Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.42 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công
thương chi nhánh Hoàn Kiếm
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng công thương Chi
nhánh Hoàn kiếm
- Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm được thành lập từ năm
1985 dưới tên Ngân hàng kinh tế quận Hoàn Kiếm.
- Năm 1988 trở thành chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm trực
thuộc Ngân hàng Công Thương Hà Nội và chịu sự quản lí của Ngân hàng Công
Thương Việt Nam
- Năm 1993 Ngân hàng Công Thương Hà Nội giải thể, chi nhánh Ngân hàng
Công Thương Hoàn Kiếm trực thuộc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và chịu
sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
GĐ.Hà Huy Hùng
PGĐ.Lê Tuyết Mai PGĐ.Phạm Thị Mai
PGĐ.Phạm Vân Như PGĐ.Nguyễn T. Thanh Nga Thanh
Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Giao dịch Hồ Gươm
Phòng Kế toánPhòng Khách hàng lớnPhòng Tài trợ thương mạiPhòng Giao dịch Đồng XuânPhòng Quản lý nợ có vấn đềPhòng Tổng hợp tiếp thị
Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Thanh toán XNKPhòng Kiểm tra nội bộPhòng Thông tin điện toánPhòng Khách hàng DNVVN Phòng Tiền tệ kho quỹPhòng Quản lý rủi ro
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao
dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và
ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan dến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín
dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phảm dịch vụ Ngân hàng cho các
Doanh nghiệp lớn.
* Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: là phòng nghiệp vụ trực tiếp
giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng


VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN.
Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Phòng khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế
độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị,
giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
* Phòng Quản lý rủi ro: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về
công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho
vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm
định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực
hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo
chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
* Phòng Kế toán tài chính: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc
thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính,
chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt
Nam.
* Phòng Kế toán giao dịch: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực
tiếp với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ
thanh toán, xử lý hạnh toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ
thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng
quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. Thực hiện nhiêm vụ tư vấn cho
khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
* Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu: là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện
nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo
quy định của NHCT Việt Nam.
* Phòng Tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản
lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. ứng và thu tiền cho

các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho
các Doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
* Phòng Thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống
thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt
hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
* Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức
cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và
quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ
hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi
nhánh.
* Phòng Tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi
nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
* Phòng Quản lý nợ có vấn đề: chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu,
nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản
đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.
* Phòng Giao dịch Đồng Xuân: phòng bao gồm: bộ phận cho vay, bộ phận kế
toán, bộ phận quỹ. Nhiệm vụ của phòng này là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,
nhận tiền gửi, thanh toán.
2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương chi
nhánh Hoàn Kiếm
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện kinh doanh tiền tệ,
tín dụng, dịch vụ Ngân hàng theo phân cấp của Ngân hàng Công thương Việt Nam
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn để cho vay. Hiện nay nhờ
việc hiện đại hoá mô hình Chi nhánh, mô hình tổ chức kinh doanh, các khoản thu
của Ngân hàng không chỉ có lãi từ cho vay tín dụng, tài trợ thương mại, đầu tư
chứng khoán…, và các khoản phí từ cung cấp các dịch vụ Ngân hàng như: Uỷ
nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, mở L/C…. Đồng thời với các trang thiết bị hiện đại, địa
bàn hoạt động thuận tiện và đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao nên Ngân
hàng luôn tập trung vào công tác tín dụng, phát triển thẻ và dịch vụ thanh toán điện

tử, liên Ngân hàng là chủ yếu.
Có thể khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh qua các năm trở lại đây như
sau
2.1.4.1 Công tác huy động vốn
Các năm qua công tác huy động vốn luôn được chú trọng và năng cao do
vậy mà tổng nguồn vốn huy động không ngừn tăng lên qua các năm
Bảng: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm 2005,2006,2007
Đơn vị : Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
TỔNG NGUỒN VỐN 2.761.000 3.593.100 3.263.000
Phân theo cơ cấu tiền gửi
1. Tiền gửi của DN 1.826.000 2.259.000 2.278.000
2. Tiền gửi của dân cư 935.000 953.700 985.000
Phân theo thời hạn huy động
1. Tiền gửi không kì hạn 423.000 836.700 972.000
2. Tiền gửi có kì hạn 2.338.000 3.710.100 2.291.000
Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 3.593 tỷ đồng tăng so với năm 2006
là 330 tr đồng, tốc độ tăng trưởng tương đối 10,11% điều này cho thấy Chi nhánh
đã chú trọng trong công tác tiếp thị, khai thác triệt để các nguồn tiền nhàn rỗi của
khách hàng, tập trung nghiên cứu đưa ra các sản phẩm tiền gửi đa dạng, áp dụng
các mức lãi suất linh hoạt để áp dụng đối với từng loại khách hàng, mở rộng nâng
cấp các Quỹ tiết kiệm thành các Điểm giao dịch. Đặc biệt, Chi nhánh áp dụng kéo
dài thời gian làm việc tại các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch nhằm phục vụ tốt
hơn nhu cầu của khách hàng, đã tạo được uy tín với khách hàng mang lại hiệu quả
cao
2.1.3.2 Công tác sử dụng vốn
Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động nhiều mà không cho
vay được thì sẽ đưa ngân hàng tới chỗ thua lỗ. Do vậy bên cạnh việc coi trọng
công tác huy động vốn thì việc sử dụng phải hết sức được quan tâm. Trên cơ sở
nguồn vốn huy động được, Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã đầu tư kịp

thời cho các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh qua từng năm đều tăng
trưởng đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân. .Năm 2005 dư nợ của chi nhánh là 1.100 tr đồng, năm 2006 là 1070 tr đồng,
năm 2007 là 1100 tr đồng. Năm 2006 so với năm 2005, dư nợ cho vay giảm 2,7%;
năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,8%. Đây là tốc độ tăng trưởng hợp lý, phù
hợp với trình độ thẩm định, khả năng tư vấn, đánh giá về mức độ kiểm soát rủi ro
của đội ngũ cán bộ trực tiếp cho vay và năng lực quản lý của Chi nhánh. Vốn tín
dụng của Chi nhánh đã được đầu tư an toàn, hiệu quả cho các ngành kinh tế trọng
điểm như: Than, Điện, Lương thực, Lắp máy, Xây dựng... Vốn được giải ngân
cho các dự án, phương án khả thi, hiệu quả của các doanh nghiệp có tình hình tài
chính lành mạnh, đủ điều kiện vay vốn như: Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội
chiếm 49% (thuộc TCT Điện lực). ; TCT Than; TCT Lương thực Miền Bắc... Và
đã từng bước chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế
dân doanh, cho vay, giải ngân thêm vào các dự án khả thi.
a. Về cơ cấu dư nợ:
Tỷ trọng Dư nợ cho vay ngắn hạn trên Tổng dư nợ tăng trưởng dần từ năm
2005 đến năm 2007 (17%/năm 2005, 21%/năm 2006, 37%/năm 2006), đồng thời
dư nợ cho vay trung dài hạn lại giảm dần, lần lượt là 83%, 79%, 63%. Đây là một
tỷ trọng dư nợ hợp lý đối với hoạt động ngân hàng.
Biểu đồ 1 : Dư nợ tín dụng
Đơn vị : Tỷ đồng
b. Thực trạng các loại dư nợ :
Năm 2005 dư nợ quá hạn là 1.081 triệu đồng, chiếm 0,1% tổng dư nợ, trong
đó nợ xấu là 69 triệu đồng. Không để phát sinh nợ gia han, nợ quá hạn khó thu hồi.
Trong năm đã xử lý tài sản thu hồi nợ được 402 triệu đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi
ro ngoại bảng được 383 triệu đồng, xử lý rủi ro các khoản nợ tồn đọng cũ được
12.040 triệu đồng. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2005 đạt 54 tỷ đồng, tăng 32% so với
đầu năm. Doanh số phát hành bảo lãnh năm 2005 đạt 33 tỷ đồng, tăng 10% so với
năm 2004.

Năm 2006 chất lượng tín dụng được đảm bảo, hầu hết các khách hàng quan
hệ tín dụng tại chi nhánh có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính
lành mạnh. Kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về
tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy đến 31/12/2006 không có dư nợ
gia hạn, không có dư nợ quá hạn, đã xử lý tài sản thu hồi được 1.179 triệu đồng là
khoản nợ đã được xử lý rủi ro, trong năm không phải trích dự phòng rủi ro. Doanh
số phát hành bảo lãnh đạt 46 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2005. Không phát sinh
nợ trả thay cho khách hàng.
Năm 2007 tiếp tục phương châm “minh bạch hoá chất lượng tín dụng, nâng
cao chất lượng tăng trưởng tín dụng đồng thời với việc định hướng phát triển tín
dụng theo ngành, lĩnh vực để đưa ra các giải pháp tập trung”. Trong năm cũng
không có dư nợ quá hạn, không phải trích dự phòng rủi ro. Những khoản nợ tồn
đọng tại chi nhánh là những khoản nợ xấu phát sinh đã từ lâu và hầu hết khách
hàng không còn tồn tại, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đã được xử lý nhưng
không thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các khoản nợ đều liên quan đến vụ án do đó việc
thu rất khó khăn. bằng các biện pháp tích cực, quyết liệt trong năm qua chi nhánh
đã thu được 356 triệu đồng nợ đã được xử lý rủi ro.
2.1.4.3 Cung cấp các dịch vụ ngân hàng
Tổng thu từ dịch vụ qua các năm như sau: năm 2005 đạt 2,6 tỷ đồng, năm
2006 đạt 3.043 triệu đồng (tăng 20% so với năm 2005), năm 2007 đạt 3.363 triệu
đồng (tăng 11% so với năm 2006
Hoạt động dịch vụ ngân hàng đa dạng được triển khai đồng bộ tại toàn bộ các
quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch của Chi nhánh, đem lại nhiều tiện ích cho khách
hàng. Với những bước tiến rõ rệt và hoạt động có hiệu quả, mà hình ảnh của Chi
nhánh được nâng cao, khẳng định vị thế của một ngân hàng hiện đại trên thị
trường, tạo khả năng cạnh tranh cao, giữ vững nguồn vốn huy động từ dân cư ổn
định và tăng trưởng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Chi nhánh đã mở
rộng mạng lưới hoạt động, triển khai đồng bộ các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ
thẻ, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch…tại các quỹ
tiết kiệm, điểm giao dịch. Từ đó cung cấp chuỗi sản phẩm mang tính khép kín,

hàm chứa nhiều giá trị gia tăng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của khách hàng cũng
như ngân hàng.
Hoạt động thẻ tiếp tục được chú trọng phát triển. Chi nhánh đã tiếp cận đẩy
mạnh tiếp thị thẻ tại các doanh nghiệp, đặc biệt khách hàng đang có quan hệ với
Chi nhánh để phát triển thẻ ATM, thẻ Cash Card, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ trả
lương qua thẻ cũng được tiếp thị một cách triệt để, nhờ vậy năm 2006 Chi nhánh
đã phát hành được 7.638 thẻ ATM các loại tăng 48% so với năm 2005. Để đạt
được những kết quả trên đó là Ban giám đốc đã đánh giá đúng thực trạng của Chi
nhánh đồng thời thường xuyên nắm bắt chủ trương, định hướng Ngân hàng Công
thương Việt Nam, NHNN cũng như đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và
xu hướng phát triển của nền kinh tế, phân tích những thuận lợi và khó khăn để từ
đó kịp thời đưa ra những quyết sách đúng đắn. Hơn nữa trong Ngân hàng đã tạo
được bầu không khí dân chủ đổi mới thực sự đã phát huy được tính chủ động, sáng
tạo của cán bộ nhân viên tạo sự hứng khởi cho cán bộ phấn đấu làm tốt nhiệm vu.
2.1.4..4 Kết quả tài chính đạt được
Năm 2005, lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt gần 68 tỷ đồng, tăng 35% so với
năm 2004 và vượt 19% kế hoạch được giao. Với những kết quả đạt được, chi
nhánh được đánh giá xếp loại xuất sắc trong hệ thống NHCT.
Năm 2006, lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt 61 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch
được giao. Chi nhánh được xếp loại tiên tiến trong hệ thống NHCT VN.
Năm 2007, lợi nhuân hạch toán nội bộ đạt 65 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm
trước, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
Biểu đồ 2: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương
Hoàn Kiếm
2.2.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công
Thương Hoàn Kiếm
2.2.1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM tại
Việt Nam

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực
sự phát triển vào những năm 93, 94 và tập trung nhiều vào tiêu dùng trả góp. Cơ sở
pháp lý của hoạt động cho vay dựa trên quyết định số 18/QĐ-NHNN5 ngày
16/02/94 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ban hành “Thể lệ vay vốn phát triển
kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng”. Một trong những điều kiện được vay vốn là:
“Cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức đó cam kết

×