Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tình huống SP: có nên bỏ bài kiểm tra khộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.1 KB, 2 trang )

Có nên bỏ bài kiểm tra không?
Tình Huống:Sau một tiết kiểm tra viết, do đề bài khó quá nên kết quả
không có một học sinh nào trong lớp đạt điểm trung bình. Vì vậy tất cả
các em đề nghị cô giáo huỷ bài kiểm tra này.
Nếu là cô giáo đó bạn xử lý ra sao ? tại sao bạn xử lý như vậy.
Giải: Cùng tham khao các ý kiến sau đây
+Kiểm tra đánh giá là một quá trình chứ ko phải là một công việc riêng lẻ.
Để ra một đề kiểm tra cho học sinh thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố: Quá
trình dạy học, mục tiêu môn học, bài học, năng lực học tập của học
sinh...để đánh giá đúng năng lực của học tập của các em.
Trong trường hợp này, việc không có học sinh nào trên điểm trung bình là
do nhiều nguyên nhân, trong đó mình nghĩ nguyên nhân chính là do GV.
Để tránh tình trạng này thì GV cần phải cân nhắc thật kĩ nhiều yếu tố
trước khi ra đề. Điều này cũng giúp tránh tình trạng học sinh đòi làm bài
kiểm tra mới thay thế, nó tạo tiền lệ không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của
GV.
__________________
Đi học là hạnh phúc.
+Về mặt quản lý thì GV không có quyền tự ý bỏ một bài kiểm tra. Cứ cho
là trong trường hợp này GV có quyền bỏ bài kiểm tra đó thì ý kiến của
mình là : sau khi chấm xong, nếu thấy điểm của HS quá tệ thì mình nên
cân nhắc, có sự điều chỉnh đáp án, biểu điểm (tất nhiên là phải công
bằng, hợp lý) để điểm của HS tốt hơn. Khi phát bài cho HS ta cũng nói rõ
việc điều chỉnh này.
__________________
Xuân đi hoa vẫn nở
Xuân ở hoa vẫn rơi
Bận lòng chi rơi - nở
Tự tại thả thuyền trôi
+Thông thường GV ra đề kiểm tra theo một chuẩn cho học sinh TB nên
khi lở cho lớp có quá nhiều học sinh yếu khiến không có bài trên điểm TB


hoặc số bài trên TB ít hơn 25%. Ta nên chấm bài theo cách đánh dấu
phần đúng của đáp án, sau đó điều chỉnh thang điểm theo tiêu chí phần
nào có nhiều hs làm đúng sẽ nâng điểm cao hơn. Với cách này sẽ đối phó
được với các trường còn ép chỉ tiêu cho thi đua của GV.
+Kết quả bài kiểm tra của cả lớp đều dưới điểm trung bình vì như bạn xua
đã nói " đề khó quá" có thể thấy rằng trước hết lỗi thuộc về giáo viên. Bởi
lẽ giáo viên khi ra đề phải theo một chuẩn kiến thức nhất định và phải căn
cứ vào tình hình, lực học của học sinh, đề bài phải đảm bảo là học sinh
trung bình có thể giải quyết ít ra là 50% yêu cầu của giáo viên. Không
nên ra đề theo kiểu đánh đố, hoặc đòi hỏi quá cao ở học sinh.
+Khi sự việc đã xảy ra, theo tôi, giáo viên có thể giải quyết theo như cách
của thaygiaolang, nhưng hay hơn cả là giáo viên nên cho học sinh làm
tiếp một bài kiểm tra khác, rồi lấy kết quả là trung bình cộng của 2 bài
kiểm tra trên.
Tóm lại, tôi nhất trí là khi ra đề kiểm tra giáo viên phải thật cẩn trọng và
nhiệt tâm thì sự việc đáng tiếc nêu trên sẽ không xảy ra, phải không các
bạn?
__________________
Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
Với hình thức đánh giá yêu cầu điểm số của chúng ta hiện nay thì khi sự
việc xảy ra, em nghĩ chắc chắn GV phải có biện pháp, hoặc là ra hẳn một
bài mới luôn, cho khỏi lăn tăn, vừa đảm bảo quyền lợi điểm số cho các
em, vừa đảm bảo an toàn cho chính mình trong cuộc đua giành quyền trụ
hạng chiến sĩ thi đua, hoặc là lao động tiên tiến cuối năm
__________________
+Với trường hợp bạn đưa ra là 1 bài kiểm tra viết 1 tiết do đó bài kiểm
tra này nằm trong PPCT, theo đúng nguyên tắc không thể bỏ. Nếu bỏ thì
thời gian đâu để GV làm 1 bài kiểm tra khác.
Theo mình, nếu lỗi là do GV, thì dù có điều gì xảy ra, GV cũng phải đảm

bảo quyền lợi cho HS, có thể thay đổi đáp án, có thể cộng thêm số điểm
bằng với số điểm của các câu không phù hợp. Nếu lỗi do học sinh không
học thì đây cũng là một lời cảnh báo để các em cần cố gắng hơn.
Sau khi sự việc xảy ra GV có thể mất hết mọi danh hiệu trong năm học đó
nhưng nếu GV giải quyết thấu đáo, đặt quyền lợi của HS lên trên hết thì
GV sẽ có tất cả sau đó: kinh nghiệm cho bản thân, sự kính trọng và tin
tưởng của HS.
Theo em thì thế này ( Lỗi GV là đúng rồi, nhưng đã xảy ra rồi ) -Nếu đây
là bài 15 phút hoàn toàn có thể bỏ hoặc làm như các ý kiến trên như của
thaygiaolang, -Nếu đây là bài 45 phút thì không thể vẽ ra để kiểm tra
được đâu vì theo phân phối chương trình rất khó. Cách xử lý của các thầy
rất hay cảm ơn mọi người
Chắc các bạn chọn cho mình cách giải quyết tốt nhất?Hồi âm nhé!

THCSTTCẦUKÈ

×