Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.45 KB, 17 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niêm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, bản chât của tín dụng là quan hệ
vay mượn có hoàn trả cả lãI và vốn sau một thời gian nhât định, là quan hệ chuyển
nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ được duy trì trên cơ sở thoả thuận
bình đẳng và cùng có lợi giữa người đI vay và người cho vay.
Sự ra đời của phương thức sản xuât tư bản cho thấy tín dụng nặng lãi không
còn phù hợp nữa, nó cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Bởi các nhà tư bản kinh
doanh với mục đích lợi nhuận không thể vay với lãI xuất cao hơn tỷ suất lợi nhuận.
Vì vậy hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và tín dụng thương mại xuất hiện. Đây
là hình thức giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, do đó chủ thể tham gia của
quá trình này cũng là các nhà sản xuất minh doanh.
Trong hoat động mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn
giá bán hàng gằng tiền mặt, phần chênh lệch này chính là lãi của hàng hoá đem bán
chịu. Vì vậy nó không đáp ứng được nhu cầu vay mượn ngày càng tăng của nền
sản xuất hàng hoá và tín dụng Ngân hàng ra đời.
Vậy tín dụng Ngân hàng là gi?
“Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ mà một bên là Ngân
hàng –một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các
tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là người cho
vay vừa là người đi vay”
Đây là hình thức tín dụng chủ yếu củat nền kinh tế thị trường, nó luôn luôn
đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời.
Nhưng một vấn đề đặt ra là liệu những người thiếu vốn và những người thừa
vốn có gặp nhau không? Và trong nền kinh tế thị trường hàng ngày hàng giờ diễn
ra không biết bao nhiêu là mối quan hệ như vậy? Nó đã hình thành nên: Một bên là
những người có tiền tích luỹ, có khả năng cung cấp và phía bên kia là những người
có nhu cầu vay cho đằu tư và phát triển. Như vậy nảy sinhmột vấn đề là làm thế
nào để họ có thể tìm gặp đượcnhau và làm thế nào để cùng một lúc thoả mãn được


nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiết kiện còn đang nằm phân tán
trong xã hội. Do đó các NHTM với chức năng là trung gian tài chính,hoạt động
như một chiếc cầu nối giữa khả năng cung ứng và nhu cầu ve vốn tiền tệ trong xã
hội. Đồng thời với tư cách là trung gian tín dụng Ngân hàng đóng vai trò là người
môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là người coa nhu cầu
vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp kinh tế năng động và
áp dụng các phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại tiên tiến. Ngân hàng có khả
năng thu hút hầu hết những nguồn vốn tiền tệ tiết kiện dự trữ trong xã hội để
chuyển giao đúng nơi đúng lúc. Chính nhờ có tín dụng Ngân hàng mà những đồng
tiền tạm thời nhàn rỗi đả trở thành tiền hoạt động, biến những đônmgf tiền phân
tán thành nguồn vốn tạp trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Qua đó
thúc đẩy hoạt động nền kinh tế phát triển.
1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng
Cho đến nay, moi người đều thống nhất ý kiến cho rằng kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần tạo ra động lực lớn, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập,
cảI thiên đời sống nhân dân, đưa lại sự phồn vinh kinh tế cho nước ta trong những
năm qua. Và để đạt được những kết quả như vậy thì phải kể đến một nhân tố góp
phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước đó chính là tín dụng Ngân hàng.
Khác so với tín dụng trước đây, trong thời kỳ bao cấp tín dụng đươc coi như là một
công cụ cấp phát thay ngân sách, vì lẽ đó mà đã xảy ra tình trạng nơi cần vốn sản
xuất mà không có, hoặc có thì không kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong
đó lại có nơi nguồn vốn bị ứ đọng tương đối lớn trong xã hội. Ngày nay khi chúng
ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước thì tín dụng
Ngân hàng được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi thừa đến
nơi thiếu một cách có hiệu quả, giúp cho nền kinh tế ngày một phát triển.
1.1.2.1. Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi
trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng đã góp phần đáng kể vàp sự nghiệp phát triển
kinh tế trong những thập kỷ qua. Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa
người gửi tiền và người đi vay, Ngân hàng đã biến mọi nguồn ngoại tệ phân tán

trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan hệ cung cằu về tiền
tệ trong xã hội, thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận các
Ngân hàng thương mại luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi tức thu
được của các Ngân hàng đươc hình thành từ hai hoạt động đó là: Hoạt
động tín dụng và các dịch vụ của Ngân hàng, trong đó thu từ hoạt đông tín dụng là
chủ yếu. Tín dụng ở đây chính là hoạt động cho vay của Ngân hàng. Vậy Ngân
hàng lấy vốn ở đău ra để cho vay? Phải chăng là vốn tự có của Ngân hàng. Vốn tự
có của Ngân hàng chỉ là một phần, phần còn lại Ngân hàng phải huy đông vốn từ
các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tầng lớp dân cư trong xã hội, sau đó phân phối
trở lại một cách hợp lý.
Chính nhờ có tín dụng Ngân hàng mà các chủ thể “thừa” vốn có cơ hôI không
những bảo toàn vốn mà còn tạo ra thu nhập(thulãi), còn đối với thủ thể thiếu vốn
tín dụng Ngân hàng giúp họ bổ xung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
hoặc đời sống. Trong công tác huy động vốn một mặt các Ngân hàng phải cố gắng
đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng mặt khác phải đem lại lợi
nhuận cho Ngân hàng.
Thông qua công tác tín dụng Ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu về
vốn của các thành phần kinh té trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên
tục và đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung và phân phối vốn
tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa đến nơi
thiêu. Bên cạnh việc đáp ứng vốn đầy đủ kịp thời cho các Doanh nghiệp, các Ngân
hàng còn có những đóng góp cho phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn đối tác
thông qua quá trình sử dụng của Doanh nghiệp…
1.1.2.2. Tín dung Ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tài sản xuất mở rộng,
đẩy mạnh đầu tư phát triển
Thực tế cho thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động hay sản xuất
kinh doanh cũng phải cần có một lượng vốn nhất định, nếu mở rộng sản xuất kinh
doanh thì cần một lượng vốn lớn hơn. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi
các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và mở rộng sản xuất. Vậy lấy vốn ở đâu

ra?
Câu trả lời đó chính là tín dụng Ngân hàng. Tín dụng Ngân hàng là nguồn vốn
cơ bản hình thành nên vốn cố định và vốn lưu động của Doanh nghiệp. Thông qua
việc đầu tư tín dụng Ngân hàng sẽ góp phần hình thành cơ cấu vôn hợp lý cho các
Doanh nghiệp. Hiên nay nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa thông thương với nhiều nước trên Thế giới, do
vậy nhu cầu vốn ngày càng cao. Các thành phần kinh tế đang rất cần vốn để đổi
mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi Ngân hàng phảI nỗ lực
hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp.
Vì vậy các Ngân hàng cần phai làm tốt công tác huy động vốn tạm thời nhàn
rỗi và xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hơp với xu thế
phát triển của các thành phần kinh tế.
1.1.2.3. Tín dung Ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hoà lưu
thông tiền tệ.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các Ngân hàng đã huy
động và tập trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời rút ra khỏi lưu thông
một bộ phạn tiền tệ không cần thiết góp phần giảm lạm phát.
Bởi việc NHNN phát hành tiền đề tạo ra nguồn vốnđầu tư phát triển sẽ làm tăng
khối kượng tiền tệ trong lưu thông, gây mất cân đối trong quan hệ tiên hàng dẫn
đến lạm phát cho nền kinh tế.
Mặt khác, dựa vào qui luật của lưu thông tiền tểtong quá trình cân đối ngồn vốn
tín dụng với nhu cầu vay mà NHNNTW thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu
thông. Do đó sự vận động của vốn tín dụng là dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu
quả kinh tế để tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ.
1.1.2.4. Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch
toán trong các Doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trong quá trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng trước khi cho vay Ngân hàng
có nhiệm vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch vay vốn, dựa trên cơ
sở các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính. Khi xét duyệt cho vayy Ngân hàng
còn căn cứ vào tình hình chấp hành các nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng

Ngân hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tếđối với các đơn vị bạn
cũng như tôm trọng các qui chế thủ tục cho vay. Đặc biệt phải có các báo cáo tài
chính kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó nêu rõ mục đích và khẳng định tính
khả thi và mức sinh lời của dự án.
Như vậy muốn vay được vốn các Doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ hạch
toán thật tốt. Tất cả các công tác trên giúp cho Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu
quả và Ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn
Đặc trưng cơ bản của tín dụng Ngân hàng là sự vận độngtrên cơ sở hoàn trả cả
gốc lẫn lãi của các con nợ đối với Ngân hàng.
Các đơn vị kinh tế, cá nhân khi vay vốn Ngân hàng đều phải cam kết thực hiện
đầy đủ các điều kiện mà Ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục
đích, có hiệ quả, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị và hoàn trả
vốn+ lãi đúng thời hạn. Trong trường hợp các đơn vị vay vốn không thực hiện
đúng cam kết thì Ngân hàng sẽ ding đến các biện pháp chế tài tín dụng. Do vậy các
đơn vị sản xuất kinh doanh luôn tìm cách để tăng hiệu quả sử dụng vốn như: Đẩy
nhanh vòng quay vốn, tăng năng suất, giảm giá thành nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận,
để có thể trả gốc và lãi đúng thời hạn.
Điều này đã thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh tăng cường khâu hạch
toán kế toán một cách chặt chẽ đảm bảo doanh lợi ngày càng cao, tăng hiệu quả sử
dụng vốn tín dụng.
1.1.2.5. Tín dụng Ngân hàng là công cụ chủ yếu để đầu tư, tài trợ cho các ngành
kinh tế then chốt và các ngành kinh tế kém phát triển
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tạp trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội
của các tổ chức, cá nhân để cho các đơn vị kinh tế vay. Nhưng không phải tất cả
các chủ thể có nhu cầu vay đều được Ngân hàng đáp ứng. Bởi để tránh rủi ro tín
dụng các Ngân hàng chỉ thực hiện đầu ư tập trung vào đơn vị cá triển vọng sản
xuất kinh doanh
Tuy nhiên trong điều kiện đất nước ta hiện nay phần lớn dân cư đang sống bằng
nghề nông. ở hầu hết các tỉnh miền núi vấn đề đưa máy móc vào nông nghiệp còn
rất hạn chế nguyên nhan ở đây là do thiếu vốn.

Vì vậy trong giai đoạn trước mắt thông qua công tác tín dụng, Nhà Nước cần tập
trung vào phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội,
đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiên đai hoá tham
gia vào các quan hệ mang tính chất quốc tế. Bởi vậy chúng ta cần phải tập trung
vào việc phát triển các ngành mũi nhọn như: công nghiệp chế biến, dầu khí…và tín
dụng Ngân hàng là một trong những yếu tố cơ bản góp phần quan trọng vào việc
phát triển các ngành này. Với một chính sách tín dụng và mức lãi suất hợp lý sử

×