Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

QUY TRÌNH sản XUẤT bưởi DA XANH THEO TIÊU CHUẨN VietGAP ở ĐÔNG NAM bộ ths

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.84 KB, 16 trang )

QUY TRÌNH SẢN XUẤT BƯỞI DA XANH THEO TIÊU CHUẨN VietGAP Ở ĐÔNG NAM BỘ ThS. Vũ Mạnh
Hà – PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững ĐT: 0987 17 17 25
Email:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Phạm vi điều chỉnh: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho quả bưởi Da
xanh theo tiêu chuẩn VietGAP là những quy định và quy trình nhằm ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an tồn, chất lượng sản phẩm
quả, mơi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động.
- Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham
gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm trái bưởi Da xanh theo
VietGAP tại xã Trảng Bom và khu vực có điều kiện tương tự.
2. Giải thích từ ngữ
- Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (GAP) cho bưởi Da xanh là trình tự, nguyên tắc,
thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch quả bưởi Da xanh
tươi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã
hội và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, làm cơ sở để truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm.
- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP) cho bưởi Da xanh là việc xây dựng,
tổ chức thực hiện sản xuất, tiêu thụ quả bưởi Da xanh dựa theo tiêu chuẩn ASEAN GAP/
EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quả Việt Nam tham
gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
CHƯƠNG II

NỘI DUNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT BƯỞI DA XANH THEO VietGAP

1. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT
- Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu đất trồng (As; Cd; Pb; Cu và Zn) và nước


tưới (Hg, As, Cd và Pb) của vùng sản xuất bưởi Da Xanh. Đối chiếu kết quả phân tích với tiêu chuẩn
cho phép (Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ NN&PTNT. Tất cả kết quả
phân tích này phải được lưu trữ.
- Trong trường hợp có chỉ tiêu nào đó vượt ngược cho phép thì phải có đủ cơ sở chứng minh
có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.


- Nếu khu vực sản xuất có mối nguy ơ nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và khơng thể khắc
phục thì khơng được sản xuất theo cây bưởi Da xanh theo VietGAP.
2. QUẢN LÝ ĐẤT VÀ GIÁ THỂ
- Phân tích kim loại nặng trong đất trồng định kỳ 2 năm/lần, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn
trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước: Bảng đánh giá rủi ro, biện pháp ngăn
ngừa và hành động khắc phục.
-

Cần có biện pháp chống xói mịn và thối hóa đất, các biện pháp phải được ghi chép và lưu

hồ sơ.
- Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong khu vực sản xuất. Tuy
nhiên, trong trường hợp vẫn chăn nuôi ở khu vực trồng bưởi theo VietGAP thì chủ hộ phải có biện
pháp đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm như làm hầm Bioga.
3. THIẾT KẾ VƯỜN
- PHẢI CÓ SƠ ĐỒ VÀ BẢNG HIỆU THỂ HIỆN HỆ THỐNG NÔNG TRẠI BAO GỒM
VƯỜN CÂY, NHÀ LƯỚI, SÂN, CHUỒNG TRẠI HOẶC CÁC VỊ TRÍ SẢN XUẤT KHÁC…NẾU
VƯỜN RỘNG HOẶC CĨ ĐẶC ĐIỂM CHĂM SĨC KHÁC NHAU THÌ PHẢI CHIA LƠ ĐỂ DỄ
QUẢN LÝ SẢN XUẤT.
- Sơ đồ vườn bao gồm: Tên chủ vườn, địa chỉ vườn, mã số/ký hiệu nhận diện từng lơ, diện tích
vườn (hoặc số cây trong vườn); vị trí nhà ở, nhà kho chứa phân, thuốc, khu vực ủ pha thuốc BVTV,
nhà vệ sinh…
3.1. Thiết kế vườn trồng

- THIẾT KẾ VƯỜN TRỒNG THEO HƯỚNG BẮC NAM HOẶC ĐƠNG TÂY. VÙNG ĐẤT
CĨ ĐỊA HÌNH CAO VẪN CẦN PHẢI LÀM RÃNH THỐT NƯỚC.
3.2. TRỒNG CÂY CHẮN GIĨ
HÀNG CÂY CHẮN GIÓ ĐƯỢC TRỒNG XUNG QUANH VƯỜN, CÁC LOẠI CÂY SỬ
DỤNG LÀM CÂY CHẮN GIĨ NHƯ CÂY BÌNH LINH, XỒI, MÍT,….
3.3. Mật độ và khoảng cách trồng
Tùy theo tính chất đất để chọn khoảng cách trồng phù hợp. Khoảng cách trồng có thể áp
dụng ở Trảng Bom gồm 6 x 7m (tương đương 238 cây/ha), 7 x 7m (tương đương 204 cây/ha) hoặc 7
x 8m (tương đương 178 cây/ha).
4. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
4.1.Thời vụ trồng
- Cây bưởi Da xanh có thể trồng quanh năm nếu có nước tưới. Thường trồng vào đầu mùa
mưa để tiết kiệm công tưới.
4.2. Giống trồng
Đối với cây giống bưởi Da xanh có thể chọn cây ghép hoặc cây chiết để trồng. Cây giống phải được
mua ở các cơ sở có uy tín và có cây đầu dịng để nhân giống, cây giống phải hồn tồn khơng mang


mầm bệnh nguy hiểm (như Tristerza, Greening), cây sinh trưởng tốt đạt yêu cầu xuất vườn. Khi mua
cây giống phải lưu hồ sơ để chứng minh nguồn gốc cây giống.
4.3. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng
- Hố trồng: Đào hố có kích thước 60 x 60cm, sâu 50 cm.
- Bón phân lót trước khi trồng từ 15 - 20 ngày, bón từ 10 - 20 kg phân chuồng hoai mục; 1,0
kg super lân; 0,5 kg vôi; 200g NPK 16.16.8 trộn đều với lớp đất mặt cho đầy hố.
- Đặt cây: Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió chính để tránh tách chồi (đối
với cây ghép), nén chặt đất vừa phải quanh gốc tạo mô cao khoảng 10 - 20 cm so với mặt đất nhằm
chống úng trong mùa mưa. Sau khi trồng dùng cây chống đỡ và tưới nước ngay nếu khơng có mưa.
Nếu trời nắng hạn cần tủ gốc và tưới ẩm đất.
4.4. Tủ gốc giữ ẩm
- Tủ cách gốc 20 cm bằng rơm rạ khô hoặc các vật liệu khác để giữ ẩm. Biện pháp này cũng

tránh được cỏ dại đồng thời hạn chế đóng ván.
- Nếu trong xen các cây họ đậu, rau, bắp thì sau khi thu hoạch các loại cây này thì lấy thân để tủ
gốc cho cây bưởi.
- Trong thời kỳ kinh doanh nên để thảm cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm chống xói mịn đất.
Thường xun làm cỏ quanh gốc để tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng.
4.5. Nước tưới cho cây bưởi
- Nước tưới cho sản xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. Nước tưới cần
được phân tích hàm lượng kim loại nặng (gồm Hg, As, Cd, Pb) định kỳ 2 năm/lần.
- Đánh giá nguy cơ ơ nhiễm nguồn nước (hóa chất, vi sinh vật…)
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các
trang trại chăn ni, các lị giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước tiểu.
- Tưới nước: Có thể áp dụng biện pháp tưới bồn hoặc tưới qua hệ thống (tưới phun trên tán,
tưới phun dưới tán và tưới nhỏ giọt). Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, vào mùa khơ có thể tưới 2-3
ngày/lần. Lượng nước tưới khoảng 50-80 lít/cây/lần. Ở thời kỳ kinh doanh tùy từng giai đoạn mà
lượng nước và số lần tưới thay đổi. Ở giai đoạn ra hoa đậu quả 1-2 ngày/lần. Lượng nước tưới từ
100-200lít/cây/lần. Ở các giai đoạn khác tưới với chu kỳ 3-5 ngày/lần.
- Tiêu nước: Trong vườn cần thiết kế những mương nhỏ để nước thoát thuận lợi khi mưa lớn
và kéo dài.
4.6. TỈA CÀNH VÀ TẠO TÁN
a.Tạo tán: là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản ( từ năm thứ 1 đến năm thứ 3).
Các bước như sau:
- Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục
đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.


- Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng
đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40o.
- Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành
cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành.
- Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 - 20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 300

35 . Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình
thành những cành cấp 3.
- Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày
hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phịng ngừa sâu bệnh và
thu hoạch.
b. Tỉa cành:
Cơng việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành
sau đây:
- Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10- 15 cm).
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán khơng có khả năng mang quả.
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc
cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
Để tránh mầm bệnh (tiềm ẩn virus, vivoid...) lây lan sang cây khác, cần phải khử trùng dụng
cụ bằng cồn 90o. Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi
cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều
kiện thích hợp cho cơn trùng và mầm bệnh tấn cơng.
4.7. Phân bón
Phân bón (phân vơ cơ, hữu cơ và phân bón lá) là một trong những đầu vào là nguồn có thể
gây nhiễm bẩn cho sản phẩm. Vì vậy:
- Khơng được sử dụng phân và các chất thải từ người để bón cho cây bưởi.
- Khi bón phân khơng được để phân bón rơi vào nguồn nước trong bất kỳ trường hợp nào.
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón và chất phụ gia đối với từng hoạt động sản
xuất và lưu lại hồ sơ.
- Phải có kho để bảo quản phân bón, kho được xây kiên cố, có pallet.
a. Phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Lượng phân bón khuyến cáo cho cây bưởi da xanh ở xã Trảng Bom như sau:
Liều lượng (g/cây/năm)

Tuổi cây
(năm)


N

Tương đương
Urê

P2O5

Tương đương Super
lân

K2O

Tương đương
KCl

1

55-92

80-200

20-40

120-240

144-240

240-400



2

100-150

220-330

50-67

300-420

264-396

440-660

3

150-250

330-540

77-96

480-600

396-648

660-1.080

(Ghi chú: Lượng phân bón dựa theo tiêu chuẩn ngành 10TCN: 634-2006)

Lượng phân hữu cơ: 10-20kg/cây/năm (phân phải được ủ hoai mục). Bón đầu mùa mưa.
Thời kỳ bón: Trong thời kỳ này, phân bón được chia 4-6 đợt bón/năm. Trong năm thứ nhất,
các lần bón nên hịa với nước để bón.
b. Phân bón thời kỳ kinh doanh:
Lượng phân bón khuyến cáo cho cây bưởi da xanh theo năng suất vụ trước ở xã Trảng Bom như sau:
Năng suất thu
hoạch vụ trước
(kg/cây/năm)

Liều lượng (g/cây/năm)
N

Tương đương
P2O5
Urê

Tương đương
Super lân

K2O

Tương đương
KCl

20

299

650


144

900

780

1.300

40

506

1.100

240

1.500

1.320

2.200

60

598

1.300

288


1.800

1.560

2.600

90

805

1.750

384

2.400

2.100

3.500

120

1.012

2.200

488

3.050


2.640

4.400

150

1.196

2.600

584

3.650

3.120

5.200

(Ghi chú: Lượng phân bón dựa theo tiêu chuẩn ngành 10TCN: 634-2006)
Lượng phân hữu cơ hoai mục: 15-30kg/cây/năm. Bón đầu mùa mưa.
Thời kỳ bón: Lượng phân được chia bốn lần như sau:
1/ Sau thu hoạch bón: 25% đạm + 25% lân.
2/ Bốn tuần trước khi cây ra hoa bón: 25% đạm + 50% lân + 30% kali.
3/ Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.
4/ Một tháng trước thu hoạch bón : 20% kali.
* Phương pháp bón:
Dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh gốc, sâu 15- 20 cm, rộng 20- 30 cm,
cho phân vào lấp đất lại và tưới nước. Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp
nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tưới nước.
4.8. Kiểm soát chiều cao của tán cây



Nên khống chế và duy trì chiều cao của cây bưởi từ 3-4m để khả năng tiếp nhận ánh sáng của
bộ lá; thuận lợi trong việc quản lý vườn.
4.9. Xử lý ra hoa
a. Tạo sự khô hạn:
Cây bưởi ra hoa cần thời gian khơ hạn để phân hố mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được
nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt. Việc tạo khô hạn vào tháng 12-01 dương lịch
sẽ thu hoạch quả vào Tết Trung Thu (khoảng tháng 7-8 dương lịch); hoặc tạo khô hạn ở tháng 3-4
dương lịch thu hoạch quả vào tết Nguyên Đán. Gặp lúc mưa thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ
chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khơ hạn để xử lý ra hoa, tuy nhiên phải tốn chi phí để mua nylon
và tỷ lệ ra hoa không cao.
Sau khi thu hoạch xong thì vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi
gốc... kế đến bón phân với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.
Cây được bón phân lần 2 trước khi tiến hành ngưng xử lý ra hoa. Mực nước trong mương
được khống chế ở mức thấp nhất nhưng phải trên tầng phèn tiềm tàng. Thời gian tạo khô hạn từ 7
-20 ngày tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất và tình trạng thiếu nước của bộ lá cây bưởi mà quyết định
tưới trở lại. Có thể kết hợp vét sình lên khi liếp, khi sình khơ, nứt nẻ thì tiến hành tưới trở lại. Thông
thường khi thấy triệu chứng lá xào thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3
ngày.
Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày/lần. 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa,
thời gian này ngày tưới ngày nghĩ. 10-15 ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa.
b. Ngắt lá trên cành mang trái:
Sau khi thu hoạch xong cũng tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh,
làm cỏ, quét vơi gốc... kế đến bón phân lần 2(đạm thấp, lân và kali cao) với liều lượng tùy thuộc vào
sự sinh trưởng và tuổi cây.
Khi toàn bộ lá trên cây già và khơng có tượt non xuất hiện thì tiến hành lặt bỏ lá trên cành
mang quả(thường rất ngắn khoảng 10 - 20 cm). Cành này thường mọc ở chảng 2 hoặc chảng 3 của
cây. Chú ý bắt đầu lải lá từ cành mang trái ở vị trí gần mặt đất trước sau đó tiến dần đến vị trí cao,
nên chọn những cành già, thân và là có màu xanh đậm. Tùy tình trạng sinh trường và tuổi cây mà

cành này sẽ cho hoa nhanh hay chậm.
4.10. Tỉa trái
Mỗi chùm trái giữ lại tối đa là 2 trái. Chú ý, những trái đậu trên cao(>3m) sẽ có kích thước
nhỏ và khó phòng ngừa sâu bệnh và những trái đậu quá gần mặt đất dễ bị bệnh hại tấn công
(Phytophthora sp) nên cũng cần loại bỏ nếu biện pháp chống đở trái không đạt hiệu quả.
4.11. Neo trái
Neo trái là biện pháp tiếp tục duy trì trái trên cây mặc dù trái đã đến thời điểm thu hoạch
nhưng khơng thu hoạch. Có thể neo thêm từ 15-30 ngày trên cây bằng cách phun phân bón lá như


Retain, ProGibbe. Tuy nhiên, không nên neo trái quá lâu sẽ ảnh hưởng khả năng ra hoa ở vụ sau và
tuổi thọ của cây bưởi bị giảm.
5. PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH CHÍNH
5.1. Sâu hại
v Sâu vẽ bùa
- Hình thái và cách gây hại: Thành trùng là loại bướm rất nhỏ, dài khoảng 2mm, cánh rộng 45mm, tồn thân có màu vàng nhạt,thành trùngsâu vẽ bùa rất ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn,hoạt
động(bắt cặp và đẻ trứng) vào lúc hồng hơn,ban đêm hoặc vào lúc sáng sớm. Trứng rất nhỏ dài
khoảng 0.2 - 0.3mm, thường được đẻ ở mặt dưới gần gân chính của lá, ấu trùng màu xanh nhạt,
trong suốt, dài khoảng 0,4mm và đục thành những đường ngoằn ngoèo trên lá tạo nên những ánh bạc
rất dễ nhận diện. Vòng đời sâu vẽ bùa khoảng 2 tuần. Lá non bị tấn công sẽ không phát triển và co
rúm lại, giảm khả năng quang hợp, do đó cây sinh trưởng và phát triển kém, hoa trái dễ bị rụng, nhất
là cây con mới trồng.
- Phòng trị: Phun thuốc ngay giai đoạn ra lá non (mới nhú 1cm) bằng Confidor, Regent, dầu
khoáng SK Enpray 99 EC.
v Rầy chổng cánh
- Hình thái và cách gây hại: Rầy chổng cánh rất nhỏ, dài khoảng 2-3 mm, cánh có vệt trắng,
khi đậu thì đầu cắm xuống và cánh nhơ cao. Chúng ít bay nhảy và thường thấy nhiều trên đọt non
của cây họ cam quýt để chích hút nhựa và đẻ trứng trên đọt rất non. Trứng rất nhỏ, màu vàng, ấu
trùng hình bầu dục, dẹp màu vàng đến xám nâu. Thành trùng và ấu trùng sống trên đọt non chích hút
nhựa cây và truyền bệnh. Rầy chổng cánh là môi giới truyền vi khuẩn từ cây bệnh sang cây không

bệnh và lộ triệu chứng Vàng lá greening.
- PHÒNG TRỊ:
+ Trồng cây chắn gió hạn chế rầy chổng cánh lây lan từ vườn này sang vườn khác
+ Sinh học: Nuôi kiến vàng; dùng bẩy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh.


+ Sử dụng dầu khoáng: Phun khi thấy đọt non dài khoảng 0,5 – 1cm và 2% số cây trên vườn
ra đọt non, mỗi đợt đọt ta nên phun ít nhất 2 lần.
+ Sử dụng thuốc hoá học:
Ø Cây con dưới 7 tháng tuổi áp dụng phương pháp tưới như sau: pha 3 ml Confidor với
50 ml nước tưới xung quanh cách gốc 10cm cho 01 cây, 3 tháng tưới 01 lần.
Ø Cây con từ 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi áp dụng phương pháp sơn lên gốc 1,5
ml/cây/tháng/lần (vị trí sơn: từ mắt ghép trở xuống)
Ø Cây từ 2 năm tuổi áp dụng phương pháp sơn lên gốc 2 ml/cây/tháng/lần
+ Trồng xen ổi trong vườn bưởi với tỷ lệ 1:1 có tác dụng sua đuổi rầy chổng cánh.
v Rầy mềm
- Hình thái và cách gây hại: Rầy mềm màu đen, dài khoảng 2mm thường sống tập trung trên
các đọt non. Chúng chích hút nhựa làm các đọt non không phát triển và co rúm lại, phân chúng thải
ra nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm giảm khả năng quang hợp.
Rầy mềm là môi giới truyền virus gây bệnh Tristeza trên cây bưởi.
- Phòng trị:
+ Tỉa cành để cây ra đọt non tập trung;
+ Khi ra đọt non cần phun thuốc để phịng trị như Applaud; dầu khống, Dầu neem....
Nhện đỏ
- Hình thái và cách gây hại : Cả thành trùng và ấu trùng rất nhỏ, có màu đỏ, vàng lợt hoặc
trắng tùy lồi, chúng thường tập trung tấn cơng trên lá non hay trái non từ khi đậu trái đến 2 tháng
tuổi. Nhóm nhện tập trung trên bề mặt của lá và trái cạp lớp biểu bì tạo thành những chấm nhỏ li ti
màu vàng và rụng sớm, đối với trái tạo hiện tượng da cám da lu (gọi trái da cám)..
- Phòng trị:
Nên phát hiện thật sớm khi vừa đậu trái, vào mùa khơ mật số nhện cao do đó cần phun định

kỳ để phòng trừ như Comite, Kumulus, Ortus, Dầu khống.
Nhóm rệp sáp
5.2 Bệnh hại
Bệnh Tristeza
- Triệu chứng: Bệnh Tristeza là bệnh virus gây thiệt hại nặng cho các vùng trong cây có múi trên
thế giới, đặc biệt là cây được ghép trên gốc ghép là cam chua. Bệnh lây lan qua chiết, ghép hoặc qua rầy
mềm.
- Phòng trị: Trồng giống sạch bệnh và biện pháp kèm theo là tích cực diệt rầy mềm bằng các
loại thuốc trừ sâu được khuyến cáo (đã trình bày ở phần trên) theo các đợt ra đọt non, lá non để tránh


lan truyền mầm bệnh. Tiêu huỷ những cây bệnh có triệu chứng lõm thân để tránh lây lan mầm bệnh
nguy hiểm. Khơng sử dụng cành ghép từ những cây có triệu chứng bệnh.
Bệnh vàng lá Greening
Đây là bệnh nguy hiểm và gây hại quan trọng nhất trên cây bưởi. Bệnh lan truyền chủ yếu do
cây giống đã nhiễm bệnh và qua nhân giống vơ tính như chiết, ghép, lấy mắt từ cây bị bệnh và đặc
biệt là do rầy chổng cánh làm môi giới truyền bệnh.
Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là lá bị vàng với lốm đốm xanh, vàng lá gân xanh, gân lá
bị sưng và hố bần, khơ, những lá mới nhỏ lại, mục đứng lên, phiến lá vàng gân lá xanh như triệu
chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông nhiều và trái mùa nghịch và rất dễ rụng, trái nhỏ, bị lệch tâm
khi bổ đôi trái ra, một số hạt bị thui đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Để giám định
bằng triệu chứng, nên kết hợp nhiều triệu chứng lại với nhau sẽ có kết luận chính xác hơn.
Phịng trị:
- Sử dụng cây giống sạch bệnh, trồng cây chắn gió để hạn chế mầm bệnh lây lan qua rầy
chổng cánh, trồng ổi xen trong vườn.
- Khơng nên trồng cây có múi vào vùng có áp lực bệnh quá cao mà nên chuyển đổi cây trồng
một thời gian và sau đó trồng lại.
- Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non hoặc quét thuốc vào gốc cây ở giai
đoạn sinh trưởng (như khuyến cáo).
- Không nên sử dụng cây giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

- Không nên trồng cây nguyệt qưới trong vườn vì rầy chổng cánh rất thích đẻ trứng và chích
hút trên cây nguyệt qưới và sau đó sẽ bay sang vườn cây có múi với mật độ cao làm tăng nguy cơ
truyền bệnh trên vườn.
- Quản lý vườn hợp lý để tạo điều kiện cho kiến vàng phát triển trong vườn nhằm góp phần
hạn chế mật số sâu rầy.
v Bệnh loét
- Triệu chứng:
Bệnh ban đầu xuất hiện trên cành, lá non và trái, triệu chứng ban đầu là những đốm bệnh
màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non, sau đó bệnh phát triển nhanh thành những vết
bệnh màu nâu nhạt. Chung quanh vết bệnh thường có viền màu vàng sáng, các vết bệnh có thể liên
kết lại với nhau thành từng mảng lớn đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sau vẽ bùa. Bệnh
có thể làm lẫn với bệnh ghẻ (sẹo), bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, chung quanh vết bệnh có
viền vàng sáng và khơng làm lá biến dạng, nhăn nheo. Ngược lại bệnh ghẻ thường hiện diện ở một
mặt lá, thường là mặt dưới, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do loét gây ra và thường nhô cao trên bề mặt
phiến lá, chung quanh khơng có quầng vàng.
- Phịng trị:


+ Cần tiêu huỷ các cành, lá và trái bị bệnh, dư thừa thực vật trên vườn.
+ Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão, vì vậy cần chú ý phịng
ngừa bệnh bằng những thuốc gốc đồng.
+ Nên trồng cây con sạch bệnh, dụng cụ làm vườn cũng nên khử trùng bằng Javel.
+ Xử lý vật liệu trồng và đất trước khi trồng, đối với hạt, mắt ghép, trái tại các trạm đóng gói
có thể xử lý bằng Javel với nồng độ 1.500 ppm trong 5-10 phút.
+ Phun thuốc định kỳ với các loại thuốc như Kasuran, Kocide, Coc 85 để phòng ngừa bệnh
theo các đợt đọt non.
+ Khi cây bị bệnh, có thể sử dụng thêm các loại thuốc như Kasumin, Starner, Physan phun
theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa như đã trình bày phần trên;
+ Trong vườn nên quét vôi vào gốc vào cuối mùa khơ, xới gốc và bón vơi sẽ giúp hạn chế

mầm bệnh phát triển.
+ Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây vì
như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nỗi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành,
trái khác.
Bệnh ghẻ
- Triệu chứng:
Bệnh hiện diện trên cành non, lá, trái. Vết bệnh tạo thành những nốt ghẻ nhỏ cao trên bề mặt
lá, thường lộ mặt dưới của lá, vết bệnh có màu vàng rơm, nhiều vết bệnh liên kết lại thành từng
mảnh lớn làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây sinh trưởng kém, cằn cỏi. Khi tấn công trên cành
làm cho cành bị khô và chết. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non
- Phòng trị:
+ Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh
+ Phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non các loại thuốc gốc Đồng như
Kasuran, Kocide, Coc 85.
+ Các biện pháp khác áp dụng như đối với bệnh loét.
v Bệnh thối gốc chảy nhựa
- Triệu chứng:
Bệnh thường xuất hiện và tấn công trên các vườn cam quýt trồng trên nền đất thấp, kém thoát
nước, triệu chứng lúc đầu là vỏ của thân cây bị sủng nước ở xung quanh gốc hay ở chán hai, chán ba
của cây, sau đó vỏ cây bị thối có màu nâu hợp thành những vùng bất dạng, kèm theo là ứ nhựa ra
màu nâu đen và có mùi hôi.


Cạo vùng vỏ bị bệnh thấy phần thân gỗ bên trong cũng bị thối nâu, bệnh lan dần lên trên hay
quanh thân chính và rễ cái. Cây bệnh có bộ rễ ngắn, ít rễ tơ và rễ rất dễ bị tuột vỏ. Bộ lá thường
chuyển sang màu vàng, các gân chính của lá có màu vàng đậm hơn do thiếu dinh dưỡng. Lý do
chính là bộ rễ đã bị hư như mô tả ở trên, nên dẫn đến các cành vượt, các nhánh lớn chết dần, cuối
cùng chết cả cây.
Nấm nầy cũng tấn công lên trái làm thối trái, nhất là các trái gần mặt đất trên các vườn trồng
với mật độ dầy. Nấm thường tấn công chỉ một bên trái, vết bệnh trịn màu nâu đen, sau đó lan rộng

khắp cả trái và có mùi chua cuối cùng trái rụng.
Vào muà mưa ở các vườn trồng mật độ dầy, kém thốt nước, ẩm độ khơng khí cao thì nấm
Phytophthora dễ tấn cơng và gây hại nặng.
- Phịng trị:
Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như Troyer, Carrizo citrange, Trifoliata hoặc Cleopatra. Hạt
gieo làm gốc ghép nên được sử lý với nước nóng 52oC trong 10 phút. Vườn ươm cần sử lý thuốc trừ
nấm trước khi gieo hạt như Copper Zinc, Ridomyl MZ-72, Aliette 80WP .
Vườn ươm ngoài đồng và nhà lưới sản xuất nên tránh nhiễm Phytophthora thông qua việc sử
dụng mắt ghép sạch bệnh. Nếu có thể, cơng nhân và dụng cụ nên được sạch sẽ, không nhiễm bệnh,
trước khi lọt vào vườn ươm nên được khử trùng, đường đi nên có khử trùng bằng thuốc gốc đồng.
Nguồn nước tưới từ kinh rạch, sông, ao phải được quản lý và xử lý bệnh.
Đất trồng phải được lên mô cao ráo, tơi xốp, thoát nước tốt, trồng với khoảng cách hợp lý
(khi cây cho thu hoạch không giao tán với nhau), tránh độ ẩm cao ở phần gốc và nên sử lý thuốc trừ
bệnh trước khi trồng.
Kết hợp với việc tỉa cành tạo tán giúp cho cây được thơng thống để hạn chế bệnh phát triển.
Khi trong vườn có cây bị bệnh, ta dùng dao cạo bỏ phần vỏ bị nhiểm và dùng thuốc Ridomyl
Gold hoặc Aliette pha với liều lượng 20 g/lít nước rồi dùng cây cọ sơn bơi thuốc lên chổ đã cạo
nhiều lần đến khi vết bệnh khô hẳn.
Trong giai đoạn cây cho trái cần phun ngừa định kỳ 10-15 ngày một làn để tránh bệnh xâm
nhiểm làm trái bị thối bằng các loại thuốc như trên theo liều lượng khuyến cáo.
Đối với cây bưởi hay nhóm cây có múi có gốc tương đối lớn, chúng ta có thể sử dụng thuốc
Phosphonate (Agriphos 400) để bơm vào trong thân cây cũng có tác dụng phịng ngừa bệnh rất tốt. Sau
mỗi 3 tháng bơm một lần, tuy nhiên trong mùa mưa do lượng nước trên cây nhiều nên tốc độ bơm rất
chậm.
Vườn cây có múi nên bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma vào
trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh là nấm đất còn tồn tại
trong đất hay xác bã thực vật nằm trong đất.
Gốc cây cũng nên được quét vôi mỗi năm từ 1 đến 2 lần, vào cuối mùa nắng hay đầu mùa
mưa và cuối mùa mưa, chiều cao của vết quét ít nhất là 50 cm kể từ gốc cây, xung quanh gốc nên rải
vơi. Vơi có tác dụng làm hạn chế sự nẩy mầm của bào tử nấm.



v Bệnh vàng lá thối rễ
- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện triệu chứng trên lá, lá bị biến vàng, đặc biệt là phiến gân lá bị
vàng (khác với triệu chứng của bệnh vàng lá Greening), vàng lá có thể xãy ra trên một vài nhánh hay
trên toàn cây, triệu chứng xuất hiện trên lá già, sau đó đến các lá non. Khi cây bị bệnh bị lay động
mạnh hoặc có gió mạnh làm cho lá vàng bị rụng nhiều, có khi trơ cả cành và cây chết dần.
Khi quan sát bộ rễ theo hình chiếu xuống của cành bị bệnh, thì thường những rễ theo hướng
này bị hư, thối, đặc biệt là rễ non bị thối và tuột khỏi vỏ, như vậy rễ sẽ mất khả năng hấp thu dinh
dưỡng và nước để ni cây.
- Phịng trị:
+ Thực hiện giống như những biện pháp đối với bệnh khác là sử dụng cây giống sạch bệnh,
có hàng cây chắn gió, lên liếp cao, có rảnh thốt nước tốt, có bờ bao để ngăn lũ, thốt úng.
+ Nên rải vơi trước khi trồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp
thêm vôi xung quanh gốc, quét vôi vào gốc cây trên 50cm vào cuối mùa nắng.
+ Bón nhiều phân hữu cơ để cải thiện đặc tính đất kết hợp với cung cấp nấm đối
kháng Trichoderma, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất.
+ Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, cắt bỏ những cành bị vàng, rễ theo hình
đối chiếu.
+ Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc Ridomyl Gold hoặc Acrobat khi có bệnh xuất hiện
và chỉ sử dụng Trichoderma sau khi xử lý thuốc 15-20 ngày.
+ Rải thuốc trừ tuyến trùng xung quanh rễ (sử dụng Regent 0.3 G).
+ Trong vườn nên trồng cỏ (cách gốc 50 cm) để giúp đất thơng thống.
đối kháng Trichoderma.
* Những quy định chung về bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn VietGAP
- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.
- Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp
(ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho cây có múi theo

sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.
- Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi
trên nhãn hàng hóa.
- Các hỗn hợp hố chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được xử lý đảm bảo
không làm ô nhiễm môi trường.


- Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thống mát, an tồn, có nội
quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách
nhiệm mới được vào kho.
- Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và
lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước
- Ghi chép các hoá chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian,
liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).
- Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua,
số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).
- Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hố chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu
gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước.
6. THU HỌACH VÀ XỬ LÝ SAU THU HỌACH
6.1. Thu hoạch trái
Trái bưởi da xanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8 tháng, tùy theo tuổi cây, tình trạng
sinh trưởng.... Trái đạt độ già thu hoạch thì vỏ quả có màu xanh nhạt, bóng và túi tinh dầu phát triển
nhiều và rõ. Thịt quả có màu hồng đỏ, con tép bóng có nhiều nước. Độ brix của bưởi tại thời điểm
thu hoạch là 10,6-11,5%.
Trái thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ
vỡ, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc sương mù vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
Dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát để phân loại,
lau sạch vỏ quả chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.
6.2. Xử lý sau thu họach
- Thiết bị, vật tư và đồ chứa:

+ Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất;
+ Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với trái phải được làm từ các nguyên liệu
không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
+ Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử
dụng.
+ Thùng đựng phế thải, hoá chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh
dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm.
+ Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản
phẩm.


+ Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly
với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
- Thiết kế và nhà xưởng:
+ Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và
cơng trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản.
+ Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản trái phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và và máy
móc nơng nghiệp để phịng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm.
+ Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm
đến vùng sản xuất và nguồn nước.
+ Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ. Trong trường
hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó.
+ Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh nhà xưởng:
+ Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hố chất thích hợp theo qui định không gây ô
nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
+ Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ.
7. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
- Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ
chế và bảo quản sản phẩm.

- Chất thải được phân nhóm theo các loại như sau để thuận tiên cho việc xử lý sau này:
·

Rác thải gia đình dạng hữu cơ

·

Chất thải con người

·

Nước thải có màu đen, đục

·

Giấy, thùng carton và nylơng (plastic)

·

Phế phẩm kim loại

·

Thủy tinh

- Nguồn chất thải tiềm tàng đã được xác định và xây dựng các bước thích hợp để ngăn ngừa
hay hạn chế tối thiểu bất kỳ tác hại nào gây ra.
- Có kế hoạch bằng văn bản để ngăn ngừa hay giảm thiểu chất thải và tránh việc sử dụng chất
thải cải tạo đất hay chất đốt bằng biện pháp tái chế.
- Vườn luôn được giữ vệ sinh, khơng có rác thải và phế phẩm.

8. NGƯỜI LAO ĐỘNG


8.1. An toàn lao động
- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hố chất phải có kiến thức và kỹ năng về
hóa chất và kỹ năng ghi chép.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu
cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất.
- Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hoá chất.
- Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun
thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc.
- Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực
vật.
- Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc.
8.2. Điều kiện làm việc
- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.
- Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Người lao động
phải được cung cấp quần áo bảo hộ.
- Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên
được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.
- Phải có quy trình thao tác an tồn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác
các vật nặng.
8.3. Phúc lợi xã hội của người lao động
- Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam
- Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị,
dịch vụ cơ bản.
- Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với Luật Lao động.
8.4. Đào tạo
- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến
sức khoẻ và điều kiện an tồn.

- Người lao động phải được tập huấn cơng việc trong các lĩnh vực dưới đây:
- Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ.
- Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
- Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân.
9. GHI CHÉP, LƯU HỒ SƠ, TRUY NGUYÊN NGUỒN GỐC VÀ THU HỒI SẢN PHẨM


- Tổ chức và cá nhân sản xuất bưởi Da xanh theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ
nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm
tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt
yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.
- Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu
giữ tại cơ sở sản xuất.
- Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc
cơ quan quản lý.
- Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lơ sản xuất. Vị trí và
mã số của lơ sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.
- Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ
dàng.
- Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng
lô sản phẩm.
- Khi phát hiện sản phẩm bị ơ nhiễm hoặc có nguy cơ ơ nhiễm, phải cách ly lơ sản phẩm đó
và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng.
- Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời
có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.
10. KIỂM TRA NỘI BỘ
- Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một
lần.
- Việc kiểm tra theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất

hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá.
Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải được lưu trong hồ sơ.
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ
quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
11. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
- Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng
có yêu cầu.
- Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải
quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ



×