Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPTM QUỐC TẾ ĐẠI HOÀNG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.32 KB, 11 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CPTM QUỐC TẾ ĐẠI HOÀNG MINH
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐẠI HOÀNG MINH.
. 1. Ưu điểm
*Về công tác quản lý :
Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn
đứng trước những cạnh tranh gay gắt. Công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh, phải đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Do vậy ,tiêu thụ thành phẩm
luôn đươc ban lãnh đạo Công ty quan tâm và tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh.
Sau thời gian xây dựng và hoạt động, Công ty đã không ngừng phát triển,
khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước. Hệ thống quản lý nói
chung, bộ máy kế toán nói riêng, trong đó đặc biệt là bộ phận kế toán tiêu thụ
thành phẩm không ngừng được hoàn thiện để phục vụ tốt hơn cho sản xuất kinh
doanh. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, thực hiện
chuyên môn hoá không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý.
Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình một phòng kế toán trung tâm giúp
giám đốc nắm được các thông tin kế toán một cách nhanh chóng, kịp thời để từ đó
đưa ra các quyết định đúng đắn. Bộ máy kế toán của công ty gồm những cán bộ kế
toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu cùng với sự phân công công việc hợp
lý là một trong những nhân tố giúp cho công tác hạch toán được chính xác và phù
hợp với yêu cầu của nền kinh tế hiện nay.
*Về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả.
-Về chứng từ :
Các chứng từ tiêu thụ thành phẩm được lập rõ ràng, chính xác, đúng quy
định của Bộ tài chính. Do đó, các chứng từ phản ánh đầy đủ những thông tin về
nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trình tự luân chuyển chứng từ của công
ty bảo đảm cho chứng từ lập ra có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác kế toán của công ty, đặc biệt là cung cấp thông tin kế toán cần
thiết cho các bộ phận tiêu thụ thành phẩm.
-Hệ thống tài khoản sử dụng:


Hệ thống tài khoản hiện nay mà công ty áp dụng là hơp lý và đúng chế độ
kế toán, đồng thời nó phù hợp với mô hình hoạt động của công ty là hạch toán
tổng hợp hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên.
-Hệ thống sổ sách :
Các sổ sách dùng để hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ là rõ ràng, phản ánh được cả số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp. Công ty có sự
chỉ đạo thống nhất từ phòng kế toán đến các đơn vị cơ sở. Vì vậy, việc hạch toán
kế toán và các báo cáo kế hoạch thực hiện có nền nếp, quản lý chặt chẽ các chỉ
tiêu về doanh thu, chi phí và kết quả tại các đơn vị cơ sở.
-Tổ chức tiêu thụ thành phẩm :
Công ty Cổ Phần Thương Mại Quốc Tế Đại Hoàng Minh tổ chức quá trình
tiêu thụ nhanh, đồng thời đảm bảo chuyển hàng tới cho khách hàng trong thời gian
ngắn nhất nếu được khách hàng yêu cầu chuyển hàng. Đội ngũ nhân viên năng
động, kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại nên quá trình tiêu thụ luôn thuận
tiện, mặc dù đôi lúc có sai sót nhưng sau đó đều được giải quyết hợp lý.
2. Nhược điểm
* Về quá trình luân chuyển chứng từ:
Chứng từ ban đầu là hoá đơn GTGT, từ khi phát sinh nghiệp vụ tiêu thụ
thành phẩm đến khi quay về phòng kế toán còn chậm, làm cho kế toán không
phản ánh được kip thời tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty. Từ đó ảnh hưởng
cả đến việc kê khai thuế GTGT.
* Hình thức sổ kế toán :
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ – Ghi sổ. Hình thức
này đã phát huy được tác dụng trong những năm qua khi công ty áp dụng kế toán
thủ công, nâng cao năng suất lao động kế toán, đảm bảo đối chiếu chặt chẽ, đồng
thời cán bộ kế toán có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tuy nhiên hình thức
này tỏ ra không phù hợp khi công ty đưa máy tính vào nhằm giảm bớt công việc
cho kế toán.
*Phương pháp tính giá hàng xuất kho :
Công ty áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự

trữ) do vậy đến cuối kỳ, sau khi tính được giá thực tế bình quân và căn cứ vào số
lượng hàng xuất trong kỳ, kế toán mới tính được giá trị hàng xuất bán trong kỳ.
Điều này có nghĩa là công tác kế toán cuối tháng rất nhiều nên một phần làm cho
thời gian lập báo cáo chậm lại, mặt khác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo
(tính cập nhật,...).
*Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Công ty không tiến hành hạch toán xác định kết quả tiêu thụ theo từng
nhóm thành phẩm kinh doanh cụ thể trong khi đã thực hiện ghi nhận doanh thu
theo từng nhóm mặt hàng riêng. Như vậy, ban lãnh đạo của công ty khó có thể
đưa ra được quyết định phát triển mở rộng kinh doanh những mặt hàng kinh
doanh thu được nhiều lợi nhuận nhất.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CPTM QUỐC TẾ ĐẠI
HOÀNG MINH.
Qua tìm hiểu thực tế tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Quốc Tế Đại Hoàng
Minh trong thời gian thực tập và trên cơ sở lý luận đã được học tập tại trường về
hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, em xin đưa ra một số
đề xuất nhỏ nhằm góp phần không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán tại
công ty, đồng thời phần nào khắc phục được những hạn chế đang tồn tại ở Công
Ty Cổ Phần Thương Mại Quốc Tế Đại Hoàng Minh.
1. Cải tiến hạch toán hàng bán đại lý
Công ty nên thực hiện phương thức gửi thành phẩm qua đại lý ( Đại lý độc
quyền về các thiết bị ngành điện, … ) và ấn định giá bán thành phẩm phù hợp, cho
đại lý hưởng một tỷ lệ hoa hồng và tính vào chi phí bán hàng. Đây chính là động
lực thúc đẩy các đại lý hăng say hơn trong công việc tìm kiếm khách hàng. Kế
toán sử dụng TK 157 - hàng gửi bán để hạch toán số hàng xuất gửi đại lý tiêu thụ.
Như vậy, khi xuất hàng gửi đại lý, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 157
Có TK 155
- Khi đại lý tiêu thụ được TP và nộp báo cáo về công ty, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112,131 (đại lý )
Có TK 511
Có TK 3331
-Tính hoa hồng phải trả cho đại lý:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111,112,131( đại lý)
-Xác định giá vốn của hàng tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK 157
2. Hệ thống sổ sách kế toán.
Công ty nên mở "Sổ chi tiết TK 511" cho từng loại TP và từ đó tiến hành
xác định kết quả tiêu thụ TP cho từng loại hàng hoá đó. Có như vậy mới giúp công
tác quản trị có thể phân tích được các hoạt động kinh doanh một cách cụ thể chi
tiết hơn. Cụ thể, đến cuối tháng, quý kế toán căn cứ vào sổ chi tiết doanh thu, giá
vốn ..., và tiến hành phân bổ chi phí QLDN và CPBH theo doanh thu của từng loại
TP kinh doanh đó để xác định kết quả tiêu thụ của từng loại TP.
Ví dụ: Tổng doanh thu của toàn công ty trong quý IV là 321.125.000.
(1000đ) trong đó doanh thu thuần TP X là 15.000.000 (1000đ). Tổng chi phí
QLDN phát sinh trong kỳ là 5.035.000 (1000đ) tổng CPBH phát sinh trong kỳ là
2.872.000 (1000đ) Vậy
= 15.000.000 x 5.035.000
Chi phí QLDN
(CPBH) của
từng loại thành
phẩm
=
Doanh thu của từng loại
thành phẩm
x

Tổng chi phí
QLDN(CPBH
) phát sinh
trong kỳ.
Tổng doanh thu của tất cả
các thành phẩm kinh
doanh
Chi phí QLDN phân bổ cho
Thành phẩm X trong kỳ
321.125.000

= 235.188,790 (1000đ)
CPBH phân bổ cho thành
phẩm X trong kỳ
=
15.000.000
x 2.872.000
321.125.000

= 134.153,367 (1000đ)
3. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi.
*Dự phòng phải thu khó đòi
Hiện nay, thành phẩm của công ty được thực hiện theo phương thức bán
bằng chuyển khoản chiếm tỷ trọng lớn nên việc thu hồi được hết số nợ là công
việc không dễ dàng. Do vậy, để dự phòng những tổn thất về các khoản thu khó đòi
có thể xảy ra, đảm bảo giữa doanh thu và chi phí trong kỳ được phản ánh một
cách chính xác, công ty nên lập dự phòng cho những khoản nợ khó đòi. Để lập dự
phòng phải thu khó đòi, công ty sử dụng TK 139" Dự phòng phải thu khó đòi ".
Như vậy, cuối mỗi niên độ kế toán phải tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự
phòng chi tiết cho từng khách hàng khó đòi. Khi lập dự phòng phải thu khó đòi, kế

toán hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)
Số dự phòng cần lập
cho niên độ tới của
khách hàng đáng ngờ
=
Tổng số tiền nợ
phải thu khách
hàng đáng ngờ
x
Tỷ lệ ước tính không
thu được ở khách
hàng đáng ngờ
Ví dụ: Ngày 28/12/2005 khách hàng là Điện lực Hà Nội vẫn chưa thanh
toán số nợ cũ mua từ tháng 10/ 2004 của công ty là 80.000.000 (đ), tỷ lệ ước tính
không thu được khoản nợ này là 20%. Kế toán của công ty tiến hành trích lập dự
phòng cho năm tới cho khoản thu khó đòi này như sau:
Nợ TK 642 : 80.000.000 x20% =16.000.000(đ)
Có TK 139: 16.000.000(đ)

×