Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giải thích tấn công từ chối dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.84 KB, 2 trang )

Giải thích tấn công từ chối dịch vụ
trang này đã được đọc lần
Bài viết chỉ dành cho mục đích học tập, và dành cho newbie, những người hoàn toàn không biết
về tấn công từ chối dịch vụ (DOS), đây là những điểm cơ bản nhất về tấn công từ chối dịch vụ.
Có 2 cách để tấn công từ chối dịch vụ là kiểu lame (tạm dịch là kiểu dành cho những kẻ trình độ
thấp) và elite (cách thức tiên tiến):
Kiểu lame
Bom thư- là kĩ thuật làm cho hòm thư của người khác bị lụt bởi các bức thư, đây là một trong
những dạng thấp nhất của DOS. Mọi người đều có thể lên mạng để kiếm vài chương trình boom
thư như UNA hoặc KABOOOM , điền hòm thư của nạn nhân và … gửi thư. Hòm thư của nạn nhân
sẽ đầy ắp thư hoặc có 1 cách đơn giản hơn đó là đăng kí địa chỉ của hắn với một site sex, hòm
thư của hắn sẽ bị boom mà bạn chẳng cần phải làm gì cả.
Nếu như nạn nhân là admin của một site nào đó thì bằng cách boom thư bạn đã tiêu tốn một
lượng lớn không gian đĩa cứng của hắn.
Đăng nhập liên tiếp: giả sử một mail server cho phép bạn đăng nhập một số ít lần và bạn biết
tên đăng nhập của hắn, bạn có thể dùng một chương trình để đăng nhập liên tiếp, khi đó nạn
nhân sẽ không thể đăng nhập vào hòm thư, như vậy là bạn đã khoá đường vào của hắn.
Bây giờ thì sẽ là những cách tiên tiến hơn nhưng cũng đòi hỏi ở bạn trình độ và sự thông minh
của bạn
Tràn Syn
Đây là cách tấn công vào phương thức bắt tay của TCP/IP
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu một chút về TCP/IP
Cách bình thường:-
Syn-packet được gửi tới máy chủ bởi máy khách có ý định thiết lập kết nối
SYN
Máy khách --------------à Máy chủ
Ở bước thứ 2 máy chủ sẽ trả lời với một gói SYN/Ack tới máy khách
SYN/ACK
Máy khách ß-------------- Máy chủ
Bước thứ 3 và là bước cuối cùng.
Máy khách trả lời bằng một gói ack tới máy chủ và cơ chế bắt tay ba bước được hoàn thành


Bây giờ đến phần tấn công
Nhiều Syn-packet được gửi tới máy chủ thông qua một địa chỉ IP giả (địa chỉ IP chết hoặc không
có), sau đó điều gì xảy ra, máy chủ sẽ trả lời với gói syn/ack và máy chủ đợi gói ack xác nhận.
Nhưng vì địa chỉ IP không tồn tại nên nó vẫn phải chờ đợi, do vậy nó trì hoãn và tiêu tốn tài
nguyên của hệ thống và làm cho hệ thống bị treo hoặc khởi động lại.
Land attack
Tấn công kiểu land attack cũng giống như tấn công kiểu tràn Syn nhưng thay bởi địa chỉ IP giả
mạo hoặc chết thì nó sử dụng chính ngay IP của mục tiêu. Nó tạo ra một vong lặp vô tận và hệ
thống đích bị phá vỡ. Nhưng hầu hết hệ thộng đều được thiết lập để chống lại kiểu tấn công này.
Smurf Attack
Là một dạng tấn công kiểu brute force (hàng loạt), trong đó một số lượng khổng lồ các router
(định tuyến) sử dụng địa chỉ IP giả từ bên trong mạng đích, do đó khi nó nhận tín hiệu ping
(thăm dò) nó sẽ phản hồi và làm lụt mạng. Và làm ngưng trệ giao thông mạng.
Lụt Udp
Đây là dạng tấn công 2 hệ thống đích và có thể sử dụng để ngừng các dịch vụ của 2 hệ thống.
Cả 2 hệ thống được kết nối tới nhau, một tạo ra một chuỗi các kí tự cho mỗi gói nhận, theo cách
nói khác là tạo ra các kí tự yêu cầu UDP trong khi đó hệ thống còn lại sẽ phản xạ lại mọi thông
điệp mà nó nhận được. Do vậy tạo nên một vòng lặp vô hạn giữa 2 hệ thống, mọi dịch vụ khác
giữa chúng bị tê liệt.
Ping of death
Kiểu tấn công này sẽ không làm việc được đối với các máy chủ đã được thiết lập để phòng ngừa
nó. Trong kiểu tấn công này hệ thống đích được thăm dò bởi một gói vượt quá kích thước bình
thường cho phép bởi giao thức tcp/ip và sẽ làm cho hệ thống đích bị treo hoặc khởi động lại
Tear Drop
Khi dữ liệu được gửi từ một hệ thống tới hệ thống khác nó được chia ra thành những mảnh nhỏ
hơn và được máy đích tập hợp lại. Các gói này có một trường offset trong phần đầu của gói TCP
là phần qui định phần dữ liệu nào được gửi đi. Nó kết hợp với số chuỗi, giúp cho máy đích có thể
tập hợp các gói lại.
Trong phương thức tear drop các gói được chuyển đi với trường offfset chồng chéo, khiến cho
máy nhận không thể ráp chúng lại và dẫn tới bị phá vỡ.

DDOS
Có một kiểu tấn công mới gọi là DDOS trong đó nhiều máy tính được sử dụng để tấn công từ
chối dịch vụ.

×