Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

55 TÌNH HUỐNG SP TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.88 KB, 64 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ
HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015
GỢI Ý XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
TRONG CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC

Tình huống số 01
Lớp đồng chí có em Huyền Trang được bầu làm Liên đội trưởng,
nhưng trong một cuộc họp Hội cha mẹ học sinh của lớp bố của em Huyền
Trang một mực nhờ giáo viên chủ nhiệm đề nghị với nhà trường cho con
mình thơi giữ chức vụ Liên đội trưởng vì lí do, làm chỉ huy Liên đội ảnh
hưởng nhiều đến việc học tập các mơn văn hóa.
Tình huống số 02
Trong một cuộc họp Hội cha mẹ học sinh đầu năm, có một số người
chưa đồng tình chủ trương tổ chức ăn bán trú cho học sinh của nhà trường,
lý do phải đóng đậu thêm tiền tốn kém, điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn.
Tình huống số 03
Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh vi nội quy của nhà trường sắp bị
đưa ra để xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh của học sinh đó là bạn của bạn
đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật
chiếu cố và “cho qua”. Trong trường hợp này, bạn ứng xử thế nào với vị phụ
huynh đó?

Tình huống số 04


Trong lớp của bạn chủ nhiệm, hầu hết các em học sinh đều ngoan,
chăm chỉ học tập và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam nghịch
ngợm, lười học, hay bị cơ giáo phê bình. Chính vì lí do này mà nhiều lần, khi
gặp những em học sinh này trong sân trường, bạn nhận thấy học sinh của
mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô.


Bạn sẽ làm như thế nào để khắc phục tình trạng này? Tại sao bạn lại
làm như vậy?
Tình huống số 05
Khi tổ chức đội bóng của lớp tham gia một giải bóng đá trong khn
khổ giữa các khối lớp của trường, là giáo viên chủ nhiệm, bạn cần quan tâm
đến những vấn đề gì? Tại sao?
Tình huống số 06
Một lần vì có việc bận đặc biệt nên bạn đã đến lớp muộn 15 phút. Khi
vừa bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hị vì
tưởng cơ giáo khơng đến dạy. Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?
Tình huống số 07
Một phụ huynh đến gặp xin cho con mình được nghỉ tập văn nghệ vì lí
do tập văn nghệ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các môn văn hóa. Theo
đồng chí nên trả lời phụ huynh đó thế nào?
Tình huống số 08
Nếu ở lớp đồng chí có một học sinh bị di chứng chất độc da cam. Đồng
chí sẽ làm gì để cho học sinh đó được học hịa nhập?
Tình huống số 09
Sau giờ ra chơi, bạn bước vào lớp, khi tiến hành bài dạy mới chỉ bắt đầu
được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa… ưa… ưa…


cơ em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào
thì đã không thấy đâu". Cả lớp nhốn nháo, em học sinh khơng ngừng khóc.
Bạn sẽ làm gì lúc này bạn sẽ làm gì?
Tình huống số 10
Giờ học đã bắt đầu được 10 phút, bạn đang say sưa giảng bài thì một
học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Bạn bực
mình vì bị mất hứng. Trong tình huống này bạn nên xử lý như thế nào là hợp
lý?

Tình huống số 11
Trong lớp đồng chí chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường
xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú
ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình
hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt thì
bố của em lại xin cho con thơi học. Lý do là vì mẹ em mất sớm, em lại có em
nhỏ, bố em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để bố đi làm kiếm tiền
ni các con. Đồng chí sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
Tình huống số 12
Hùng là một học sinh học yếu và thiếu ý thức kỷ luật. Bạn đến gia đình
Hùng với mục đích tìm hiểu nguyên nhân để phối hợp giáo dục, giúp đỡ em
nhưng gia đình lại nói: “Nếu thầy cơ khơng dạy được nó thì để tơi cho nó
chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học ln cũng được”. Bạn phải xử lý tình
huống này như thế nào?
Tình huống số 13
Nam là một học sinh thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, bạn đã
nhắc nhở nhiều lần nhưng Nam vẫn không tiến bộ. Bạn đã đến gặp bố
mẹ Hùng để tìm biện pháp giáo dục. Nhưng khi bạn chưa kịp trình bày
xong sự việc thì bố Nam đã gọi em ra và tát Nam tới tấp vì đã em làm


“xấu mặt” gia đình. Trong trường hợp này, bạn xử lý như thế nào?
Tình huống số 14
Cường là học sinh do bạn chủ nhiệm và con của Hiệu trưởng trường
đồng chí. Trong một lần thi kiểm tra định kì bị giáo viên coi thi bắt quả tang
Cường đang quay cóp bài và cịn có lời lẽ thiếu lễ phép với giáo viên đó. Bạn
cũng chứng kiến được sự việc đó. Trong trường hợp này bạn sẽ ứng xử lí như
thế nào?
Tình huống số 15
Hội đồng tuyển sinh lớp 1 năm học 2014-2015, xét tuyển có 1 học sinh

khuyết tật đã 12 tuổi vào học lớp 1. Theo anh chị HĐTS đó xét tuyển đúng
hay sai? Vì sao?
Tình huống số 16
Một hôm bạn bận dự giờ thao giảng của một giáo viên trong tổ nên nhờ
Nguyễn Mai Thùy (giáo viên thực tập dạy thay một tiết). Suốt cả tiết dạy,
trên bảng cô giảng mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinh nói chuyện, làm việc
riêng, bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Bực mình, Mai Thùy bỏ ra
khỏi lớp sớm 10 phút. Chẳng may trong 10 phút đó có hai em trong lớp đã
trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp học náo loạn cả lên. Khi phát hiện
ra sự việc đó bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống số 17
Trả bài kiểm tra định kì cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để chữa để đúc
rút kinh nghiệm cho cả lớp thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vị
giấy. Khi quay lại thì thấy Hưng đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước
sự ngơ ngác của các bạn trong lớp.
Trước sự việc đó, bạn sẽ giải quyết ra sao?
Tình huống số 18
Khi kiểm tra vở, bạn phát hiện có một học sinh đã dùng bút xóa xóa
những lỗi và điểm; đồng thời sửa điểm bạn đã chấm trước đó từ điểm 6


thành điểm 9.
Trước sự việc này, bạn sẽ giải quyết ra sao?
Tình huống số 19
Phụ huynh đến trường A xin chuyển trường thì được GVCN và hiệu
trưởng bảo là để đến cuối HKI hoặc cuối năm học mới chuyển trường được.
Theo anh chị đúng hay sai? Vì sao?
Tình huống số 20
Là giáo viên chủ nhiệm khi bước vào lớp, bạn thấy bảng chưa lau và
trong phịng học có nhiều mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học,

bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những
mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói:
“Thưa thầy (cơ), em khơng vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến
phiên em trực nhật ạ”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
Tình huống số 21
Thực hiện TT 30/2014 vào cuối HKI năm học 2014-2015 GVCN đã
thơng báo đánh giá q trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học
sinh cho phụ huynh. Đồng thời thông báo trước cuộc họp những điểm còn
hạn chế, chưa tốt của học sinh. Việc làm của GVCN có đúng khơng? Vì sao?
Tình huống số 22
Sau khi kiểm tra bài cũ, bạn giới thiệu bài và ghi đầu bài của tiết học
lên bảng. Cả lớp cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài mới vào vở của mình. Bạn
phát hiện ra mình đã ghi nhầm đầu bài bèn thông báo cho học sinh và ghi lại
đầu bài lên bảng. Em Chung cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và
càu nhàu nói: “Viết như vậy mà cũng viết”. Bạn cũng nghe thấy. Ở vào tình
huống này bạn xử lý như thế nào?
Tình huống số 23
Trong giờ trả bài kiểm tra định kì, một em học sinh đứng lên thắc mắc
với bạn một cách gay gắt: “Thưa cơ, tại sao em khơng có bài?”. Bạn xử lý


tình huống này như thế nào?
Tình huống số 24
Trong khi chấm bài tập làm văm cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài
làm của học sinh giống nhau từng chữ. Bạn sẽ xử lý sự việc này như thế nào?
Tình huống số 25
Khi chấm bài kiểm tra của học sinh, bạn nhận thấy có một trường hợp
xuất sắc “đột xuất”: Bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu
nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Bạn sẽ xử lý tình
huống này như thế nào?

Tình huống số 26
Hồng Nhung là một học sinh khối lớp 5 có năng khiếu hát. Nhà trường
quyết định đưa em vào danh sách đội tuyển văn nghệ của trường. Nhưng khi
em báo tin vui với cha mẹ em thì cha mẹ em kiên quyết khơng đồng ý mà chỉ
muốn em tập trung vào việc học các môn học vì năm nay là năm cuối cấp.
Em rất buồn và muốn bạn, giáo viên chủ nhiệm, giúp đỡ em thuyết phục bố
mẹ.
Bạn có đồng quan điểm với bộ mẹ của em Hồng Nhung khơng? Vì
sao?
Tình huống số 27
Lớp của bạn chủ nhiệm có một học sinh bị bệnh “tự kỷ”, trong các tiết
học em khơng học được gì chỉ ngồi chơi một mình. Giờ ra chơi em thường
xuyên bị các bạn trêu chọc. Khi biết tình hình đó, phụ huynh của em xin
phép cho em nghỉ không đi học nữa. Bạn sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
Tình huống số 28
Trong một lần dự tiết dạy thể nghiệm của đồng nghiệp - vừa là bạn rất
thân của bạn, tiết dạy khơng được thành cơng: cịn nhiều thiếu sót về kiến
thức, chưa tốt về phương pháp. Tuy vậy, khi đóng góp xây dựng tiết dạy để


rút kinh nghiệm chung thì mọi người trong tổ “nhìn mặt nhau” và đều góp ý
một cách chung chung, qua loa, lấy lệ, không nêu rõ ra những ưu hay khuyết
điểm của tiết dạy. Cịn bạn? Bạn sẽ đóng góp ý kiến của mình như thế nào?

Tình huống số 29
Lớp bạn chủ nhiệm có một số học sinh có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n.
Khi học sinh phát biểu cả lớp thường cười rúc rích. Bạn sẽ xử lý việc này như
thế nào?
Tình huống số 30
Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không

tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ và có nguyện vọng xin cho
con chuyển sang học ở lớp bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào với tình huống như
vậy?
Tình huống số 31
Nếu lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh vi phạm kỷ luật, bạn yêu cầu
học sinh về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng học sinh đó đã tự bỏ học. Bạn
sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống số 32
Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt, phụ huynh đó
năn nỉ bạn với câu "trăm sự nhờ thầy". Nếu là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó
bạn phải ứng xử thế nào?
Tình huống số 33
Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng
bạn lại khơng có khả năng ca hát. Bạn xử lý thế nào?
Tình huống số 34


Một học sinh khá trong lớp vì hồn cảnh gia đình q khó khăn, phụ
huynh đến trình bày với bạn xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ
nhiệm lớp đó, bạn sẽ ứng xử ra sao?
Tình huống số 35
Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học
sinh đã tự ý bỏ về giữa giờ. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Tình huống số 36
Do có sự xích mích, một số thanh niên ngồi trường đến chờ lúc tan
học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạn
sẽ xử lý thế nào?
Tình huống số 37
Mặc dầu nhà trường đã cấm nhưng học sinh lớp bạn chủ nhiệm vẫn
mang bóng đến đá trong sân trường. Các học sinh đó đá bóng làm vỡ một ơ

cửa kính. Bạn sẽ xử lý việc này như thế nào?
Tình huống số 38
Lớp bạn làm chủ nhiệm có em Hồng thường nghỉ học khơng phép.
Tuần qua em cũng có 3 buổi nghỉ học khơng phép. Bạn sẽ xử lí sự việc này
như thế nào?
Tình huống số 40
Bạn đã chủ nhiệm lớp 5A được hơn hai tháng, một hơm có một học
sinh xin bạn cho chuyển sang lớp khác học. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn
sẽ làm thế nào?
Tình huống số 41
Hùng được gia đình nng chiều. Em ham chơi, nhiều lần đi học muộn,
vi phạm nội qui làm ảnh hưởng đến lớp. Trong lớp hay nói chuyện, làm việc
riêng… Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm lớp nhắc nhở mà em chưa sửa chữa
khuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm lớp đã mời gia đình Hùng đến gặp để trao
đổi tìm biện pháp giúp đỡ em. Khi gặp giáo viên chủ nhiệm, gia đình lại có


thái độ bao che khuyết điểm cho con. Họ đưa ra đủ lí do: nào con đi học
muộn, hay khơng chuẩn bị bài do bận cơng việc gia đình,...
Tình huống số 42
Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh tham gia vào việc phá hỏng tài sản
của nhà trường nhưng khi bạn hỏi về sự việc này thì khơng có em nào nhận
lỗi mà bạn lại khơng có bằng chứng chinh xác? Bạn sẽ xử lí thế nào?
Tình huống số 43
Lớp chủ nhiệm của bạn có một em nhuộm tóc vàng và cắt kiểu tóc
khơng giống ai, trơng rất ngỗ nghịch? Bạn sẽ làm gì?
Tình huống số 44
Trên đường đi dạy về bạn phát hiện có một nhóm học sinh, trong đó có
một số học sinh do bạn làm chủ nhiệm đang tắm ở một nơi rất nguy hiểm.
Bạn sẽ xử lí việc như thế nào?

Tình huống số 45
Một lần cô giáo trả sổ liên lạc cho học sinh yêu cầu các em mang về nhà
cho cha mẹ xem và kí tên. Khi thu lại sổ phat hiện chữ kí trong sổ liên lạc của
một học sinh có chữ giả mạo. Là cơ giáo đó bạn sẽ làm gì?
Tình huống số 46
Bạn được giao nhiệm vụ tuyển sinh vào lớp 1, có một phụ huynh đã
một mực xin nhập học cho con, mặc dù con họ mới tròn 5 tuổi; vì cho rằng,
cháu có sức khoẻ tốt, đã biết đọc, biết viết.
Tình huống số 47
Đầu năm khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp bạn đã cho học sinh tìm hiểu
nội qui lớp học trong đó có qui định khơng được đi học muộn. Và cô đã
thống nhất với cả lớp, nếu đi học muộn sẽ bị phạt. Trong những tuần tiếp
theo bạn thực hiện đúng qui định đó, ai đi học muộn đều bị phạt. Hơm
nay, khi có một học sinh đi học muộn, sau khi hỏi lý do bạn lại tuyên
dương em trước lớp. Lúc đó cả lớp đều “nhao nhao” thắc mắc. Trong


trường này, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống số 48
Giả sử ở trường bạn, có một giáo viên ln tìm cách làm mất uy tín, nói
xấu bạn trước mặt những giáo viên khác. Trong trường hợp này, bạn sẽ làm
gì?
Tình huống số 49
Một hơm, hiệu trưởng gọi bạn lên nói rằng “phụ huynh em Nguyễn
Văn A sáng nay đã đến đề nghị và xin chuyển con họ sang một lớp khác”. Lý
do mà vị phụ huynh đó xin chuyển con mình sang lớp khác là muốn con được
học với cô giáo đã từng đạt giáo viên giỏi tỉnh, có kinh nghiệm trong dạy học
để em A có điều kiện phát triển hơn.
Tình huống số 50
Vào đầu năm học, bạn được nhà trường giao chủ nhiệm một lớp học có

tỷ lệ học sinh yếu khá nhiều và cũng có thể nói đây là một lớp yếu nhất
trường.
Tình huống số 51
Thầy X là giáo viên dạy môn Âm nhạc là người rất thương học sinh và
cũng là người nghiêm túc trong công việc. Do chuẩn bị đến kỳ thi học sinh
giỏi nên trong các giờ Âm nhạc của thầy, một số học sinh lén lơi đề tốn, đề
Tiếng Việt ra giải. Thầy rất buồn, nhưng vì thương học sinh nên thường chỉ
nhắc nhở mà không nỡ lần nào phạt nặng. Một hơm, đồng chí đi ngang qua
lớp học của thầy X bắt gặp tình trạng đó.
Tình huống số 52
Trong khi tại địa phương đang có dịch cúm A H5N1, giả sử, ở trường
đồng chí có một học sinh có các biểu hiện bệnh như sốt nhẹ, đau mình mẩy,
đau họng nhưng vẫn đến trường, qua tìm hiểu, được biết gia đình học sinh
đó cũng đang có người mắc bệnh tương tự. Là giáo viên chủ nhiệm, đồng chí
sẽ xử lý tình huống này như thế nào?


Tình huống số 53
Trong giờ lên lớp, bạn phát phiếu học tập cho học sinh. Khi vừa phát
xong, lên bàn giáo viên bạn phát hiện đã phát nhầm bài tập. Bạn sẽ xử lý việc
này như thế nào? Vì sao?
Tình huống số 54
Sau một đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện số học sinh của lớp
bạn bị cận thị tăng cao đột ngột. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bạn cần
phải làm gì để hạn chế và phịng ngừa tật khúc xạ của học sinh trường mình?
Tình huống số 54
Lớp đồng chí chủ nhiệm, có một học sinh thường lấy cắp tiền của bà
nội để “cống nạp” cho một học sinh cùng lớp vì nếu khơng đưa học sinh
này dọa sẽ đánh. Khi phát hiện ra phụ huynh đã phải bỏ cơng việc để
đưa đón con, khơng dám cho con đi học một mình. Một hơm phụ huynh

trực tiếp phản ánh bạn mới biết được sự việc này. Là một giáo viên chủ
nhiệm bạn sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
Tình huống số 55
Bạn đang chủ nhiệm lớp 3A, lớp bạn có một học sinh giỏi vượt trội và
phụ huynh đã gặp bạn đề nghị với nhà trường cho con mình học vượt lên
một lớp (lớp 4). Bạn có đồng ý khơng? Vì sao?


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ
HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TIỂU HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015

GỢI Ý XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
TRONG CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC

Tình huống số 01
Lớp đồng chí có em Huyền Trang được bầu làm Liên đội trưởng,
nhưng trong một cuộc họp Hội cha mẹ học sinh của lớp bố của em Huyền
Trang một mực nhờ giáo viên chủ nhiệm đề nghị với nhà trường cho con
mình thơi giữ chức vụ Liên đội trưởng vì lí do, làm chỉ huy Liên đội ảnh
hưởng nhiều đến việc học tập các mơn văn hóa.
Đồng chí giải quyết tình huống trên như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Khen ngợi, chúc mừng phụ huynh có một đứa con ngoan, học giỏi, đặc
biệt có tố chất lãnh đạo và có nhiều năng khiếu hoạt độngk xã hội. Nếu được bồi
dưỡng sớm thì sẽ rất phát triển.
- Phân tích cho phụ huynh biết: Cơng tác Đội nói riêng, hoạt động ngồi
giờ lên lớp nói chung là một hoạt động quan trong nhằm giáo dục và hình thành
kỹ năng sống cho học sinh. Đây là một trong những mục tiêu quan trong của



GDTH.
-> Góp phần tích cực vào việc giáo dục tồn diện,... (phải xác định đây là
cơ hội vàng để tuyên truyền, khích lệ phụ huynh học sinh trong việc ủng hộ chủ
trương tăng cường giáo dục toàn diện học sinh).
- Tham gia hoạt động Đội thực chất là một hoạt động học tập rèn luyện, có
tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa.
- Đề nghị với nhà trường sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý cho cả Ban chi huy
Liên đội, trong đó có cả con bác.
Tình huống số 02
Trong một cuộc họp Hội cha mẹ học sinh đầu năm, có một số người
chưa đồng tình chủ trương tổ chức ăn bán trú cho học sinh của nhà trường,
lý do phải đóng đậu thêm tiền tốn kém, điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn.


Đồng chí hãy trình bày cách giải quyết của mình để thực hiện
được chủ trương bán trú của nhà trường?
Gợi ý trả lời:
- Phân tích tác dụng của việc tổ chức bán trú tại trường (có lợi cả về
sức khỏe, tiết kiệm thời gian, kinh phí, an tồn,...)
- Đặc biệt tổ chức bán trú sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao chất
lượng DH buổi 2.
- Giới thiệu cho phụ huynh biết một số mơ hình bán trú có chất lượng
trong và ngoài tỉnh, đồng thời thuyết phụ phụ huynh ủng hộ chủ trương lớn
của ngành.
Tình huống số 03
Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh vi nội quy của nhà trường sắp
bị đưa ra để xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh của học sinh đó là bạn
của bạn đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội
đồng kỷ luật chiếu cố và “cho qua”. Trong trường hợp này, bạn ứng xử

thế nào với vị phụ huynh đó?
Gợi ý trả lời:
- Trước hết, nên giải thích cho vị phụ huynh đó hiểu được mức độ vi
phạm kỷ luật trầm trọng của con họ và biện pháp xử lý kỷ luật là cần thiết để
giáo dục em. Phải nói thế nào để vị phụ huynh đó hiểu rằng việc đưa trường


hợp của em ra xét ở Hội đồng kỷ luật nhà trường khơng có gì khác là nhằm
giúp đỡ em tiến bộ, chỉ cho em thấy hậu quả của việc vi phạm kỷ luật, để em
nhận lỗi và chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình. Có như
thế lần sau em mới khơng tái phạm.
- Cần nói để phụ huynh của em hiểu rằng chiếu cố cho em lúc này
không phải là giúp đỡ em mà trái lại, chỉ làm hại em, và rất có thể lần sau
em vẫn tiếp tục phạm lỗi.
- Để phụ huynh của em “yên tâm”, chúng ta cũng có thể nói với họ
rằng việc đưa ra Hội đồng kỷ luật trường không phải là điều gì ghê gớm cả
và bạn sẽ hết sức giúp đỡ trong khả năng có thể để nâng đỡ em nếu như em
biết ăn năn và quyết tâm sửa chữa sai lầm.
- Và cũng cần phải nói cho phụ huynh biết rằng để xảy ra hiện tượng
học sinh vi phạm kỷ luật lỗi một phần cũng do phía gia đình và nhà trường
chưa nghiêm khắc trong việc giáo dục em. Chính vì thế đây là cơ hội để bạn
đưa ra lời đề nghị và giải pháp để thắt chặt hơn mối quan hệ này. Nếu khéo
léo bạn có thể chuyển hướng mục đích của buổi gặp gỡ này từ “nhờ vả” sang
sự phối hợp để tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của em học sinh và bàn biện


pháp giúp đỡ. Bằng một thái độ nghiêm túc, bằng tinh thần trách nhiệm bạn
hãy biến nó thành một cuộc trao đổi cởi mở và thẳng thắn.
- Tuy nhiên, cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với tình huống vị
phụ huynh đó sau khi bị bạn từ chối sẽ tức giận với bạn. Điều đó hồn tồn

có thể xảy ra. Nhưng dù thế nào bạn cũng phải giữ vững nguyên tắc không
thỏa hiệp chiếu cố cho những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Có thể bạn sẽ
gặp phải một vài rắc rối nào đó, nhưng lương tâm bạn thanh thản vì đã làm
trịn trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm. và chắc chắn rằng sau đó mọi
người (kể cả vị phụ huynh đã bị từ chối ấy) cũng khơng thể nhìn bạn với ánh
mắt coi thường.
Tình huống số 04
Trong lớp của bạn chủ nhiệm, hầu hết các em học sinh đều ngoan,
chăm chỉ học tập và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam
nghịch ngợm, lười học, hay bị cơ giáo phê bình. Chính vì lí do này mà
nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, bạn nhận
thấy học sinh của mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để
không phải chào cô.
Bạn sẽ làm như thế nào để khắc phục tình trạng này? Tại sao bạn
lại làm như vậy?
Gợi ý trả lời:
- Về thái độ: Xem đây là một việc bình thường, do đặc điểm tâm lý
của hầu hết học sinh khi phạm lỗi. Tuyệt đối không được dùng các biện pháp
tiêu cực, có thể làm cho các em ngày càng xa lánh mình hơn.


- Nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương
tự để nhắc nhở, giáo dục chung cả lớp. Hãy nhắc cho các em hiểu đó là một
việc nên làm, một việc thể hiện văn hoá, đạo đức của con người các em, và
cũng là biểu hiện tình cảm của các em với thầy cơ giáo. Bạn cũng nên nói
với học sinh:
“Nếu cơ gặp học sinh của mình ngồi đường mà các em khơng chào
cơ thì cơ sẽ buồn lắm vì cơ nghĩ điều đó là do mình đáng ghét và dữ dằn nên
học sinh mới sợ và lẩn tránh khơng muốn gặp mình”. Câu nói đùa mà thật
như vậy sẽ có thể nhắc nhở học sinh chú ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo.

Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng tránh khơng
chào giáo viên cũng có thể do ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm hoặc sợ hãi.
Chúng ta cũng nên gần gũi hơn với những em này, nhẹ nhàng khuyên bảo
các em chứ không nên quá gay gắt mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã
u q thầy cơ giáo, có lẽ khơng có học sinh nào lại phải giả vờ như không
trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô giáo chỉ bởi vì… ngại phải chào.


Tình huống số 05
Khi tổ chức đội bóng của lớp tham gia một giải bóng đá trong
khn khổ giữa các khối lớp của trường, là giáo viên chủ nhiệm, bạn
cần quan tâm đến những vấn đề gì? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
- An toàn cho học sinh là vấn đề quan tâm hàng đầu;
- Tổ chức tập luyện; cổ động viên,...
- Các điều kiện đảm bảo cho các học sinh thi đấu (kinh phí, sân bãi).
Tình huống số 06
Một lần vì có việc bận đặc biệt nên bạn đã đến lớp muộn 15 phút.
Khi vừa bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo
hị vì tưởng cơ giáo khơng đến dạy. Gặp tình huống này bạn xử lý thế
nào?
Gợi ý trả lời:
Trong tình huống này, dù có tự ái hay khơng vừa lịng trước hành
động đó của học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên
lớp” học sinh, bạn thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng
thời bạn cũng nên nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột
phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không nên làm
như thế. Và bạn cũng không nên để mất quá nhiều thời gian vào những



chuyện “ngồi rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình
với tâm lý thoải mái để buổi học được thành cơng.
Tình huống số 07
Một phụ huynh đến gặp xin cho con mình được nghỉ tập văn nghệ
vì lí do tập văn nghệ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập các mơn văn
hóa. Theo đồng chí nên trả lời phụ huynh đó thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Khen ngợi, chúc mừng phụ huynh có một đứa con ngoan, học giỏi,
đặc biệt có năng khiếu văn nghệ rất tốt, có nhiều tố chất hoạt động xã hội rất
được thầy cô và ban bè mến mộ. Nếu được bồi dưỡng sớm thì sẽ rất phát
triển.
- Phân tích cho phụ huynh biết: Năng khiếu văn nghệ của trẻ em là hết
sức quan trọng, nhất là trong xã hội ngày nay, năng khiếu văn nghệ, ca hát
rất dễ tạo cơ hội cho con người thành đạt về mọi mặt.
- Tham gia hoạt động văn nghệ trong trường học thực chất là một hoạt
động học tập rèn luyện, có tác dụng bổ trợ cho các việc học văn hóa.


- Nhà trường sẽ sắp xếp lịch sinh hoạt hợp lý cho đội văn nghệ nhà
trường, trong đó có cả con bác.
Tình huống số 08
Nếu ở lớp đồng chí có một học sinh bị di chứng chất độc da cam.
Đồng chí sẽ làm gì để cho học sinh đó được học hòa nhập?
Gợi ý trả lời:
- Để giúp trẻ khuyết tật, di chứng chất độc da cam hoà nhập cộng đồng,
cần có sự tham gia của rất nhiều đối tượng, trước tiên là đối tác tiếp xúc trực
tiếp hàng ngày với trẻ gồm giáo viên và học sinh khơng có khuyết tật khác
trong trường /lớp.
- Cần xoá bỏ mặc cảm, ý nghĩ tiêu cực đối với việc hoà nhập trẻ khuyết
tật của giáo viên, các em học sinh không khuyết tật và ngay cả phụ huynh

của những em này. Cần giúp các em phát triển một cách tự nhiên, không
cảm thấy sự khác biệt hay sự thương hại nào.
- Cần giáo dục các em học sinh thái độ tích cực với trẻ khuyết tật.
- Đề nghị cần có giáo viên chuyên trách, có phương pháp giảng dạy
riêng cho các cháu bị khuyết tật. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ giáo viên
phụ trách lớp có học sinh đó.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh để giáo dục,


dạy nghề cho các học sinh khuyết tật, giúp các trẻ này tự tin, hồ nhập vào
cuộc sống.
Tình huống số 09
Sau giờ ra chơi, bạn bước vào lớp, khi tiến hành bài dạy mới chỉ
bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh:
“Thưa… ưa… ưa… cơ em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp
mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu". Cả lớp nhốn nháo,
em học sinh không ngừng khóc.
Bạn sẽ làm gì lúc này bạn sẽ làm gì?
Gợi ý trả lời:
Việc cần làm trước tiên trong tình huống này là bạn phải trấn an em học
sinh đó để em khơng hoảng hốt. Bạn có thể nói: “Cơ rất hiểu sự lo lắng của
em nhưng em cứ bình tĩnh, đã có cơ ở đây. Nhưng bây giờ đang là tiết học,
chắc em cũng khơng muốn vì việc riêng của mình mà ảnh hưởng đến tất cả
các bạn trong lớp. Cô hứa sau tiết học này cô sẽ giải quyết giúp em”. Đó
cũng có thể coi là “kế hỗn binh” để bạn có thời gian suy nghĩ tìm ra giải
pháp tối ưu nhất.


Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài giảng của mình sớm, dành ra một
khoảng thời gian để giải quyết vấn đề. Trước tiên bạn nên khuyên em học

sinh đó xem xét lại thật kỹ xem có thật sự là mất tiền khơng và có thể là mất
ở đâu đó sau đấy mới đến lớp. Nếu sau khi em đã xem xét kỹ và khẳng định
với bạn rằng đã mất trong lớp học thì vấn đề lại trở nên khá nghiêm trọng rồi
đấy! Lúc này bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, ơn tồn để nói chuyện với các
em học sinh trong lớp. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, bạn
“kêu gọi” tinh thần tự giác của các em: “Cô biết lớp ta từ trước đến nay rất
thương u nhau, đồn kết và ln giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. Chính
vì vậy cơ tin khơng bao giờ có trường hợp lấy trộm tiền hay tài sản của nhau.
Hơm nay bạn A có mất một số tiền. Tuy đối với nhiều em đó khơng
phải là một điều gì to tát cả, nhưng trong điều kiện hồn cảnh nhà bạn A rất
khó khăn để có thể thuyết phục bố mẹ cho lại. Vậy các em thử đặt vào hoàn
cảnh của bạn A, các em sẽ hiểu và cảm thông với bạn. Cô mong rằng nếu
bạn nào đã “trót” cầm hay nhặt được tiền của bạn thì cho bạn xin lại. Nếu
không muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cơ để nộp quỹ cho bạn
A.
Cô sẽ rất cám ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không,
thực ra cô không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cơ đã khơng
làm như vậy, vì cơ biết các em khơng bao giờ muốn điều đó và điều quan
trọng là cơ tin vào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học”.
Tình huống số 10
Giờ học đã bắt đầu được 10 phút, bạn đang say sưa giảng bài thì


một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn.
Bạn bực mình vì bị mất hứng. Trong tình huống này bạn nên xử lý như
thế nào là hợp lý?
Gợi ý trả lời:
Nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp
tục giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị
gián đoạn và học sinh cũng khơng có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý.

Hết tiết học, bạn hãy gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học
muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng
giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinh mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài
học em khơng được nghe vì đi muộn.
Nếu em ấy thường xun đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp
xử lý nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình
để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần
nhà qua rủ em đó đi học cùng.


Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp
hành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng
bạn sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh khơng chấp hành kỷ luật.
Tình huống số 11
Trong lớp đồng chí chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại
thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú
ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về
tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em
học tốt thì bố của em lại xin cho con thôi học. Lý do là vì mẹ em mất
sớm, em lại có em nhỏ, bố em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em
để bố đi làm kiếm tiền nuôi các con. Đồng chí sẽ xử lí tình huống này
như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trước hết nên chia sẻ về những khó khăn của gia đình.
Cần phải khéo léo, tế nhị trao đổi rằng em ấy học chưa tốt khơng phải
vì em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung
vào việc học. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, vừa khơng
phải xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo điều
kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để cháu
học tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác kèm cặp, giúp

đỡ học sinh đó.


Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hồn cảnh khó
khăn như vậy thì bạn có khăng khăng khơng đồng ý vì lý do nhà nước đã có
luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũng khơng ích gì. Trong trường hợp
này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếp vì chính
tương lai của cháu. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau
đến giúp đỡ việc nhà cho em ấy có thời gian đi học. Bạn nên phối hợp với
hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt
qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia đình cho các em nhỏ của
học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh ấy
vẫn được tiếp tục đi học.
Tình huống số 12
Hùng là một học sinh học yếu và thiếu ý thức kỷ luật. Bạn đến gia
đình Hùng với mục đích tìm hiểu ngun nhân để phối hợp giáo dục,
giúp đỡ em nhưng gia đình lại nói: “Nếu thầy cơ khơng dạy được nó thì
để tơi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học ln cũng được”. Bạn
phải xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:


×