp vài lá bạc hà để trị hôi miệng, ngưởi trực tiếp lá bạc hà sau
khi được vò nát giúp thông mũi, trị cơn buồn nôn, đau đầu. Ngồi ra trồng bạc hà quanh
nhà cịn giúp đuổi muỗi, chuột và rắn (Lợi, 2019).
1.1.5 Thành phần hóa học của tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có một số các thành phần chính sau: (Verma et al., 2010)


Limonene: Ức chế các tế bào ung thư, trào ngược dạ dày;
5




Carvone: Là thành phần tạo nên mùi thơm bạc hà đặc trưng the mát và là thành phần

chính trong bạc hà Lục (Spearmint);


L-Menthone: Có khả năng trị ho, đờm, viêm họng… tạo cảm the mát đặc trưng của

tinh dầu từ bạc hà khi bơi lên da;


Menthol: Có khả năng gây tê, giảm đau, trị đau bụng, là thành phần chính trong tinh


dầu bạc hà Nhật (Hussain et al., 2010);


1,8-Cineole: Điều trị các bệnh về hô hấp như ho, cảm lạnh, hen suyễn;



Linalool: hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

(A)

(D)

(B)

(C)

(E)

(F)

Hình 1. 3 Hình ảnh cấu trúc hóa học hai hoạt chất chính trong tinh dầu bạc hà
(A) Menthol, (B) L-Menthone, (C) Limonene
(D) Carvone, (E) 1,8 cineole, (F) Linalool

6


1.2 Tổng quan về tinh dầu

1.2.1 Giới thiệu chung tinh dầu
Từ xa xưa tinh dầu đã được sử dụng trong ẩm thực, y học, nước hoa, thậm chí là
nghệ thuật ướp xác thời Ai Cập cổ đại. Tinh dầu là hỗn hợp các chất thơm dễ bay hơi có
trong rễ, thân, vỏ, lá hoặc các bộ phận khác của thực vật, dựa vào bộ phận và tính chất của
hợp chất có trong tinh dầu để lựa chọn phương pháp chiết xuất phù hợp. Hỗn hợp này
thường có màu trong suốt đến vàng nhạt, có hương thơm tinh khiết, dễ chịu, hầu hết tan
trong dung mơi hữu cơ, ít tan trong nước.
1.2.2 Phân loại tinh dầu
Dựa vào thành phần hóa học mà tinh dầu có thể được phân loại như sau:
Tinh dầu nguyên chất: dạng sánh, đậm đặc, đa số đều trong suốt trừ một số loại có
màu vàng, xanh, hổ phách. Tinh dầu nguyên chất được chiết xuất 100% từ thực vật khơng
có thành phần hóa học, khơng bị pha lỗng, mùi hương tự nhiên đặc trưng. Vì đều có nguồn
gốc từ tự nhiên nên khi sử dụng tinh dầu nguyên chất đúng liều lượng sẽ hỗ trợ trị bệnh rất
hiệu quả và an tồn cho sức khỏe.
Tinh dầu khơng nguyên chất: là tinh dầu nguyên chất đã được pha lỗng bằng các
chất hóa học, nhiều tạp chất, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tinh dầu không nguyên chất vẫn
giữ được mùi của tinh dầu nguyên chất nên rất khó nhận biết bằng mắt thường hay mùi
hương.
Tinh dầu tổng hợp: hay còn gọi là hương liệu dùng để tạo ra hương nhân tạo từ hóa
chất và chất tạo mùi nên rẻ hơn rất nhiều so với tinh dầu nguyên chất. Hương thơm tương
tự tinh dầu nhưng nồng hơn, hít quá nhiều có thể gây nhức đầu, chóng mặt, khơng tốt cho
sức khỏe, phạm vi lan tỏa lớn hơn nên thường dùng trong nước hoa, mỹ phẩm,…
1.2.3 Công dụng của tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà được chiết xuất trực tiếp từ lá và thân cây bạc hà, không sử dụng
bất cứ hóa chất nào nên có thể sử dụng được trong chế biến các món ăn, thức uống. Nhờ
7


hương đặc trưng cùng với cảm giác the mát nên bạc hà được sử dụng rộng rãi trong nhiều
loại thực phẩm: bánh kẹo, trà thảo mộc, gia vị. Bạc hà giúp tăng vị của món ăn, kích thích

hệ tiêu hóa tạo cảm giác ngon miệng và bảo quản thực phẩm khỏi các vi sinh vật (Catherine,
Deepika, & Negi, 2012).
Tinh dầu bạc hà có khả năng kháng khuẩn, nhờ hoạt chất chính là Menthol giúp giảm
sưng mụn, làm sạch da mặt, với tính chất the mát và tạo mùi thơm, bạc hà cịn bảo vệ răng
trước các đợt tấn cơng từ vi khuẩn, gây hại cho men răng. Nên bạc hà thường được ứng
dụng trong ngành hóa mỹ phẩm: sữa rửa mặt, kem trị mụn, nước hoa hồng, dầu gội trị gàu,
kem đánh răng, nước súc miệng, nước rửa tay sát khuẩn, nến thơm,…(Sugimoto, Yaguchi,
Kumatani, & Emura, 2010). Thoa trực tiếp tinh dầu bạc hà lên tóc có thể tẩy tế bào chết da
đầu, kích thích mọc tóc và làm giúp bóng mượt. Đối với phụ nữ tinh dầu bạc hà cịn giúp
giảm cân nhờ vào khả năng kích thích hệ tiêu hóa nhanh và nhiều hơn nên mỡ thừa khơng
bị tồn đọng trong cơ thể (Kole, Jadhav, Thakurdesai, & Nagappa, 2005).
Trong dược phẩm với khả năng sát trùng, chữa lành vết thương, giảm đau nên tin
dầu bạc hà có thể điều trị một loạt các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,
khó tiêu, buồn nơn và biếng ăn, chữa đau răng, thấp khớp, đau cơ, căng thẳng, trầm cảm
bằng khứu giác (Vy, 2020). Kích thích thụ thể lạnh, có chất gây mê tác dụng, làm tăng lưu
lượng nước bọt, làm giãn đường phế quản (Gardiner & Research, 2004). Menthol kích thích
các thụ thể lạnh ở đường hô hấp, trị ho, nghẹt mũi do cảm lạnh, chống viêm, kháng khuẩn.
Trị những bệnh ngoài da như: dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Ngồi các cơng dụng cơ bản trên, tinh dầu bạc hà còn được sử dụng để xơng phịng,
tạo khơng khí trong lành, xua đuổi và tiêu diệt các loại côn trùng (kiến, ruồi, rận và bướm
đêm) (Viorica Robu, 2015) mà không gây ô nhiễm môi trường do tính dễ bay hơi của chúng.
Tuy tinh dầu bạc hà có nhiều cơng dụng như vậy nhưng phải biết sử dụng đúng cách
thì mới có thể phát huy được tối đa cơng dụng của nó. Tinh dầu bạc hà chỉ nên dùng trong
khoảng từ 0.06 đến 0.6 mL mỗi ngày, mỗi lần từ 0.02 đến 0.2 mL, nếu sử dụng quá liều
hoặc sai cách sẽ gây ra độc tính. Nếu hít nhiều tinh dầu bạc hà sẽ gây ra chứng buồn nôn,
chán ăn, các vấn đề về tim mạch, uống quá nhiều sẽ bị hàn, gây đổ mồ hôi,… Khuyến cáo
8


với người đã và đang bị cao huyết áp, thoát vị gián đoạn, sỏi thận, dễ suy nhược và trẻ em

dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai không nên sử dụng tinh dầu bạc hà (Balakrishnan &
research, 2015).
1.3 Tình hình nghiên cứu cây bạc hà
Cây bạc hà là loại cây có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây nhưng quy
trình trồng trọt vẫn chưa thống nhất cũng như có nhiều vùng bị hạn chế do đất đai, nguồn
nước, khí hậu,… Vì vậy từ quy trình canh tác, phương pháp chiết tách tinh dầu đến công
nghệ sản xuất không ngừng được nghiên cứu, cải tiến để nâng cao số lượng đến chất lượng.
Nghiên cứu của Mizuno và cộng sự (2006) (Mizuno et al., 2006) cũng đã chứng
minh rằng uống dầu bạc hà (so với nước) giảm co thắt trong bóng tá tràng trong giai đoạn
III. Nối tiếp nghiên cứu đó Amato và cộng sự (2014)(Amato, Liotta, & Mulè, 2014) đã
quan sát thấy tinh dầu bạc hà gây ra sự thư giãn cơ trơn tròn ruột bằng cách ức chế trực tiếp
sự co bóp và giảm sự co bóp của ruột non. Theo Karen Abril và cộng sự (Abril, Diaz, Yasui,
Collins, & Elsabrout, 2019) các bệnh nhân sau khi phẫu thuật sẽ có cảm giác buồn nơn do
biến chứng của thuốc gây mê, đối với nữ giới gây tê tồn thây có tỉ lệ sẽ cao hơn nam giới.
Mặc dù có nhiều loại thuốc chống nơn có sẵn để điều trị tình trạng này nhưng nó khơng
hồn tồn có hiệu quả và chúng đều có tác dụng phụ cho bệnh nhân. Qua nghiên cứu cho
thấy mức độ buồn nôn giảm và 88% tiếp tục sử dụng liệu pháp hương thơm tinh dầu bạc
hà sau phẫu thuật.
Và nghiên cứu gần đây nhất của Yoshihito Kohari với cộng sự (2020) (Kohari et al.,
2020) tiến hành chưng cất lá bạc hà Nhật bằng phương pháp chưng cất có sự hỗ trợ của vi
sóng người ta thấy rằng một số thành phần như Limonene, Menthyl Acetate và Piperitone
là được trích xuất hiệu quả hơn và tinh dầu chứa nhiều hương thơm hơn khi so sánh với
phương pháp chưng cất trực tiếp bằng hơi nước.
Theo tạp chí khoa học Nơng nghiệp Việt Nam 2016 (Hùng, 2016) đã được nghiên
cứu gốm kĩ thuật và phân chậm tan có ảnh hưởng rõ đến mức độ tăng trưởng chiều cao và
số nhánh của cây bạc hà. Kết quả cho thấy việc sử dụng các loại gốm kĩ thuật của Việt Nam
cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao hơn khi sử dụng gốm của Trung Quốc.
9



Nghiên cứu của tác giả Mai Hải Châu và cộng sự (2017) (Châu, 2017) đã tiến hành khảo
sát ảnh hưởng của mật độ và thời gian thu hoạch đến sinh trưởng và năng suất tinh dầu bạc
hà (Mentha piperita L.) nhận thấy bạc hà trồng tại Trảng Bom, Đồng Nai với mật độ 20
cây/m2 và thu hoạch sau 5 tháng gieo cho năng suất 3347,4 kg/ha, hàm lượng tinh dầu
(99%) và năng suất tinh dầu cao nhất (22 lít/ha) .
Tháng 7/2020 khảo sát quá trình tinh chế biến trà túi lọc bạc hà đã được nghiên cứu
bởi Mai Huỳnh Cang (2020) (Cang, 2020). Nguyên liệu bạc hà được chần ở 90oC trong 60
giây, sau đó sấy ở nhiệt độ 55oC trong 8 giờ bằng phương pháp sấy khay. Tỉ lệ phối trộn
thích hợp giữa bạc hà/hoa cúc/cam thảo là 2:1:1. Sản phẩm trà được đánh giá đạt về các chỉ
tiêu vi sinh vật và hàm lượng kim loại. Tương tự nghiên cứu của Trần Thị Lệ Minh cùng
cộng sự năm 2018 (Ly, 2018) cho thấy việc từ cao linh chi kết hợp với lá bạc hà và bột cỏ
ngọt theo tỷ lệ lần lượt là 0.2g : 0.3g : 0.1g có tính chống oxy hóa, ức chế q trình oxy hóa
màng tế bào.
1.4 Các sản phẩm từ bạc hà
Theo Đơng y bạc hà không chỉ là một loại nguyên liệu ẩm thực mà còn là vị thuốc
và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngày nay đa số các sản phẩm
như kẹo cao su, kem đánh răng, keo ngậm,... đều có hương bạc hà do tồn thân bạc hà có
mùi thơm, vị cay, the mát giúp mang lại cảm giác the mát, sảng khoái. Trong khi bạc hà
được sử dụng làm nước sốt trong ẩm thực Ả Rập, làm hương vị cho các món ăn từ thịt cừu
ở Mỹ thì tại Anh dùng làm thạch.
Lá bạc hà khô được sử dụng trong chế biến trà nhằm giúp tỉnh táo, giảm bớt các
triệu chứng cảm lạnh và đào thải độc tố. Bạc hà là loại trà thảo dược khơng chứa caffeine
nên có thể sử dụng bất cứ lúc nào mà không lo mất ngủ, giúp tinh thu giãn đầu óc, đẹp da.
Ngồi ra bạc hà có thể làm sạch nhờn trên da mặt, cân bằng độ ẩm, thu nhỏ lỗ chân lông,
giảm mụn, trị sẹo và các vết thêm mụn nên có rất nhiều sản phẩm dưỡng da từ bạc hà xuất
hiện trên thị trường như xịt khoáng, mặt nạ, kem trị mụn,… Phổ biến nhất vẫn là các sản
phẩm chăm sóc da đầu về trị gàu, kích thích mọc tóc, dưỡng tóc. Một số sản phẩm từ bạc
hà được thể hiện ở hình 1.4.
10



(A)

(B)

(D)

(E)

(C)

(F)

Hình 1.4 Các sản phẩm từ bạc hà
(A) Kẹo, (B) Trà, (C) Kem đánh răng,
(D) Thuốc ho, (E) Nước sốt, (F) Dầu gội đầu

1.5 Các phương pháp chưng cất tinh dầu
Tinh dầu có thể được chưng cất bằng các phương pháp chính như: chưng cất lơi cuốn
hơi nước, chưng cất trực tiếp bằng nước, chưng cất bằng nước có sự hỗ trợ vi sóng.
1.5.1 Phương pháp chưng cất trực tiếp trong nước (Hydro distillation)
Chưng cất trực tiếp trong nước là phương pháp đơn giản nhất và lâu đời nhất dùng
để thu hồi các loại tinh dầu từ thực vật. Dựa vào nguyên lý hỗn hợp nhiều cấu tử không tan
lẫn trong nước thì có nhiệt độ sơi thấp hơn nhiệt độ sôi của các cấu tử thành phần nên các
cấu tử trong tinh dầu khơng bị q nhiệt. Vì nhẹ hơn và không tan trong nước nên sau khi
11


ngưng tụ nước và tinh dầu sẽ tách thành hai lớp. Ở phương pháp này nguyên liệu thực vật
thô và nước được cho trực tiếp vào bình cầu sau đó gia nhiệt, theo dòng chảy khi hơi nước

đi qua nguyên liệu sẽ phá vỡ cấu trúc lá để thẩm thấu vào túi tế bào chứa tinh dầu, dễ dàng
lôi cuốn tinh dầu đi theo. Đến khi gặp dịng khí lạnh của ống sinh hàn hơi nước cùng tinh
dầu sẽ ngưng tụ rồi chảy ngược xuống nhánh chiết, lượng nước ngưng dư sẽ chạy ngược
về bình cầu và tiếp tục lặp lại q trình đến khi lơi cuốn hết tinh dầu trong nguyên liệu (Orio
et al., 2012).
Ưu điểm: Không tốn nhiều chi phí thiết bị, dễ lắp ráp và vận hành.
Nhược điểm: Không thể sản xuất quy mô lớn, nguyên liệu ở đáy bình cầu tiếp xúc
trực tiếp với nguồn nhiệt nên tinh dầu dễ có mùi khét, khó kiểm sốt nhiệt độ nên không
phù hợp với tinh dầu dễ biến tính ở nhiệt độ cao.

Hình 1.5 Phương pháp chưng cất trực tiếp trong nước

12


1.5.2 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước (Steam distillation)
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước sử dụng nguồn hơi riêng, sau khi gia nhiệt
hơi nước bốc lên sẽ tiếp xúc với ngun liệu ở phía trên, lơi cuôn tinh dầu đi theo lên bộ
phận ngưng tụ rồi thu hồi tinh dầu ở nhánh chiết.
Ưu điểm: Không tốn nhiều chi phí thiết bị, dễ lắp ráp và vận hành.
Nhược điểm: Tiêu hao nhiều năng lượng vì phải cung cấp hơi nước liên lục, tốn
nhiều thời gian.

Hình 1.6 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

1.5.3 Phương pháp chưng cất hỗ trợ vi sóng (Microwave assisted distillation)
Phương pháp chưng cất trực tiếp trong nước có sự hỗ trợ của vi sóng tương tự như
phương pháp chưng cất trực tiếp trong nước chỉ khác nguồn năng lượng dùng để gia nhiệt
là vi sóng (Orio et al., 2012).
Ưu điểm: hiệu suất cao hơn, tiết kiệm thời gian, dễ dàng điều chỉnh công suất.

13


×