Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng giả trong hoạt động của quản lý thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.53 MB, 74 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHU THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ XÂM PHAM
QUYỂN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA HÀNG GIẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ
THI TRƯỜNG




CHUYÊN NGÀNH LUÂT DÂN s ư




MÃ SỐ: 603830

THƯVÍỆN
TRƯỜNG ĐAI HOC LUẦT h à n ỏ !
PHỊNG ĐOC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS TRẦN l ê h ổ n g

HÀ NỘI 2006




MỤC LỤC

Lời nói đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của hàng giả, hàng giả về sở
hữu trí tuệ và hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
1.1- Một số vấn đề cơ bản về hàng giả.
1.1.1- Khái niệm, đặc điểm của hàng giả.
1.1.2- Phân loại hàng giả.
1.2- Một số vấn đề cơ bản của hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
1.2.1- Khái niệm, đặc điểm của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
1.2.2 - Các dạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo
về sở hữu trí tuệ và việc phân loại các hàng hoá này.
1.3 - Cơ quan quản lý thị trường trong việc đánh giá yếu tố xâm pham
quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
1.3.1- Chức năng, nhiệm vụ của Quản lý thị trường trong hoạt động
đấu tranh chống hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
1.3.2- Đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố
giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Quản lý thị trường trong việc
đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo
về sở hữu trí tuệ.
2.1 - Thực trạng hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và
hoạt động chống hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ của Quản lý thị
trường.
2.1.1- Tinh hình sản xuất hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
2.1.2- Tinh hình bn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng hàng hoá
giả mạo về sở hữu trí tuệ.
2.2 - Hoạt động đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của

hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ trong thời gian qua của Quản lý thị
trường.


2.2.1 - Quản lý thị trường đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ.

31

2.2.2 - Quản lý thị trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong việc
đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

46

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Quản lý thị
trường.

52

3.1- Phương hướng hoàn thiện

52

3.1.1 - Hoàn thiện các qui định của pháp luật.

52

3.1.2 - Nâng cao năng lực và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Quản lý thị
trường.


54

3.1.3 - Tăng cường phối, kết hợp với các cá nhân, tổ chức trong việc
đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

57

3 . 2 - Kiến nghị cụ thể

59

3.2.1- Kiến nghị về hoàn thiện các qui định của pháp luật.

59

3.2.2 - Kiến nghị về nâng cao năng lực và hoàn thiện cơ cấu tổ chức
của Quản lý thị trường.

61

3.2.3 - Kiến nghị về tăng cường phối, kết hợp với các cá nhân, tổ chức
trong việc đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

62

Kết luận

64


Phụ lục 1

65

Phụ lục 2

67

Danh mục tài liệu tham khảo

69


LỜI NĨI ĐẨU

1- Tính cấp thiết của đề tài:
Trong q trình tồn cầu hố hiện nay, sở hữu trí tuệ trở thành một trong
những vấn đề quan trọng nhất được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt khi các
quốc gia này muốn thiết lập, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. Việt Nam
cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn cho vấn đề sở hữu trí tuệ với trọng tâm là hồn
thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống cơ quan thực thi quyền sở
hữu trí tuệ. Đến nay, pháp luật về sở hữu trí tuệ đã khá đầy đủ và về cơ bản phù
hợp với thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các nước và quốc tế, bước đầu
đáp úng được yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế. Đây là một trong
các yếu tố giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi, trong đó
có cơ quan Quản lý thị trường. Lực lượng Quản lý thị trường được đánh giá cao
trong hoạt động đấu tranh chống hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và
hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều và trực tiếp đến kết quả của hoạt
động đấu tranh chống hàng giả của cơ quan Quản lý thị trường là xác định rõ bản

chất của hàng giả qua các dạng hàng giả và đặc điểm của mỗi dạng. Trong số các
nội dung này, khó khăn và phức tạp nhất là làm rõ bản chất pháp lý của hàng hoá
giả mạo về sở hữu trí tuệ. Chỉ ra được bản chất của hàng hố giả mạo về sở hữu
trí tuệ là điều kiện tiên quyết để kết luận về hành vi vi phạm và có biện pháp xử
lý hợp lý. Nói một cách ngắn gọn, xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ đối với hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ là hết sức quan trọng và có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của tồn ngành Quản lý thị trường. Do đó, nghiên cứu
việc đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo về sở
hữu trí tuệ trong hoạt động của Quản lý thị trường trở thành đối tượng nghiên cứu
trong khuôn khổ của luận văn này.


2

2- Tình hình nghiên cứu đê tài:
Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ, về
các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, về hàng giả liên quan đến sở hữu trí tuệ
dưới nhiều góc độ khác nhau như: đề tài khoa học "Hoàn thiện cơ ch ế thực thi
pháp luật về sở hữii trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam" năm
2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội; đề t à i " Một s ố giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả giai đoạn đến năm 2010" năm
2002 của Bộ Thương mại; Luận án tiến sĩ Luật học: “ Tội làm hàng giả, tội buôn
bán hàng giả thực trạng và biên pháp phòng, chống” năm 2001 của Trần Ngọc
Việt... Từng cơng trình nêu trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của quyền
sở hữu trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả liên quan đến sở hữu
trí tuệ, hoặc chỉ dừng ở mức độ chung hơn về các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Có thể nói hiện chưa có cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ đối với hàng giả của các cơ quan nói chung và cơ quan Quản lý thị trường nói
riêng. VI vậy, việc nghiên cứu vấn đề này rất thiết thực, góp phần nâng cao hiệu

quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường và đó cũng là lý
do tơi chọn đề tài: " Đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng giả
trong hoạt động của Quản lý thị trường" làm luận văn.
3- Phạm vi nghiên cứu:
Do hoạt động của Quản lý thị trường trải rộng trên địa bàn cả nước, vấn đề
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lại đa dạng, phức tạp, việc nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ khơng thể bao qt tồn bộ hoạt động đánh giá yếu tố xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước của cơ quan Quản lý thị trường, Luận
văn sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động này của Quản lý thị trường tại các tỉnh,
thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng N in h .. .từ năm 2001
cho đến nay.


3

4- Phương pháp nghiên cứu:
Luận vãn được thực hiện trên cơ sở những phương pháp chủ yếu trong
nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, như:phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp lơgic hình thức, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp thống kê chuyên
ngành, phương pháp xã hội học...
5 - Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng giả và hoạt động
này của cơ quan Quản lý thị trường trên thực tế, từ đó đề xuất những giải pháp,
kiến nghị để việc đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố
giả mạo về sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được mục đích trên,
nhiệm vụ của việc nghiên cứu là:
- Phân tích những vấn đề lý luận về hàng giả, yếu tố xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ của hàng giả nói chung và hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ nói

riêng. Việc nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở luật thực định và thành tựu
khoa học pháp lý Việt Nam và thế giới.
- Xây dựng biểu tượng toàn cảnh về thực trạng hoạt động của lực lượng
Quản lý thị trường đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng giả
trong thời gian qua. Trong đó quan trọng nhất là chỉ ra những khó khăn, vướng
mắc trong thực tiễn hoạt động đánh giá, kết luận về yếu tố vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ.
-

Đề xuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao năng lực và

khả năng đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo
về sở hữu trí tuệ.


4

6- Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn đi sâu nghiên cứu hoạt động của Quản lý thị trường đánh giá yếu
tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng giả và đã thu được nhiều kết quả thể
hiện ở các điểm sau:
- Về mặt lý luận: xây dựng khái niệm khoa học của hàng giả nói chung,
phân loại hàng giả; các dạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả
mạo về sở hữu trí tuệ.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã có đánh giá tồn diện và khách quan hoạt
động của Quản lý thị trường trong việc đánh giá yếu tố xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ từ năm 2001 cho đến nay tại một số
thành phố lớn, nơi tập trung các hoạt động liên quan đến hàng giả về sở hữu trí
tuệ.
- Những kết quả mới nhất tập trung trong các đề xuất, kiến nghị cụ thể đối

với tất cả các mặt hoạt động của Quản lý thị trường và các vấn đề liên quan khác.
7- Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được chia thành 3 Chương như sau:
Chương 1: những vấn đề lý luận chung của hàng giả, hàng giả về sở hữu trí
tuệ và hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của quản lý thị trường trong việc đánh giá
yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ
Chương 3: phương hướng hoàn thiện và kiến nghị đối với việc nâng cao
hiệu quả hoạt động của quản lý thị trường trong việc đánh giá yếu tố xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.


5

CHƯƠNG 1

NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG CỦA HÀNG GIẢ, HÀNG GIẢ
VỂ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ HÀNG HỐ GIẢ MẠO VỂ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1 - Một sơ vấn đề cơ bản về hàng giả.
1.1.1- Khái niệm, đặc điểm của hàng giả.
- Khái niệm hàng giả
Theo Nghị định số 140- HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về
kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả thì hàng giả là những sản phẩm,
hàng hố được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản
phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị
trường; hoặc những sản phẩm, hàng hố khơng có giá trị sử dụng đúng với nguồn
gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của nó . Các dạng hàng giả gồm: giả
về kiểu dáng, giả nhãn sản phẩm, giả nhãn hiệu, giả chất lượng và giả về nguồn
gốc. Dấu hiệu của hàng giả về nhãn hàng hoá và nhãn hiệu gồm việc dùng nhãn

sản phẩm giả; sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự có khả năng làm cho người
tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp, hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; hàng
hố có nhãn khơng đúng với nhãn đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường
chất lượng. Đối với hàng giả về chất lượng bao gồm hàng hố có ghi dấu phù hợp
Tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu
chuẩn Việt Nam; hàng hố có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép;
hàng hố có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi
và cơng dụng của nó. Khái niệm trên đã đề cập đến cả hàng giả về hình thức
(hình dáng, nhãn hiệu) lẫn hàng giả về nội dung (chất lượng). Như vậy, các dạng
hàng giả được đề cập tương đối rộng nhưng chưa đề cập một cách đầy đủ.
Thông tư Liên tịch số 10/2000/ TTLT-BTM- BTC- BCA- BKHCNMT ngày
27/4/2000 của Bộ Thương mại, Bộ Cơng an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công


6

nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày
27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán
hàng giả đã phần nào qui định cụ thể và rõ hơn các dấu hiệu để xác định hàng
giả. Tuy không đề cập đến khái niệm về hàng giả nhưng Thông tư này chia hàng
giả thành các nhóm: giả chất lượng hoặc cơng dụng; giả về nhãn hiệu hàng hố,
kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; giả về nhãn hàng hoá và
các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả.
Nhóm hàng giả chất lượng hoặc cơng dụng bao gồm hàng hố khơng có
giá trị sử dụng, giá trị sử dụng không đúng bản chất tự nhiên, tên gọi và công
dụng; đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi
chất lượng... Hàng giả về chất lượng hoặc công dụng ngoài điểm chung là chứa
yếu tố vi phạm pháp luật cịn có điểm riêng là có yếu tố vi phạm qui định về chất
lượng hàng hoá. Hàng giả loại này có sự biến đổi về chất lượng, giá trị sử dụng

và khơng thể nhận biết khi quan sát bên ngồi hay nói cách khác là dấu hiệu
hàng giả khơng thể hiện ra bên ngoài mà nằm ở bên trong hàng hố. Tuy có bổ
sung thêm các dấu hiệu của hàng giả về chất lượng, công dụng nhưng một số dấu
hiệu ở đây chưa thật sự là dấu hiệu của hàng giả mà xét về bản chất nó là vi
phạm các qui định về tiêu chuẩn hàng hoá, về áp dụng tiêu chuẩn như hàng hoá
thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả
đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc mơi sinh, mơi trường;
hàng hố chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận
hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn.
Nhóm hàng giả về nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc,
xuất xứ hàng hố có chứa các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì yếu tố để
xác định hàng giả thể hiện ở việc nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ mà không
được phép của chủ nhãn hiệu; có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ; có
hình dáng bên ngồi trùng với kiểu dáng cơng nghiệp đang được bảo hộ mà


7

khơng được phép của chủ kiểu dáng cơng nghiệp; có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn
nguồn gốc, xuất xứ gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hố. Như
vậy, hàng giả ở nhóm này có thêm đặc điểm chứa những dấu hiệu trùng hoặc
tương tự và gây nhầm lãn, gây hiểu sai lệch với hàng hoá đang được bảo hộ về sở
hữu trí tuệ.
Nhóm hàng giả về nhãn hàng hố gồm hàng hố có nhãn hàng hoá giống
hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã cơng bố; có những chỉ
tiêu ghi trên nhãn hàng hố khơng phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối
người tiêu dùng; nội dung ghi trên nhãn bị tẩy xố, sửa chữa, ghi khơng đúng
thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng. Hàng giả ở nhóm này có đặc điểm là có

yếu tố vi phạm về nhãn hàng hoá. Trong số các loại hàng giả này, chỉ có một loại
hàng giả về nhãn hàng hố nói chung là hàng hố có nhãn hàng hố giống hệt
hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác, còn lại là các dạng hàng giả về
ghi nhãn hàng hố như hàng hố có những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hố khơng
phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng; nội dung ghi trên
nhãn bị tẩy xố, sửa chữa, ghi khơng đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách
hàng. Tuy có cụ thể hơn về các dấu hiệu của hàng giả để làm cơ sở nhận biết và
xử lý hàng giả như phân tích trên, nhưng Thơng tư Liên tịch số 10 cịn có sự chưa
chính xác đối với việc xác định dấu hiệu của hàng giả mà mới chi là sự liệt kê
các dấu hiệu của hàng giả mà chưa đưa ra khái niệm về hàng giả, một khái niệm
khoa học và chính xác về hàng giả.
Theo quan điểm của Uỷ ban quốc gia chống hàng giả của úc, hàng giả
được hiểu với tư cách là hàng hoá sản xuất bất hợp pháp xâm phạm sản phẩm
được bảo hộ bởi Luật quyền sở hữu công nghiệp, Luật bản quyền. Cơ quan sở
hữu trí tuệ của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan tạm thời đồng nhất hàng giả
với hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (trong “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả giai đoạn đến năm 2010” cửa
Bộ Thương mại). Các qui định về hàng giả và chống hàng giả của Hoa Kỳ trong
Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ, Bộ Luật Hình sự Hoa Kỳ, Luật chống hàng giả năm


8

1984 và một số luậl khác chưa đưa ra khái niệm hàng giả nói chung mà chủ yếu
đề cập đến hàng giá về nhãn hiệu: nhãn hiệu giả mạo, và liệt kê các dấu hiệu giả
mạo của một nhãn hiệu. Một sản phẩm được coi là hàng giả nếu nó mang một
nhãn hiệu giả mạo tương tự hoặc về cơ bản không khác biệt so với một nhãn hiệu
đã đăng ký [15]. Tội làm giả nhãn hiệu hàng hoá được qui định trong Bộ luật
Hình sự của Hoa Kỳ, theo đó hành vi phạm tội này được xem xét dưới dạng sản
xuất, phân phối và bn bán sản phẩm có nhãn hiệu hàng hố được sản xuất

khơng thể phân biệt được với nhãn hiệu thật, khơng có tính khác biệt với nhãn
hiệu thật. Các sản phẩm có nhãn hiệu giả mạo thường được thiết kế, chế tạo, làm
nhái chủng loại, kiểu dáng và cấu trúc của sản phẩm thật. Sao chép nhãn hiệu
được xem là nhãn hiệu giả mạo, nhãn hiệu giả mạo được xác định là nhãn hiệu có
tính "giống hệt hoặc về cơ bản không phân biệt được” với nhãn hiệu thật, bao
gồm cả trường hợp thay đổi một chút nội dung của nhãn hiệu thật. Nhãn hiệu giả
mạo khơng cần thiết phải có tính gây nhầm lẫn rõ ràng mà chỉ cần có " dấu hiệu
cố ý gây nhầm lẫn để lừa dối khách hàng" [17]. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa
thuốc giả là “ loại thuốc được trình bày một cách có chủ ý và mang tính chất gian
lận về đặc điểm nhận dạng và/hoặc nguốn gốc. Khái niệm hàng giả có thể áp
dụng cho cả sản phẩm có nhãn hiệu và sản phẩm mang tên gọi chung cũng như
có thể bao gồm sản phẩm có thành phần chính xác, thành phần sai, khơng có
thành phần hoạt tính, có thành phần hoạt tính nhưng số lượng khơng đủ, hoặc bao
bì giả mạo” [18].
Các qui định của pháp luật Việt nam từ trước đến nay đã chỉ ra hàng giả
qua các yếu tố: vi phạm pháp luật, gây nhầm lẫn với hàng thật và có mục đích lừa
dối người tiêu dùng. Việc thiếu vắng một khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt
Nam đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống kinh nghiệm của thế giới về
vấn đề này. Chính vì vậy, việc đánh giá, xác định cũng như việc xử lý hàng giả
cịn gặp nhiều lúng túng. Để có căn cứ, dấu hiệu xác định thế nào là hàng giả làm
cơ sở cho việc kiểm tra, xử lý, trong văn bản qui phạm pháp luật cần phải đưa ra
khái niệm hàng giả, phân loại cũng như các dấu hiệu của từng loại hàng giả làm
cãn cứ cho việc kiểm tra, xử lý về hàng giả nói chung. Các hàng giả có rất nhiều


9

dạng nên không thể bao quát hết các dạng hàng giả vào trong khái niệm, mà khái
niệm chỉ đề cập đến những nét chung của các loại hàng giả. Từ đó, tác giả có thể
đưa ra khái niệm về hàng giả như sau: hàng giả là những sản phẩm, hàng hố

được sản xuất hoặc được tạo ra một cách có chủ ý, chứa yếu tố vi phạm pháp luật
gây nhầm lẫn với hàng hoá đang được bảo hộ hoặc đã có uy tín nhằm mục đích
lừa dối người tiêu dùng.
- Đặc điểm chung của hàng giả:
+ Hàng giả mang yếu tô'vi phạm pháp luật:
Hàng giả dù ở bất kỳ dạng nào cũng chứa yếu tố vi phạm pháp luật. Pháp
luật qui định hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả là hành vi vi phạm pháp luật.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là một tội danh được qui định trong Bộ luật hình
sự của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách của Việt Nam về
hàng giả thể hiện rất rõ trong Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 qui định
về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. Nhà nước nghiêm cấm mọi
tổ chức và cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả. Tuỳ theo mức độ gây tác hại, các
tổ chức và cá nhân sản xuất, bn bán hàng giả có thể bị xử lý theo Nghị định
này hoặc bị truy tố theo Điều 167 của Bộ luật hình sự [8, tr.l]. Trước tình hình
diễn biến phức tạp của hàng giả, ngày 27/10/1999 Thủ tướng chính phủ có Chỉ
thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo
tinh thần của Chỉ thị này, công tác đấu tranh chống hàng giả không phải là nhiệm
vụ của riêng của Bộ, ngành nào mà nó là nhiệm vụ của các Bộ, các ngành, u ỷ
ban Nhân dân các cấp, các đoàn thể chính trị, xã hội, các doanh nghiệp tỉnh,
thành phố đồng thời khẳng định đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả là
nhiệm vụ của toàn xã hội, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và của toàn dân.
Các hành vi vi phạm về hàng giả phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Để khẳng
định rõ hành vi vi phạm pháp luật làm cơ sở cho việc kiểm tra, xử lý hàng giả,
một số Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh
vực văn hố thơng tin, sở hữu cơng nghiệp, thương mại, đo lường và chất lượng


10

hàng h o á.. .đã qui định các hành vi cụ thể liên quan đến hàng giả và chế tài xử lý

tương ứng.
+ Hàng giả được sản xuất dựa trên các hàng hoá, dịch vụ đã cố sẵn trên
thị trường là kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.
Hàng giả bao giờ cũng xuất hiện sau hàng thật vì nếu xuất hiện trước thì
nó đã khơng gọi là hàng giả. Thông thường khi một sản phẩm, hàng hố mới xuất
hiện trên thị trường thì nó chưa bị làm giả ngay, vì hàng hố mới này cần khẳng
định vị trí trên thị trường. Khi hàng hố mới đã có uy tín trên thị trường và được
nhiều người tiêu dùng biết đến thì khả năng bị làm giả là rất lớn. Nguyên nhần
của quá trình này xuất phát từ việc hàng giả được sản xuất dựa trên các hàng hố
đã có sẵn và có uy lín trên thị trường nhằm rút ngắn q trình đầu tư thăm dị,
khai thác và mở rộng thị trường cũng như khấu hao tài sản. Cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, nhiều loại hàng giả them chí dược đưa ra thị trường đồng
thời hoặc trước hàng thật như băng, dĩa phim, chương trình phần mềm máy
tính...
+ Hàng giả c ố gắng mơ phỏng các đặc điểm, tính chất, kiểu dáng và các
thông tin, dấu hiệu của hàng thật và thường chất lượng khơng bằng hàng thật.
Hàng giả thường có đặc điểm, tính chất, kiểu dáng của hàng thật và núp
dưới bóng hàng thật mới tồn tại. Hàng giả thường mô phỏng, sao chép các đặc
điểm của hàng thật, sao cho giống hàng thật dể người tiêu dùng khó nhận biết,
phân biệt. Tuy có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung hàng giả đều được mô
phỏng các đặc điểm của hàng thật và hầu hết hàng giả đều mô phỏng được các
đặc điểm, tính chất, dấu hiệu mà có thể quan sát hoặc biểu hiện ra bên ngồi của
hàng thật. Nếu khơng cố gắng mơ phỏng các dấu hiệu này thì bản thân nó cũng
khơng gọi là hàng giả. Hầu hết hàng giả được sản xuất với mẫu mã, bao bì, kiểu
dáng giống như hàng thật nhưng dù cố gắng mô phỏng các đặc điểm, tính chất
bên ngồi của hàng thật cũng khơng thể giống tuyệt đối, nó cịn có những điểm
khác với hàng thật, chính vì vậy mà ta phân biệt được. Sự mô phỏng các đặc điểm,


11


tính chất, kiểu dáng và các thơng tin, dấu hiệu của hàng thật là những biểu hiện
về mặt hình thức bên ngoài. Hầu hết hàng giả mang đặc điểm này vì mục đích
chính của nó là làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng và nhầm lẫn với hàng thật.
Hàng giả gây nhầm lẫn và lừa dối người tiêu dùng ở việc cố gắng mơ phỏng các
đặc điểm, tính chất, kiểu dáng và các thông tin, dấu hiệu của hàng thật, v ề chất
lượng, hàng giả nói chung thường khơng bằng hàng thật. Ngồi hàng giả về chất
lượng hoặc cơng dụng, phần lớn các loại hàng giả về mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu,
kiểu dáng v.v.. .chất lượng khơng bằng hàng thật. Tuy nhiên cũng có một số hàng
giả chất lượng tương đương so với hàng thật, việc làm giả về mẫu mã, bao bì
nhằm giảm chi phí đầu tư, rút ngắn quá trình xâm nhập thị trường.
+ Hàng giả dược tạo ra nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.
Mục đích của việc làm hàng giả là làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với
hàng thật để tiêu thụ hàng giả. Mục đích này đạt được xuất phát từ sự cố gắng mơ
phỏng những đặc điểm, tính chất của hàng thật, nó được thể hiện qua những dấu
hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn như: gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng
hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá; gây nhầm lẫn với
tên thương mại được bảo hộ; có hình dáng bên ngồi trùng với kiểu dáng đang
được bảo hộ; có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu; giả mạo chỉ dẫn địa lý hay có nhãn
hàng hố giống hệt hoặc tương tự với nhãn của cơ sở khác.
Chính vì có các dấu hiệu, yếu tố gây nhầm lẫn với hàng thật mà hàng giả
trông giống như hàng thật và người tiêu dùng mới mua phải hàng giả, và cũng
chính vì mục đích lừa dối người tiêu dùng mà hàng giả có những dấu hiệu, đặc
điểm trùng hoặc tương tự với hàng thật, gây nhầm lẫn với hàng thật. Sự mô phỏng
hàng thật với mục đích lừa dối người tiêu dùng là sự thống nhất của quá trình tạo
ra hàng giả.
1.1.2 - Phân loại hàng giả.


12


-

Căn cứ vào xuất xứ của hàng giả thì hàng giả ở Việt Nam được chia làm

hai loại: hàng giả được sản xuất từ nước ngoài rồi đưa vào Việt Nam tiêu thụ và
hàng giả được sản xuất trong nước.
+ Hàng giả được sản xuất ở nước ngoài:
Hàng giả được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào thị trường Việt Nam tiêu
thụ có thể giả các loại hàng hố do nước ngồi sản xuất hoặc giả các loại hàng
hố trong nước sản xuất. Việc làm giả các loại hàng hố do nước ngồi sản xuất
thường tập trung làm giả sản phẩm của các hãng sản xuất lớn, các tập đồn đa
quốc gia có uy tín, có vị trí nhất định trên thị trường như quần áo và giày thể thao
nhãn hiệu ADIDAS, đồng hồ Thuỵ sĩ, các loại mỹ phẩm đắt tiền...H àng giả loại
này được thực hiện ở nước ngoài, mang nhãn hiệu, xuất xứ của nước ngoài và có
thể rất tinh vi, có sử dụng cơng nghệ cao. Hàng giả của các loại hàng hoá do
trong nước sản xuất được làm giả từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) rồi đưa
vào nước ta tiêu thụ, tập trung vào các mặt hàng đã có vị trí trên thị trường như
dầu gội đầu (Clear, Joice, Sunsilk) và bàn chải đánh răng các loại (P/S,
Colgate...), quần áo may sẵn. Việc làm hàng giả loại này cũng được thực hiện ở
nước ngồi và thường mang nhãn hiệu của hàng hố trong nước sản xuất.
+ Hàng giả được sản xuất ở trong nước:
Hàng giả được sản xuất ở trong nước cũng có thể chia làm hai loại: giả các
loại hàng hố do nước ngoài sản xuất và giả các loại hàng hoá trong nước sản
xuất. Điểm chung của hai loại này là đều làm giả các loại hàng hoá đang được
tiêu thụ nhiều và việc làm giả được tiến hành ở trong nước. Hàng giả của các loại
hàng hoá do trong nước sản xuất mang nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam, chủ
yếu tập trung vào những mặt hàng có qui trình sản xuất tương đối đơn giản.
Hàng giả của các loại hàng hố của nước ngồi được sản xuất ở trong
nước mang nhãn hiệu của nước ngoài, thường tập trung vào những mặt hàng đã

được trong nước ưa chuộng với qui trình, cơng nghệ sản xuất tương đối đơn giản.


13

Đối với loại hàng hố có u cầu cao về cơng nghệ sản xuất, cơng nghệ in ấn bao
bì, nhãn hàng hố thì việc làm hàng giả được tách ra, một hoặc một số chi tiết
của hàng giả được sản xuất, gia cơng ở nước ngồi (chủ yếu là Trung Quốc) sau
đó sẽ lắp ráp, đóng gói tại trong nước. Điểm chung của hàng giả loại này là mang
nhãn hiệu của nước ngoài.
-

Căn cứ vào bản chất làm giả của các sản phẩm thì hàng giả được chia

thành các loại: Hàng giả về chất lượng hoặc công dụng; hàng giả về nhãn hàng
hố và hàng giả về sở hữu trí tuệ.
+ Hàng giả vê' chất lượng hoặc công dụng:
Thông tư liên tịch số 10 đã đưa ra các dạng của hàng giả về chất lượng
hoặc công dụng, bao gồm: hàng hố khơng có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng
không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng. Một hàng hố cịn được
gọi là hàng giả về chất lượng nếu hàng hố đó được đưa thêm tạp chất, chất
không được phép sử dụng hoặc không có đủ các chất hữu hiệu để tạo nên cơng
dụng hay có những hoạt chất khác với những hoạt chất ghi trên bao bì làm thay
đổi chất lượng, cơng dụng của hàng hố thì cũng được gọi là hàng giả. Hàng giả
về chất lượng còn bao gồm cả những hàng hố khơng đủ thành phần ngun liệu
hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất
lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với
sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
Theo Thơng tư này thì những loại hàng hố thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả đối với sản xuất, sức khoẻ người,

động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường; hàng hoá chưa được chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn
(đối với một số hàng hoá bắt buộc) là hàng giả. Xét về góc độ khoa học và pháp
lý thì đây không phải là hàng giả về chất lượng, công dụng mà là hàng kém chất
lượng, vi phạm các qui định trong việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng. Các yếu
tố, dấu hiệu của hàng giả về chất lượng hoặc công dụng thường không biểu hiện


14

rõ ra bên ngồi mà nó nằm bên trong sản phẩm hàng hố nên việc nhận biết, phát
hiện thường khó khăn hơn so với các loại hàng giả khác.
+ Hàng giả vê' nhãn hàng hố:
Nhãn hàng hố có thể bao gồm các thông tin về nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý... Loại hàng giả này có thể mang yếu tố, dấu hiệu giả về tên
thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hố hoặc chỉ dẫn địa lý và có thể bao gồm một
hoặc một số yếu tố, dấu hiệu vi phạm. Thường thường hàng giả về nhãn hàng hoá
biểu hiện ở dạng làm giả, sao chép toàn bộ, nguyên vẹn các thơng tin trên nhãn
hàng hố, làm cho hàng giả đó khi quan sát trơng giống hệt hoặc tương tự với
nhãn hàng hố của cơ sở khác đã cơng bố (hàng thật), làm người tiêu dùng nhầm
tưởng đó là hàng thật. Như vậy, dấu hiệu của hàng giả về nhãn hàng hố là có
nhãn hàng hố giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã sử
dụng, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hoá. Việc đưa
những chỉ tiêu trên nhãn hàng hố khơng phù hợp với chất lượng hàng hoá; nội
dung ghi trên nhãn bị tẩy xoá, sửa chữa; hàng hố ghi khơng đúng thời hạn sử
dụng là dấu hiệu của hàng giả về nhãn là chưa chính xác vì thực chất nó là vi
phạm các qui định về ghi nhãn hàng hoá.
+ Hàng giả về sở hữu trí tuệ:
Trong các văn bản pháp luật khơng có khái niệm hàng giả về sở hữu trí
tuệ nhưng các loại hàng giả mang các yếu tố, dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí

tuệ được gọi là hàng giả về sở hữu trí tuệ. Các yếu tố, dấu hiệu của hàng giả được
thể hiện ra bên ngoài sản phẩm, hàng hố thơng qua các đặc điểm, dấu hiệu trên
nhãn và các đặc điểm thể hiện hình dáng của hàng hố mà quan sát bên ngồi có
thể nhận ra được. Hàng giả loại này thường dễ nhận biết, phát hiện hơn so với hàng
giả về chất lượng, công dụng. Hàng giả có thể mang một hoặc nhiều dấu hiệu, yếu
tố vi phạm, có thể chỉ vi phạm về kiểu dáng, cũng có thể vi phạm cả nhãn hiệu
cũng như chỉ dẫn địa lý... Hàng giả về sở hữu trí tuệ có biểu hiện rất đa dạng như:
hàng hố có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu


15

hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hố mà khơng
được phép của chủ nhãn hiệu; hàng hố có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu
hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với
tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ; hàng hoá, bộ phận của hàng hố có hình
dáng bên ngồi trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không
được phép của chủ kiểu dáng cơng nghiệp; hàng hố có dấu hiệu giả mạo về chỉ
dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất,
nơi đóng gói, lắp ráp hàng hố.
Hiện nay, Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ
qui định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu cơng nghiệp thay thế các qui định
về hàng giả có liên quan đến nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn
gốc, xuất xứ hàng hoá tại điểm 2.4 và 4.1 phần III Thơng tư liên tịch số 10. Như
vậy, hàng hố có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây
hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hố (mục
2.4) và các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hố, mẫu nhãn hiệu hàng hố,
bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hố, kiểu dáng cơng nghiệp, tên gọi
xuất xứ hàng hoá được bảo hộ (mục 4.1) được thay thế bằng các qui định về hàng

hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý. Theo đó, vẫn cịn các dấu hiệu
hàng giả về nhãn hiệu hàng hoá (điểm 2.1), về tên thương mại (điểm 2.2), về kiểu
dáng công nghiệp (điểm 2.3) và về chỉ dẫn địa lý. Các loại hàng giả này mang
yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên xét về bản chất nó vẫn được coi là
hàng giả về sở hữu trí tuệ, nhưng khái niệm này khơng được chính thức đề cập
trong văn bản qui phạm pháp luật. Với sự thay đổi khá cơ bản quan niệm về hàng
giả trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn, có thể nói đến xu hướng
thu hẹp khái niệm của hàng giả nhằm xử lý hành chính và xu hướng này được thể
hiện khá rõ ràng qua việc sử dụng thuật ngữ mới “hàng hóa giả mạo về sở hữu trí
tuệ” mà khơng đề cập đến hàng giả về sở hữu trí tuệ nói chung (Mục c Khoản 1
Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ). Luận văn nghiên cứu về đánh giá yếu tố xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xử lý hàng giả của Quản lý thị trường


16

- hoạt động xử lý hành chính, vì vậy, tác giả sẽ chỉ nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ, bao gồm: hàng hoá giả mạo nhãn
hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu.
1.2 - Một sơ vấn đề cơ bản của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
1.2.1- Khái niệm, đặc điểm của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
- Khái niệm hùng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ:
Luật Sở hữu trí tuệ đề cập đến hàng hố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và
hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ. Hàng hố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là
hàng hố mang các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như xâm phạm quyền
tác giả, quyển liên quan đến quyền tác giả, xâm phạm quyền đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dãn địa lý...Trong số các
dạng hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, một phần phổ biến là hàng hoá
giả mạo về sở hữu trí tuệ, bao gồm hàng hố giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn
địa lý và hàng hoá sao chép lậu. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là

hàng hố, bao bì của hàng hố có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân
biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó
mà khơng được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn
địa lý.
Theo Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ sửa đổi ngày 13/1/2006, nhãn hiệu giả
mạo là một nhãn hiệu giống hệt hoặc không khác biệt cơ bản với một nhãn hiệu
đã đăng ký cho hàng hố nào đó. Theo chú thích số 14(a) của Hiệp định TRIPs
thì “hàng hố mang nhãn hiệu giả mạo phải có nghĩa là bất cứ hàng hố nào, kể
cả bao bì, mang nhãn hiệu hàng hoá trùng với nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng
ký hợp pháp cho hàng hố đó, hoặc khơng thể phân biệt với nhãn hiệu đó về
nhũng khía cạnh cơ bản, mà không được phép và do vậy xâm phạm các quyền
của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hố đó theo luật của nước nhập khẩu”. Như vậy,
một nhãn hiệu được coi là giả mạo khi nó trùng hoặc có dấu hiệu khó phân biệt


17

T HƯ V I Ệ N
ĐAI,
trường đ
ai H

C ^ H , nối

PHÒNG ĐOC

với nhãn hiệu đang được bảo hộ của chính mặt hàng đó mà việc sử dụng này là
trái phép. Hàng hoá giả mạo chỉ dãn địa lý cũng được hiểu là hàng hố, bao bì
của hàng hố có gắn dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của tổ chức quản

lý chỉ dẫn địa lý. Cũng như hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá giả mạo chỉ
dẫn địa lý cũng mang dấu hiệu vi phạm là “trùng hoặc khó phân biệt”, mức độ vi
phạm mang tính hồn tồn. Hàng hố giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý
chứa các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Hàng hoá
sao chép lậu là một trong các dạng của hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Hàng
hố sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể
quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Hàng hoá sao chép lậu là hàng hố giả mạo
về sở hữu trí tuệ có chứa yếu tố xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả.
Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ lại là một trong các dạng của hàng giả
về sở hữu trí tuệ. Như vậy, hàng giả về sở hữu trí tuệ nằm trong khái niệm hàng
giả nói chung và có phạm vi hẹp hơn so với hàng giả nhưng lại rộng hơn hàng
hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Khái niệm hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ nằm
trong hàng giả về sở hữu trí tuệ và hàng giả nói chung. Hàng giả về sở hữu trí tuệ
là một dạng của hàng giả nói chung cũng như hàng hố xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ hay hàng hố có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hàng giả, hàng giả về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền có những
điểm giao nhau và ở một phạm vi nhất định có sự giao thoa lẫn nhau. Cịn hàng
hố giả mạo về sở hữu trí tuệ nằm trong sự giao thoa này. Điều đó có nghĩa rằng
khơng phải tất cả hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay hàng hố có yếu tố
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều gọi là hàng giả. Hàng giả về sở hữu trí tuệ
nằm trong phần giao thoa của hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với hàng giả.
Hàng giả về sở hữu trí tuệ nằm trong hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và là
một dạng của hàng xâm phạm quyền nhưng không phải tất cả hàng xâm phạm
quyền đều là hàng giả về sở hữu trí tuệ. Hàng giả về sở hữu trí tuệ và hàng xâm


18

phạm quyền có sự giao thoa lẫn nhau. Trong các khái niệm hàng giả, hàng giả về

sở hữu trí tuệ và hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ thì khái niệm hàng giả rộng
hơn và bao trùm cả hàng giả về sở hữu trí tuệ và giả mạo về sở hữu trí tuệ. Việc
phân định từng loại nêu trên có ý nghĩa trong việc xử lý. Đối với các loại hàng
giả nêu trên các biện pháp xử lý đối với từng loại cũng có sự khác nhau. Hàng giả
nói chung và hàng giả về sở hữu trí tuệ nói riêng có thể xử lý bằng các biện pháp:
hành chính, dân sự và hình sự. Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ bị xử lý hành
chính.
- Đặc điểm của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ :
Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ là một dạng của hàng giả về sở hữu trí
tuệ và một dạng của hàng giả. Vì vậy, ngồi những đặc điểm chung của hàng giả
nó cịn có những đặc điểm sau:
+ Hàng hố giả mạo về sỏ hữu trí tuệ mang yếu tố xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ.
Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
đều chứa các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng hai khái niệm này
khơng đồng nhất với nhau, khơng có nghĩa rằng tất cả hàng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ đều là hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ. Yếu tố xâm phạm đối với
mỗi loại quyền cụ thể được biểu hiện ở các dạng khác nhau và được qui định
trong Luật sở hữu trí tuệ (Điều 28, 35, 126, 127, 129, 188) và Nghị định số
105/2006/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tụê và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (từ Điều 7 đến Điều 14). Nhưng không phải
tất cả hàng hố có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều gọi là hàng hoá giả
mạo về sở hữu trí tuệ. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả
mạo về sở hữu trí tuệ ở mỗi loại thể hiện khác nhau. Hàng hoá giả mạo về sở hữu
trí tuệ gồm hàng hố giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao
chép lậu. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý mang yếu tố xâm


19


phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là trên hàng hố, bao bì của hàng
hố có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý đang được bảo hộ cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của chủ sở
hữu. Các yếu tố xâm phạm này thuộc hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
hàng hoá và chỉ dẫn địa lý được qui định trong Luật Sở hữu trí tuệ (khoản 1 vằ 3
Điều 129). Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ mang yếu tố xâm phạm quyền
tác giả biểu hiện là bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép, ở quyền liên
quan thì biểu hiện là bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản sao bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng bị sao chép trái phép. Hàng hố sao chép lậu
mang yếu tố xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan là bản sao được sản
xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả và quyền liên quan, đây
cũng chính là một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả được qui định trong
Luật Sở hữu trí tuệ (khoản 6 Điều 28 và khoản 5 Điều 35). Hàng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ rộng hơn, khơng chỉ ở dạng hàng hố giả mạo nhãn hiệu, giả
mạo chỉ dẫn dịa lý và hàng hoá sao chép lậu mà cịn bao gồm các loại hàng hố
khác như hàng hố xâm phạm kiểu dáng cơng nghiệp, tên thương mại, sáng chế,
thiết kế bố trí, giống cây trồng và các dạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên
quan khác... Xét về phạm vi, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao trùm lên
cả hàng giả về sở hữu trí tuệ hay hàng giả về sở hữu trí tuệ nằm trong khái niêm
hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ được làm giả mạo các loại hàng hố
có chứa đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với nhãn hiệu
hùng hoá và chỉ dân địa lý đang được bảo hộ.
Quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Hàng hố giả
mạo về sở hữu trí tuệ gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và
hàng sao chép lậu, vì vậy hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hố được
mơ phỏng, sao chép từ các loại hàng hố có yếu tố được bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá và chỉ dẫn



20

địa lý. Hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ mang đối tượng của quyền tác giả,
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Các loại hàng hoá là tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố
được bẳo hộ mang đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo
hộ. Các loại hàng hố có nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chính là các loại
hàng hố mang đối tượng của quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hố được làm giả của các
loại hàng hố nêu trên.
4-

Dấu hiệu vỉ phạm chính là trùng hoặc khó phân biệt về nhãn hiệu, chỉ

dẫn địa lý và với bản sao, gây nhầm lẫn với hàng hố cùng loại được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
Như đã phân tích ở trên, hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ gồm hàng hố
giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu. Vì hàng hố
giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hố, bao bì của hàng hố có
gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà khơng được phép của chủ sở
hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý nên nó mang dấu hiệu vi
phạm là “ trùng” hoặc “ khó phân biệt” , ở một khía cạnh nhất định, hàng hố
sao chép lậu cũng mang dấu hiệu vi phạm “ trùng” hoặc “ khó phân biệt” .
1.2.2

- Các dạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa giả mạo


về sở hữu trí tuệ và việc phân loại các hàng hố này
Các dạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của hàng hố giả mạo về sở hữu
trí tuệ là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu hàng hoá và chỉ dẫn địa lý. Đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ,
các dạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được thể hiện theo đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ, nên đây là căn cứ để phân loại, điều đó có nghĩa là việc
phân loại được dựa trên các dạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và Ĩ1Ĩ có sự


21

thống nhất chặt chẽ với nhau. Theo đó, hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ được
phân chia thành các loại: hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý và
hàng hố sao chép lậu. Vì vậy, ở phần này tác giả không tách riêng thành hai
phần là : các dạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ; phân loại hàng giả về sở hữu
trí tuệ mà các nội dung này đều được thể hiện đầy đủ khi nghiên cứu, phân tích
về từng loại của hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ.
- Hàng hoá sao chép lậu :
Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của
chủ thể quyền tác giả. Sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác
giả, chủ sở hữu quyền tác giả là một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả,
đây cũng chính là dạng xâm phạm quyền tác giả của hàng hố giả mạo về sở hữu
trí tuệ nói chung và hàng hố sao chép lậu nói riêng. Hàng hố giả mạo về sở hữu
trí tuệ ở đây chính là bản sao các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi
không được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho phép. Đối tượng quyền liên
quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố. Hàng hố giả
mạo về sở hữu trí tuệ có dạng xâm phạm quyền liên quan chính là bản sao cuộc
biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được

tạo ra một cách trái phép, đây cũng chính là một trong các hành vi xâm phạm các
quyền liên quan được qui định tại khoản 5 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ. Hàng hố
sao chép lậu có yếu tố xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác
giả và được tạo ra từ việc in, sao chép trái phép. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao
của tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật hoặc bản sao của bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao
gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện
tử. Hàng giả loại này chính là bản in, bản sao các đối tượng được bảo hộ mà
không được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền. Xét về, chủng loại mặt
hàng, hàng hoá sao chép lậu là hàng hoá cùng dạng với các đối tượng thuộc
quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ.
4


×