Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Những vấn đề pháp lý về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.35 MB, 126 trang )


VIỆN NGHIÊN CỨU
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HA Nô i

NHỮNG VẤN ĐỂ PHÁP LÝ
VỀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ - DÂN s ự - LAO NG
M S: 50515

LUN
VN TIIC
S LUT
HC
ã
ã
ô
ã
TH V I N
TRNG I HC lÙÂTHÀ NỘI
_PHỊNG ĐỊC

2 ìll

HỌC VIÊN: THÁI THỊ AN CHUNG
NGUỜI HƯỚNG DẪN: GS - TS KHOA HỌC ĐÀO TRÍ ú c



HÀ NỘI - 2003


MỤC LỤC

Trang

Phân mỏ đâu
CHƯƠNG 1.

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYÊN Đổ\ d o a n h n g h iệ p
NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRẤCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIỀN

1

1.1 Khái quát về Doanh nghiệp Nhà nước và Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1

1.1.1 Doanh nghiệp Nhà nước ■

3

1.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

6


1.2 Sự cần thiết phải chuyển đổi doanh nghiệp Nhà
nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên

12

1.2.1 Vị trí, vai trị của Doanh nghiệp Nhà nước

12

1.2.2 Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
trong thời gian qua

17

1.3 Mục đích của việc chuyển đổi Doanh nghiệp
Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên
CHƯƠNG 2.

26

Cơ SỖ PHÁP LÝ vỀ CHUYÊN Đổỉ d o a n h n g h iệ p n h à
NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIỀN

35

2.1 Đối tượng và trình tự, thủ tục chuyển đổi


35

2.1.1 Đối tượng chuyển đổi
2.1.2 Trình tự, thủ tục chuyển đổi

35
39

2.2 Doanh nghiệp Nhà nước sau chuyển đổi

48

2.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý Cơng ty
2.2.1.1 Tổ chức quản lý theo mơ hình Hội đồng Quản
trị
2.2.1.2 Tổ chức quản lý theo mơ hình Chủ tịch Công ty

48
49
57


2.2.2 Môi quan hệ giữa chủ sở hữu và Công ty
2.2.2.1 Chủ sở hữu và đại diện chủ sởhữu Công ty
2.2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữuCông ty
2.2.2.3 Nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu công
ty
2.2.3 Chế độ tài chính
2.2.4 Vân đề lao động và tiền lương
2.2.4.1 Vấn đề lao động

2.2.4.2 Vấn đề tiền lương .
CHƯƠNG 3.

62
62
64
66
69
76
76
77

QUAN ĐIEM VÀ GlẢl PHÁP NHAM XÁC LẬP VẢ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT về CHUYÊN Đổ\ POANH n g h iệ p n h à
NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN

3.1 Quan điểm chỉ đạo

83

3.2 Một số giải pháp

85

3.2.1 Sửa đổi Luật Doanh nghiệpNhà nước
3.2.2 Sửa đổi, bổ sung những quy định về chuyển đổi
Doanh nghiệp Nhà nước thành Cơng ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên
3.2.3 Hồn thiện các quy định pháp luật khác có liến

quan đến hoạt động của doanh nghiệp

85

Kết luân
Tài liệu trích dẫn
Tài liệu tham khảo

89
99
105


KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

DNNN:

Doanh nghiệp Nhà nước

Luật DNNN:

Luật Doanh nghiệp Nhà nước

HĐQT:

Hội đổng quản trị

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội


TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

UBND:

Uỷ ban nhân dân


LỊI CẢM ON
Luận văn này được hồn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ hết sức
tận tình của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đào Trí ú c - Viện trưởng Viện nghiên
cứu Nhà nước và Pháp luật, sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo của Viện
Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội và sự quan
tâm, tạo điều kiện của Sở Tư pháp Nghệ An, Ban Đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp tỉnh Nghệ An. Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất.


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài
Kinh tế Nhà nước có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và đã trở
thành một bộ phận có tác dụng thiết thực trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước.
Tuỳ theo chủ trương, chính sách và điều kiện cụ thể của mỗi nước khác nhau

mà khu vực kinh tế nhà nước có phạm vi và mức độ hoạt động khác nhau. Ở
Việt Nam, khu vực kinh tế nhà nước được Đảng và Nhà nước xác định vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế, là “lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để
Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. DNNN, bộ phận quan
trọng nhất của kinh tế nhà nước, được xác định giữ vị trí then chốt trong nền
kinh tế.
Hiện nay, nước ta có hơn 5.000 DNNN và DNNN có mặt hầu như ở tất
cả các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế. DNNN chiếm đến 2/3 tài sản cố
định của khu vực kinh tế trong nước và đóng góp bình qn khoảng 40%
GDP và từ 26-28% nguồn thu nội địa của ngân sách nhà nước hàng năm. Tuy
nhiên, nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng xã hội của
DNNN còn thấp. DNNN bộc lộ nhiều yếu kém và tổn tại trên nhiều mặt. Vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung, DNNN nói riêng cịn mờ nhạt.
Chính vì vậy, cải cách DNNN được coi là một đòi hỏi cấp thiết, trọng tâm
trong chuyển đổi kinh tế ở nước ta.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp
nhằm củng cố và phát triển DNNN. Tuy nhiên, cải cách DNNN vẫn tiến hành
chậm chạp, các giải pháp chủ yếu như sắp xếp lại DNNN, cổ phần hoá hoặc
đa dạng hố sở hữu tập trung vào các DNNN quy mơ nhỏ và vừa, hoạt động
khơng có hiệu quả, thua lỗ trầm trọng hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước không


cần phải nắm giữ sở hữu. Những giải pháp này đã làm giảm số lượng doanh
nghiệp trong khu vực DNNN nhưng về cơ bản, hiệu qủa hoạt động của khu
vực này vẫn còn chưa tương xứng với nguồn lực và vị trí, vai trị của nó.
Chuyển đổi DNNN thành Cơng ty TNHH một thành viên là một chủ
trương hết sức đúng đắn và cần thiết đã được Đảng đề ra trong Hội nghị lần
thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Hội nghị lần thứ 3 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và được thể chế hoá tại Luật doanh
nghiệp 1999 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN thông qua việc

thay đổi phương thức tổ chức quản lý, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của doanh nghiệp chuyển đổi nhưng không thay đổi bản chất sở hữu,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động bình đẳng với các
doanh nghiệp khác, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngày 14/9/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2001/NĐ-CP quy định
về việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị -x ã hội thành Công ty TNHH một thành viên.
Chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên là một chủ
trương lớn nhưng hồn tồn mới mẻ và chúng ta lại chưa có kinh nghiệm thực
tiễn. Để bảo đảm bước đi vững chắc và sự thành công, chuyển đổi DNNN
thành Công ty TNHH một thành viên được tiến hành theo hai giai đoạn: giai
đoạn thí điểm và giai đoạn triển khai ở quy mơ rộng sau thí điểm. Cho đến
thời điểm này, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư
đang chỉ đạo một số DNNN thí điểm việc chuyển đổi, qua đó đúc kết kinh
nghiệm để triển khai thực hiện việc chuyển đổi một cách có hiệu quả.
Như vậy, chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên
được coi là một bước đột phá mới trong tiến trình cải cách DNNN. Chính vì
vậy, nghiên cứu những vấn đề pháp lý về chuyển đổi DNNN thành Công ty


TNHH một thành viên là vấn đề đang được quan tâm cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn.
Đề tài “Những vấn đề pháp lý về chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà

nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” được tác giả
chọn làm luận văn tốt nghiệp Cao học Luật xuất phát từ chính sự quan tâm
của tác giả, từ yêu cầu của cải cách DNNN đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu
đáo về một vấn đề pháp lý hoàn toàn mới mẻ, phát hiện những điểm hợp lý và
chưa hợp lý trong quy định của pháp luật, đề xuất quan điểm và giải pháp
nhằm xác lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi DNNN thành

Công ty TNHH một thành viên.
2. Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu:
- Chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về vấn đề này.
- Có một số bài viết trên các báo và tạp chí về chuyển đổi DNNN thành
Cơng ty TNHH một thành viên.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này đều thống nhất trong viộc
đánh giá chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên là giải pháp
cần thiết để cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Tuy nhiến,
phần lớn các tác giả đều xuất phát từ góc độ kinh tế để nghiên cứu về vấn đề
chuyển đổi DNNN thành Cơng ty TNHH một thành viên. Chưa có cơng trình
nào nghiên cứu sâu, tồn diện vấn đề pháp lý.
3. Tính mới của luận văn:
Luận văn đã chỉ ra được cơ sở lý luận của việc chuyển đổi DNNN
thành Cơng ty TNHH một thành viên, khẳng định tính hợp lý của việc chuyển
đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên qua việc so sánh với các giải
pháp cải cách DNNN khác.


Luận văn đã nghiên cứu một cách khá toàn diện các vấn đề pháp lý về
chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên, so sánh giữa doanh
nghiệp trước chuyển đổi và sau chuyển đổi để đánh giá một cách chính xác
ưu điểm và tồn tại, thiếu sót của pháp luật hiện hành, tạo cơ sở đề xuất các
giải pháp nhằm xác lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi
DNNN thành Công ty TNHH một thành viên.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành
liên quan đến việc chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên.
Luận văn cũng nghiên cứu các quy định của Luật Công ty Trung Quốc, thực
tiễn cải cách DNNN của Trung Quốc tạo cơ sở đề xuất một số giải pháp phù
hợp cho tiến trình cải cách DNNN ở Việt Nam.

Luận văn chỉ đề cập đến việc chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH
một thành viên. Việc chuyển đổi doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội thành Cơng ty TNHH một thành viên không thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn đã sử dụng phương pháp của triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử Mác - xít, trong đó chủ yếu vận dụng phương pháp kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu khác như: phương pháp kế thừa, phương pháp kinh tế - tài chính , phương
pháp so sánh, đối chiếu.


6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc chuyển đổi DNNN thành Công ty
TNHH một thành viên
Chương này khái quát những vấn đề lý luận chung về DNNN và Công
ty TNHH một thành viên và lý giải sự cần thiết phải chuyển đổi DNNN thành
Công ty TNHH một thành viên. Chương này là tiền đề để xem xét nội dung
của các quy định pháp luật về chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một
thành viên ở Chương 2.

Chương 2: Cơ sở pháp lý về chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH
một thành viên
Chương này phân tích một cách tồn diện các vấn đề liên quan đến việc
chuyển đổi, từ xác định đối tượng chuyển đổi, quy trình chuyển đổi đến
những quan hệ trong doanh nghiệp sau chuyển đổi. Từ đó, phát hiện những ưu

điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót của pháp luật về chuyển đổi DNNN
thành Công ty TNHH một thành viên, tạo cơ sở cho việc đề xuất giải pháp ở
Chương in.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm xác lập và hoàn thiện cơ
sở pháp lý về chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên
Chương này đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm xác lập và
hoàn thiện một cách cơ bản những bất cập, thiếu sót của pháp luật hiện hành
về chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên, đặc biệt lưu ý
đến việc hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp
nói chung, doanh nghiệp sau chuyển đổi nói riêng.


CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN Đ ổ i

d o a n h n g h iệ p

NHÀ NƯỚCTHÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

1.1 KHÁI QUÁT VỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN
1.1.1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
1.1.1.1 Khái niệm
Ở Việt Nam, Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) xuất hiện khá sớm,
ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công dưới tên gọi là Doanh nghiệp
quốc gia (theo sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948) hoặc Xí nghiệp quốc
doanh (Sắc lệnh số 9/SL ngày 25/2/1949). Khái niệm DNNN được sử dụng
chính thức từ năm 1991 tại Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/2991 ban
hành Quy chế về thành lập và giải thể DNNN. Theo vãn bản này, DNNN được

hiểu là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với
tư cách là Chủ sở hữu.
Luật Doanh nghiệp Nhà nước, tại Điều 1 đã xác định:
“Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, cố các quyền và nghĩa
vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi
số vốn do doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, cố con dấu và có trụ sở chính trên
lãnh thổ Việt Nam”

1


Như vậy có thể nhận thấy tư tưởng nhất quán về bản chất DNNN ở Việt
Nam, đó là vai trị sở hữu và quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy
nhiên, điều 1 Luật DNNN đã phát triển hơn khái niệm DNNN. Khái niệm này
được đánh giá là: “không bị giới hạn bởi việc quản lý của Nhà nước với tư
cách Chủ sở hữu mà còn thể hiện mối quan hệ logic giữa đầu tư, thành lập, tổ
chức quản lý và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của DNNN do Nhà
nước giao. Mối quan hệ logic này cho phép mở rộng đến mức tối đa có thể có
diện đối tượng điều chỉnh của Luật DNNN, bao gồm không chỉ các doanh
nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn mà còn cả những doanh nghiệp ở đó Nhà
nước chỉ nắm thiểu số cổ phần có hình thức tổ chức quản lý là Cơng ty. Do đó
khái niệm này thực sự trở thành công cụ chứa đựng tiềm năng to lớn, tạo cơ sở
pháp lý để Nhà nước có quyền chi phối về tổ chức và hoạt động một khối
lượng lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế cả trước mắt cũng như trong
tương lai” [16.Tr 45-46].
Các nước khác nhau có khái niệm về DNNN và giói hạn của các DNNN

không giống nhau. Thế nhưng, khái niộm về DNNN của Việt Nam theo quy
định tại Điều 1 Luật DNNN khá tương thích với các nước trong việc mở rộng
đối tượng xác định. Các nước như Thuỵ Điển, Phần Lan, Brasil, Mexico đều
xác định DNNN là các doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm trên 50% vốn,
ở Ý tỷ lệ này là 25%, ở Hàn Quốc là 10%. Ở Pháp, DNNN là doanh nghiệp
thoả mãn 3 điều kiện: (ỉ) Tính cơng hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp, nhờ
đó Chính phủ xác lập được địa vị lãnh đạo đối với doanh nghiệp; (2) Cố địa
vị pháp nhân độc lập như các doanh nghiệp khác; (3) Thực hiện các hoạt
động kinh doanh độc lập, là tổ chức kinh tế cố hạch tốn lỗ lãi. u ỷ ban Cơng
đổng Châu Âu cho rằng: tất cả các doanh nghiệp mà nhà cầm quyền có thể
dựa vào quyền sở hữu, quyền khống chế Chính phủ và các điều lệ quản lý dịch
vụ doanh nghiệp để gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối
với chúng là DNNN [l.T r 22].
2


Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, khái niệm DNNN khơng được hiểu
hồn tồn đúng như tinh thần của Điều 1 Luật DNNN. Doanh nghiệp mà ở đó
Nhà nước sở hữu 100% vốn mới được coi là DNNN. Các doanh nghiệp có
hình thức sở hữu hỗn hợp, vừa có vốn góp cả Nhà nước, vừa có vốn của các
thành phần kinh tế khác không được công nhận là DNNN, do đó cách thức tổ
chức và hoạt động của các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của
Luật DNNN mà bằng các văn bản pháp luật riêng. Phải chăng, nguyên nhân
của vấn đề này là do chúng ta đã sử dụng tiêu chí Chủ sở hữu để định ra các
chế định pháp lý khác nhau đối với các doanh nghiệp và phải chăng chính
điều này đã tạo nên sự bất bình đẳng trong quy chế pháp lý giữa các doanh
nghiệp.

1.1.1.2 Đặc điểm
DNNN có các đặc trưng pháp lý chủ yếu sau:


Thứ nhất, về sở hữu vốn của DNNN
Dưới góc độ là một phạm trù kinh tế, vốn là điều kiện tiên quyết của bất
cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế. Dưới góc độ là một phạm trù pháp lý,
vốn là cãn cứ đầu tiên để xác lập địa vị pháp lý của một doanh nghiệp và
cũng là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách
pháp lý của một doanh nghiệp trước pháp luật [6. Tr 5]
Vốn trong DNNN là vốn do Nhà nước đầu tư và Nhà nước là nhà đầu tư
ban đầu duy nhất để thành lập doanh nghiệp, và dĩ nhiên Nhà nước sẽ là Chủ
sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nhà nước lại là một thực thể
chính trị pháp lý, do đó đối với DNNN, Nhà nước vừa là Chủ sở hữu, vừa là
một tổ chức công quyền, Nhà nước vừa là một nhà kinh doanh, nhà đầu tư
nhưng đổng thời cũng là một chủ thể quyền lực công, thực hiện chức năng
quản lý.

3


Nhà nước thực hiện quyền Chủ sở hữu đối với doanh nghiệp thông qua
cơ chế đại diện, tuy nhiên trên thực tế, đại diện Chủ sở hữu ở DNNN không
được xác định rõ mặc dù có nhiều cơ quan được phân công làm đại diện Chủ
sở hữu. Mỗi loại cơ quan đại diện có một số quyền nhất định trong nội dung
các quyền sở hữu, tuy nhiên, mối quan hộ giữa các cơ quan này lại không
được xác định rõ. Kết quả là quyền sở hữu theo hệ thống đại diện ở DNNN trở
nên rất phân tán, địa chỉ trách nhiệm của các đại diện Chủ sở hữu không cụ
thể dẫn đến tình trạng thiếu một cơ quan có trách nhiệm xuyên suốt, thống
nhất về hoạt động kinh doanh của DNNN.
Quyền quản lý của Nhà nước và quyển của Chủ sở hữu đối với doanh
nghiệp không được tách bạch đã dẫn đến sự can thiệp quá sâu của Nhà nước
vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi sự can thiệp của Nhà

nước cả với tư cách là Chủ sở hữu cả với tư cách là cơ quan công quyển đã làm
cho DNNN mất đi tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh thì trách nhiệm
của sự can thiệp này lại khơng rõ ràng, vì vậy khó có thể xác định được trách
nhiệm về hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của DNNN. Mặt khác, sự hỗ trợ, can
thiệp của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNNN thơng thường
khơng tính tốn theo các phương án tối ưu về kinh tế, không tuân thủ các quy
luật của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ hai, tính đa mục tiêu của DNNN
Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên và cuối cùng đối với bất cứ doanh
nghiệp nào. Tuy nhiên, trong DNNN, lợi nhuận khơng phải là mục đích duy
nhất. Lý thuyết kinh tế và thực tế ở các quốc gia trên thế giới đều thống nhất
rằng Nhà nước phải duy trì sở hữu của mình và sử dụng tài sản thuộc sở hữu
Nhà nước phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước,
trong đó có dưới hình thức và thơng qua hoạt động sản xuất kinh doanh của
DNNN [19. Tr 3].Ở Việt Nam, DNNN luôn luôn được coi là công cụ quan
trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế theo định hướng đã vạch ra.
y

4


Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu phi thương mại của DNNN nhằm đảm
bảo lợi ích quốc gia, đảm bảo an toàn xã hội hay bù đắp những khuyến khuyết
của nền kinh tế thị trường hoặc vì những lý do khác, cụ thể như giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ phát triển các ngành nghề.. .cũng đã ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của DNNN.

Thứ ba, tư cách pháp nhân của DNNN

Điều 1 Luật DNNN đã khẳng định tư cách pháp nhân của DNNN, điều
đó có nghĩa là DNNN có tư cách để trở thành một chủ thể đầy đủ của các
quan hệ pháp luật dân sự, có khả năng hưởng các quyền dân sự và năng lực
dân sự, có quyền dân sự và chịu trách nhiệm dân sự (trách nhiệm hữu hạn).
Tuy nhiên, nếu xét theo quy định của Bộ luật Dân sự về điều kiện pháp nhân
và thực tế hoạt động của DNNN thì vấn đề pháp nhân của DNNN còn phải
được nghiên cứu thêm bởi lẽ ở DNNN các điều kiện của pháp nhân chưa được
bảo đảm.
Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự thì một tổ chức được cơng
nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau: (1) Được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc cơng nhận; (2) Có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và
tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đố; (4) Nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập.
DNNN mặc dù có thủ tục giao nhận vốn khi thành lập doanh nghiệp,
thế nhưng bản thân hành vi giao vốn của Nhà nước đúng ra phải là sự chuyển
giao quyền sở hữu đối với tài sản thuộc vốn góp nhưng thực ra lại chỉ là
chuyển giao quyền quản lý và sử dụng. Khơng có bất kỳ một quy định nào
khẳng định việc Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu vốn và tài sản cho
DNNN. Vốn và tài sản Nhà nước trong DNNN là tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước chứ không phải thuộc quyền sở hữu của bản thân DNNN. Như vậy, đối
5


với DNNN, điều kiện độc lập về tài sản của pháp nhân theo quy định tại Điều
94 của Bộ luật Dân sự là chưa đáp ứng được.
Do chưa có sự phân tách DNNN với tư cách một pháp nhân và Nhà
nước với tư cách Chủ sở hữu của doanh nghiệp là hai chủ thể pháp lý khác
nhau nên quyền, lợi ích, nghĩa vụ và tài sản của doanh nghiệp với tư cách một
pháp nhân với quyền, lợi ích, nghĩa vụ và tài sản của Nhà nước với tư cách

Chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng chưa được tách bạch rõ. Mặt khác, giữa tài
sản của Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, giữa
tư cách, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp với bộ máy quản lý
trong doanh nghiệp cũng chưa được tách bạch. Do vậy, DNNN khơng thể
nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập mà chỉ được
tham gia thực hiện một số quan hệ pháp luật với các đối tác khác sau khi được
sự đồng ý, cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa
là DNNN chưa hội tụ điều kiện thứ tư của pháp nhân do Bộ luật Dân sự quy
định (nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [4.
Trl3].
Do không đảm bảo điều kiện thứ ba và thứ 4 Điều 94 Bộ luật Dân sự
quy định, DNNN vẫn bị coi là pháp nhân không đầy đủ và DNNN chưa thực
sự hoạt động và chịu trách nhiệm như một pháp nhân đầy đủ.

1.1.2 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮƯ HẠN MỘT THÀNH VIÊN:
1.1.2.1 Khái niệm
Sự ra đời của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (hay cịn gọi
là Cơng ty TNHH một chủ) dường như phá vỡ quan niệm truyền thống về
Công ty được xác lập từ thế kỷ 13 với ý nghĩa Công ty là sự liên kết của hai
hoặc nhiều người. Công ty TNHH một chủ là kết quả pháp lý đặc biệt của quá
trình phát triển khi vì một lý do nào đó tồn bộ tài sản của cơng ty chuyển vào

6


tay một thành viên duy nhất. Xét vể bản chất, Công ty TNHH một chủ không
phải là một công ty thực sự bởi nó chính là doanh nghiệp tư nhân nhưng loại
hình cơng ty này lại được pháp luật nhiểu nước thừa nhận và được các nhà đầu
tư lựa chọn bởi sự kết hợp giữa 2 lợi thế, đó là tính chịu trách nhiệm hữu hạn
và khả năng độc lập tuyệt đối trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp.

Vào những năm 70, 80 của thế kỷ XX, trào lưu cải cách mạnh mẽ
DNNN với việc áp dụng nguyên lý tổ chức và quản lý của Công ty tư nhân vào
DNNN đã dẫn đến sự ra đời của Công ty TNHH có một Chủ sở hữu là Nhà
nước. Một số nước như Đức, Trung Quốc, Australia, New Zealand... đã bổ
sung và quy định trong luật Cơng ty của mình về loại hình Cơng ty TNHH có
một Chủ sở hữu là Nhà nước.
Trước năm 1999, ở Việt Nam, loại hình Cơng ty TNHH một chủ đã
xuất hiện, đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do một tổ chức hay cá
nhân người nước ngoài hoặc một cá nhân người Việt Nam định cư ờ nước
ngoài đầu tư thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với đầu
tư trong nước, loại hình Cơng ty TNHH một thành viên chưa được thừa nhận.
Tuy nhiên thực tế kinh doanh ở Việt Nam đã tồn tại nhiểu Công ty TNHH
trong đó thực chất chỉ có một thành viên, ngồi ra các thành viên khác chỉ là
thành viên danh nghĩa. Việc đưa thêm một số thành viên danh nghĩa vào danh
sách sáng lập viên nhằm mục đích chủ yếu là hợp thức hố việc thành lập
Cơng ty, thực chất Cơng ty chỉ có một Chủ sở hữu duy nhất. Như vậy, dù có
được pháp luật thừa nhận hay khơng thì Cơng ty TNHH một chủ vẫn tồn tại và
hoạt động trên thực tế.
Xuất phát từ thực tế đó và để thể chế hoá chủ trương của Nghị quyết
Trung ương lần thứ 4 Khoá VIII “Chuyển các doanh nghiệp kinh doanh sang
hoạt động theo cơ chế Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần; bổ sung hình
thức Cơng ty TNHH chỉ có một sáng lập viên để áp dụng đối với doanh nghiệp
kinh doanh 100% vốn Nhà nước”, Luật doanh nghiệp 1999 đã quy định về
7


loại hình doanh nghiệp là Cơng ty TNHH một thành viên. Điều 46 Luật
Doanh nghiệp quy định như sau:
“Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm
Chủ sở hữu; Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài

sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu công ty cố quyền chuyển nhượng tồn bộ hoặc một phần
vốn điều lệ của cơng ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành vổ phiếu.
Công tỵ TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. ”
Việc cho phép thành lập Công ty TNHH một thành viên thể hiện tính
tiến bộ của pháp luật về loại hình doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
nhằm tạo điều kiện để nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh, đặc biệt là ở
những lĩnh vực rủi ro cao. Tuy nhiên ở Việt Nam, loại hình cơng ty này mới
chỉ được áp dụng đối với tổ chức, luật chưa cho phép một cá nhân đứng ra
thành lập và là Chủ sở hữu duy nhất của Công ty TNHH. Việc cho phép thành
lập Công ty TNHH một thành viên đồng thời đã tạo điều kiện cho các DNNN,
doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội thực chất đang hoạt động giống như Cơng ty TNHH một chủ có cơ sở
pháp lý để hoạt động theo một khuôn khổ pháp lý chung như các loại hình
doanh nghiệp dân doanh khác.
1.1.2.2 Đặc điểm
Cơng ty TNHH một thành viên có các đặc trưng sau:

Thứ nhất, chỉ có một thành viên góp vốn và thành viên đó phải là tổ
chức
Đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt Công ty TNHH một thành viên với
Cơng ty TNHH thơng thường khác (chỉ có một thành viên góp vốn) và cũng là
8


đặc trưng cơ bản để phân biệt Công ty TNHH một thành viên với Doanh
nghiệp tư nhân (thành viên duy nhất đó phải là một tổ chức).
Khác với Cơng ty TNHH thông thường, trong Công ty TNHH một

thành viên chỉ có duy nhất một thành viên góp vốn để thành lập Cơng ty, do
đó thành viên này cũng là Chủ sở hữu duy nhất của cơng ty, có tồn quyền đối
với hoạt động của Công ty, không chia sẻ quyền quản lý, chi phối công ty với
bất kỳ ai. Theo pháp luật Việt Nam, thành viên góp vốn duy nhất đó phải là tổ
chức, có tư cách pháp nhân, bao gồm: Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ
trang; cơ quan Đảng cấp Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trung
ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản HCM và Đoàn
thanh niên Cộng sản HCM tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung ương
Hội cựu chiến binh Việt Nam và Hội cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Liên hiệp các tổ chức hồ bình, đồn kết, hữu nghị Việt
Nam; Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị -xã
hội; Hợp tác xã; Công ty TNHH; Công ty cổ phần; Các tổ chức xã hội, các tổ
chức xã hội - nghề nghiệp; Quỹ xã hội, quỹ từ thiện; các tổ chức khác (Nghị
định s ố 02/2000/N Đ -C P ngày 03/2/2000 của Chính phủ v ề đăng ký kinh doanh).

Như vậy, thành viên của Công ty TNHH một thành viên có thể trong cùng một
lúc đồng thời là thành viên của các loại hình doanh nghiệp khác. Để tránh sự
lạm dụng quyền hạn của Chủ sở hữu đối với cơng ty, nhằm phân biệt rạch rịi
trách nhiệm tài sản của tổ chức đối với tài sản của Công ty, Luật Doanh
nghiệp đã đưa những quy định ràng buộc nghiêm ngặt đối với Chủ sở hữu
công ty TNHH một thành viên như: không được trực tiếp rút vốn đã góp vào
cơng ty (dù một phần hay tồn bộ) mà chỉ có thể rút vốn bằng cách chuyển
9



nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, chỉ
được rút lợi nhuận của Cơng ty khi Cơng ty đã thanh tốn đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả...
Trong q trình hoạt động, khi khơng đáp ứng được điều kiện về thành
viên, Công ty TNHH một thành viên buộc phải chấm dứt hoạt động hoặc phải
thay đổi hình thức.

Thứ hai, Cơng ty TNHH một thành viên là một pháp nhân kinh
doanh
Công ty TNHH một thành viên là một pháp nhân kinh doanh đầy đủ xét
trên cả 4 yếu tố:
(1) Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh;
(2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Mặc dù chỉ có một thành viên góp vốn
duy nhất nhưng cơ cấu tổ chức trong Công ty TNHH một thành viên cũng
tương tự như các loại hình cơng ty khác. Cơng ty TNHH một thành viên có
Hội đồng Quản trị (hoặc Chủ tịch Công ty) là cơ quan quản lý cơng ty, có
Tổng Giám đốc (Giám đốc) là cơ quan điều hành công ty. Trong Hội đồng
quản trị có sự phân cơng rạch rịi trách nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và các
thành viên HĐQT. Trong bộ máy điều hành cơng ty bên cạnh Tổng Giám đốc
có Phó Tổng Giám đốc và các phịng ban chun mơn giúp việc. Vai trò của
HĐQT đối với Tổng Giám đốc cũng như trách nhiệm của Tổng Giám đốc đối
với HĐQT được xác định rõ ràng, chặt chẽ.
(3) Có tài sản độc lập: Đồng thời với việc đầu tư vốn để thành lập Công
ty, Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho cơng ty. Từ đây, Cơng ty
có quyền độc lập hoàn toàn trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản
đó, đồng thời Cơng ty có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản bằng chính tài sản đó.
(4) Tham gia các quan hệ tài sản một cách độc lập: Do có tài sản và có
sự tách bạch về tài sản của Công ty và tài sản của Chủ sở hữu, khi tham gia
10



các quan hệ pháp luật, Công ty đủ khả năng để nhân danh mình chứ khơng
phải chờ đợi bất kỳ một sự đổng ý, cho phép của Chủ sở hữu hay tổ chức, cá
nhân nào khác. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Chủ sở hữu và Công ty được
xác lập chủ yếu thơng qua Điều lệ Cơng ty.
Do có đầy đủ các điều kiện để trở thành một pháp nhân kinh doanh,
Cơng ty TNHH một thành viên hồn tồn có đủ khả năng đế thực hiện quyền
độc lập, tự chủ đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ ba, trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ty
Công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
điều lệ của công ty. Đồng thời, thành viên công ty TNHH một thành viên cũng
chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Công ty thể theo
Điều lệ Công ty. Thành viên Công ty, dù chỉ là một, cũng không phải chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình như Chủ sở hữu doanh nhiệp tư
nhân. Trách nhiệm này chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn mà thành viên đó
cam kết góp để thành lập cơng ty. Ở đây cần có sự phân biệt giữa vốn cam kết

góp và vốn góp. Trong trường hợp vốn cam kết góp chưa được góp đủ thì số
vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đối với công ty và thành viên công
ty phải chịu trách nhiệm bổi thường thiệt hại phát sinh do khơng góp đủ và
đúng hạn số vốn đã cam kết.

Như vậy, từ những điểm khái quát chung về DNNN và Cơng ty TNHH
một thành viên, ta có thể nhận thấy khả năng chuyển đổi DNNN thành Công
ty TNHH một thành viên là có thể bởi xuất phát từ bản chất doanh nghiệp một
chủ của cả hai loại hình doanh nghiệp này. Nhà nước là Chủ sở hữu duy nhất

đầu tư vốn và thành lập DNNN, tuy nhiên trong DNNN vai trò của Chủ sở
hữu, phạm vi quyền hạn của Chủ sở hữu đối với doanh nghiệp, cơ quan đại
11


diện Chủ sở hữu doanh nghiệp không được xác định rõ như trong Công ty
TNHH một thành viên. Do không xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ
sở hữu, không tách bạch tài sản của Chủ sở hữu với tài sản của doanh nghiệp
dẫn đến tình trạng DN chịu trách nhiệm hữu hạn cịn Nhà nước chịu trách
nhiệm vơ hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Ngược lại, Công ty TNHH một thành viên cũng là doanh nghiệp một chủ
nhưng ở đây có sự xác định rõ Chủ sở hữu hoặc đại diện Chủ sở hữu; quyền
hạn, trách nhiệm của Chủ sở hữu đối với Cơng ty, vị trí, vai trị của tổ chức, bộ
máy quản lý công ty được quy định chặt chẽ và được thoả thuận rõ ràng trong
Điều lệ. Do đó, chuyển DNNN thành Cơng ty TNHH một thành viên là hoàn
toàn phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN bởi đây chính là
cách thức đưa DNNN vào hoạt động dưới hình thức pháp lý đúng như bản chất
của nó, đồng thời tạo sự bình đẳng về cơ hội và trách nhiệm cho DNNN như
đối với các loại hình doanh nghiệp khác.

1.2 Sự CẦN THIẾT CỦA VIỆC CHUYỂN Đổi DNNN t h à n h

c ô n g ty

TNHH

MỘT THÀNH VIÊN
1.2.1 Vị trí, vai trị của DNNN:
Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ rõ rằng, dưới bất kỳ chế độ chính trị nào,
khu vực kinh tế Nhà nước (mà DNNN là một bộ phận) là chỗ dựa kinh tế then

chốt của đất nước và là lĩnh vực quan trọng nhất của quản lý Nhà nước. Quy
mô và cơ cấu của kinh tế Nhà nước trong các nước khác nhau phụ thuộc vào
tình trạng kinh tế, các điều kiện lịch sử, xã hội và truyền thống của đất nước
đó. Vấn đề là ở chỗ sự tham gia của Nhà nước trong những ngành nào có lợi
hơn được quyết định trong phạm vi mơ hình cụ thể, trong đó đưa ra các ưu tiên

12

\


nhất định về ngành và quan điểm “dân tộc” về vai trò của khu vực kinh tế Nhà
nước [24. Tr 77].
Ở các nước tư bản phát triển, dựa vào học thuyết kinh tế của Keynes để
thực hiện một hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế
nhằm điều tiết chu kỳ phát triển. Chi tiêu của Chính phủ trong việc xây dựng
và phát triển DNNN trong các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ công cộng,
các ngành thuộc lĩnh vực then chốt của nền kinh tế được coi là công cụ can
thiệp trực tiếp và chủ yếu để giải quyết việc làm và thu nhập, kích thích tăng
nhu cầu tiêu dùng, bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng của kinh tế ổn định.
Khu vực kinh tế Nhà nước ở các nước này mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong
GDP của mỗi nước nhưng đã có đóng góp quan trọng và duy trì được tốc độ
tăng trưởng ổn định trong thời kỳ dài.
ở các nước xây dựng nền kinh tế XHCN đã vận dụng học thuyết Mác Lênin để thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mà Nhà nước là đại
diện, coi đó là nền tảng kinh tế để xố bỏ sự phân hố giàu nghèo, bất cơng
trong xã hội do kinh tế thị trường và chế độ tư hữu gây ra và xây dựng một xã
hội công bằng do nhân dân làm chủ. Trong quá trình xây dựng CNXH, các
nước đã nhấn mạnh vào nhiệm vụ và vai trò kinh tế của Nhà nước, coi nó là
hiện thân của chế độ cơng hữu, có sức mạnh tồn năng trong việc tổ chức mọi
hoạt động kinh tế của xã hội. Do đó, các nước đi theo con đường XHCN đều

thực hiện việc quốc hữu hoá và mở rộng mạnh mẽ khu vực kinh tế Nhà nước
ra hầu hết các ngành kinh tế với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân,
coi đó là mục tiêu cơ bản của q trình cơng nghiệp hóa và xây dựng nền kinh
tếXHCN.
ở các nước đang phát triển, sau khi thoát khỏi chế độ thực dân kiểu cũ
và giành được độc lập về chính trị thì sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước
thơng qua quốc hữu hố các cơ sở kinh tế của tư bản nước ngoài và xây dựng
các cơ sở công nghiệp quốc doanh trở nên rất phổ biến. Đa số các nước đang
13


phát triển lúc bấy giờ đều chịu ảnh hưởng của lý thuyết kinh tế cho rằng sở
hữu Nhà nước ưu việt hơn sở hữu tư nhân, vì nhờ nó, việc thực hiện các kế
hoạch đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế sẽ tiết kiệm
tổng mức đầu tư và tăng phúc lợi xã hội cho nhân dân. Quan điểm này phù
hợp với các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội trong thời kỳ các nước mới
giành độc lập đã tạo ra khuynh hướng lý tưởng hố vai trị của Nhà nước.
Sự tồn tại của kinh tế Nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới chứng tỏ
sự cần thiết khách quan của khu vực này trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện
đại khi các hoạt động quản lý vĩ mô địi hỏi Nhà nước phải đóng vai trị ngày
càng to lớn trong nền kinh tế. Có thể nói, khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trị
như một cơng cụ kinh tế của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh tế vừa
làm một phần chức năng xã hội, góp phần thực hiện tăng trưởng và ổn định
kinh tế mỗi nước [17.Tr 48-50]. Sự khác nhau chủ yếu ở mức độ chiếm giữ
của sở hữu Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực cũng như mục tiêu và cách
thức hoạt động của các DNNN ở từng nước. Tuy nhiên, việc đề cao vai trị can
thiệp tích cực vào nền kinh tế của Nhà nước với những thành tựu phát triển
đáng kể, khắc phục được một cách thuyết phục hai yếu điểm của nền kinh tế
*


thị trường tự do là cạnh tranh vơ chính phủ và bất bình đẳng xã hội ở các nước
tư bản chủ nghĩa đã đi đến xu hướng ảo tưởng về khả năng và sức mạnh của
Nhà nước trong phát triển kinh tế, do đó, lạm dụng quá mức sự can thiệp của
khu vực kinh tế Nhà nước. Khi sự can thiệp đã vượt quá giới hạn hợp lý của sự
phát triển nền kinh tế thị trường, thì đến lượt nó lại kìm hãm sự tăng trưởng và
làm cho nền kinh tế của nhiều nước rơi vào sự trì trệ kéo dài. Riêng đối với
«
các nước có khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối, thực hiện kế
hoạch hoá tập trung và loại bỏ kinh tế thị trường thì đã đẩy nền kinh tế rơi vào
sự khủng hoảng [17.Tr 53-54]. Đến cuối những năm 1980, xu hướng phổ biến
ở hầu hết các nước là đánh giá lại vai trò và hiệu quả kinh tế xã hội của khu
vực kinh tế Nhà nước. Trên thực tế, các nước đã tiến hành xem xét và triển

14


×