Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích tây tiến đỗ minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.56 KB, 6 trang )

Phân tích Tây Tiến
1. Khổ 1: Nỗi nhớ đồn qn Tây Tiến trên đường hành quân với vẻ đẹp vừa kiêu

dũng lãng mạn trên nền thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hoang sơ, hiểm trở
vừa thơ mộng mĩ lệ
1.1.
-

-

-

2 câu thơ đầu:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Mở đầu bài thơ là tiếng gọi tha thiết vọng từ tâm tưởng nhà thơ gợi về một miền kí ức.
Nơi đó có dịng sơng lịch sử gắn với đoàn quân lịch sử nhưng tất cả đã “xa rồi”. C ụm từ “
Sông Mã xa rồi” thể hiện ý thức của tác giả về khoảng cách không gian, thời gian. Gi ờ
đây, tâm hồn của Quang Dũng đã rời khỏi mảnh đất thực tại để sống trong dịng hồi
niệm về những tháng ngày gian khổ nhưng vô cùng đẹp đẽ, hào hùng.
Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” vang lên, thể hiện sự dâng trào của cảm xúc, câu thơ trở thành
một tiếng gọi thân thương. Từ “ ơi” khiến câu thơ như dài ra, vừa diễn tả nỗi nhờ da
diết cồn cào, vừa thể hiện sự thảng thốt, nuối tiếc khôn nguôi của nhà thơ.
 Câu thơ chưa xuất hiện từ nhớ nhưng ta đã cảm nhận được nỗi nhớ ngập tràn, bao
phủ cả không gian, thời gian.
Câu thơ tiếp theo cụ thể hóa nỗi nhớ:
• Nếu như nhớ rừng núi nêu rõ đối tượng của nỗi nhớ thì nhớ chơi vơi thể hiện tính
chất của nỗi nhớ.
• Điệp từ nhớ được lặp lại hai lần ở vị trí mở đầu và mở nhịp câu thơ giúp tô đậm,
nhấn mạnh nỗi nhớ mãnh liệt như những con sóng đang trào dâng trong trái tim


của người lính
• Từ “ chơi vơi” vỗn diễn tả trạng thái lơ lửng của một vật trong không gian nhưng ở
đây lại dung để diễn tả nỗi nhớ.Vậy nên nỗi nhớ ở đây tuy cụ thể nhưng khó nắm
bắt, khó diễn tả hết thành lời và khó định lượng.
• Điệp âm “ơi” đã khắc họa nỗi nhớ tràn đầy ngổn ngang, ám ảnh, tưởng như con
người mất thăng bằng, đầy vơi, tràn ngập trong nỗi nhớ.

 Hai câu thơ sử dụng rất nhiều thanh bằng, âm tiết mở rộng, tạo ra âm hưởng triền
miên, lan tỏa của nỗi nhớ. Từ đó thể hiện cảm xúc xuyến xao, bang khuâng của nhà
thơ về vùng kí ức Tây Tiến.
1.2.

-

6 câu tiếp: Khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc dữ dội, hiểm trở
nhưng rất đỗi thơ mộng, trữ tình. Trên phơng nền đó nổi bật chân dung
người lính Tây Tiến:
Sài Khao sương lấp đồn qn mỏi

Gục lên sung mũ bỏ quên đời.
Hình ảnh đầu tiên hiện về trong kí ức của nhà thơ là cảnh đoàn quân Tây Tiến hành
quân giữa sự khắc nghiệt của thiên nhiên:
Sài Khao sương lấp đồn qn mỏi
• Hình ảnh những màn sương giăng mắc không gian vốn gợi đến vẻ đẹp thơ mộng,
huyền ảo của núi rừng. Song, ở đây lại là “sương lấp”. Bằng con mắt của người
nghệ sĩ tạo hình, ngịi bút của Quang Dũng đang vẽ lên những màn sương dày đặc,
nó có hình có khối đang bủa vây, bao phủ lấy người lính trẻ khi vừa mới lần đầu
đặt chân đến núi rừng. Đặc biệt, bằng việc sử dụng từ “lấp” với thanh trắc âm tiết
khép, tác giả giúp người đọc hình dung những màn sương giống như những bức



-

-

-

tường thành vững chắc đang ngăn cản, thách thức bước chân của người lính. Họ
như bị nhấn chìm giữa màn sương dữ dội đó.
• Ám ảnh về sự khắc nghiệt của thời tiết núi rừng, ta cũng từng bắt gặp trong những
vần thơ của Chính Hữu khi viết bài thơ “Đồng Chí”: Đêm nay rừng hoang sương
muối. Tuy nhiên khơng dữ dội và ám ảnh bằng Tây Tiến.
• Với cách sử dụng “mỏi” kết thúc dịng thơ, nó khiến cho ấm điệu của câu thơ tr ở
nên chùng xuống, nặng thêm. Chỉ với một từ “mỏi” thơi nhưng nó chất ch ứa nỗi cực
nhọc của những chàng trai Hà Thành trên bước đường hành quân. Hơn ai hết, vốn
là một người lính Tây Tiến nên Quang Dũng rất thấu hiểu sự vất vả và mỏi mệt nên
hình ảnh thơ được vẽ rất chân thực với bút phát tả thực.
Nếu câu thơ trước gợi ra sự khắc nghiệt của thiên nhiên thì câu thơ sau lại vẽ ra một
cảnh tượng rất thơ mộng trữ tình:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
• Có người cho rằng, “hoa” trong câu thơ trên phải chăng là hình ảnh thực khi nhà
thơ nhớ lại thời điểm lịch sử 1947 đoàn quân Tây Tiến đã hành quân tới những khu
rừng ngập tràn sắc hoa trong không khí bảng lảng sương khói tạo nên vẻ đẹp
huyền ảo như ta đã từng bắt gặp trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu: “ Ngày xuân mơ
nở trắng rừng”
• Lại có người cho rằng hình ảnh hoa ở đây chính là những bó đuốc trên tay người
lính như những bơng hoa lửa hịa quyện với đêm hơi tạo nên một không gian lung
linh, huyền ảo.
 Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, mộng ảo của
thiên nhiên Tây Bắc khiến người lính đắm say, ngỡ ngàng.

 Mặt khác, câu thơ sử dụng hầu hết là thanh bằng đã tạo nên âm điệu êm ái, du
dương, vừa khắc họa vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên, vừa gợi tả tâm hồn thư thái
của người lính. Sự lãng mạn ấy khơng làm cho người lính yếu mềm đi mà trái lại
cịn tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để người lính vững bước trên con
đường hành quân.
Theo dòng hồi tưởng, thiên nhiên Tây Bắc khơng chỉ khắc nghiệt mà cịn r ất hi ểm tr ở:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
• Trong ấn tượng của người vượt núi, hình ảnh dốc được nói trước tiên. Câu thơ 7
chữ nhưng có tới 5 chữ là thanh trắc đã thành công tạo ám ảnh về con đ ường hành
quân với những đèo dốc quanh co, gập ghềnh, hiểm trở. Nghe trong âm điệu của
câu thơ, ta nghe thấy hơi thở nặng nề mệt nhọc của người lính.
• Những từ láy giàu chất tạo hình “ khúc khuỷu”,”thăm thẳm”, kết hợp với điệp t ừ “
dốc” ở vị trí mở đầu và mở nhịp đã vẽ ra những con đường dốc trập trùng nối tiếp
nhau không dứt, những con dốc thẳng đứng rồi lại đổ xuống sâu thăm thẳm.
Để tô đậm con đường hành quân hiểm trở, nhà thơ còn viết:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
• Từ láy “ heo hút” vốn chỉ không gian xa vắng, quạnh hiu, hoang vu. Ở đây tác gi ả đã
dùng từ láy này vừa khắc họa độ cao của những con dốc, vừa gợi ám ảnh về một
miền không gian hoang sơ, xa xôi mà nơi ấy chỉ có mây trời và đỉnh núi, người lính
và cây súng.
• Tác giả đã cực tả độ cao bằng hình ảnh súng ngửi trời. Đây là một hình ảnh lãng
mạn. Ở đây, độ cao đã được đẩy lên mức tuyệt đối khi súng ch ạm trời. Hình ảnh này
khiến người đọc tưởng tượng trên những dốc núi cao chót vót là những người lính


-

-

hành quân bất khuất giữa mây mù bao la, súng khốc trên vai t ưởng như chạm lấy

bầu trời.
• Đồng thời hình ảnh nhân hóa “ súng ngửi trời” thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đ ời,
cách nói tếu táo, tinh nghịch của những chàng trai trẻ với cách đo chiều cao rất lính.
• Mặt khác, qua đó ta cịn thấy được khí phách ngang tang, ngạo nghễ, kiêu hung khi
người lính Tây Tiến thách thức với thiên nhiên, sẵn sang dấn than và đạp bằng gian
khổ.
• Người đọc cịn thấy được cả tầm vóc vũ trụ, tư thế chủ động của họ trên con
đường hành quân. Tư thế dấn thân và xông trận này cũng đã được Tố Hữu khắc
họa rất đẹp qua các câu thơ:
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo.
Hẳn rằng, những dốc núi , những đỉnh núi để lại ấn tượng sâu đậm trong kí ức tác giả
nên ta tiếp tục bắt gặp hình ảnh hiểm trở của thiên nhiên cịn có vơ số những vực
thẳm:
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
• Điệp từ “ngàn thước” được lặp lại hai lần mở đầu hai vế của dòng thơ đã nhấn
mạnh sự trải dài tiếp nối đến bất tận của những dốc cao, vực thẳm. Đó cũng chính
là những khó khăn thử thách chồng chất, lien tục xuất hiện trên chặng đ ường hành
quân của binh đoàn Tây Tiến.
• Bằng thủ pháp tương phản đối lập với việc sử dụng cặp từ lên- xuống, câu thơ
được ngắt thành hai nhịp giúp người đọc cảm nhận dường như câu thơ bị bẻ ra làm
đôi, tạo thế gấp khúc cho hai sườn núi: một bên dốc cao chót vót, một bên v ực sâu
thăm thẳm. Nó sẵn sang lấy đi tính mạng của người lính bất kì lúc nào.
Trải qua cảnh đồi núi trập trùng , gập ghềnh, người lính Tây Tiến được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của khơng gian thống đãng với những bình ngun trải rộng với những
ngơi nhà thấp thống sau màn mưa:
Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi
Câu thơ chỉ toàn thanh bằng đi liền với những âm tiết mở gợi vẻ đẹp bình dị nhưng

khơng kém phần hấp dẫn của ngôi nhà xa xa ẩn khuất sau màn mưa trắng xóa và
tâm hồn nhẹ nhõm, bng thả, khoan thái, lãng mạn của người lính Tây Ti ến.
Dường như bao mệt mỏi đã tan biến, bao khó khăn hiểm nguy đã lùi lại, chỉ còn lại
tâm hồn lâng lâng khoan khối của những người lính.
1.3.

-

-

Trực tiếp khắc họa chân dung người lính với vẻ đẹp bi tráng trên đương
hành quân gian khổ, vất vả mà vẫn kiêu hùng ngang tàng:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời
Đối diện với những khó khăn, hiểm nguy trên con đường hành quân, Quang Dũng đã
nhìn thẳng vào hiện thực đầy mất mát, hi sinh. Con đường ra trận khơng phải tồn màu
hồng, khơng phải “đường ra trận mùa này đẹp lắm” mà rất gian nan, khốc liệt.
Có ý kiến cho rằng câu thơ nói về những giấc ngủ bất chợt của những chàng trai Tây
Tiến sau khi trải qua mệt nhọc đã thiếp đi trong những giấc ngủ.
Song, thực ra ở đây nhà thơ Quang Dũng đang nói đến cái chết, những người lính đã ngã
xuống, đã bỏ mạng nơi núi rừng, ông đã không né tránh hiện thực đau thương của
chiến tranh.


-

Với cách sử dụng từ láy “dãi dầu” kết hợp với giọng điệu tha thiết đã bày tỏ sự đồng
cảm, thương xót với những người lính- đồng đội của mình.
Lối nói giảm nói tránh “ khơng bước nữa”, “bỏ qn đời” đã giảm nhẹ nỗi đau về sự
mất mát,bi thương, gợi ấn tượng về một cái chết trong nhẹ nhàng pha chút kiêu dung,

ngang tàng. Đặc biệt, những người lính ở đây đã ngã xuống trong tư thế ch ủ động. Hình
ảnh đó làm ta chợt nhớ đến dáng đứng của anh chiến sĩ Giải phóng quân trong thơ Lê
Anh Xuân sau này:
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Hiện thực tàn khốc của chiến tranh qua ngịi bút ủa Quang Dũng khơng ch ỉ gợi cho
ngươi đọc nỗi xót xa và thương cảm mà cịn thể hiện niềm ngưỡng mộ và tơn vinh của
tác giả.
1.4.

-

-

-

-

-

-

-

Kí ức của nhà thơ lại quay trở về với hình ảnh thiên nhiên trên con đ ường
hành qn của người lính. Thiên nhiên Tây Bắc khơng ch ỉ khắc nghi ệt,
hiểm trở mà còn rất hoang sơ bí hiểm:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Viết về sự bí ẩn oai linh của rừng thẳm ta không chỉ bắt gặp trong thơ Quang Dũng mà

trước đó trong bài thơ “Nhớ rừng”, bằng những câu thơ bí tráng cũng đã thể hiện rất
thành công. Tuy nhiên, Quang Dũng bằng tài thẩm âm tinh tế đã nắm bắt những ch ủ âm
của đaiị ngàn với tiếng thác gầm thét, tiếng cọp trêu người.
Thác vốn là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp kì vĩ của núi rừng. Song Quang Dũng khơng
miêu tả hình ảnh của con thác mà đặc tả âm thanh của nó, tác giả nhân hóa dịng thác
đang nổi giận, gầm thét hay chính là oai linh của rừng già đang thị uy, đe dọa con người.
Như thác, cọp hay chính là chúa tể sơn lâm, biểu tượng cho s ức mạnh đang ngự tr ị nơi
đai ngàn. Hình ảnh “ cọp trêu người” chính là những con hổ đang đi săn mồi trong đêm,
người đọc dường như cảm nhận được người lính Tây Tiến đang rơi vào ổ phục kích
của thú dữ.
Tác giả sử dụng từ “ Mường Hịch” với từ Hịch là âm tiết khép thanh trắc dấu nặng đặt ở
giữa dịng thơ khiến ta hình dung đây khơng cịn là tên của một địa danh n ữa mà chính
là bước chân của chúa tể sơn lâm đang truy tmf tung tích của con m ồi. Đi ều đó càng làm
cho chốn rừng núi trở nên bí hiểm, đáng sợ.
Tuy nhiên, ở đây Quang Dũng khơng nói “ cụp săn người” mà dùng cọp trêu người nhằm
thể hiệ một cách nói tếu táo, tinh nghịch, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, thể hiện
bản lĩnh gan góc, dũng cảm của những chàng trai Tây tiến đối mặt với hiểm nguy,khó
khăn.
Bức tranh thiên nhiên khơng chỉ mở ra theo chiều rộng của không gian mà đ ược đặc tả
trong một thời gian ám ảnh. Đó là lúc hồng hơn bng xuống, nắng tắt, đêm về, bóng
tối ngự trị, bóng tối đồng lõa núi rừng để tang thêm phần sức mạnh tiềm ẩn, s ự bí
hiểm và dữ dội. Tất cả trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết.
1.5.
2 câu còn lại: Nỗi nhớ về bữa cơm ấm áp tình quân dân và lịng ng ười Tây
Bắc thơm thảo:
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi
Thán từ “ôi” cùng thủ pháp đảo ngữ “nhớ ôi” cho thấy cảm xúc trào dâng mãnh liệt
trong cõi lòng của nhà thơ – cũng vốn là một người lính Tây Tiến.
Hình ảnh “cơm lên khói” gợi khơng khí gia đình quây quần, sum vầy bình dị. quen thu ộc

và ấm áp. Những chàng trai Hà Thành lần đầu tiên đặt chân lên núi rừng Tây Bắc dữ


-

dội, khắc nghiệt những họ không cảm thấy cô đơn. Những người dân Tây Bắc với tấm
lòng thảo thơm đã chào đón họ như chào đón những người con đi xa trở về bên bữa
cơm thoảng hương nếp xôi nồng. Mùi thơm của nếp xơi hay chính là hương thơm của
tình người đang lan tỏa.
Cách xưng hơ của người lính Tây Tiến với đồng bảo Tây Bắc rất trìu mến thân thương.
“Em” có thể hiểu là người con gái Tây Bắc mà cũng có thể là đồng bảo Mai Châu nói
chung .

 Như vậy, với cách sử dụng bút phát hiện thực kết hợp với lãng mạn, phối hợp
thanh điệu uyển chuyển nhịp nhàng, giọng điệu biến đổi linh hoạt,… đã cho ta thấy
kỉ niệm về chặng đường hành quân trên nền thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ,
hoang sơ, vừa thơ mộng trữ tình. Nổi bật lên khung nền ấy là hình ảnh người lính
Tây Tiến ngang tàng, ngạo nghễ với tâm hồn lạc quan yêu đời. Qua đó, ta cảm nhận
rõ hơn tình cảm, nỗi nhớ tha thiết và sự gắn bó sâu nặng của nhà thơ với đồng đội
và mảnh đất Tây Bắc.
2. Kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ thắm thiết tình quân dân và cảnh sông nước miền
Tây vào buổi chiều sương
2.1.
4 câu thơ đầu: Kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ thắm thiết tình quân dân.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
- Rời khỏi mảnh đất kí ức của chặng đường hành quân dữ dội, khốc liệt, nhà thơ đã nhớ
về kỉ niệm ngọt ngào, say đắm trong đêm liên hoan văn nghệ thắm thiết tình quân dân.

- Ở đây, giọng thơ trở nên du dương, ngân nga, hân hoan. Tác giả chủ yếu sử dụng biện
pháp lãng mạn với những nét vẽ tinh tế để tạo nên bức tranh mĩ lệ của núi rừng, trong
đó có sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người.
- Nỗi nhớ về đêm liên hoan văn nghệ giữa người lính Tây Tiến và đồng bào Tây Bắc được
Quang Dũng cảm nhận là “ hội đuốc hoa” với một không gian ngập tràn ánh sáng r ực
rỡ:
• Đêm liên hoan mang khơng khí náo nức, vui tươi của lễ hội. Mỗi người dân Tây Bắc
và người lính TTien đến với đêm vui này với những ngọn đuốc như những bông hoa
lửa thắp sang núi rừng với những bó hoa rực rỡ sắc màu và ánh lửa trại bập bùng
cháy trong đêm. Đây như là một lễ hội hoa đăng mà ánh sang lung linh, xua tan núi
rừng âm u, tối tăm, bí hiểm. Khơng gian của cái chết rình rập đã tr ở thành khơng
gian của cái đẹp.
• Từ “ bừng” vừa gợi sự bừng sang đột ngột của đuốc trong không gian núi rừng, vừa
diễn tả được sự hứng khởi trong trái tim, tình cảm của con người.
- Trên phơng nền lung linh huyền áo của đêm hội, nổi bật hình ảnh người con gái Tây
Bắc trong xiêm áo lộng lẫy, dịu dàng rất quyến rũ mà vẫn kín đáo, e ấp với vũ điệu
uyển chuyển độc đáo.
• Từ “kìa em” đặt ở đầu dòng thơ vừa thể hiện ánh mắt ngỡ ngàng ngạc nhiên, vừa
thể hiện thái độ trầm trồ thán phục vừa thể hiện cảm xúc say đắm của những
chàng trai Tây Tiến trước vẻ đẹp của thiếu nữ Tây Bắc.
• Cách xưng hơ “em”, “nàng” rất tình tứ, lĩnh lãm, sang trọng. Nếu thơ ca giai đo ạn
1945-1975 có đặc điểm hướng về đại chúng thường lựa chọn cách diễn đạt bình dị,
chân mộc như ta đã từng bắt gặp trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên: “Nhìn o


-

thơn nữ cuối nương dâu” thì cách diễn tả của Quang Dũng có nét độc đáo riêng, thể
hiện hồn thơ phóng khống, lãng mạn hào hoa.
Dường như những người lính đã quên hết những mệt nhọc gian khổ trên bước đường

hành qn mà hịa mình vào khơng khí lễ hội, hịa mình vào tiếng khèn, ti ếng nh ạc trầm
bổng, du dương. Câu thơ gồm 6/7 thanh bằng kết hợp với những âm tiết mở đã góp
phần khắc họa khơng gian đầy âm nhạc và diễn tả cuộc sống say đắm của người lính
Tây Tiến.



×