Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 78 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PH Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Bùi Thị Thu Hiền

ĐIỂU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG
ĐẦU T ư TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGỒI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM






Chun ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50
Luận văn Thạc sỹ Luật học

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Dũng
THƯ VI ỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC I.ŨẬT HÀ NỘI
PH ÒN G Đ O C .

Hà Nội - 2007


LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian qua, với sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các thầy
cơ, bạn bè, đổng nghiệp, tơi đã kết thúc khố học Cao học Luật, tại nường Đại
học Luật Hà Nội. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất lới tồn thể (hầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp, người thân dã giúp dỡ tôi rất
nhiều trong thời gian qua.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tập thổ lãnh đạo và các thầy cô giáo
Trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian qua đã giúp đỡ tôi trong q trình
học tập tại trường.
Tơi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Ngọc Dũng đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này trong thời gian qua.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và đồng nghiệp Viện Nghiên
cứu Trung Quốc đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học
tập, sưu lầm tài liệu và hồn í hành luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người llicìn, những
người đã sát cánh bên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn, dể hồn thành bán
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

2.

Tinh hình nghiên cứu đề tài

4


3.

Phương pháp nghiên cứu đề tài

5

4.

Phạm vi của việc nghiên cứu đề tài

5

5.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

6

6.

Những đóng góp mới của luận văn

6

7.

Kết cấu của luận văn

7


Chương 1- Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ranước ngoài

1

8

của các doanh nghiệp Việt Nam
1.1.

Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoàicủa các

8

doanh nghiệp
1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

9
9
12

1.1.2.

Một số lý thuyết về đầu tư


14

1.1.3.

Ý nghĩa của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

16

Khái quát về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước

18

1.2.

ngoài
1.2.1.

Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước

19

ngoài của Việt Nam
1.2.2.

Kinh nghiệm điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đầu tư

21

trực tiếp ra nước ngoài của một số quốc gia
Chương 2- Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực


28

tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và thực tiễn áp
dụng
2.1.

Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư trực tiếp

28

ra nước ngoài
2.1.1.

Các quy định về chủ thể của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước

28

ngoài
2.1.2.

Các quy định về điều kiện và thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

30

2.1.3.

Các quy định về hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

32



Các quy định về lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

32

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đầu từ trực

33

tiếp ra nước ngoài
Thực tiễn áp dụng pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của

34

doanh nghiệp Việt Nam
Thực tiễn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

35

Những ưu điểm và bất cập của pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh

41

hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Những ưu điểm của hệ thống pháp luật đầu tứ trực tiếp ra nước

41

ngoài Việt Nam

Những bất cập và nhược điểm của hệ thống phầp luật về đầu tư trực

45

tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Chương 3- Những phương hướng, giải pháp nhằm hồn thiện pháp

51

luật và khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam
Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực

51

tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Cần tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

52

hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hoàn thiện các quy định hiện hành nhằm tạo điều kiện cho hoạt

55

động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Một số giải pháp nhằm khuyến khích thúc đẩy hoạt động đầu tư trực

60


tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
Một số giải pháp kinh tế nhằm khuyên khích, thúc đẩy hoạt động

61

đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
Một số biện pháp pháp lý nhằm khuyên khích, thúc đẩy hoạt động

64

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
Kết luận

68

Danh mục tài liệu tham khảo

71


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thế giới đang hội nhập mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới đang tham
gia vào q trình tồn cầu hố sâu sắc. Quá trình này giúp cho các quốc gia trên
thế giới ngày càng có mối liên hệ mật thiết với nhau về kinh tế, chính trị, xã hội.
Các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều không thể đi ngược lại xu thế
này mà phải nắm bắt được quy luật của nền kinh tế tồn cầu, tìm ra cho mình
một đối sách phù hợp để phát triển kinh tế, khẳng định được vị thế của mình trên
trường quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đó, sự di chuyển các nguồn lực
như: vốn, tài nguyên, kỹ thuật hoặc lao động giữa các quốc gia ngày càng mở
rộng và sâu sắc hơn. Sự vận động này có tác dụng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp

đến tốc độ phát triển và tính bền vững của nền kinh tế thế giới.
Trong xu thế của tự do hố và tồn cầu hố kinh tế, dịng vốn đầu tư (bao
gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) là rất quan trọng và đang vận động dưới
nhiều hình thức khác nhau. Các quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát
triển, đều rất cần dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho hoạt động phát triển
kinh tế của mình. Đối với các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này lại càng
bức thiết hơn vì các quốc gia này rất cần vốn từ bên ngoài cho hoạt động mở
rộng quy mô và đi vào chiều sâu của sự phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài giúp cho các quốc gia đang phát triển mở rộng được thị trường tiêu thụ sản
phẩm, chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tránh các rào cản thuế quan và
phi thuế quan, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới í IĐặc
biệt, sau khi gia nhập WTO, các quốc gia có nhiều cơ hội thực hiện hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên cơ sở các nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa
các quốc gia thành viên. Các quốc gia đang phát triển, sau khi chính thức gia
nhập WTO có thể khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong nền kinh tế.
Như vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài là hết sức quan trọng đối với một nền kinh tế. Điều quan trọng hơn là

1


việc các quốc gia có thể tận dụng được những ưu thế riêng có của quốc gia để
chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Cùng với quá trình lớn mạnh của kết cấu nền kinh tế, và quy mơ doanh
nghiệp thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp là một
xu thê tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp, trong quá trình hội nhập, sẽ phải
tận dụng những nhân tố bên ngồi, đổi mới cơng nghệ, tích luỹ kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh trạnh của mình để bước vào thị trường thế
giới rộng lớn. Để chủ động hội nhập trong nền kinh tế tồn cầu, các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải tích cực và chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh

tế thế giới, tìm mọi cách để khẳng định được thương hiệu sản phẩm của mình
trên thị trường quốc tế. Có rất nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp đưa sản
phẩm của mình đến người tiêu dùng trên thế giới như việc thơng qua hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hố, mua lại nhãn hiệu sản phẩml INhưng thông qua hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của
mình tiếp cận thế giới mà tránh được các rào cản thuế quan và phi quan thuế.
Hoạt động đầu tư trưc tiếp ra nước ngoài là mơt hoạt động đầu tư có những rủi ro
nhất định, vì thế, để có thể giảm thiểu những rủi ro có thể lường trước, thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngồi thì pháp luật các nước cần phải tồn
diện, đầy đủ, tạo cơ chế thơng thống, và có những quy chế bảo hiểm cho rủi ro
trong đầu tư.
Năm qua, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư (2005) và Luật Doanh
nghiệp (2005) trên cơ sở hợp nhất các Luật có liên quan trong lĩnh vực đầu tư và
doanh nghiệp. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế, và nhằm thích ứng với
việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Như vậy, mặc dù quá
trình đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được bắt đầu ngay sau khi Việt Nam tiến
hành công cuộc cải cách mở cửa, trải qua hơn 20 năm, hệ thống pháp luật điều
chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã bước đầu đáp ứng
nhu cầu hội nhập. Lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp

2


Việt Nam được bắt đầu muộn hơn so với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài do ở giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, các doanh nghiệp nước ta vẫn
cịn có quy mơ nhỏ, trình độ quản lý chưa cao. Năm 1989 đánh dấu hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam. Xong, do rất
nhiều nguyên nhân khác nhau, dự án này cuối cùng đã không được thực hiện.
Trong những năm sau đó, một số dự án đầu tư trực tiếp ra nưóc ngồi cũng được
đăng ký và thực hiện, nhưng chủ yếu là những dự án đầu tư có quy mơ nhỏ. Với

sự ra đời của Nghị định 22/NĐ- CP ngày 14/4/1999 về đầu tư ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta mới chính thức có văn bản pháp luật đầu tiên
điều chỉnh lĩnh vực này. Cùng với xu thế mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, hệ thống pháp luật Việt Nam
điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi khơng ngừng được hồn
thiện. Đến nay, Việt Nam đã có Luật điều chỉnh lĩnh vực này, và Nghị định số
78/NĐ- CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Xét về mặt hình thức, văn bản pháp quy quan trọng nhất điều chỉnh hoạt
dông đầu tư trưc tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã được ban
hành. Nhưng thực tiễn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp cho
thấy các Quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này của Việt Nam vẫn chưa
mang tính khuyến khích và chưa có đầy đủ cơ chế giảm thiểu những rủi ro cho
doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tháng 11 năm 2006, Việt
Nam chính thức ký nghị định thư gia nhập WTO, trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức này. Như vậy, thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất
nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường rộng lớn của thế giới. Điều đó đồng
nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngồi nhiều hơn. Để có thể tạo tâm lý yên tâm cho doanh nghiệp, cũng
như có một cơ chế pháp lý đảm bảo cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngồi, thì điều quan trọng nhất là Việt Nam phải có một hệ
thống pháp luật đầy đủ, thơng thống, phù họp với thông lệ quốc tế về đầu tư.

3


Chính vì thế, tơi đã chọn vấn đề “Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật của mình. Luận văn này sẽ cung cấp cho
người đọc cơ sở lý luận về pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thực tiễn của
hệ thống pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và những gợi ý đối với q

trình hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, các cơng trình nghiên cứu về vai trị của pháp luật
trong khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi cịn rất ít ỏi. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu được đề cập tới ở các số liệu thống kê của cơ quan
quản lý nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các bài báo phân tích số liệu về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài ( “Đầu tư ra nước ngoài đạt kỷ lục” của báo Đầu tư;
“Đầu tư ra nước ngồi khơng dễ” đăng trên trang Web ...”
Năm 2006, Nhà xuất bản Tài chính xuất bản cuốn sách “Thúc đẩy doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư trưc tiếp ra nước ngoài” do Đinh Trọng Thịnh chủ biên. Cuốn
sách đã phân tích vai trị của đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, các chính sách đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước, đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong thời gian qua và giải pháp
thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Dưới con mắt
của nhà kinh tế, tác giả đã chỉ ra một số những bất cập của pháp luật Việt Nam
trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Nhưng vì cuốn sách “Thúc đẩy
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” được đề cập dưới góc độ
kinh tế, nên chưa giải quyết được các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động xây
dựng pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Cùng với q trình phát triển và
nhu cầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp ngày càng mở
rộng, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư (2005) có hiệu lực từ ngày
1/7/2006. Trong Luật đã giành hẳn một chương quy định về Đầu tư ra nước

4


ngồi. Ngày 9/8/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/NĐ- CP quy định
về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trường Đại học Luật Hà Nội trong giáo trình
Luật Đầu tư, đã giành chương V viết về các vấn đề pháp lý cơ bản trong đầu tư ra

nước ngồi. Giáo trình đã khái qt một số vấn đề lý luận về đầu tư ra nước
ngoài và pháp luật về đầu tư ra nước ngoài. Đây là sự khái quát chung nhất lý
luận pháp lý đầu tư ra nước ngoài. Nhưng để đi sâu nghiên cứu về đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, cần phải so sánh đối chiếu
với các nghiên cứu mang tính lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
học giả trong và ngoài nước. Ngoài ra, cũng cần phải xuất phát từ chính thực tiễn
của các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi để
có được những đánh giá một cách toàn diện về thực trạng pháp luật điểu chỉnh
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Luận
văn này, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, xuất phát từ thực tiễn pháp
luật trong nước và các kinh nghiêm điều chỉnh bằng pháp luật quản lý đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các nước khác, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiên hê thống pháp luât Viêt Nam, tao hành lang pháp lý an toàn để thúc đẩy
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, xem xét các
quy phạm pháp luật trong quá trình vận động. Luận văn sử dụng phương pháp so
sánh. Ngoài ra, luận văn cịn sử dụng phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp,
quy nạp v.v...
4. Phạm vi của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận trong
việc điều chỉnh bằng pháp luật các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam (không đề cập đến đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).
Đây là cơ sở để đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh trong
lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích một số thuận lợi và khó khăn của

5


các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Từ

việc phân tích một số kinh nghiệm trong điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước, trên cơ sở lý luận đã đưa ra,
luận văn nêu ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam. Đây sẽ là cơng trình
nghiên cứu góp phần khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với Việt
Nam. Chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi. Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là làm rõ được những vấn đề lý
luận cũng như thực trạng pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam, đồng thời đưa ra những phương pháp và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Sau khi Việt Nam chính
thức gia nhập WTO sẽ có một làn sóng mới trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Viêt Nam. Như vây, quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
không ngừng được mở rộng để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngồi. Và đây cũng chính là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Để đáp ứng
tốt hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam phải đảm bảo thơng
thống, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng cũng phải có cơ chế
đảm bảo giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động đầu tư này.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp trên một số phương diện sau:
Một là, đưa ra một số cơ sở mang tính lý luận trong xây dựng pháp luật
về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi thơng qua việc phân tích vấn đề lý luận về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài.

6



Hai là, xuất phát từ thực tiễn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, đưa ra sự phân tích thực tiễn
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Ba là, trên cơ sở những đóng góp trên, luận văn sẽ chỉ ra những ưu,
nhược điểm của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam, từ đó
đưa ra những gợi ý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung chia làm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài
của doanh nghiệp Việt Nam và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật và khun khích
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐẨU T Ư T R ựC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1.

NHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐẦU T Ư T R ự C TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP


Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào
trong nước và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, nghĩa là cả dòng vốn di
chuyển vào một nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ban đầu chủ yếu là do các cơng ty chính
quốc đầu tư vào thuộc địa để tận dụng nguồn nhân công và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Sau đó, xuất hiện các hoạt động đầu tư qua lại giữa các nước phát
triển và có cả dòng vốn di chuyển từ các nước đang phát triển sang các nước phát
triển để mở rộng thị trường, khắc phục các nhược điểm của thị trường bằng lợi
thế riêng có của mình.
Với thể chế kinh tế chuyển đổi, Việt Nam là một quốc gia có hoạt động
đầu tư trưc tiếp ra nước ngoài muộn hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.
Trong những năm gần đây, cùng với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Trong giai đoạn đầu, khi mà thể chế pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài chưa hoàn thiện, hoạt động đầu tư này cịn tương đối manh mún, nhỏ lẻ và
tính khả thi không cao. Sau khi Nghị định 22/NĐ- CP ra đời, hoạt động đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã dần đi vào khn khổ
và có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hoạt động xây dựng
pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam được xây dựng trên cơ
sở lý luận về đầu tư trực tiếp, một số lý thuyết về đầu tư và thực tiễn đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (được đề cập cụ thể hơn ở
chương 2).

8


1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngồi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các

khái niệm này được đề cập đến dưới góc độ kinh tế và góc độ pháp lý.
Dưới góc độ kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngồi (cịn gọi là đầu tư quốc
tế) được đề cập đến như sau:
Trong cuốn sách International Economic 1995, Dominik Salavatore đưa
ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư thực (real) vào nhà máy, các
hàng hoá đầu tư, đất đai, hàng tồn kho mà ở đó quyền quản lý và tư bản cùng tồn
tại và nhà đầu tư giữ quyền quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư đó”1.
Synthia Day, Wallace lại đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngồi
có thể định nghĩa theo nghĩa rộng là việc thiết lập hay giành được quyền sở hữu
đáng kể trong một loạt công ty ở nước ngoài hay sự gia tăng khối lượng của một
khoản đầu tư nước ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kể”2.
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đượcIMF đưa ra năm 1997 như
sau: “Đầu tư trưc tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi
ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế
của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả
trong quản lý doanh nghiệp đó”.
Cịn người Trung Quốc định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp là người sở hữu tư
bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Cho
nên nếu khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho thực thể kinh tế này của nước ngồi có
“ảnh hưởng quyết định” đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm “quyền cầm
cái” trong thực thể kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy, thì đó là đầu tư trực tiếp”3.

1 Trích theo TS.
tiếp nước ngồi
2 T rích theo TS.
tiếp nước ngoài

T rư ơng Đ oàn T hể chủ biênở H à N ội (sách tham khảo).
T rư ơng Đ oàn T h ể chủ biênở H à N ội (sách tham khảo).


H oàn thiện quản lý
N X B Chính trị
H ồn thiện quản lý
NXB Chính trị

nhà nước các
Q uốc gia, H à
nhà nước các
Q uốc gia, Hà

doanh nghiệp
N ội, 2004, tr.
doanh nghiệp
N ội, 2004, tr.

có vốn đầu tư trực
13
có vốn đầu tư trực
14

’ C hử Bảo N hất, C hương ấu V ăn: “ N hững nguyên lý của khoa học kinh tế th ế giớ i” . T rích theo TS. Nguyễn Kim
Bảo- Đẩu tư trực tiếp nước ngoài ở T rung Q uốc từ 1979 đến nay. NXB K hoa học X ã hội, Hà Nội 2000,tr. 15

9


Như vậy, qua các định nghĩa trên về đầu tư trực tiếp, có thể thấy rằng, có
khái niệm thì thiên về việc phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; có
khái niệm thì thiên về quyền sở hữu của nhà đầu tư. Nhưng trong giai đoạn hiện
nay, việc phân biệt hình thức đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp khơng cịn

quan trọng. Pháp luật rất nhiều quốc gia quy định nhà đầu tư khi đầu tư gián tiếp
thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp khác khi số cổ phần này lên tới
30%, thì hoạt động đầu tư gián tiếp sẽ chuyển thành đầu tư trực tiếp do nhà đầu
tư nắm giữ số cổ phần chi phối hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước
ngồi đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép
họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Tỷ lệ góp vốn
của chủ đầu tư nước ngồi trong vốn pháp định đủ lớn là bao nhiêu còn tuỳ thuộc
vào quy định của nước tiếp nhận đầu tư.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đề
cập trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Trong Điều lệ đầu tư nước ngoài tại
Viêt Nam ban hành kèm theo Nghi định số 115/CP ngày 18/4/1977 thì đầu tư
trực tiếp nước ngồi là: “việc đưa vào sử dụng ở Việt Nam những tài sản và vốn
sau đây, nhằm xây dựng những cơ sở mới hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật, mở
rộng các cơ sở hiện có:
- Các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ (gồm cả những thứ dùng cho việc
thí nghiệm), phương tiện vận tải, vật tư kỹ thuật...cần thiết cho mục đích nói
trên;
- Các quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh, phương pháp
cơng nghệ, bí mật kỹ thuật, nhãn hiệu chế tạo
- Vốn bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ, nếu phía Việt Nam
thấy cần thiết;
- Vốn bằng ngoại tệ để chi lương cho nhân viên và công nhân làm việc ở
các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định của điều lệ này”.

10


Như vậy, sự vận động của vốn gắn với việc đưa vào sử dụng ở Việt Nam
những tài sản và vốn đã được quy định theo Điều lệ là hoạt động đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Trong Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam năm 1987, đầu tư nước
ngoài được quy định tại Khoản 3 Điều 2: “Đầu tư nước ngoài là việc tổ chức, cá
nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất
kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên
cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn
nước ngoài theo quy định của luật này”. Khái niệm trên đây chưa đưa ra tiêu chí
cụ thể phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Năm 1996 Luật Đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã nêu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài như
sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo
quy định của luật này”. Khái niệm này cũng mới chỉ dừng lại ở việc khái quát
chung nhất về đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, điều đó cho thấy sự vận động liên
tục trong lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ pháp lý. Theo Hiệp
định Thương mai Viêt Nam- Hoa Kỳ, đầu tư nước ngồi nói chung bao hàm trên
phạm vi rất rộng. “Mọi hình thức đầu tư trên lãnh thổ của một bên do công dân
hoặc công ty của bên kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, bao gồm
các hình thức: một cơng ty hoặc một doanh nghiệp; cổ phần, cổ phiếu và các
hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và quyền lợi đối với các khoản nợ
dưới các hình thức khác nhau trong công ty; các quyền theo hợp đồng như quyền
hợp đồng chìa khố trao tay, hợp đồng xây dựng hoặc hợp đồng quản lý, hợp
đồng sản xuất hoặc hợp đồng phân chia doanh thu, tô nhượng hoặc các hợp đồng
tương tự khác; tài sản hữu hình, gồm cả bất động sản và tài sản vơ hình, gồm cả
các quyền như giao dịch thuê, thế chấp, cầm cố và quyền lưu giữ tài sản; quyền
sở hữu trí tuệ, gồm quyền tác giả và các quyền khác có liên quan, nhãn hiệu
hàng hố, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình đã được mã hố, thơng tin bí mật, bí mật thương mại, kiểu dáng công

11



nghiệp và quyền với giống cây trồng và các quyền theo quy định của pháp luật
như giấy phép và sự cho phép”. Như vậy, nội dung đầu tư theo Hiệp định này
được quy định hết sức đầy đủ và chi tiết. Quan trọng hơn, đầu tư ở đây được hiểu
theo thông lệ quốc tế. Năm 2005, Quốc hội Việt Nam chính thức thơng qua Luật
Đầu tư trên cơ sở thống nhất một số văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt
động đầu tư trong nước và nước ngoài. Luật Đầu tư của Việt Nam nêu rõ hai
khái niệm: Khái niệm đầu tư trực tiếp và khái niệm đầu tư nước ngoài. Mặc dù
vậy, xét về mặt bản chất, khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngồi” của Việt Nam
khơng khác so với các khái niệm đã nêu ở trên. Đây chính là một bước tiến dài
trong việc đưa pháp luật Việt Nam “gần” hơn với thông lệ quốc tế. Đầu tư nước
ngoài là: “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài
sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”4. Cịn đầu tư trực tiếp là: “hình
thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”5
Trên đây là các khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngồi dưới góc độ kinh tế
và góc độ pháp lý. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

của các doanh

nghiêp Viêt Nam có phần khác so với các khái niêm trên, đó là sự di chuyển của
vốn và công nghệ từ Việt Nam và nước ngoài. Theo Luật Đầu tư (2005): “Đầu tư
ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản họp pháp khác
từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư”6.
1.1.1.2.

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Trên cơ sở khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, có thể khái quát về
đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như sau:
Một là, đầu tư trực tiếp ra nưóc ngồi liên quan đến việc di chuyển tiền
và tài sản giữa các quốc gia, làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước

tiếp nhận và làm giảm lượng tiền và tài sản của nước đi đầu tư. Trong hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngồi có sự xác lập quyền sở hữu về vốn của một doanh

4 Khoản 12 Đ iều 3 L uật Đ ầu tư do Q uốc hội khoá 11 thông qua ngày 2 9/11/2005
5 K hoản 2 Đ iều 3 L uật Đ ầu tư do Q uốc hội khố 11 thơng q u a n gày 2 9/11/2005
6 K hoản 14 Đ iều 3 L uật Đ ầu tư do Q uốc hội khố 11 thơng qua ngày 2 9/11/2005

12


nghiệp ở một nước khác. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được thực hiện bằng vốn
của cá nhân, tập thể hoặc vốn vay do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết
định sản xuất, kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về những mạo hiểm đối với
hoạt động kinh doanh của mình. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gắn với sự ra đời
và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
Hai là, mục tiêu của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mở rộng, chiếm
lĩnh thị trường, ví dụ như hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia và
thu về lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư. Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh, hoạt động đầu tư trực tiếp của các cơng ty ở chính quốc sang
các nước thuộc địa, chủ yếu nhằm vào việc sử dụng sức lao động rẻ và nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú của các nước thuộc địa. Đến nay, hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm đến chính thị trường của nước nhận đầu tư. Việc
mở rộng thị trường này giúp cho nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao hơn ở trong
nước. Theo TS. Nguyễn Kim Bảo thì: “Việc đầu tư ra nước ngồi làm cho yêu
cầu tương đối về lao động ở trong nước giảm, hay năng suất giảm. Ngược lại,
tổng lơi nhuân thu đươc từ đầu tư nước ngoài tăng, hiêu suất đối với yếu tố lao
động giảm và yếu tố tư bản tăng. Như vậy, thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngồi
có sự tái phân phối thu nhập quốc nội từ lao động thành tư bản.”7
Ba là, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bảo đảm cho nhà đầu tư trực tiếp
kiểm sốt và điều hành q trình vận động vốn đầu tư. Do chủ thể đầu tư bỏ vốn

hoàn toàn hoặc có số vốn lớn trong phần vốn góp, do đó, nhà đầu tư hồn tồn có
thể kiểm sốt hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chiến lược phát triển của
doanh nghiệp. Nhà đầu tư ra nước ngồi thường có kiến thức và kinh nghiệm
quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài, hiểu biết về thị trường thế giới chính vì
thế mà có khả năng bảo đảm hiệu quả của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.
Bốn là, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi có kèm theo việc chuyển
giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Thơng qua đầu tư trực tiếp ra nước ngồi,
7 TS. N guyễn Kim Bảo- Đ ầu tư trực tiếp nước ngoài ở T rung Q uốc từ 1979 đến nay. NXB K hoa học Xã hội, Hà
N ội, 2000, tr. 29

13


nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh
nghiêm quản lý...Chính từ đặc điểm này mà chúng ta thấy rằng, hầu hết các quốc
gia đang phát triển đều coi việc khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là
một trong những động lực giúp cho phát triển kinh tế.
1.1.2. Một sô lý thuyết về đầu tư
Các lý thuyết về đầu tư giải thích nguyên nhân và bản chất của hoạt động
đầu tư nước ngồi theo khía cạnh khác nhau gắn với việc vận động và cơ chế
điều chỉnh hoạt động đầu tư nưóc ngồi của các nước.
Thứ nhất, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm8. Lý thuyết này được
Vernon đưa ra vào năm 1966. Lý thuyết này đã giúp giải thích nguyên nhân các
nhà sản xuất chuyển hướng từ xuất khẩu sang đầu tư trực tiếp dựa trên các giai
đoạn của vòng đời sản phẩm là giai đoạn sản phẩm mới ra đời, giai đoạn phát
triển sản phẩm, giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hố và bão hồ. Sau cùng là giai
đoạn sản phẩm suy giảm rồi rút lui khỏi thị trường. Theo lý thuyết này, lúc đầu,
các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc
sản xuất các sản phẩm mới hoăc cải tiến các sản phẩm được sản xuất dành riêng
cho thị trường trong nước thông qua các phát minh. Do lợi thế độc quyền, hoạt

động sản xuất chủ yếu tập trung ở chính quốc, thậm chí khi chi phí ờ nước ngồi
thấp hơn. Tiếp đó, sản phẩm bước vào giai đoạn thuần thục. Ở giai đoạn này, sản
phẩm ổn định, thị trường nước ngoài mở rộng, độ co giãn của giá bán tăng lên,
yêu cầu là phải hạ giá thành vận tải cận biên, vượt quá giá thành bình quân của
sản phẩm, nếu giá cả sức lao động ở nước ngồi vẫn rẻ hơn ở trong nước thì sản
xuất ở nước ngồi có lợi hơn. Khi sản phẩm bước vào giai đoạn tiêu chuẩn hoá,
cạnh tranh giá cả trở thành yếu tố chủ yếu, vì thế, lợi thế tương đối của sản phẩm
khơng cịn là kỹ thuật nữa mà là lao động. Vì vậy, nước có giá nhân cơng thấp sẽ
có lợi thế. Điều này lý giải được nguyên nhân đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các
nước kém phát triển và đang phát triển tăng nhanh.
8 D ẫn theo TS. N guyễn Thường Lạng (chủ biên). Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu củ a nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
N am . N hà x u ất bản Lý luận Chính trị. H à N ội, 2005, tr.27

14


Thứ hai, thuyết cấu thành hữu cơ của đầu tư9. Thuyết này nêu lên rằng
cạnh tranh của thị trường đang rộng mở, tiền đề sống còn của doanh nghiệp là
phải tiếp tục tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài là nhằm bảo vệ vị trí của mình trên
thị trường ngày càng rộng mở. Dưới góc độ của quy luật đầu tư, muốn duy trì
năng lực thu lời của đầu tư thì phải tiến hành đầu tư mới, nếu khơng thì thù lao
của đầu tư sẽ giảm, các nhà đầu tư ra nước ngồi mục đích là nhằm ngăn ngừa
đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Thứ ba, lý luận về phân tán rủi ro 10. H.M.Markawitey cho rằng, sự lựa
chọn đầu tư có hiệu quả là đầu tư đa dạng hoá tài sản, tức là phân tán hoá, mức
bù trừ thù lao giữa các hạng mục đầu tư thấp hoặc là âm sẽ có thể khiến cho thù
lao dự tính lớn hơn trị giá của biến động về thù lao. Cịn theo lý luận của
R.E.Caven thì bằng cách đa dạng hố hoạt động của xí nghiệp, tức là đa dạng
hố sản phẩm thì có thể phân tán được rủi ro. Đa dạng hố làm cho các sản phẩm
có sự khác nhau. Sản xuất cùng một sản phẩm ở các khu vực khác nhau gọi là

khác biệt theo chiểu ngang. Sản xuất sản phẩm khác nhau ở cùng một nơi gọi là
sư khác biêt theo chiều dọc. Chiến lược thích ứng với nhu cầu rộng lớn ấy có thể
phân tán được rủi ro.
Thứ tư, lý luận gắn đầu tư ra nước ngồi với chính sách khun khích của
Chính phủ11: Lý luận này cho rằng, luật Thuế của Mỹ cho phép để lợi nhuận ở
nước ngồi, điều đó thúc đẩy tái đầu tư. Hay trường hợp của Singapore. Chính
phủ nước này dùng mọi biện pháp khuyến khích đổi mới kỹ thuật cơng nghệ, ưu
đãi thuế đối với các khoản chi trả cho các hoạt động nghiên cứu- triển khai.
Những công ty nào có chiến lược rõ ràng, có tiềm năng phát triển Chính phủ sẽ
có những ưu đãi về: Tư vấn quản lý, đổi mới công nghệ, thiết lập các mối quan
hệ triển khai hệ thống cung ứng. Từ những ưu đãi của Chính phủ sẽ giúp cho
9 Dẫn theo TS. N guyễn K im Bảo. Đ ầu tư trực tiếp nước ngoài ở T rung Q uốc từ
K hoa học Xã hội. H à N ội, 2 000, tr. 19
ln Dẫn theo TS. N guyễn K im Bảo. Đ ầu tư trực tiếp nước ngoài ở T rung Q uốc từ
K hoa học X ã hội. H à N ội, 20Ơ0, tr. 20
11 Dẫn theo V ương T rí D ân (chủ biên). C hiến lược “đi ra ng o ài” và những đ iểm
“going abroad” and the innovation o f system ). N hà xuất bản K hoa học K inh tế.
T iếng T rung Q uốc)

15

1979 đến nay. N h à xuất bản
1979 đến nay. N h à xuất bản
m ới về thế chế. (The strategy of
Bắc K inh 2 0 0 3 , tr.130. (sách


việc hình thành các tập đồn trong nước, là bàn đạp để tiến ra thị trường thế giới
thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm và các lý luận về đầu tư, Chính phủ Việt

Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Để phù hợp với xu thế chung của sự vận động của kinh tế thế giới, Việt
Nam đã bước đầu xây dựng và dần hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài xuất phát từ tình hình trong nước và phù hợp
với thông lệ quốc tế.
1.1.3.

Ý nghĩa của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi

Đầu tư ra nước ngồi nói chung và đầu tư trực tiếp ra nước ngồi nói
riêng là một xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng hiện nay. Trong bối cảnh của Hội nhập kinh tế, các quốc gia
trên thế giới sẽ phải mở cửa thị trường nước mình, tận dụng những lợi thế riêng
có của quốc gia để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Muốn như vậy,
các doanh nghiệp cần phải chủ động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để có thể
“thắng” ngay trên sân của đối thủ canh tranh. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi có những ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi giúp cho nước đầu tư sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đầu tư, đồng thời
khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong nền kinh tế
toàn cầu, các quốc gia sẽ phát triển nhanh với những lợi thế riêng có của mình,
góp phần vào quá trình thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Bằng việc tận dụng những
lợi thế riêng có của mình, các quốc gia sẽ có chiến lược đầu tư ra thị trường nước
ngồi phù hợp với lợi thế đó để thu về lợi nhuận cao nhất cho mình.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tìm kiếm và
tận dụng ở nước ngồi một cách có hiệu quả hơn trong nước, xây dựng được thị
trường cung cấp “đầu vào” ổn định với giá cả phải chăng. Các quốc gia thiếu tài
nguyên thiên nhiên như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc coi đây là một chính

16



sách nhằm cân bằng sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn, có những tài ngun khơng tái sinh,
chính vì thế, vấn đề phát triển kinh tế phải cân bằng được với việc tiêu hao tài
nguyên thiên nhiên trong nước. Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để sử dụng
tại chỗ nguồn tài nguyên có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển cân
bằng.
Thứ ba, đầu tư trực tiếp ra nước ngồi cịn giúp cho các nhà đầu tư mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đối với sự ra đời của một sản phẩm, chiếm
lĩnh được thị trường là yếu tố sống còn. Khi hầu hết các quốc gia đều gia nhập
vào một thị trường chung- Thị trường thế giới- thì vấn đề thị trường cho sản
phẩm lại càng trở nên bức thiết. Doanh nghiệp nào có chiến lược đưa được sản
phẩm của mình ra nước ngồi trước, chiếm lĩnh được thị trường trước thì doanh
nghiệp đó sẽ thành cơng. Có thể lấy Trung Quốc làm ví dụ: Sau khi gia nhập
WTO, các doanh nghiệp của Trung Quốc đã ý thức được rất rõ điều này. Ngồi
việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hố ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp Trung
Quốc cịn khơng ngừng xây dưng thương hiệu hàng hố cho mình thơng qua
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đưa sản phẩm của mình đến tay người
tiêu dùng trên thế giới. Chiến lược “đi ra ngoài” của các doanh nghiệp được
Đảng, Nhà nước Trung Quốc hết sức coi trọng trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập
đã khiến cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Trung Quốc có bước phát triển hết sức mạnh mẽ và với quy mô ngày càng lớn.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các nước đầu tư tránh
được hàng rào thuế quan và hàng rào bảo hộ phi thuế quan của nước nhận đầu tư.
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tồn cầu, vẫn cịn rất nhiều hàng rào thuế
quan và phi quan thế được dựng lên trên cơ sở những lý do (cả hợp lý lẫn bất họp
lý). Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp các quốc gia đầu tư mở rộng thị
trường cho hàng hố của mình mà khơng vướna; phải bất cứ sự cản trở nào. Điều



này cũng giúp cho hàng hoá của các quốc gia đầu tư có được sức cạnh tranh nhờ
giá cả hợp lý.
Thứ năm, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các nước đầu tư kéo dài
chu kỳ sống của sản phẩm. Trên cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm,
khi sản phẩm đến giai đoạn bão hoà, hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp cho
sản phẩm có được thị trường mới với sức sống mới. Điều này giúp cho các sản
phẩm kéo dài được chu kỳ sống, tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp tự
hồn thiện mình cả về mặt cơ cấu sản phẩm, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. ở
môi trường đầu tư mới, các doanh nghiệp muốn đứng vững phải tìm cách thích
ứng với thị trường, đáp ứng những địi hỏi của thị trường thì mới có thể tồn tại.
Đặc biệt, trong trường hợp các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển
đầu tư sang thị trường các nước phát triển, các doanh nghiệp sẽ phải có chiến
lược phù hợp để chiếm lĩnh được thị trường. Quan trọng hơn nữa, trong mơi
trường bản địa, các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý, đào tạo
lao đơng, và dễ dàng tìm hiểu về thi trường để có những chiến lược phù hợp.
1.2.

Khái quát về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ra

nước ngoài
Về cơ bản, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chịu sự điều chỉnh
của cả hai hệ thống pháp luật, đó là pháp luật của nước đầu tư và pháp luật của
nước nhận đầu tư. Ngoài ra, quan hệ đầu tư trực tiếp ra nước ngồi cịn được điều
chỉnh bởi các Hiệp định bảo hộ đầu tư song phương và đa phương, hiệp định
tránh đánh thuế hai lần ký giữa các quốc gia với nhau. “Các hoạt động này tạo ra
cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho nhà đầu tư ở nước ngoài. Đây là các yếu tố
quan trọng có tính quyết định đến thúc đẩy dịng đầu vốn đầu tư ra nước
ngồi

__

V • 9*12

.

12 PGS. TS. Đ ỗ Đ ức Bình. Đ ầu tư của các còng ty xuyên quốc gia (TN Cs) tại V iệt N am (sách chuyên khảo). Nhà
x uất bản C hính trị Q uốc gia. H à Nội, 2005, tr.42

18


Việt Nam là một quốc gia có hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
muộn hơn các quốc gia khác. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, Chính phủ Việt
Nam cũng đã ký kết được hơn 50 Hiệp định hợp tác đầu tư với các nước. Đây
chính là nền tảng quan trọng để trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật về đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của Việt Nam hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đầu tư ra nước
ngoài của các doanh nghiệp.
1.2.1.

Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài của Việt Nam
Trong thời gian đầu, cơ sở pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở
Việt Nam chưa được quy định trong Luật. Từ năm 1989, Việt Nam đã có dự án
đầu tiên xin đầu tư ra nước ngồi. Mười năm sau đó, Chính phủ mới ban hành
một Nghị định chính thức điều chỉnh hoạt động này đó là Nghị định số
22/1999/NĐ- CP ngày 14/4/1999. Ngày 30/8/2001 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
ban hành Thông tư số 05/2001/TT- BKH hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 2/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ban

hành Quyết đinh số 116/2001/ỌĐ- TTg 2/8/2001 về một số ưu đãi, khuyến khích
đầu tư ra nước ngồi trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Đây là quyết định mang
tính cá biệt nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp dầu
khí để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng cho phát triển đất nước. Ngày
19/1/2001 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TTNHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối
với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, sau khi
Nghị định 22 ra đời, phải đến mấy năm sau đó, các văn bản pháp luật có liên
quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài mới được ban
hành. Việc chậm trễ này đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Cùng với q trình hồn
thiện các văn bản mang tính pháp quy, số lượng các doanh nghiệp cũng như quy
mô dự án đầu tư của các doanh nghiệp cũng tăng lên rất nhanh. Cụ thể, trong

19


năm 2002, Việt Nam đã có 15 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng số
vốn đăng ký khoảng 150,9 triệu USD. Trong đó, đáng chú ý là dự án khai thác
dầu khí ở Iraq và Angiêri với tổng vốn đầu tư trên 120 triệu USD. Đây là dự án
đầu tư trực tiếp ra nước ngồi có quy mơ lớn nhất thời kỳ đó. Việc đầu tư trực
tiếp ra nước ngồi của Tổng cơng ty dầu khí là hướng đi tất yếu của ngành dầu
khí. Cuối tháng 10/2002, công ty gạch Thạch Bàn- Hà Nội cũng được cấp giấy
phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với số vốn đầu tư là 15 triệu USD tại Nga.
Năm 2002, hàng loạt các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh như: Cơng ty
TNHH Điện tử- Tin học- Tư vấn xây dựng Phương Nam đầu tư 955.000 USD
vào thị trường Mỹ và đầu tư 943.000 USD vào thị trường Singapore; công ty
TNHH Phi Long đầu tư 902.000 USD vào Singapore; công ty thương mại Việt
Thái Sinh đầu tư 100.000 USD vào thị trường Mỹ v.v...Năm 2002, số vốn đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tăng 4 lần tổng số vốn
các nãm trước cộng lại, quy mô đầu tư lớn kỷ lục đạt trung bình 12,6 triệu

USD/dự án. Năm 2003, Việt Nam có thêm 25 dự án đầu tư ra nước ngoài với
tổng số vốn đăng ký là 27.309.485 USD. Năm 2004 chỉ có 17 dự án được cấp
giấy phép đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn là 11 triệu USD. Đến ngày
20/4/2006, tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam đạt đến con số 153 dự án với tổng số vốn pháp định lên tới 414.381.277
USD, vốn thực hiện đạt đến 15.278.316 USD (chỉ tính những dự án đến nay cịn
hiệu lực)13. Như vậy, với số vốn đăng ký rất lớn, nhưng trên thực tế vốn thực hiện
của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối thấp. Ngun nhân tình trạng này có
thể rất nhiều, nhưng nguyên nhân do thể chế pháp luật Việt Nam chưa mang tính
khuyên khích, bảo đảm đầu tư là một nguyên nhân rất cơ bản. Biện pháp khuyến
khích bằng chính sách ưu đãi thuế chưa được pháp luật Việt Nam đề cập tới.
Trong Thông tư số 97/2002/TT- BTC của Bộ Tài chính ngày 24/10/2002 hướng
dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

13 Theo Tống kê của Cục Đ ầu tư nước ngoài- Bộ K ế hoạch và Đầu tư

20


×