Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.14 MB, 88 trang )


B ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THANH HƯYỂN

TRÌNH Tự, THỦ TỤC GIẢI QƯYÊT CÁC
VIỆC DAN s ự t h e o q u y đ ị n h c ủ a
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN s ự








CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN s ự
MÃ SỐ
: 60 38 30

LUẬN VÃN THẠC s ĩ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH VÃN THANH

THƯ VIỆN
TRƯỊNG ĐA! HOC LÙẬT h à n ộ i
PHONG GV _

HÀ NỘI - 2006


CÁC THUẬT NGỮĐƯỢC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự.

HĐTT

: Hội đồng trọng tài.

PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
PLTTTM

: Pháp lệnh trọng tài thương mại.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÌNH Tự, THỦ TỤC
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN sự.

1.1. Khái quát về trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.
1.2. Những loại việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự.
1.3. Quy định về giải quyết việc dân sự trong pháp luật một số nước.
1.3.1. Khái quát những quy định về pháp luật tố tụng dân sự của nước Pháp
trong việc giải quyết việc dân sự.
1.3.2. Những quy định về giải quyết việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự
của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1991).
CHƯƠNG 2. QUY Đ ỊN H CỦA BỘ LUẬT T ố TỤ N G DÂN S ự V Ề

TRÌNH Tự, THỦ T ự c GIẢI QUYẾT v i ệ c d â n sự.
2.1. Những quy định chung về giải quyết việc dân sự.
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết việc dân sự.
2.1.2. Thủ tục giải quyết việc dân sự.
2.1.3. Thành phần giải quyết việc dân sự.
2.1.4. Sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân.
2.1.5. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự.
2.1.6. Thời hạn giải quyết việc dân sự.
2.1.7. Quyết định giải quyết việc dân sự và hiệu lực của quyết định giải
quyết việc dân sự.
2.1.8. Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự.
2.2.

Trình tự, thủ tục giải quyết một số việc dân sự cụ thể.

2.2.1. Các việc dân sự do một bên u cầu Tịa án xác định tình trạng
của một cá nhân.
2.2.2. Thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình.



2.2.3. Các việc dân sự liên quan đến hoạt động của Trọng tài thương
mại Việt Nam.
2.2.4. Yêu tầ u công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Tịa án nước ngồi.
2.2.5. u cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tồ án
nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam.
2.3.

Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết việc dân sự.

2.3.1. Thời hạn giải quyết việc hôn nhân và gia đình.
2.3.2. Quy định về thủ tục thụ lý yêu cầu tuyên bố không công nhận
quan hệ vợ chồng.
2.3.3. Quy định về thời hạn giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly
hơn.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY

ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT T ố TỤNG DÂN SựVỀ
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN s ự
3.1. Thực tiễn giải quyết các việc dân sự tại Tòa án và một số vướng
mắc đặt ra.
3.2. Kiến nghị trong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự.
3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
3.2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao việc thi hành.


1

LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Trước sự phát triển lớn mạnh của đất nước, việc ban hành Bộ luật tố tụng
dân sự (BLTTDS) để bổ sung những thiếu sót về nguyên tắc và cơ chế giải
quyết trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động và khắc phục được sự trùng lặp,
tản mạn, thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật là một yêu cầu cấp
thiết đặt ra. Trước đây, trong các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
(PLTTGQCVADS), kinh tế, lao động khơng có sự phân biệt giữa vụ án dân sự
với việc dân sự, thủ tục giải quyết việc dân sự cũng giống như giải quyết vụ án
dân sự. Tuy nhiên, do đặc điểm của việc dân sự khác so với vụ án dân sự nên
cần phải quy định hai thủ tục tố tụng khác nhau. Có thể thấy, những quy định
về thủ tục giải quyết các việc dân sự tại Tòa án được quy định trong BLTTDS là
những quy định mới (trừ một số quy định về việc giải quyết các việc dân sự
liên quan đến hoạt động của Trọng tài Thương mại Việt Nam). Do đó, việc áp
dụng vào thực tiễn cịn mới mẻ và nhiều bỡ ngỡ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các quy định của BLTTDS về
giải quyết việc dân sự là cần thiết và kịp thời. Tác giả đã lựa chọn vấn đề
“Trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự ” để làm đề tài luận án tốt nghiệp cho chương trình đào tạo thạc sỹ luật

học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự là vấn đề mới, lần đầu được
quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, việc nghiên cứu chuyên sâu
dưới các hình thức là chưa nhiều. Sau khi BLTTDS được cơng bố và có hiệu lực
thi hành, thời gian gần đây có một số bài viết về vấn đề này, tuy nhiên mỗi bài
viết nhìn ở một góc độ khác nhau, chưa có sự tập hợp mang tính khái qt.
Trong đó, nổi bật là bài viết “M ột s ố quy định chung về thủ tục giải quyết việc
dân sự ” của tác giả Tưởng Duy Lượng - Chánh tòa Tòa Dân sự Tòa án nhân



2

dân tối cao đăng trong Tạp chí Tịa án nhân dân số 6, tháng 3 năm 2005. Tiếp
đó, tại Tạp chí Tịa án nhân dân số 11, tháng 6 năm 2005, tác giả Tưởng Duy
Lượng viết tiếp phần “Những vấn đê' cơ bản về thủ tục giải quyết một số việc
dân sự cụ thể”. Hai bài viết của tác giả Tưởng Duy Lượng đã nêu một cách sơ
lược các quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS. Tác giả
Trần Anh Tuấn - Trường Đại học Luật Hà Nội có bài viết trên tạp chí Tịa án
nhân dân số 18, tháng 9 năm 2006 về “Vấn đề nhập, tách các yêu cầu trong vụ
việc dân sự và cơ c h ế chuyển hóa giữa việc dân sự, vụ án dân S ỉ/\ Tại Tạp chí

Luật học số Đặc san chuyên đề về BLTTDS xuất bản năm 2005, Tiến sĩ Phan
Chí Hiếu có bài viết “Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động
trọng tài thương mại Việt N a m ”. Và một số bài viết của các tác giả khác xung
quanh vấn đề thực trạng, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thủ tục
giải quyết việc dân sự. Cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một
cách tổng qt, tồn diện về trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự. Việc tác
giả chọn đề tài này với góc độ là phân tích, đánh giá cụ thể một số quy định về
trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự là cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp
độ luận văn thạc sĩ luật học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ đề cập đến các loại việc dân sự
được quy định tại Điều 311 của BLTTDS. Trong luận văn, tác giả khơng phân
tích về thủ tục giải quyết các việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Luận văn nêu
lên những điểm mới, sự khác nhau giữa thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ
tục giải quyết các việc dân sự được quy định trong BLTTDS.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là
dựa trên cơ sở phương pháp luận nền tảng lý luận triết học duy vật biện chứng
Mác- Lênin và những quan điểm của Đảng, đường lối của Nhà nước liên quan

đến đề tài. Để thực hiện các nhiệm vụ đề tài đặt ra, luận văn phối hợp sử dụng
những phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp lịch


3

sử, phân tích, tổng hợp, chứng minh và một số phương pháp có tính ứng dụng
cụ thể như phương pháp so sánh luật, khảo sát, thống kê.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
5.7. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở trình bày, phân tích các quy định mới về thủ tục giải quyết
các việc dân sự, mục đích của luận án là nêu lên sự khác biệt giữa thủ tục giải
quyết việc dân sự với thủ tục giải quyết vụ án dân sự; nêu những điểm mới về
thủ tục so với PLTTGQCVADS và các văn bản pháp luật về tố tụng trong hệ
thống pháp luật Việt Nam trước đó. Từ thực tiễn áp dụng tại Tòa án các cấp, tác
giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp ỉuật về thủ tục
giải quyết việc dân sự.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể như sau: phân tích và làm rõ khái niệm về thủ tục, việc dân sự và thủ tục
giải quyết việc dân sự; nêu phạm vi, mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết việc
dân sự; chỉ ra sự khác biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải
quyết vụ án dân sự; phân tích các quy định mới về thủ tục giải quyết việc dân
sự lần đầu tiên được quy định trong BLTTDS; nêu thực trạng giải quyết việc
dân sự tại một số Tòa án trong một năm trở lại đây; đề xuất một số kiến nghị
nhằm đảm bảo cho việc thực thi các quy định mới của BLTTDS về giải quyết
việc dân sự.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.
Có thể nói, luận văn là một trong những cơng trình nghiên cứu đầu tiên
về thủ tục giải quyết việc dân sự. Việc nghiên cứu được tiến hành một cách có

hệ thống những vấn đề lý luận chung nhất về trình tự, thủ tục giải quyết việc
dân sự. Điểm mới của luận văn còn thể hiện ở chỗ, tác giả khơng chỉ dừng lại ở
việc phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự mà còn chỉ ra sự khác
biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải quyết vụ án dân sự; luận


4

văn nêu lên thực trạng giải quyết việc dân sự tại Tịa án để từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện chế định này.
7. Cơ cấu của luận văn.
Luận văn được thực hiện với kết cấu gồm lời nói đầu, nội dung 3 chương
và kết luận sau quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đưa danh mục tài liệu tham
khảo vào phần cuối.
Lời nói đầu: Nêu lý do chọn đề tài của tác giả và mục đích, nhiệm vụ,
phạm vi nghiên cứu cũng như tình hình nghiên cứu đề tài, xác định cơ sở lý
luận và phương pháp nghiên cứu, những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của việc
thực hiện đề tài. Phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý
luận về trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự; Chương 2: Quy định của
BLTTDS về trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự; Chương 3: Một số kiến
nghị nhằm thi hành hiệu quả các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về giải
quyết các việc dân sự.
Phần kết luận: Sau quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra một số ý kiến có
tính chất kết luận chung cho đề tài, đổng thời tác giả thể hiện sự mong muốn
nhận được những góp ý, trao đổi nhằm hồn thiện, làm rõ hơn trong q trình
áp dụng các quy định của pháp luật.


5


CHƯƠNG 1
NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ TRÌNH Tự, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN Sự.
1.1. Khái quát về trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.
1.1.1. Quan niệm về vụ việc dân sự.
1.1.1.1. Một số quan niệm về vụ án dân sự.
Theo các quy định trong ba Pháp lệnh: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động thì chỉ có khái niệm vụ án dân sự, vụ án kinh tế và vụ
án lao động. Trong đó, khái niệm vụ án dân sự bao hàm các vụ án dân sự và các vụ
án về hôn nhân và gia đình; “vụ án dân sự” cần được hiểu đúng là những tranh chấp
về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế,
lao động giữa các bên đương sự. Từ khái niệm nêu trên thấy rằng, đặc trưng của vụ
án dân sự là bao giờ cũng có sự tranh chấp giữa hai hay nhiều bên (đương sự), yếu
tố tranh chấp được coi là tiêu chí khởi đầu và hình thành quy trình tố tụng. Trong
quan hệ đó, một bên có quyền u cầu Tồ án buộc bên kia phải thực hiện một số
nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động. Đặc trưng này chính là dấu hiệu để phân biệt giữa vụ án dân sự và
“việc dân sự” (được quy định lần đầu trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004). Trình tự,
thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc có tranh chấp và khơng có yếu tố tranh chấp là
giống nhau. Do đó, nếu vụ án khơng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hay cơng nhận thoả
thuận của các bên thì đều phải mở phiên tồ để giải quyết theo một thủ tục tố tụng
chung. Qua thực tế giải quyết các việc dân sự, kinh tế, lao động cho thấy, những
loại việc khơng có yếu tố tranh chấp hay việc xác nhận một sự kiện pháp lý nào đó
cũng mở phiên tồ kéo dài thời gian và chi phí cho q trình tố tụng.
1.1.1.2. Khái niệm việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời thay thế các Pháp lệnh: Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989, Pháp lệnh thủ tục giải



6

quyết các vụ án kinh tế ngày 16-3-1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh
chấp lao động ngày 11-4-1996, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài ngày 17-4-1993, Pháp lệnh
công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày
14-9-1995. Lần đầu tiên thuật ngữ “việc dân sự” được ghi nhận trong Bộ luật tố
tụng dân sự tại đoạn 2 Điều 311: “Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức
khơng có tranh chấp, nhưng có u cầu Tịa án công nhận hoặc không công nhận
một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhãn, cơ quan, tổ
chức khác; u cầu Tịa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia
đình, kỉnh doanh, thương mại, lao động”.
Bản chất của việc dân sự là việc yêu cầu Tòa án xác nhận một sự kiện pháp
lý. Nếu các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, chỉ có u cầu Tồ án
cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ dân sự hoặc yêu cầu Toà án cơng nhận cho mình quyền về dân sự thì là việc dân
sự. Yêu cầu của pháp luật là phải có căn cứ, do vậy khơng phải mọi quyền dân sự
đều được pháp luật công nhận. Khi không xác định được quyền dân sự của mình thì
đương sự yêu cầu Tồ án xác nhận sự kiện pháp lý nào đó, nếu nó đem lại lợi ích
cho người có u cầu. Ví dụ như việc xác nhận sự kiện một người là mất tích hoặc
một người là đã chết.
1.1.13. Đạc điểm của việc dân sự.
i). Đặc điểm của việc dân sự.
Trong vụ án dân sự, các bên có tranh chấp với nhau về quyền và nghĩa vụ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (thường là đối lập
nhau về quyền lọi).. .nên các bên đương sự được xác định cụ thể bao gồm: nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đối với việc dân sự, do các bên
khơng có tranh chấp nên đương sự trong việc dân sự chỉ có bên yêu cầu cịn bên kia
có thể xác định hoặc khơng xác định. Ví dụ như yêu cầu tuyên bố một người mất

tích hoặc một người là đã chết.


7

Người có yêu cầu có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có đơn u cầu Tồ án
cơng nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó hoặc cơng nhận cho
mình quyền về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hơn nhân và gia đình.
Các đương sự trong việc dân sự khơng có tranh chấp vói nhau về quyền và
nghĩa vụ dân sự. Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt vụ án dân sự với việc dân sự.
Từ yêu cầu của đương sự Tồ án sẽ cơng nhận hoặc khơng cơng nhận một sự
kiện pháp lý, mà từ sự kiện đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự; từ yêu cầu
của đương sự Tồ án cơng nhận quyền và nghĩa vụ dân sự cho họ.
ii). Sự khác biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự so với thủ tục giải quyết
vụ án dân sự.
Từ đặc điểm của việc dân sự theo quy định của BLTTDS có thể thấy:
Đối vói việc dân sự, khơng có tranh chấp giữa các bên chủ thể mà chỉ có
quyền yêu cầu của một bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Đây được xem là
tiêu chí cơ bản để xác định là một việc dân sự.
Do đây là vụ việc khơng có tranh chấp, nên khơng có ngun đơn, bị đơn
như trong vụ án dân sự. Người yêu cầu có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức u cầu
Tịa án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ của mình, cơng nhận cho mình quyền về dân sự (xác nhận
một sự kiện pháp lý), hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Khi giải quyết vụ án dân sự, Tịa án phải mở phiên tồ để giải quyết với đầy
đủ thành phần của Hội đồng xét xử theo quy định của tố tụng dân sự, cịn đối vói
việc dân sự thì tồ án mở phiên họp để giải quyết.
Sự tham gia của Viện kiểm sát trong những phiên họp giải quyết việc dân sự
là bắt buộc. Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên họp, nếu vắng mặt thì Tồ
án ra quyết định hỗn phiên họp. Đối vói phiên tồ giải quyết vụ án dân sự thì sự

tham gia của Viện kiểm sát là hạn chế, Viện kiểm sát có thể tham gia hoặc khơng
tham gia nếu thấy là không cần thiết.
Một trong những điều khác biệt là đối với việc dân sự, Tồ án khơng bắt
buộc tiến hành thủ tục hồ giải. Mục đích của hoạt động hoà giải trong các vụ án


8

dân sự nhằm giúp các đương sự thoả thuận, đi đến thống nhất với nhau về việc giải
quyết tranh chấp về quyền và lợi ích dân sự. Do bản chất của việc dân sự là khơng
có yếu tố tranh chấp nên hồ giải khơng bắt buộc áp dụng trong giải quyết việc dân
sự. Toà án chỉ chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ để xem xét giải quyết theo yêu cầu
của một bên.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là một năm, trừ những trường hợp
pháp luật có quy định khác về thời hạn yêu cầu, thời hiệu này ngắn hơn so vói thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự (hai năm).
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thòi hạn mở phiên họp đối với giải quyết
việc dân sự được quy định ngắn hơn so với thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn mở
phiên tòa đối với giải quyết vụ án dân sự.
Thành phần giải quyết việc dân sự khơng có sự tham gia của Hội thẩm nhân
dân như trong thành phần xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Tùy thuộc vào tính chất, loại
việc dân sự mà thành phần giải quyết việc dân sự có thể do ba Thẩm phán thực hiện
(các loại việc được quy định tại Khoản 5 Điều 26, Khoản 6 Điều 28, Khoản 2,3
Điều 30, Điều 32) hoặc do một Thẩm phán thực hiện (các loại việc còn lại).
Đương sự có u cầu Tồ án giải quyết việc dân sự phải nộp lệ phí giải quyết
việc yêu cầu thay vì các đương sự trong vụ án dân sự phải nộp án phí.
Thủ tục tiến hành phiên họp được quy định đơn giản hơn so với phiên tòa xét
xử vụ án dân sự.
Bản chất của việc dân sự là yêu cầu Tồ án cơng nhận sự kiện pháp lý, do
vậy Toà án chỉ xem xét các tài liệu do người yêu cầu nộp để ra quyết định công

nhận hay không cơng nhận u cầu. Vì vậy, thủ tục giải quyết việc dân sự khơng có
phần tranh luận như đối với xét xử vụ án dân sự.
Sau khi xét xử vụ án dân sự, Tồ án phải tun bản án cịn đối với giải quyết
việc dân sự thì hình thức văn bản là quyết định của Tồ án có thẩm quyền.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự ngắn hơn
so với thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự. Tuy nhiên, pháp luật quy định


9

thời hạn kháng cáo, kháng nghị của một số việc dân sự áp dụng tương tự như thời
hạn kháng cáo, kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm.
Một số quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi
tuyên mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Do vậy, các loại
việc này khơng theo trình tự giám đốc thẩm như đối với vụ án dân sự.
Thủ tục phúc thẩm các quyết định giải quyết việc dân sự cũng rất đơn giản,
trình tự giải quyết giống như việc xét các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
iii). Sự khác nhau giữa thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung với phiên họp
xét đơn yêu cầu công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài.
Điểm giống nhau: sự có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham
gia là bắt buộc.
Điểm khác nhau: người yêu cầu và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến quyết định giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo quyết
định đó trong thịi hạn 07 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định, trừ trường hợp quy
định tại Khoản 1 Điều 358 và khoản 1 Điều 372 của BLTTDS. Trong trường họfp họ
khơng có mặt tại phiên họp thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị được tính từ ngày họ
nhận được quyết định giải quyết việc dân sự hoặc kể từ ngày quyết định đó được
thơng báo, niêm yết. Thời hạn kháng cáo này ngắn hơn so với vụ án dân sự, đương
sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tồ tun án hoặc ra
quyết định.

1.1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.
Khái niệm “Thủ tục” thông thường được hiểu là thứ tự và cách thức làm việc
theo một lề thói đã được quy định; “trình tự ’ được hiểu là sự sắp xếp lần lượt, thứ tự
trước sau. Trong Từ điển Luật học, không có khái niệm thủ tục đơn thuần mà chi có
khái niệm “thủ tục tố tụng”. Thủ tục tố tụng được hiểu là “cách thức trình tự và nghi
thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc
khỏi tố theo các quy định của pháp luật”1. Từ các khái niệm nêu trên, có thể hiểu

1 Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý Bộ Tư Pháp. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất
bản Tư pháp, trang729.


10

thủ tục giải quyết việc dân sự là cách thức tiến hành xem xét các việc dân sự theo
thẩm quyền của Tòa án.
Trước khi BLTTDS được ban hành, pháp luật chưa có quy định cụ thể về
thẩm quyền, cũng như thủ tục, trình tự giải quyết việc dân sự. PLTTGQCVADS
năm 1990 có quy định về thẩm quyền giải quyết của Tịa án, nhưng lại chưa có quy
định về trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự. Những quy định về thủ tục giải
quyết việc dân sự tại Tòa án được quy định trong BLTTDS là những quy định mới
của pháp luật.
1.1.3.

Khái quát sự hình thành thủ tục giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố

tụng Dân sự Việt Nam.
Phạm vi điều chỉnh của BLTTDS rất rộng, gồm các vụ án dân sự, kinh tế, hôn
nhân và gia đình, lao động và nhiều vân đề dân sự khác mà trưóc đây được quy định
trong ba Pháp lệnh. Phát triển và xây dựng trên cơ sở kế thừa pháp luật tố tụng dân sự

từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, BLTTDS ra đòi là cơ sở pháp lý cho các
hoạt động tố tụng dân sự tại Toà án.
- Giai đoạn từ 1945 đến 1959:
Thời kỳ này các văn bản pháp luật tố tụng dân sự rất ít, hầu hết là vãn bản của
Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao ban hành để hướng dẫn Tòa án các cấp về
một số thủ tục giải quyết việc ly hôn (Sắc lệnh số 15/SL ngày 17-11-1950 quy định
vấh đề ly hôn). Một số văn bản đã bước đầu hướng dẫn về thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự như Nghị định số 87/NĐ-LB ngày 16-8-1955 của liên Bộ Lao động-Tư
pháp về việc hịa giải xích mích giữa người chủ và ngưịi làm cơng2; Thơng tư số
61/HCIP ngày 9-5-1957 của Bộ Tư pháp về thẩm quyền của Tịa án trong việc cơng
nhận thuận tình ly hơn và hiệu lực của biên bản hòa giải thành. Giai đoạn này, các
quy định về thủ tục tố tụng rất đơn giản và hầu hết chỉ nêu ngun tắc chung, khơng
có sự phân biệt tố tụng hình sự, dân sự và thương sự. Những văn bản tố tụng dân sự
thời kỳ này chưa manh nha phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự. Việc thụ lý và
xét xử đều giải quyết theo thủ tục chung là mở phiên toà.
2 Tập luật lệ - Bộ Tư pháp, xuất bản năm 1957, trang 152-153.


- Giai đoạn từ 1959 đến trước 1980:
Giai đoạn này Nhà nước đã ban hành một số văn bản như: Hiến pháp 1959,
Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân. Bên cạnh đó, Tịa án nhân dân tối cao cũng ban hành một lượng lớn các
văn bản hướng dẫn về thủ tục giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực hơn nhân và
gia đình như quy đinh về: “Trường hợp thuận ly nhưng về mặt con cái, tài sản khơng
được giải quyết thoả đáng thì Tồ án cần hướng dẫn để giải quyết cho đúng chính
sách”3. Đây là một trong những nội dung được kế thừa và phát triển lên thành những
quy định về giải quyết phần tài sản và con cái đối vói u cầu cơng nhận thuận tình ly
hơn trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Tiếp theo, Toà án nhân dân tối cao ban hành
hai công văn số 734-NCPL ngày 22-9-1965 và Công văn số 352-NCPL ngày 13-51971 hướng dẫn áp dụng điều luật khi giải quyết thuận tình ly hơn. Thơng tư số
96/NCPL ngày 8-2-1977 quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm đối với

quan hệ về hôn nhân và gia đình như: ly hơn, u cầu hủy bỏ việc nuôi con nuôi trái
pháp luật.. .Đáng chú ý trong thời kỳ này, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành
Thông tư số 03-NCPL ngày 3-3-1966 rất tiến bộ, quy định chỉ cần một Thẩm phán
giải quyết việc thuận tình ly hơn mà khơng có Hội thẩm nhân dân tham gia.
- Giai đoạn từ 1989 đến nay:
Ngày 29-11-1989 Hội đồng Nhà nước (nay là ủ y ban Thường vụ Quốc hội)
thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Pháp lệnh là sự kế thừa,
pháp điển hóa các quy định trước đây, từng bước đáp ứng yêu cầu của Tòa án trong
việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Điều 10 PLTTGQCVADS quy định Tòa án
có thẩm quyền giải quyết những việc về quan hệ hơn nhân và gia đình, tranh
chấp lao động.. .Pháp lệnh đã mở rộng thêm loại việc là xác định công dân mất
tích hoặc đã chết (trừ trường hợp quân nhân hoặc cán bộ mất tích hoặc chết
trong chiến trường thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan hữu quan). Tuy
nhiên, PLTTGQCVADS lại chưa quy định về trình tự thủ tục giải quyết các
việc dân sự này mà phải thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân
3 Thơng tư số 690-DS ngày 29-4-1960 của Tồ án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xử [ý cụ thê về ly hôn.


12

tối cao. Tiếp theo đó, một số văn bản pháp luật có hiệu lực cao quy định về các
vấn đề về tố tụng dân sự cũng được ban hành như Luật Tổ chức Tòa án nhân
dân (1992), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh công nhận và thi
hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1993, Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các tranh chấp lao động (1996), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Pháp lệnh
thi hành án dân sự năm 2004.. .Các văn bản pháp luật này chỉ quy định về thẩm
quyền của Tòa án đối với việc giải quyết một số việc như: yêu cầu tuyên bố
một người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu tuyên bố hoặc
hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích, một người là đã chết. Luật

Hơn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định về thẩm quyền của Tòa án
trong việc giải quyết các yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hạn
chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con
sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc ni con ni...Trước khi có BLTTDS,
thủ tục giải quyết tun bố một ngưịi mất tích, một người là đã chết được hướng dẫn
cụ thể trong Nghị Quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 và một số quy định tại Bộ
luật Dân sự năm 1995 (tuyên bố mất tích tại Điều 88, hủy tuyên bố mất tích tại Điêu
90, tuyên bố một người đã chết tại Điều 91, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là
đã chết tại Điều 93). Trên cơ sở những quy định của Bộ luật Dân sự 1995 thì Bộ luật
Dân sự 2005 đã sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ cho rõ nghĩa, về cơ bản khơng có
gì thay đổi (các chế định về tun bố một ngưcd mất tích hay một người là đã chết
được quy định tại Điều 78, Điều 80, Điều 81, Điều 83 của Bộ luật).
Thời điểm này, vẫn chưa có sự phân biệt giữa thủ tục giải quyết tranh chấp dân
sự hay những việc khơng có yếu tố tranh chấp. Hầu hết các vụ việc đều phát sinh từ
quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ hơn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án bằng vụ án dân sự. Thực tế giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung là
mở phiên tòa VỚI đầy đủ thành phần Hội đồng xét xử cho thấy gây mất nhiều thời
gian và chi phí cho đương sự. Do vậy, việc Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định


13

cụ thể về trình tự, thủ tục ngắn gọn hơn để giải quyết các loại việc khơng có
yếu tố tranh chấp đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
1.2.

Những loại việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy

định của BLTTDS.
Điều 26 BLTTDS quy định 5 loại yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của

Tồ án. Trong 5 loại việc đó, có 2 loại yêu cầu là yêu cầu tuyên bố một người mất
tích và yêu cầu tuyên bố một người là đã chết đã được quy định tại Điều 10
PLTTGQCVADS. Các loại yêu cầu còn lại cũng đã được quy định ở các văn bản
pháp luật khác, nay được pháp điển hoá vào BLTTDS một cách cụ thể hơn.
1.2.1.

Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

(Khoản 1,2, 3,4 và 6 Điều 26 BLTTDS).
Khoản 1 Điều 26 quy định yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi
dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và yêu cầu hủy bỏ quyết định đó.
Quy định này xuất phát từ những quy định về “mất năng lực hành vi dân sự” và quy
định về “hạn chế năng lực hành vi dân sự” tại Điều 24, 25 của Bộ luật Dân sự 1995,
(nay được quy định tại Điều 22,23 Bộ luật Dân sự 2005).
Khoản 2 Điều 26 quy định về yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại
nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó. Theo Điều 84, 85 của Bộ luật Dân sự 1995
quy định khi một người biệt tích trong 6 tháng liền, thì những người có quyền, lợi ích
liên quan có quyền u cầu Tồ án thơng báo tìm kiếm ngưịi vắng mặt và u cầu
Tồ án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó. Với quy định trên thì sẽ có 2
loại u cầu thuộc thẩm quyền của Tồ án, đó là: một loại u cầu thơng báo tìm
kiếm người vắng mặt (loại yêu cầu này Toà án các cấp vẫn thường giải quyết trong
các vụ án xin ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng vắng mặt, hoặc trong các vụ án về
thừa kế mà một hay một số người vắng mặt ở nơi cư trú và không biết họ đang sống ở
đâu) và u cầu Tồ án thơng báo tìm kiếm người vắng mặt và áp dụng biện pháp
quản lý tài sản của người đó.
Khoản 3 Điều 26 quy định về yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ
quyết định tuyên bố một người mất tích; Khoản 4 quy định yêu cầu tuyên bố một


14


người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Đây là các loại
việc truyền thống đã được quy định từ các văn bản pháp luật tố tụng thời kỳ sơ
khai.
Khoản 5: “Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của
Tồ án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định
về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tồ án nước ngồi mà
khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam”. Loại việc này chưa được quy định trong
PLTTGQCVADS nhưng đã được quy định trong Pháp lệnh công nhận và thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tồ án nước ngồi.
BLTTDS cịn quy định dự liệu các yêu cầu khác về dân sự có thể phát sinh tại
khoản 6 Điều 26.
1.2.2.

Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết

của Tịa án.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã có một số quy định về thẩm
quyền của Tòa án trong việc giải quyết các yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc
quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi...
Khoản 1, 2, 3,4, 5 và 7 Điều 28 BLTTDS quy định những u cầu về hơn nhân và
gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khoản 1 quy định về yêu cầu hủy
việc kết hôn trái pháp luật: theo sự hướng dẫn của Toà án, nếu một bên có yêu cầu
giải quyết tranh chấp về tài sản hoặc con cái sẽ khỏi kiện phần này theo thủ tục giải
quyết vụ án dân sự. Khoản 2 quy định yêu cầu cơng nhân thuận tình ly hơn, ni con,
chia tài sản khi ly hôn: trước đây, tất cả các yêu cầu ly hôn đều được thụ lý giải quyết
theo một thủ tục giải quyết vụ án dân sự, khi có BLTTDS, các việc dân sự và vụ án
dân sự được thụ lý và giải quyết theo hai thủ tục tố tụng khác nhau. Khoản 3 quy

định về yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi
ly hôn. Khoản 4: “Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn”. Khoản 5: “Yêu cầu chấm dứt việc nuôi


15

con nuôi”. Khoản 6: “Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định về hôn nhân và gia đình của Tồ án nước ngồi hoặc không công nhận bản án,
quyết định về hôn nhân và gia đình của Tồ án nước ngồi mà khơng có yêu cầu thi
hành tại Việt Nam”. Khoản 7: “Các yêu cầu khác về hơn nhân và gia đình mà pháp
luật có quy định”.
1.2.3. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án.
Những yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết
các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại (Khoản 1
Điều 30); yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về kinh
doanh, thương mại của Toà án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định
kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà khơng có u cầu thi hành tại
Việt Nam (khoản 2); yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định
kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài (Khoản 3) và các yêu cầu khác về
kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định (Khoản 4).
1.2.4. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án.
Khoản 1 Điều 32: “u cầu cơng nhân và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định lao động của Tồ án nước ngồi hoặc khơng cơng nhận bản án, qut
định lao động của Tồ án nước ngồi mà khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam”.
Khoản 2: “Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của
Trọng tài nước ngoài”. Khoản 3: “Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy
định”.
Mặc dù các loại việc nêu trên đều là việc dân sự, tuy nhiên không phải tất cả

các việc dân sự này đều áp dụng chung thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định
ở Phần thứ 5 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo quy định tại Điều 311 BLTTDS về phạm vi
áp dụng thì chi có các loại việc dân sự được quy định tại Khoản 1, 2, 4 và 6 Điều 26;
Khoản 1, 2, 3,4, 5 và 7 Điều 28; Khoản 1,4 Điều 30; Khoản 3 Điều 32 mới áp dụng
thủ tục giải quyết việc dân sự quy định ở Phần thứ 5 của Bộ luật tố tụng dân sự.


16

1.3. Quy định về giải quyết việc dân sự trong pháp luật tố tụng của một số
nước.
1.3.1.

Khái quát những quy định về pháp luật tố tụng dân sự của nước Pháp

trong việc giải quyết việc dân sự.
Phần đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 60 Mục 2 Bộ
luật tố tụng dân sự Pháp: đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải được lập bằng hình
thức đơn thư yêu cầu. Thụ lý đơn được quy định tại Điều 61, 62: “Thẩm phán được
yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự kể từ thòi điểm đơn thư yêu cầu được gửi đến
phòng thư ký của Toà án” (Điều 61).
Trước khi Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp, đương sự cũng có thể đưa đơn thư yêu
cầu giải quyết việc dân sự; toà án được yêu cầu kể từ khi đương sự khai báo miệng
cho Phòng Thư ký-lục sự của Tồ án và lịi khai được lập thành biên bản và ghi vào
sổ đăng ký việc kiện.
Trong phần “Các quy định riêng về thủ tục giải quyết các việc dân sự” tại
Chương n, Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định thẩm quyền của Thẩm phán được
giao giải quyết việc dân sự. Khi có yêu cầu giải quyết các trường hợp khơng có tranh
chấp thì Thẩm phán chủ động quyết định có thụ lý giải quyết hay khơng thơng qua
việc xem xét tính chất vụ việc có thuộc thẩm quyền hoặc tư cách của người yêu cầu

có đúng khơng? (Điều 25).
Thẩm phán tự mình tiến hành tất cả những biện pháp thẩm cứu trong trường
hợp thấy cần thiết cho việc xem xét, đánh giá tình tiết. Thẩm phán có thể thu thập
chứng cứ, “nghe lịi trình bày của người có thể làm sáng tỏ vụ việc cũng như của
những người có quyền lợi liên quan.. .mà không bị lệ thuộc vào bất kỳ thể thức nào”
(Điều 27). Quy định này cũng tương tự như nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng Việt Nam (Điều 12 Bộ
luật tố tụng dân sự).
Thẩm phán căn cứ vào các tình tiết liên quan có trong đơn thư u cầu và các
tình tiết khơng được viện dẫn để ra quyết định. Thẩm phán có thể ra quyết định ngay
mà không cần tiến hành thủ tục tranh luận. Điều này cho thấy, thẩm quyền của Thẩm


17

phán Pháp rất được đề cao. Thẩm phán được quyền tự giải quyết tuỳ thuộc vào mức
độ phức tạp, tính chất của vụ việc.
Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Người thứ ba có thể được Thẩm
phán cho phép tham khảo hổ sơ vụ án và cấp bản sao, nếu chứng minh được mình có
lợi ích chính đáng liên quan”. Pháp luật tố tụng Việt Nam chưa có quy định này, việc
xác định một người có liên quan đến vụ việc hay khơng là do Tịa án xác định dựa
trên những căn cứ có trong hồ sơ.
Sự tham gia của Viện Công tố được coi như “một bên đương sự chính” (Điều
421 Bộ luật tố tụng dân sự) hoặc Viện Công tố tham gia tiến hành tố tụng để kiểm sát
việc tuân thủ pháp luật. Viện Công tố chủ động tham gia trong những trường hợp do
pháp luật quy định hoặc tham gia để bảo vệ trật tự cơng khi có những hành vi xâm
hại trật tự công. Quy định này tương tự như những quy định của pháp luật Việt Nam
về sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm sát Tòa án
giải quyết việc dân sự. Theo quy định của sắc lệnh số 81-500 ngày 12-5-1981 thì
“Viện Cơng tố cịn phải được thơng báo về tất cả các vụ việc trong đó, theo luật, cần

có ý kiến của Viện Cơng tị”.
- Đối với thủ tục giải quyết việc dân sự tại Tồ sơ thẩm thẩm quyền rộng thì
được quy định:
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải do Luật sư hoặc một nhân viên cơng
lại có đủ tư cách để làm theo những quy định hiện hành thảo ra. Chánh tồ được phân
cơng giải quyết việc dân sự sẽ cử một Thẩm phán làm thuyết trình viên. Thẩm phán
này có nhiệm vụ xem xét đơn yêu cầu và trong khi thẩm cứu có quyền sử dụng
những quyền của Tồ án. Có thể thấy Thẩm phán giải quyết việc dân sự được giao rất
nhiều quyền để họ có thể chủ động trong việc đánh giá tình tiết.
- Đối vói thủ tục giải quyết việc dân sự tại Toà Phúc thẩm.
Theo Điều 950 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp thì “đơn kháng cáo quyết định giải
quyết việc dân sự có thể gửi bằng thư bảo đảm hoặc nộp tại Phịng Thư ký của Tồ án
đã ra quyết định, qua luật sư, ngưịi đại diện hoặc qua nhân viên cơng lại trong trường
hợp pháp luật quy định nhân viên công lại có quyền thay mặt đương sự đưa đon
T H Ư VIỊ N

~

ỈRƯONG ĐA! HOC LỨẬĨ HA NĨl

phịng g v

~r r/ cy


18

kháng cáo”. Trên cơ sở đơn kháng cáo, Thẩm phán xem xét, đánh giá lại các tình tiết
đã có trong đơn và tài liệu kèm theo đơn kháng cáo để đưa ra quyết đinh sửa đổi hoặc
rút lại quyết định của mình.

Theo quy định tại sắc lệnh số 76-714 ngày 29-7-1976 thì Thẩm phán phải báo
cho đương sự biết việc yêu cầu đang được xem xét lại hoặc chuyển lên Toà phúc
thẩm để giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp Thẩm phán đã xem xét và khơng có
sửa đổi hoặc rút lại quyết định thì Thư ký Tồ án phải chuyển ngay cho Phịng Thư
ký-lục sự Tồ phúc thẩm hồ sơ vụ việc cùng vói đơn kháng cáo và bản sao quyết định
(Sắc lệnh số 78-62 ngày 20-01-1978). Điều 953 quy định vụ việc được thẩm cứu và
giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự tại Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng.
1.3.2 Những quy định về giải quyết việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự
của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1991)
- Về yêu cầu tun bố mất tích:
Đối với những người khơng rõ tung tích đã trịn hai năm thì ngưcd có quyền lợi
liên quan có quyền u cầu Tồ án nhân dân tun bố người đó mất tích. Sau khi thụ
lý vụ án, Tồ án nhân dân phải ra ngay thơng báo tìm người bị coi là mất tích. Thời
hạn thơng báo tìm người bị coi là mất tích là ba tháng. Hết thịi hạn đó mà khơng có
tin tức về người mất tích thì tuỳ trường hợp Tồ án nhân dân ra bản án tun bố ngưịi
đó mất tích.
- Về u cầu tuyên bố một người ỉà đã chết:
Đối với người khơng rõ tung tích đã trịn bốn năm hoặc do sự cố bất ngờ mà
khơng rõ tung tích đã trịn hai năm thì người có quyền lợi liên quan có quyền u cầu
Tồ án nhân dân tun bố người đó đã chết. Toà án thụ lý đơn yêu cầu và thơng báo
tìm người bị coi là đã chết. Thời hạn thơng báo là một năm, hết thời hạn đó mà khơng
có tin tức gì thì Tồ án nhân dân sẽ ra bản án tuyên bố người đó là đã chết. Trong
trường hợp người bị tuyên bố là mất tích hoặc chết lại xuất hiện (trở về) thì theo yêu
cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan thì Tồ án nhân dân phải
ra bản án mới huỷ bỏ bản án tuyên bố mất tích hoặc chết trước đó.


19

-


Về u cầu tun bố người khơng có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng

lực hành vi dân sự hạn chế.
Người thân của cơng dân đó có quyền khỏi tố u cầu Tồ án xác định cơng
dân đó khơng có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự hạn chế.
Khi xét xử các loại vụ án này, Toà án phải triệu tập người thân của cơng dân đó tham
gia phiên tồ. Nếu những người thân không chịu trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau
khơng tham gia phiên tồ thì Tồ án chỉ định một người trong số những người đó để
tham gia.
Như vậy, có thể thấy đối với yêu cầu tuyên bố một người mất hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự thì các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Pháp giải quyết
theo tình tự giải quyết việc dân sự, cịn đối với nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa
(1991) thì giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Nhìn chung, các quy đinh
về thủ tục giải quyết của pháp luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng có
nhiều điểm tương đồng với pháp luật tố tụng Việt Nam.


20

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT T ố TỤNG DÂN s ự VỂ TRÌNH
T ự , THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN s ự
2.1. Những quy định chung về giải quyết việc dân sự.
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết việc dân sự.
Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản trong PLTTGQCVADS, BLTTDS đã
kế thừa và bổ sung một số nội dung mới cho phù hợp nhằm giải quyết kịp thời
các vụ việc về dân sự. Phạm vi áp dụng việc giải quyết các việc dân sự được
thực hiện theo các quy định tại Chương XX "Quy định chung về thủ tục giải
quyết việc dân sự". Nguyên tắc đặc trưng để giải quyết việc dân sự xuất phát từ

ý chí, nguyện vọng, quyền tự thoả thuận, quyền quyết định và tự định đoạt của
các chủ thể. Do lần đầu tiên việc dân sự được ghi nhận trong BLTTDS nên chưa
quy định nguyên tắc riêng mà vẫn áp dụng tương tự. Thủ tục giải quyết việc
dân sự được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản quy định tại các điều từ
Điều 3 đến Điều 24 BLTTDS. Những vấn đề chưa được quy định cụ thể tại
Chương XX thì được “áp dụng các quy định khác của Bộ luật nếu không trái
với các quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án” (Điều 311
BLTTDS).
2.1.2. Thủ tục giải quyết việc dân sự.
Thủ tục trình tự giải quyết việc dân sự đã được quy định tại các điều từ
311 đến điều 335 và các điều 350 đến điều 363 BLTTDS. Nhìn chung, các quy
định về thủ tục giải quyết việc dân sự rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để
tiến hành giải quyết yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan đến việc dân
sự. Tuy nhiên, so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì một số quy định về
thủ tục như nhận đơn, bổ sung đơn, thụ lý đơn còn khái quát.
- Người có quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Theo quy định tại các điều 319, 324, 330, 335 thì người yêu cầu Tòa án
giải quyết việc dân sự là người có quyền, lợi ích liên quan (là cá nhân, cơ quan


×