Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản trong thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.53 MB, 75 trang )


B ộ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




BỘ T Ư PHÁP





TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








NGUYỀN THANH PHONG

BỆ N PHÁP CƯỞNG CHÉ, KÊ BIÊN TÀI SẢN
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN s ự
CHUYÊN NGÀNH: LU Ậ T D Â N s ự
MÃ SỐ: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC









NGƯỜI H Ư ỚNG DẪN: TS. LÊ THU HÀ
TRUNG TÂM THƠNG TIN ĩl- ^
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LT MÀ
PHỊNG Đ Ọ C ___ 1 XẨ.Ỉ -— I

HÀ N Ộ
I-2 0 1 1
______________________
•____________________________________


LỜI CẢM ƠN

Xin được chân thành cảm ơn đến các Thầy, các Cô đang công tác và
giảng dạy tại Trường Đ ại học Luật H à N ội đã quan tâm, tạo điều kiện giúp
đ ỡ tơi trong suốt khóa học và quá trình thực hiện ỉuận văn này.
Xin được chân thành cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị, đồng nghiệp, bạn
bè đã giúp đ ỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn tới Tiến s ĩ Luật học L ê Thu H à đã
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hồn thành luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, với khả năng của bản thân còn nhiều
hạn chế nên ỉuận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. M ong
được các Thầy, các Cô và các bạn đóng góp ỷ kiến để luận văn được hồn
thiện hơn.



BẢN G KÍ H IỆU CÁC TÙ V IẾ T TẮT

LTHADS

: L uật thi hành án dân sự

BLDS

: Bộ luật dân sự

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

PLTHADS

: Pháp lệnh thi hành án dân sự

TAND

: Tòa án nhân dân


MỤC LỤC

PHẦN M Ở Đ Ầ U ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: M ỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÊ THI HÀNH ÁN DÂN s ự






VÀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHỂ KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH
ÁN DÂN S ự ............................................................................................................................6
1.1 Thi hành án dân s ự ................................................................................................. 6
1.1.1 .Khái niệm thi hành án dân s ự ........................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm thi hành án dân s ự ........................................................................... 9
1.1.3. Ý nghĩa của thi hành án dân s ự ......................................................................11
1.2. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân s ự .................. 11
Ỉ.2.Ỉ. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân

sự ................................................... 11

1.2.2. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân s ự .............. 13
CHƯƠNG II: QUY Đ ỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ T H ự C TRẠNG ÁP
V










DỤNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHÉ KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI
H ÀNH ÁN DÂN S ự .......................................................................................................... 24
2.1. Nội dung các quy định pháp luật về thẩm quyền, điều kiện áp dụng
biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân s ự ..................................24
2.1.1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi
hành án dân s ự ....................................................................................................................... 24
2.1.2. Điều kiện áp dụng biên pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi
hành án dân s ự ........................................................................................................................25
2.2. Nội dung các quy định pháp luật về trình tư áp dụng biện pháp cưỡng
chế kê biên tài sản trong thi hành á n .................................................................................27
2.2.1. Phạm vi tài sản kê b iên .................................................................................... 27
2.2.2. Nguyên tắc kê biên tài sản...............................................................................33
2.2.3. Xác minh về tài sản kê biên.............................................................................41
2.2.4. Thông báo về việc kê biên tài s ả n .................................................................44


2.2.5. Bảo quản, giao tài sản kê b iê n ........................................................................44
2.3.

Nội dung các quy định pháp luật về xử lý tài sản kê biên trong thi

hành án dân s ự ......................................................................................................................... 45
2.3.1. Định giá tài sản kê b iê n ....................................................................................45
2.3.2. Phương thức xử lý tài sản kê b iê n .................................................................47
2.3.3. Thanh toán tài sản kê b iê n ............................................................................... 49
CHƯƠNG III: PH Ư Ơ N G H Ư Ớ N G VÀ G IẢI PH Á P T H ự C H IỆN HIỆU







QUẢ BIỆN PH Á P C Ư Ỡ N G C H É KÊ B IÊ N TÀI SẢ N T R O N G THI
H À N H ÁN DÂN S ự .............................................................................................................51
3.1

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê

biên tài sản trong thi hành á n ................................................................................................ 51
3.2.

M ột số kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về biện pháp cưỡng chế

kê biên tài s ả n ...........................................................................................................................52
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong
thi hành án dân s ự ....................................................................................................................52
3.2.2. Giải pháp liên quan đến thực tiễn thực hiện các quy định của Luật
thi hành án dân s ự ....................................................................................................................60
K ẾT L U Ậ N .............................................................................................................................. 65
Danh mục tài liệu tham khảo


1
PHẦN MỞ ĐẦU

l.Tình thế cấp thiết của đề tài.
Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về
thi hành án dân sự nói riêng, đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc về “chất” của

Ngành thi hành án dân sự. Với việc thông qua Luật thi hành án dân sự đã đánh dấu
mốc lịch sử quan trọng đổi với công tác thi hành án dân sự ở nước ta. Nhiều nội
dung mới của Luật đã thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước. Sau hơn một năm áp dụng Luật này, công tác thi hành án đã có những
chuyển biển tích cực, đạt kết quả khả quan, góp phần vào việc giữ vững ổn định
chính trị và an tồn xã hội; đảm bảo được quyền, lợi ích họp pháp của Nhà nước, tổ
chức và công dân.
Tuy nhiên, trong thời gian ngắn áp dụng Luật thi hành án dân sự, nhất là trong
việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nói chung và biện pháp cưỡng chế kê
biên tài sản nói riêng cịn bộc lộ nhiều vướng mắc, do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây cản trở cho việc tiến hành hoạt động thi hành án dân sự như: cơ chế quản
lý, hoạt động THADS còn chồng chéo, sự phối họp của các cơ quan tổ chức trong
việc cưỡng chế chưa tốt, các quy định của pháp luật về biện pháp kê biên còn chưa
chặt chẽ, rõ ràng,thiếu sót quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng
nhân dân không được đảm bảo gây bức xúc trong xã hội.
Bởi vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn các phương thức,
tiến hành áp dụng biện pháp cường chế kê biên tài sản là cần thiết, chỉ ra những
khó khăn, vướng mắc. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục là việc làm có ý nghĩa
thiết thực cho thực tiễn. Đồng thời, góp phần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật
về thi hành án dân sự và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên
trong thực tiễn đảm bảo được quyền, ích họp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,
các cá nhân, ổn định chính trị an ninh của đất nước, tạo tiền đề cho sự pháp triển
của kinh tế - xã hội.
Do vậy, với mong muốn sóp phần phục vụ cho cơng tác nghiên cứu tìm hiểu
pháp luật, giúp ích cho cơng tác thi hành án dân sự trong tình hình mới nên tôi


2
quyết định chọn đề tài “Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân
sự ” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là biện pháp hết sức quan trọng trong
công tác thi hành án dân sự, là biện pháp phức tạp nhất và được Chấp hành viên áp
dụng nhiều nhất, nhằm bảo đảm hiệu lực trên thực tế các bản án, quyết định của
Tòa án, và các quyết định khác theo quy định của pháp luật. Do đó được nhiều nhà
nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít
cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi
hành án dân sự, trong số ít những cơng trình đó phải kể đến luận văn thạc sỹ của
Trần Thị Thanh Bình với đề tài:"Biện pháp cưỡng chế kê biên, bản đấu giá tài sản
để thi hành án", năm 2001, Trường Đại học Luật Hà Nội. Còn lại phần lớn các
nghiên cứu về biện' pháp cưỡng chế kê biên tài sản chỉ được các tác giả đề cập đến
một khía cạnh nào đó trong cơng trình nghiên cứu của mình, trong đó phải kể đến
luận văn thạc sỹ của Nguyễn Công Long với đề tài: "Các biện pháp cưỡng chế thi
hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn thiện" năm 2000; Luận
văn tiến sĩ của Nguyễn Thanh Thủy với đề tài: "Hoàn thiện pháp luật thỉ hành án
dân sự ở Việt Nam hiện nay" năm 2008; các cuốn “Giảo trình Luật thi hành án dân
sự Việt Nam ” của Trường Đại học Luật Hà Nội và cuốn “ Kỹ năng thi hành án dân
s ự ” của Học viện Tư pháp, Nxb Thống kê năm 2005; cuốn “ Luật thi hành án dân
sự Việt Nam- Những vẩn đề lý luận và thực tiễn” Nguyễn Cơng Bình (chủ biên)
năm 2007 Nxb Cơng an nhân dân; cuốn Bình luận Pháp lệnh thi hành án dân sự
năm 2004 của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp năm 2006; đề tài nghiên
cứu cấp trường “ Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân s ự ” của Trường Đại học
luật Hà Nội năm 2004. Ngoài ra, các vấn đề về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
nhàm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự được đề cập khá nhiều trên các
tạp chí chun ngành như tạp chí Tịa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
Tạp chí Kiểm sát....Như vậy, hiện nay chưa có một cơng trình khoa học nghiên
cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về biện pháp cưỡng chế
kê biên tài sản trong thi hành án dân sự. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào nghiên cứu và giải quyết một vài khía cạnh liên quan đến biện pháp



3
cưỡng chế kê biên tài sản, chưa nghiên cứu một cách tồn diện các vấn đề liên
quan. Đồng thời, cịn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, cụ thể, còn tồn tại những cách hiểu
khác nhau.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc
trong thực tiễn cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự nhằm nâng cao
hiệu quả thi hành án dân sự. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn
cần phải giải quyết được những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thi hành án dân sự, và biện pháp
cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự. Chỉ ra sự cần thiết cần phải quy
định biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được quy định trong các thời lịch sử.
- Phân tích, đánh giá và thực trạng áp dụng các quy định của LTHADS năm
2008 về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự; xác định các
khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành và tìm hiểu nguyên nhân của hạn
chế, vướng mắc đó.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật thi hành án dân sự về
biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và những giải pháp khác nhằm khắc phục hạn
chế và vướng mấc trong thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, từ
đó nâng cao hiệu quả của của cơng tác thi hành án dân sự.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về biện pháp cưỡng
chế kê biên tài sản như nguyên tắc kê biên, phạm vi tài sản kê biên, trình tự thủ tục kê
biên, xử lí tài sản kê biên...và một số vấn đề pháp lí có liên quan khác. Thực tiễn thi
hành các quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận
và thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn

chỉ tập trung vào một số vấn đề sau đây:
- Đối với pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam vê biện pháp cưỡng chế kê biên
tài sản, tập trung nghiên cứu LTHADS năm 2008 là Luật đang có hiệu lực thi hành.


4
- Thực trạng áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành dân
sự còn gặp phải khó khăn, vướng mắc.
- Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả của biện pháp cưỡng chế kê biên tài
sản trong thi hành án, luận văn tập trung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật
thi hành án dân sự về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
5. Phưoug pháp nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp
luật.
Ngoài ra, để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể đề tài đặt ra, luận
văn còn sử dụng nhiều phương pháp khoa học khác nhau như: phương pháp phân
tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát thực
tiễn...
6. Những kết quả nghiên cứu mói của đề tài.
Đây là cơng trình chun khảo nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống
về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
Thứ nhất: Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của biện pháp cưỡng
chể kê biên tài sản trong thi hành án dân sự, góp phần vào việc nhận thức thống
nhất bản chất, ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản. Những vấn đề lý
luận đó là cơ sở cho việc đánh giá, nghiên cứu quy định của pháp luật thi hành án
dân sự hiện hành về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và định hướng cho những
đề xuất của luận văn.
Thứ hai: Luận văn phân tích, đánh giá một cách khoa học những quy định của

pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành về biện pháp cưỡng chế kê biên
tài sản, cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong thời
gian gần đây; xác định những bất cập, vướng mắc trong các quy định của pháp luật
thi hành án dân sự về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản cần phải hoàn thiện,
những vướng mắc trong thực thi pháp luật cần phải khắc phục và xác định rõ
nguyên nhân của thực trạng đó.


5
Thứ ba: Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều
của LTHADS năm 2008 nhằm hoàn thiện quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên
tài sản trong pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam. Đồng thời luận văn cũng đề
xuất được một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
7. Cơ cấu của luận văn.
Luận văn gồm: Phần mở đầu; 03 chương; phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo.
Phần mở đầu.
Chương I: Một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự và biện pháp
cưõìig chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
Chương II: Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp
cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
Chương III: Phưong hướng và giải pháp thực hiện hiệu quả biện pháp
cưõng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


6
CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VÈ THI HÀNH ÁN DÂN s ự VÀ BIỆN PHÁP








CƯỠNG CHÉ KÊ BIÊN TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN s ự

1.1. Thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niêm thi hành án dân sư




Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi
hành của Tịa án và các cơ quan tài phán khác được thực hiện trên thực tế. Điều
136 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng
định “ Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật
phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải
nghiêm chinh chẩp hành

Hoạt động thi hành án nói chung và thi hành án dân sự

nói riêng trực tiếp góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, bảo đảm cơng bằng,
thực thi cơng lý và củng cố lịng tin của người dân đối với chế độ của Nhà nước.
Việc nhận thức và hiểu thế nào cho đúng về thi hành án dân sự là một vấn đề

hết sức quan trọng. Từ đó tạo những điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc xây
dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự được hiệu quả.
Tuy vậy khái niệm về thi hành án dân sự hiện nay vẫn có nhiều cách hiểu khác
nhau. Qua nghiên cứu, tìm hiểu tơi thấy có ba ý kiến khác nhau về khái niệm thi
hành án.
Ý kiến thứ nhất cho rằng “Thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư
pháp - hoạt động tổ tụng dân s ự ” [10; tr 238-239]. Theo ý kiến này thì thi hành án
dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính chất tài sản, độc lập và do cơ quan
tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện. Thi hành án củng cố kết quả của công tác
xét xử, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án nên thi hành án là giai
đoạn khơng thể thiếu trong q trình tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của
đương sự.
Ý kiến thứ hai cho ràng “Thi hành án là một thủ tục hành chính ” [11 ;tr 339].
Bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành mà điều
hành và chấp hành là đặc trưns; của hoạt động hành chính. Mặt khác, thi hành án


7
dân sự ở nước ta lại khơng do Tịa án - cơ quan tư pháp tổ chức. Ở đây quá trình tố
tụng chỉ do Tịa án đảm nhiệm đến khi ra bản án, quyết định thì cũng là đánh dấu
sự kết thúc của quá trình tố tụng. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật thì việc thi
hành án dân sự do cơ quan thi hành án đảm nhiệm. Tuy có sự đổi mới về tổ chức
thi hành án có sự độc lập riêng nhưng vẫn chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp mà đó là
cơ quan hành chính. Hoạt động của cơ quan thi hành án trên thực tế chịu sự chi
phối rất nhiều bởi các cơ quan tư pháp. Do vậy, thi hành án dân sự phải được coi là
một hoạt động của cơ quan hành chính.
Ý kiến thứ ba cho rằng “Thỉ hành án là một thủ tục hành chỉnh - tư pháp ”
[38; tr23]. Bởi vì thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành
quyết định của Tịa án - cơ quan tư pháp. Hơn nữa, trong quá trình thi hành án dân
sự còn phải tiến hành các hoạt động mang tính hành chính như chứng thực bản sao

giấy tờ, việc ủy quyền thi hành dân sự, trước bạ chuyển quyền sở hữu nhà cho
người được thi hành án .v.v... Quá trình này do các chủ thể thi hành án tự giác thi
hành hoặc do cơ quan có thẩm quyền buộc phải thi hành. Vì vậy, thi hành án được
quan niệm là thủ tục hành chính - tư pháp.
Nghiên cứu các ý kiến đó tác giả thấy ở một mực độ nhất định mỗi ý kiến đều
có tính hợp lý của nó. Tuy vậy, xét tổng thể về mọi mặt thì ý kiến thứ nhất cho ràng
thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp là hợp lý hơn cả bởi những lý
do sau:
Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành án dân
sự là hai mặt của q trình bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử là
tiền đề của thi hành án dân sự, khơng có hoạt động xét xử thì khơng có thi hành án
dân sự. Ngược lại, thi hành án dân sự tiếp nối với hoạt động xét xử làm cho bản án,
quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử. Theo
quy định của Điều 1 Luật thi hành án dân sự ( sau đây xin viết là: LTHADSy) “Khi
tiến hành hoạt động thi hành ản ngoài bản án, quyết định của Tịa án được thi
hành cịn phải có quyết định thỉ hành ản của các cơ quan có thẩm quyền”. Tuy
nhiên, quyết định thi hành án chỉ có ý nghĩa xác định thời điểm, quyền hạn, nhiệm
vụ của cơ quan thi hành án trong việc đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thi
hành. Quyết định này không làm thay đổi nội dung bản án, quyết định của Tòa án


8
và không làm thay đổi nội dung thi hành án. Quyết định thi hành án càng không
phải là văn bản áp dụng pháp luật hoặc các quyết định có tính chất điều hành - nét
đặc trưng của quyết định hành chính nên khơng thể đơn thuần coi quyết định này là
quyết định hành chính.
Thi hành án dân sự mang tính tài sản - đặc trưng của quan hệ dân sự. Nguyên
tắc quyền tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động thi
hành án dân sự cho nên thi hành án dân sự không thể coi là một dạng hoạt động
hành chính. Trên thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi

hành đều quyết định các vấn đề về tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng.v.v.. Thơng qua thi hành án dân sự, người phải thi hành án
phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ
nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.
Chủ thể tiến hành thi hành án có rất nhiều có thể là Tịa án, Cơ quan Cơng an,
Cơ quan thi hành án dân sự, chính quyền xã, phường hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người phải thi hành án cư trú, làm việc... Vai trò của từng loại chủ thể tham gia vào
q trình thi hành án có sự khác nhau đối với từng loại việc thi hành án. Tuy vậy,
trong thi hành án dân sự cơ quan thi hành án giữ vai trò chủ đạo, độc lập quyết
định. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác tham gia trong quá
trình thi hành án dân sự chỉ nhằm hỗ trợ cho cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án
đạt hiệu quả. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên chỉ tuân
theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Những nhiệm
vụ, quyền hạn của Chấp hành viên tạo ra tính độc lập của hoạt động thi hành án.
v ề tổ chức và quản lý thì cơ quan thi hành án dân sự tách khỏi các cơ quan tư
pháp địa phương, không có sự phụ thuộc nữa nên khơng phải là cơ quan hành
chính. Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp tổ chức
thực hiện. Việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước do nhiều cơ quan tư pháp
thực hiện và Tịa án chỉ là một trong các cơ quan đó. Cơ quan thi hành án dân sự có
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước cho nên
cơ quan thi hành án dân sự là một trong các cơ quan tư pháp.
Thi hành án dân sự được tiến hành trên cơ sở kết hợp cả phương pháp định
đoạt, giáo dục, thuyết phục với phương pháp mệnh lệnh. Để việc thi hành bản án


9
thuận lợi các đương sự vẫn được quyền tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của
họ và việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ như yêu cầu đương sự bên kia
hoặc cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án. Trong quá trình thi hành án thì họ
vẫn có quyền thỏa thuận việc thi hành án. Hoặc cơ quan thi hành án tiến hành giáo

dục, thuyết phục để người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Nếu khơng tự
nguyện thì mới áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết. Đây là một điểm khác biệt
cơ bản của thi hành án với thủ tục hành chính.
Thi hành án có mục đích nhằm “ phục vụ tốt nhiệm vụ xét xử của Tòa án” như
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII lần thứ 3 đã chỉ ra.
Bởi vì, thi hành án là hoạt động của một quá trình tố tụng tư pháp được bắt đầu từ
điều tra, truy tố, xét xử và kết quả là quá trình thi hành án nhằm đảm bảo thực thi
bản án, quyết định của Tòa án, khơi phục lại tình trạng ban đầu của trật tự pháp
luật. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án được coi là một nội dung quan
trọng của cải cách tư pháp. Đặc biệt, trong các văn bản pháp luật có hiệu lực mà
Nhà nước mới ban hành như BLTTHS sửa đổi năm 2003, BLTTDS năm 2004 thì
thi hành án vẫn được quy định là một giai đoạn của tố tụng dân sự.
Ngoài ra, để thực hiện các bản án, quyết định được đưa ra thi hành thì trong
q trình thi hành án dân sự đơi khi các chủ thể tham gia thi hành án còn phải tiến
hành các hoạt động như yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy
tờ, việc ủy quyền thi hành án, trước bạ chuyển quyền sở hữu nhà cho người được
thi hành án.v.v.. Tuy vậy, những hoạt động này khơng phải là hoạt động cơ bản chỉ
mang tính bổ trợ cho việc thi hành bản án, quyết định dân sự.
Như vậy, thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tư pháp- hoạt động tố
tụng dân sự trong việc thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án và các
quyết định khác do pháp luật quy định, được đưa ra thi hành theo quy định của
pháp luật, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các
cá nhản, cơ quan, tô chức.
1.1.2. Đặc điểm thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án và
các quyết định khác: Cũng như các hoạt động khác ( điều tra, truy tố, xét xử) hoại
động thi hành án cũng là hoạt động mang tính quyền lực chung, thống nhất trong


10

phạm vi tồn quốc. Khi có một bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án thì khơng
the áp dụng ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị hành chính khác nhau thì áp dụng khác
nhau được mà phải thực hiện theo một nguyên tắc thống nhất và có hiệu lực chung
trong phạm vi toàn quốc đối với bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây
cũng chính là yêu cầu của nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Thi hành án dân sự có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong quá trình thi hành
án nhất là trong việc tổ chức thi hành bản án, quyết định có nhiều nội dung phức
tạp như: Cơ quan thi hành án, Cơ quan chỉ đạo thi hành án, Cơ quan quản lý thi
hành án, Cơ quan hỗ trợ thi hành án...tạo nên mối quan hệ phối hợp giữa các cơ
quan trong thi hành án nhằm đảm bảo hoạt động thi hành án đạt hiệu quả cao. Đây
là đặc điểm cơ bản, quan trọng là cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa các cơ quan
trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, Chấp hành viên là người được Nhà
nước giao trách nhiệm trong công tác thi hành án, là người chịu trách nhiệm chính
về kết quả thi hành án.
Thi hành án dân sự chủ yểu là thi hành các quyết định của Tòa án về tài sản.
Khi đã nói đến tài sản thì đó là vấn đề cơ bản và đặc trưng của quan hệ dân sự. Sự
thỏa thuận và định đoạt luôn là hai yếu tố không thể thiếu được trong dân sự nên
luôn luôn được pháp luật dân sự tôn trọng và bảo vệ. Thông qua thi hành án dân sự
người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được
thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.
Thi hành án dân sự mang tính độc lập đây là một trong những đặc trưng cơ
bản của hoạt động tư pháp nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Thi hành án
dân sự là hoạt động diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án dân sự thường
chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để bảo đảm hiệu quả của thi hành án dân sự thì
cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân,
cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án. Cơ
quan thi hành án dân sự tách khỏi cơ quan tư pháp địa phương, không phụ thuộc về
tổ chức và quản lý của các cơ quan này.
Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp tổ chức

thực hiện. Đó là nhận thức khá phổ biến trong giới khoa học pháp lý hiện nay, khái


11
niệm về tư pháp khơng chỉ dùng cho Tịa án, mà còn chỉ các cơ quan nhà nước
khác thực hiện chức năng có liên quan đến việc xét xử. Cùng với đó là việc thơng
quan Bộ luật Hình sự năm 1999 thì cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã công
nhận khái niệm về cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều
tra, Cơ quan thi hành án. Như vậy, việc thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước do
nhiều cơ quan thực hiện và Cơ quan thi hành án là một trong số đó. Do vậy, pháp
luật quy định cho Cơ quan thi hành án dân sự có chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn cụ thể trong việc thực hiện quyền lực tư pháp của Nhà nước.
1.1.3. Ý nghĩa của thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là hoạt động gắn liền với hoạt động xét xử. Bản án, quyết
định của Tòa án và các quyết định của các cơ quan khác muốn có hiệu lực thì phải
được thi hành trên thực tế. Hoạt động của thi hành án không chỉ bảo đảm cho hiệu
lực bản án, quyết định mà nó còn khẳng định giá trị thực tế kết quả của tồn bộ q
trình tố tụng và góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước.
Qua thi hành án dân sự, giúp cho Tịa án sẽ có cái nhìn thực tế, kiểm nghiệm
tính họp lý, phù họp với cuộc sống, phù hợp thực tể khách quan của các phán quyết
của mình cũng như các quy định trong luật thực định. Từ đó, giúp cho Tòa án rút
được nhiều kinh nghiệm quý báu cho hoạt động của mình, đồng thời có những
hướng đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
Thi hành án dân sự nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến kiển
thức pháp luật, giáo dục mọi người cần phải tôn trọng pháp luật. Thi hành án dân
sự nhằm khôi phục lại những lợi ích vật chất và quyền năng khác bị xâm phạm của
Nhà nước, của công dân, bảo đảm trật tự, an tồn, cơng bàng xã hội. Đồng thời,
hoạt động thi hành án có hiệu quả sẽ như một đảm bảo để tạo lịng tin lơi kéo các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam trong trường hợp có phát
sinh tranh chấp mà có liên quan đến hoạt động thi hành án.

1.2. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự.
1.2.1. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Hoạt động thi hành án là một trong những hoạt động quan trọng, nhàm khôi
phục và bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại. Do đó, để bảo đảm hiệu iực của các
bản án. quyết định trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có quan tâm ban hành


12
nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật, cũng như hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
cho công tác thi hành án dân sự. Trong hoạt động thi hành án dân sự, việc thuyết
phục, giáo dục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án các bản án, quyết định
là tốt nhất. Bởi vì, nểu người phải thi hành án tự nguyện thi hành án sẽ bớt được sự
căng thẳng về tâm lý cho các bên, việc thi hành án sẽ nhanh gọn, kịp thời, không
gây hậu quả xấu sau khi kết thúc việc thi hành án, tình hình an ninh trật tự ổn định,
tiết kiệm được công sức, thời gian và tiền bạc của cơ quan Nhà nước, của công dân
cho việc thi hành án. Nhưng trên thực tế, người phải thi hành án không tự nguyện
thi hành mà cố ý chây ỳ, có hành vi chống đối, cản trở, khơng chịu chấp hành án
cịn tương đối nhiều. Vì vậy, để các bản án, quyết định của Tịa án và các quyết
định khác theo quy định của pháp luật có hiệu lực trên thực tế ngồi phương pháp
giáo dục, thuyết phục thì việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế là rất cần thiết
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Đồng thời, góp phần vào
việc ổn định tình hình an ninh chính trị của đất nước, tạo tiền đề cho sự phát triển
của kinh tế - xã hội.
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt thì khái niệm cưỡng chế được hiểu như sau:
“Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước để bẳt phải tuân theo[46]. Cịn theo cuốn Từ
điển bách khoa Việt Nam thì giải thích: Cưỡng chế là “ Dùng quyền lực nhà nước để
bắt buộc người khác thực hiện những việc làm trái với ỷ muốn của họ. Cưỡng chế là
một trong những phương pháp chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước. [46]
Như vậy, cưỡng chế là một khái niệm thuộc phạm trù nhà nước là hiện tượng
gắn liền với Nhà nước và là một phương thức sử dụng bảo đảm cho quyền lực nhà

nước. Tại mồi nước, tùy từng chế độ chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau mà sử
dụng các phương pháp cưỡng chế theo phương thức và mức độ khác nhau. Trong
hoạt động tư pháp khi Tòa án nhân danh Nhà nước ra bản án, quyết định về việc
giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của mình thì bản thân sự phán quyết đó
đã thê hiện quyền lực nhà nước, thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước đổi với các
chủ thể có liên quan. Nhưng để bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định đó thì
Nhà nước phải quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thể nghiêm khắc khi các chủ
thể có nghĩa vụ thi hành khơng tự nguyện thi hành mặc dù có đủ điều kiện. Nhằm
bảo vệ quyền lợi họp pháp của các chủ thể liên quan trong thi hành án.


13
Ớ nước ta, thi hành án được chia làm hai lĩnh vực: thi hành án dân sự và thi
hành án hình sự. Do vậy, hình thức, tổ chức, thẩm quyền trình tự áp dụng giữa thi
hành án hình sự và dân sự hoàn toàn khác nhau. Cho nên các quy định của pháp
luật về các biện pháp cưỡng chế cũng khác nhau. Cụ thể, trong bản án, quyết định
hình sự, bản thân chúng đã là cưỡng chế. Theo Điều 26 Bộ luật hình sự quy định “
Hĩnh phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tộ i”. Điều đó cho phép chúng ta
khẳng định việc thi hành các hình phạt cũng đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm
quyền cưỡng chế người bị kết án thi hành hình phạt. Cưỡng chế thi hành án hình sự
mang tính tuyệt đối, đối tượng của hình phạt đó là tài sản, quyền tự do thân thể và
có thể là tính mạng.
Trong khi đó, cưỡng chế thi hành án dân sự lại có những điểm khác. Đặc
trưng của thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành phần quyết định của Tòa án và
các cơ quan, tổ chức khác về tài sản hoặc hành vi, công việc nhất định khi mà các
đương sự có điều kiện nhưng khơng tự nguyện thi hành. Bên cạnh đó, pháp luật
nước ta thừa nhận khi áp dụng biện pháp cưỡng chế chỉ có Nhà nước được tiến
hành và nghiêm cấm việc đương sự tự mình áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành
án. Nếu để mặc cho các đương sự tự mình áp dụng biện pháp cưỡng chế thì sẽ xảy

ra tình trạng ép buộc người phải thi hành án, đồng thời xâm phạm tới quyền, lợi ích
của cá nhân, tổ chức khơng đảm bảo trật tự, an tồn xã hội.
Từ sự phân tích đó, chúng ta có thể hiểu: “Biện pháp cưỡng chế thi hành án
dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dừng quyền lực của Nhà nước buộc người
phải thỉ hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, được chấp hành
xiên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà
khơng tự nguyện thi hành án
1.2.2. Biện pháp cưõìig chế kê biên tài sản trong thỉ hành án dân sự
I.2.2.I.

Sự cần thiết của biện pháp cưỗng chế kê biên tài sản

Thứ nhất: v ề cơ sở lý luận biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

Đe xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vai trị của pháp
chế phải được đề cao, pháp luật phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực
tè. Một trong những nguyên tẳc pháp chế đó là các chủ thể có liên quan phải chấp


14
hành nghiêm minh các bản án, quyết định của Tòa án. Tuy vậy, trên thực tế thì do
nhiều nguyên nhân khác nhau nên có nhiều trường họp nhiều bản án khơng thể thi
hành được. Chính vì vậy, ngồi việc giáo dục, thuyết phục thì bất kì Nhà nước nào
cũng phải sử dụng đến sức mạnh cưỡng chế, buộc các chủ thể đó phải thi hành các
bản án, quyết định mà Tịa án đã tun. Như vậy, trong tiến trình phát triển đó thì
biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản cũng được áp dụng qua những thời kỳ sau:
+Từ năm 1945 đến năm 1960: Từ khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, việc ban hành hệ thống các văn bản pháp
luật cịn chưa hồn chỉnh để phù họp với các quan hệ xã hội trong tình hình mới.
Trên cơ sở sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc

cho giữ lại một số thiết chế và văn bản áp dụng cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam
cho đến khi ban hành những bộ luật chung thống nhất cho tồn quốc, nếu những đạo
luật đó “không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể
Dân chủ cộng hịa

Đồng thời Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật

chứa đựng các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự như sắc lệnh số 13 ngày
24/01/1946 về tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán; sắc lệnh số 130 ngày
19/07/1945 về thể thức thi hành án dân sự; Thông tư của Bộ tư pháp số 24/BK ngày
26/04/1949 về việc thi hành án hình và hộ; sắc lệnh số 85 ngày 22/05/1950 về cải
cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng ... Theo những văn bản này thì ta thấy tổ chức
thi hành án dân sự đã được hình thành ngay trong những năm đầu sau Cách mạng
tháng Tám được quy định bằng hai hình thức Thừa phát lại và Ban tư pháp xã. Đây
là những quy định mang tính ngun tắc, đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống
các quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự Việt Nam sau này. Như vậy trước năm
1960, căn cứ pháp lý áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nói chung và kê biên,
xử lý tài sản nói riêng chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, còn tản mạn.
+ Từ năm 1960 đến năm 1989: Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Quốc hội đã
ban hành Luật tổ chức TAND năm 1960 tại Điều 24 của Luật này quy định “ Tại
Tòa án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành làm nhiệm vụ thi hành các bản
án và qưyêt định về dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản
án, quyết định hình s ự ”. Như vậy, nhân viên chấp hành án thuộc TAND địa phương
làm nhiệm vụ thi hành án dân sự thực hiện. Trong thời gian này cơ quan có thầm


15
quyền đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thi hành án dân sự
như Thơng tư của thủ tướng Chính phủ số 01/TTg ngày 01/01/1966 về việc các cơ
quan xí nghiệp nhà nước, đơn vị quân đội giúp đỡ thi hành những bản án về hơn

nhân và gia đình xử người cơng nhân, viên chức, quân nhân phải cấp tiền nuôi dưỡng
vợ con, Thông tư 04/NCPL ngày 14/04/1966 về việc chấp hành án khoản bồi
thường, hướng dẫn: Tòa án chỉ cần kê biên những tài sản đủ để thi hành án trong đó
chủ ý kê biên những tài sản có giá trị dễ bán để thi hành án ( xe đạp, đồng hồ, radio,
quạt máy....). Nếu những tài sản đó khơng đủ để bảo đảm thi hành án thì mới kê biên
đến nhà cửa. Ngồi ra, khơng được kê biên các đồ vật : quần áo, chăn màn, giường
chiếu, lương thực, đồ dùng tối cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình họ
hoặc đồ thờ cúng... Xử lý tài sản mà người mắc nợ nộp được tiền thi hành án thì Tòa
án nhận tiền và trả lại những tài sản đã kê biên, khơng được phát mại tài sản đó nữa.
Nếu phát mại các tài sản kê biên có thể giao cho cơ quan thương nghiệp, nơi nào
chưa có cơ quan đó thì Tịa án đứng ra bán. Thơng tư số 442/TC ngày 04/07/1968
của TANDTC về đẩy mạnh công tác thi hành án đã quy định: ủ y ban hành chính xã
là cấp chính quyền cơ sở, cho nên về mặt cơng tác tư pháp cũng có nhiệm vụ thi
hành án. Nhiệm vụ của ủy viên tư pháp xã là giáo dục, theo dõi, đôn đốc đương sự tự
nguyện chấp hành án, nhưng khơng có quyền quyết định áp dụng các biện pháp
cưỡng chế. Việc áp dụng biện pháp này phải do thẩm phán phụ trách công tác thi
hành án ở tịa án cấp huyện trực tiếp làm mà khơng được ủy quyền cho ủy ban hành
chính xã. ủ y ban hành chính xã chỉ giúp tịa án trong việc kê biên tài sản và quản lý
tài sản kê biên. Tại Quyết định của Chánh án TANDTC số 186/TC ngày 13/10/1972
về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Chấp hành viên theo đó: Chấp hành viên có
quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành án đã được pháp luật quy định,
sau khi thỏa thuận với Chánh án Tòa án dân nhân nơi chấp hành viên công tác.
Đến năm 1975, Miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất các văn
bản pháp luật về thi hành án được áp dụng thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, sau
khi Nhà nước ban hành Hiến pháp 1980, Luật tổ chức TAND 1981 thì cơng tác quản
lý thi hành án dân sự được chuyển giao cho Bộ tư pháp. Vì vậy, ngày 28/05/1985 Bộ
tư pháp đã ban hành Thông tư số Ó37/TTTHA quy định về trình tự thủ tục thi hàtih
án, trong đó quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Các



16
văn bản pháp luật mới quy định về những vấn đề liên quan đến thi hành án đã tạo ra
cơ sở pháp lý giúp cho việc cưỡng chế kê biên tài sản bước đầu có những thuận lợi.
Tuy vậy nhưng quy định này cũng có những bất cập là chưa đề cao quyền tự định
đoạt của đương sự trong thi hành án dân sự.
+ Từ năm 1989 đến nay: Để nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, ngày
28/08/1989 Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự có hiệu lực từ
ngày 01/01/1990 bao gồm bảy chương với 43 điều quy định về thẩm quyền, thủ tục
thi hành án dân sự,thủ tục thi hành án dân sự, quyền hạn của Chấp hành viên và việc
xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự. Đồng thời Nhà nước cũng ban hành một số
văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này như Thông tư liên ngành của TANDTC,
Bộ tài chính và ủ y ban vật giá nhà nước số 05 ngày 06/12/1989 hướng dẫn thực hiện
quy định của PLTHADS về hội đồng định giá; Thông tư liên ngành của TANDTC,
VKSNDTC và Bộ tư pháp số 06/1989/TTLN ngày 10/12/1989 hướng dẫn việc bảo
vệ cưỡng chế thi hành án.
Tại Pháp lệnh này, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định
thành một chương riêng với sáu biện pháp: kê biên tài sản (Điều 23); trừ vào thu
nhập của người phải thi hành án ( Điều 32); trừ vào tài sản của người phải thi hành
án đang do người thứ ba giữ ( Điều 34); cưỡng chế giao đồ vật ( Điều 35); cưỡng chế
trả nhà (Điều 36); cưỡng chế chấm dứt hành vi trái pháp luật ( Điều 37). Từ đây,
công tác thi hành án dân sự cũng như các biện pháp cưỡng chế thi hành án có những
bước chuyển biến mới.
Sau khi Nghị quyết của Quốc hội Khóa IX về việc bàn giao cơng tác thi hành
án dân sự từ Tịa án nhân dân các cấp chuyển sang các cơ quan thuộc Chính phủ,
hang loạt văn bản pháp luật về thi hành án dân sự đã được ban hành. Hệ thống pháp
luật về thi hành án như Luật tổ chức Chính phủ, PLTHADS ngày 21/04/1993; Nghị
định số 30/CP ngày 02/06/1993 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản
lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên; Nghị
định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ về thủ tục thi hành án dân sự và các
văn bản khác đã từne bước hồn thiện. Các biện pháp cưỡng chế nói chung và biện

pháp cưỡng chế kê biên tài sản được quy định chi tiết, cụ thể hơn, tạo ra bước tiến
mới trong công tác thi hành án dân sự.


17
Năm 2004, thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công cuộc cải cách tư
pháp, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thi hành án, ngày 14/01/2004 Nhà
nước ta đã ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự mới. So với PLTHADS năm 1993
thì PLTHADS năm 2004 quy định rõ ràng, đầy đủ và họp lý hơn, đặc biệt là chế định
về các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Các văn bản hướng dẫn về biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản gồm: Nghị định của Chính phủ số 173/2004/NĐ-CP
ngày 30/09/2004 quy định về thủ tục cưỡng chế và xử phạt hành chính trong thi hành
án dân sự; Nghị định của Chính phủ SỐ164/2004/NĐ-CP ngày 14/09/2004 quy định
về kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án...Các quy định về kê biên,
xử lý tài sản trong PLTHADS năm 2004 được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn
10 năm áp dụng PLTHADS năm 1993, đồng thời kế thừa và pháp điển hóa các quy
định có liên quan đến vấn đề này.
Do vậy, các quy định về thủ tục kê biên, xử lý tài sản là các quy định được sửa
đổi, bổ sung nhiều nhất trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án như: Chấp hành
viên có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi
hành án; Giới hạn về tài sản kê biên chỉ được kê biên tài sản đủ để thi hành và chỉ
trong những trường hợp tài sản không thể phân chia được thì mới kê biên cả khối tài
sản lớn hơn khoản phải thi hành án; quy định quyền khiếu nại của đương sự trong
việc định giá tài sản kê biên.
Tuy nhiên trong quá trình thực thi trên thực tế thì PLTHADS năm 2004 cũng
bộc lộ những hạn chế nhất định cần khắc phục. Để nâng cao hiệu quả của công tác
thi hành án dân sự và tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp mà Đảng đã đề ra, ngày
14/11/2008 Quốc hội đã thông qua Luật THADS gồm 183 điều và có hiệu lực từ
ngày 01/07/2009. Với việc ban hành LTHADS năm 2008 thì chế định kê biên tài sản
cũng có sự thay đổi phù họp với tình hình mới. Tuy nhiên, Luật THADS vẫn chưa

đưa ra khái niệm thế nào là biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và quy định các biện
pháp cưỡng chế kê biên tài sản vẫn mang tính chất liệt kê.
Thứ hai:

về cơ sở thực tiễn của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

Thực tiễn thời eian qua cho thấy, cưỡng chế thi hành án dân sự là vẩn đề cực
kỳ phức tạp và hết sức khó khăn khơng chỉ là cơng tác nghiệp vụ thi hành án đơn
thuần mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến t ì a n - t ì - i í i h , trật tự an tồn xã hội của
TRUNG TÂM THÔNG TIN 1>
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C.LPÂ T h à
PHÒNG Đ Ọ C .


18
một khu vực. Vì khi tiến hành các biện pháp cưỡng chế thường là nơi có tài sản, nơi
ở của đương sự nên họ có điều kiện lơi kéo, tụ tập, huy động nhiều đối tượng tham
gia chống đối, cản trở việc thi hành án.
Mặt khác, hàng năm Tòa án các cấp, xét xử gần 200 ngàn vụ án, tính chất các
vụ án ngày càng phức tạp, đổi tượng ngày càng đa dạng, giá trị tài sản lớn nhưng
nhiều bản án tun khơng rõ ràng. Từ đó, làm cho cơng tác thi hành án dân sự cũng
gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Trong khi đó, người phải thi hành án do bị
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của mình thì phản ứng dữ dội, có khi chống đối các
Chấp hành viên, và các chủ thể khác khi tiến hành thi hành án. Đồng thời, cơ chế
phối họp giữa các cơ quan còn nhiều yếu kém đặc biệt là trong q trình tiến hành
các biện pháp cưỡng chế nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng.
Hiện nay đội ngũ Chấp hành viên còn thiếu về số lượng: (như năm 2010 Cục
thi hành án tỉnh Thái Nguyên cần tuyển dụng 10 chỉ tiêu nhưng chỉ xét tuyển đươc
01, tiếp nhận được 03 chỉ tiêu trong khi đó điều động 01 đồng chí đi tỉnh khác, 01
đồng chí nghỉ hưu) đồng thời một bộ phận Chấp hành viên làm cơng tác thi hành án

có tìn h độ chun mơn chưa đáp ứng được u cầu trong tình hình mới. Trong khi
đó, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, những tranh chấp phát sinh
dẫn đến việc khiếu kiện, khiếu nại ngày càng tăng đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế,
dân sự... Do đó, sổ lượng các bản án, quyết định phải thi hành không ngừng gia tăng,
giá trị tiền tài sản phải thi hành ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp nên
nhiệm vụ của Chấp hành viên ngày càng nặng nề. Vì vậy địi hỏi chấp hành viên phải
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của cơng tác thi hành án.
Ngồi ra hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, thiếu tinh thần
trách nhiệm, tham ô, nhận hối lộ ... vẫn cịn.
Do vậy cần có những quy định rõ ràng cụ thể, về vai trị, vị trí, trách nhiệm của
Chấp hành viên, đồng thời có những quy định cụ thể về biện pháp cưỡng chế nói
chung và biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án dân sự nói riêng. Từ đó
nâng cao hiệu quả của cơng tác thi hành án.
2.2.22. Khái niệm biện pháp cưõng chế kê biên tài sản
Theo Từ điển tiếng Việt íhơng đụng của NXB Giáo dục năm 1996 đã định
nghĩa từ “kê” là “viết lần lượt tìmg tên, từng thứ một”; và từ "biên” là “chép, ghi


19
c/2é/?”[46; tr.449]. Kê biên là một từ Hán - Việt mà họp nghĩa hai từ này lại được
hiểu là: ghi lần lượt từng tên, từng thứ một. Tương tự, kê biên tài sản là ghi chép
theo thứ tự từng loại tài sản.
Hiện nay, trong các quy định của pháp luật về tài sản thì chưa có một khái
niệm nào mang tính khái qt mà chỉ có tính chất liệt kê: “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản

[4; tr.200]

Như vậy, nếu lắp ghép một cách cơ học các thuật ngữ trên thì có thể suy luận
rằne kê biên tài sản là việc ghi lần lượt từng tài sản, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có

giá và các quyền tài sản. Theo đó, kê biên không chỉ dừng lại ở việc ghi lần lượt
từng tài sản là vật, các quyền tài sản mà còn thực hiện đổi với các tài sản khác là
tiền, giấy tờ có giá. Khi thu giữ tiền, giấy tờ có giá cũng cần phải lập văn bản để
ghi lại. Theo logic hình thức, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì có thể coi việc thu giữ
tiền, giấy tờ có giá thực chất cũng là kê biên tài sản.
Thuật ngữ “kê biên tài sản ” đã và đang được sử dụng nhiều trong các văn bản
pháp luật của nước ta từ trước tới nay như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, 1993, 2004 và một số
văn bản có liên quan khác. Do vậy, có thể khẳng định rằng, đây là một thuật ngữ
được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp luật tổ tụng dân sự. Trong cuổn Từ
điển giải thích thuật ngữ luật học của trường Đại học Luật Hà Nội có định nghĩa kê
biên tài sản như sau: “Kê biên tài sản là việc ghi lại từng tài sản, cấm việc tẩu tản,
phá hủy để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án. ”[2; tr-199]
Theo Từ điển thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân năm 1999 thì “Việc kê
biên tài sản trong quá trình thỉ hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do Chấp
hành viên áp dụng khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. ”[2; tr-200]
Theo tài liệu về “K ỹ năng thi hành án dân s ự ” của Học viện tư pháp thì “Kê
biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành
án, do cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ thanh tốn tiền theo bản án, quyết định của Tịa án được áp dụng
trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà khơng tự
nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường họp
cần nsăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản"[39; tr 346]


×