Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đồng phân hủy kỵ khí hai giai đoạn theo mẻ xử lý hỗn hợp chất thải rác thực phẩm, nước thải sinh hoạt, bùn bể tự hoại và bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

TRẦN MINH SƠN

ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH
ĐỒNG PHÂN HỦY KỴ KHÍ HAI GIAI ĐOẠN THEO MẺ
XỬ LÝ HỖN HỢP CHẤT THẢI RÁC THỰC PHẨM,
NƯỚC THẢI SINH HOẠT, BÙN BỂ TỰ HOẠI
VÀ BÙN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Lab-scale study on co-digestion of kitchen waste, sewage, septic sludge and
sewage sludge in anaerobic two-phase digestion

Chuyên ngành

Kỹ thuật Môi trường

Mã số

60520320

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 01 năm 2019

i


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phước Dân ………………………….
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Lê Hùng Anh……………………………………...
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Trương Thanh Cảnh………………………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
18 tháng 01 năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Bùi Xuân Thành
2. PGS.TS Trương Thanh Cảnh
3. PGS.TS Lê Hùng Anh
4. TS. Nguyễn Như Sang
5. TS. Võ Nguyễn Xuân Quế
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


--------------

--------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Minh Sơn

MSHV: 7141029

Ngày, tháng, năm sinh: 02 – 08 - 1989

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi Trường

Mã số: 60520320

I. Tên Đề Tài: Ứng dụng q trình đồng phân hủy kỵ khí hai giai đoạn theo mẻ
xử lý hỗn hợp chất thải rác thực phẩm, nước thải sinh hoạt, bùn bể tự hoại và
bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt (Lab-scale study on co-digestion of kitchen
waste, sewage, septic sludge and sewage sludge in anaerobic two-phase digestion)
II. Nhiệm vụ và nội dung:
1. Đánh giá hiệu quả thủy phân-acid hóa hỗn hợp rác thực phẩm, bùn bể tự hoại và
bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt
2. Đánh giá hiệu quả xử lý, khả năng thu hồi khí sinh học giai đoạn methane hóa hỗn
hợp rác thực phẩm, bùn bể tự hoại và bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt
II. Ngày giao nhiệm vụ:

26/02/2018


III. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/01/2019
IV. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phước Dân
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.
TP. HCM, ngày .... tháng ... năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Nguyễn Phước Dân
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của
thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS. Nguyễn Phước Dân,
đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Thầy đã tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô trong Khoa Môi Trường và Tài Nguyên – Trường Đại
Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia Tp. HCM đã truyền đạt những kiến thức q
báu cho tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tôi cũng cảm ơn tập thể cán bộ quản lý phịng thí nghiệm Khoa Tài Ngun và Mơi
Trường – Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia Tp. HCM đã nhiệt tình
hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam đã tài trợ tài
chính cho nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này.

Tơi gửi lời cảm ơn các bạn sinh viên nhóm Kỵ Khí 2 giai đoạn đã đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và người thân đã động viện, ủng hộ và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hồn thành tốt luận văn thạc sĩ này.
TP. HCM, ngày 04 tháng 01 năm 2019

Trần Minh Sơn

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả quá trình đồng phân hủy kỵ khí hai giai đoạn các hỗn
hợp chất thải gồm: (a) rác thực phẩm và nước thải sinh hoạt (0,9 kg rác: 200 L nước
thải), (b) rác thực phẩm và bùn bể tự hoại (1,5 kg rác: 1,5 L nước thải), (c) rác thực
phẩm và bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt (1,5 kg rác: 1,5 L bùn). Kết quả nghiên
cứu cho thấy thời gian lưu tối ưu giai đoạn thủy phân-acid hóa xác định được cho
từng hỗn hợp chất thải (a), (b) và (c) lần lượt là 2 ngày, 4 ngày và 4 ngày tương ứng
với hiệu suất acid hóa là 10%, 8% và 15%, thời gian lưu tối ưu giai đoạn methane
hóa tương ứng xác định được là 11 ngảy, 11 ngày và 10 ngày. Lượng khí biogas lớn
nhất sản sinh tương ứng với các hỗn hợp chất thải tương ứng đạt 0,026 L/gVS,
0,038L/gVS và 0,05 L/gVS, điều đó cho thấy đồng phân hủy kỵ khí 2 giai đoạn hỗn
hợp rác thực phẩm và bùn trạm xử lý cho hiệu quả thu hồi khí sinh học cao hơn so
với 2 hỗn hợp cịn lại.

v


ABSTRACT
This study aimed to evaluate the performance of anaerobic co-digestion of the

following mixtures: (a) kitchen waste and sewage (0,9 kg: 200 L), (b) kitchen waste
and septic sludge (1,5 kg: 1,5 L), (c) kitchen waste and sewage sludge (1,5 kg: 1,5
L). The results show that the HRT of hydrolysis and acidogenesic phase of (a), (b),
(c) was 2 days, 4 days and 4 days, respectively, whereas the acidification efficiency
of (a), (b), (c) was 10%, 8% and 5%, respectively, the HRT of methanogenic phase
of (a), (b), (c) was 11 days, 11 days and 10 days, respectively. Similarly, biogas yields
of 0,026 L/gVS, 0,038L/gVS và 0,05 L/gVS are reported, respectively. Thus, twophase anaerobic co-digestion of kitchen waste and sewage sluge obtaned better
performance in biogas recovery.

vi


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
TP.HCM, ngày … tháng … năm …
Chữ ký GVHD

vii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP.HCM, ngày … tháng … năm …
Chữ ký GVPB

viii



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan tồn bộ luận văn là do q trình nghiên cứu của tơi và cộng sự tại
phịng thí nghiệm khoa Tài Ngun và Mơi Trường, Trường ĐHBK Tp. HCM.
Những kết quả và số liệu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc và trung thực.
Tôi hồn tồn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP.HM, ngày 11/01/2019
Học Viên Cao Học

Trần Minh Sơn

ix


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ xvi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................2
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.....................................................................................4
2.1 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở VIỆT NAM .........................4
2.1.1 Sự tiêu thụ và chi phí năng lượng cho công nghệ xử lý nước thải hiện nay
5

2.1.2 Tiềm năng thu hồi năng lượng, tài nguyên trong nước thải .......................8
2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM ......................................9
2.2.1 Chất Thải Rắn Đô Thị ................................................................................9
2.2.1.1 Rác thực phẩm ......................................................................................10
2.2.2 Khả Năng Phân Hủy Sinh Học.................................................................11
2.2.3 Phân Hủy Kị Khí Thu Hồi Năng Lượng ..................................................11
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình phân hủy kỵ khí .............................13
2.3 HIỆN TRẠNG BÙN THẢI Ở VIỆT NAM ................................................16
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU ĐỒNG PHÂN HỦY KỊ KHÍ ...................................17
2.4.1 Q trình đồng phân hủy kỵ khí ...............................................................17
2.4.2 Cơng nghệ phân hủy kỵ khí 2 giai đoạn ...................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................23
3.2 THÍ NGHIỆM 1: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỦY PHÂN-ACID HOÁ
HỖN HỢP RÁC THỰC PHẨM, NƯỚC THẢI SINH HOẠT, BÙN BỂ TỰ
HOẠI VÀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ......................................24
3.2.1 Mơ hình ....................................................................................................24
3.2.2 Vật liệu .....................................................................................................24
3.2.3 Điều kiện vận hành ...................................................................................26
3.2.3.1 Thí nghiệm 1A ......................................................................................26
3.2.3.2 Thí nghiệm 1B ......................................................................................26
3.2.3.3 Thí nghiệm 1C ......................................................................................27
3.3 THÍ NGHIỆM 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ, KHẢ NĂNG THU
HỒI KHÍ SINH HỌC GIAI ĐOẠN METHANE HOÁ HỖN HỢP RÁC THẢI
x


THỰC PHẨM, NƯỚC THẢI SINH HOẠT, BÙN BỂ TỰ HOẠI VÀ BÙN
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ........................................................27
3.3.1 Mô hình ....................................................................................................27

3.3.2 Vật liệu .....................................................................................................27
3.3.3 Điều kiện vận hành ...................................................................................27
3.3.3.1 Thí nghiệm 2A ......................................................................................28
3.3.3.2 Thí nghiệm 2B ......................................................................................28
3.3.3.3 Thí nghiệm 2C ......................................................................................28
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................28
3.4.1 Phương pháp phân tích .............................................................................28
3.4.2 Xử lý và thống kê dữ liệu thô ...................................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................31
4.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 1 ........................................................................31
4.1.1 Thí nghiệm 1A: Rác thực phẩm và nước thải sinh hoạt...........................31
4.1.1.1 Sự thay đổi COD và hiệu suất thủy phân .............................................32
4.1.1.2 Sự thay đổi VFAs và hiệu suất acid hóa ...............................................34
4.1.1.3 Sự thay đổi TS, VS, pH và kiềm...........................................................35
4.1.1.4 Kết luận .................................................................................................37
4.1.2 Thí nghiệm 1B: Rác thực phẩm và bùn bể tự hoại. .................................39
4.1.2.1 Sự thay đổi COD và hiệu suất thủy phân .............................................40
4.1.2.2 Sự thay đổi VFAs và hiệu suất acid hóa ...............................................42
4.1.2.3 Sự thay đổi TS, VS, pH và kiềm...........................................................44
4.1.2.4 Kết luận .................................................................................................46
4.1.3 Thí nghiệm 1C: Rác thực phẩm và bùn trạm xử lý NTSH ......................48
4.1.3.1 Sự thay đổi COD và hiệu suất thủy phân .............................................49
4.1.3.2 Sự thay đổi VFAs và hiệu suất acid hóa ...............................................51
4.1.3.3 Sự thay đổi TS, VS, pH và kiềm...........................................................53
4.1.3.4 Kết luận .................................................................................................55
4.1.4 Nhận xét chung.........................................................................................56
4.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 2 ........................................................................60
4.2.1 Thí nghiệm 2A: Rác thực phẩm và nước thải sinh hoạt...........................60
4.2.1.1 Sự thay đổi nồng độ COD.....................................................................60
4.2.1.2 Sự thay đổi nồng độ VFAs và sản lượng khí biogas ............................60

4.2.1.3 Sự thay đổi TS, VS, pH và kiềm...........................................................61
4.2.2 Thí nghiệm 2B: Rác thực phẩm và bùn bể tự hoại ..................................63
4.2.2.1 Sự thay đổi nồng độ COD.....................................................................63
4.2.2.2 Sự thay đổi nồng độ VFAs và sản lượng khí biogas ............................63
4.2.2.3 Sự thay đổi nồng độ VFAs và sản lượng khí biogas ............................64

xi


4.2.3 Thí nghiệm 2C: Rác thực phẩm và bùn TXL ...........................................66
4.2.3.1 Sự thay đổi nồng độ COD.....................................................................66
4.2.3.2 Sự thay đổi nồng độ VFAs và sản lượng khí biogas ............................67
4.2.3.3 Sự thay đổi TS, VS, pH và độ kiềm .....................................................67
4.2.4 Nhận xét chung.........................................................................................70
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................71
5.1.Kết luận ...........................................................................................................71
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ LỤC A .............................................................................................................80
PHỤ LỤC B .............................................................................................................82

xii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Tình hình xử lý nước thải ở VN theo khảo sát của WB năm 2013 [7] ........4
23
Hình 3.1 Sơ đồ nội dung nghiên cứu ........................................................................23
Hình 3.2 Bể thuỷ phân-acid hố xáo trộn hồn tồn .................................................24
Hình 4.1: Sự thay đổi COD của bể thủy phân rác và nước thải sinh hoạt (R1) ........33

Hình 4.2: Sự thay đổi COD của bể thủy phân rác (R2) ............................................33
Hình 4.3: Hiệu suất thủy phân của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1A ......................33
Hình 4.4: Sự tích lũy VFAs của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1A ..........................34
Hình 4.5: Hiệu suất acid hóa của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1A ........................35
Hình 4.6: Sự thay đổi TS, VS của rác-nước thải sinh hoạt (R1) và rác (R2) ...........35
Hình 4.7: Sự thay đổi của tỷ lệ VS/TScủa các hỗn hợp trong thí nghiệm 1A ..........36
Hình 4.8: Sự thay đổi pH của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1A ..............................37
Hình 4.9: Sự thay đổi kiềm của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1A ..........................37
Hình 4.10: VFAs và sCOD sinh ra trên một đơn vị VS của thí nghiệm 1 ................38
Hình 4.11: Sự thay đổi COD của hỗn hợp rác-bùn tự hoại.......................................40
Hình 4.12: Sự thay đổi COD của bùn tự hoại ...........................................................41
Hình 4.13: Sự thay đổi hiệu suất thủy phân của các hỗn hợp trong thí nghiệm 2 ....41
Hình 4.14: Tích lũy VFAs của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1B ............................43
Hình 4.15: Hiệu suất acid hóa của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1B ......................43
Hình 4.16: Sự thay đổi TS, VS của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1B .....................44
Hình 4.17: Sự thay đổi VS/TS của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1B ......................45
Hình 4.18: Sự thay đổi pH của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1B ............................46
Hình 4.19: Sự thay đổi độ kiềm của các hỗn hợp trong thí nghiệm 1B ....................46
Hình 4.20: VFAs và sCOD sinh ra trên một đơn vị VS thủy phân của thí nghiệm 1B
............................................................................................................................47
Hình 4.21: Sự thay đổi COD của hỗn hợp rác-bùn trạm xử lý .................................50
Hình 4.22: Sự thay đổi COD của bùn trạm xử lý......................................................50
Hình 4.23: Sự thay đổi hiệu suất thủy phân của các hỗn hợp trong thí nghiệm 3 ....51
Hình 4.24: Sự tích lũy VFAs của các hỗn hợp trong thí nghiệm 3 ...........................52
Hình 4.25: Hiệu suất acid hóa của các hỗn hợp trong thí nghiệm 3 .........................52
Hình 4.26: Sự thay đổi TS, VS của các hỗn hợp trong thí nghiệm 3 ........................53
Hình 4.27: Sự thay đổi VS/TS của các hỗn hợp trong thí nghiệm 3 ........................53
Hình 4.28: Sự thay đổi pH của các hỗn hợp trong thí nghiệm 3...............................54
Hình 4.29: Sự thay đổi kiềm của các hỗn hợp trong thí nghiệm 3 ...........................55
Hình 4.30: VFAs và sCOD sinh ra trên một đơn vị VS thủy phân của thí nghiệm 3

............................................................................................................................56
Hình 4.31: Hiệu suất thủy phân và acid hóa của 6 hỗn hợp. ....................................57

xiii


Hình 4.32: VFAsmax và sCODmax sinh ra trên một đơn vị VS thủy phân ..................58
Hình 4.33: Sự thay đổi COD của hỗn hợp rác thực phẩm và NTSH (R7)................60
Hình 4.34: Sự tích lũy VFAs và biogas của hỗn hợp rác thực phẩm và NTSH .......61
Hình 4.35: Sự thay đổi TS, VS của hỗn hợp rác thực phẩm và NTSH.....................61
Hình 4.36: Sự thay đổi tỷ lệ VS/TS hỗn hợp rác thực phẩm và NTSH ....................62
Hình 4.37: Sự thay đổi pH và độ kiềm của hỗn hợp rác thực phẩm và NTSH .........62
Hình 4.38: Sự thay đổi nồng độ COD của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn BTH (R8)
............................................................................................................................63
Hình 4.39: Tích lũy VFAs và sản lượng khí biogas của hỗn hợp rác thực phẩm và
bùn BTH .............................................................................................................64
Hình 4.40: Sự thay đổi TS, VS của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn BTH ................64
Hình 4.41: Sự thay đổi VS/TS của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn bể tự hoại .........65
Hình 4.42: Sự thay đổi pH và độ kiềm của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn bể tự hoại
............................................................................................................................66
Hình 4.43: Sự thay đổi COD của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn TXL....................66
Hình 4.44: Sự tích lũy VFAs và khí biogas của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn BTH
............................................................................................................................67
Hình 4.45: Sự thay đổi TS, VS của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn TXL ................68
Hình 4.46: Sự thay đổi VS/TS của các hỗn hợp rác thực phẩm và bùn TXL ...........68
Hình 4.47: Sự thay đổi pH và độ kiềm của hỗn hợp rác thực phẩm và bùn TXL ....69
Hình A.1: Rác thực phẩm..........................................................................................80
Hình A.2: Nước thải sinh hoạt ..................................................................................80
Hình A.3: Bùn trạm xử lý .........................................................................................81
Hình A.4: Bùn tự hoại ...............................................................................................81

Hình A.5: Mơ hình bể thủy phân và hệ thống điều khiển .........................................81

xiv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiềm năng thu hồi tài nguyên từ nước thải đô thị [8] ..................................9
Bảng 2.2 Thành phần tính chất chất thực phẩm ........................................................10
Bảng 2.3 Sản lượng khí sinh học từ phân hủy các chất thải HC khác nhau .............21
Bảng 3.1 Đặc tính nguyên liệu đầu vào ....................................................................26
Bảng 3.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ...........................................................29
Bảng 4.1 Tính chất dịng vào và ra của bể thủy phân rác-nước thải sinh hoạt .........31
Bảng 4.2: Tính chất dịng vào và dòng ra của bể thủy phân rác ...............................32
Bảng 4.3: Tính chất dịng vào và dịng ra của bể thủy phân rác-bùn tự hoại ...........39
Bảng 4.4: Tính chất dịng vào và dòng ra của bể thủy phân bùn tự hoại ..................40
Bảng 4.5: Tính chất dịng vào và dịng ra của bể thủy phân rác-bùn trạm xử lý ......48
Bảng 4.6: Tính chất dòng vào và dòng ra của bể thủy phân bùn trạm xử lý ............49
Bảng 4.7: Các thông số của 6 hỗn hợp trong đề tài ..................................................58
Bảng 4.8: Các thông số của 3 hỗn hợp trong đề tài ..................................................70
Bảng B.1: Số liệu thí nghiệm của hỗn hợp rác và nước thải sinh hoạt theo tý lệ phát
sinh .....................................................................................................................82
Bảng B.2: Số liệu thí nghiệm của hỗn hợp rác và nước máy theo tỷ lệ 1:2..............84
Bảng B.3: Số liệu thí nghiệm của hỗn hợp rác,bùn từ hoại và nước máy theo tỷ lệ
1:1:1 ....................................................................................................................86
Bảng B.4: Số liệu thí nghiệm của hỗn hợp bùn từ hoại và nước máy theo tỷ lệ 1:1 88
Bảng B.5: Số liệu thí nghiệm của hỗn hợp rác, bùn trạm xử lý và nước máy theo tỷ
lệ 1:1:2 ................................................................................................................90
Bảng C.6: Số liệu thí nghiệm của hỗn hợp bùn trạm xử lý và nước máy theo tỷ lệ
1:1 .......................................................................................................................91


xv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
Biogas
BOD5
COD
HRT
HTXLNT
KTTĐ
NMXLNT
sCOD
tCOD
TKN
TP
Tp HCM
TSS
VS
TXL
NTSH
BTH
VFAs
TS

Tiếng Việt

Tiếng Anh


Khí sinh học
Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày
Nhu cầu oxygen hóa học
Thời gian lưu nước
Hệ thống xử lý nước thải
Kinh tế trọng điểm
Nhà máy xử lý nước thải
Hàm lượng COD hoà tan
Hàm lượng COD tổng
Tổng Nitơ Kjeldahl
Tổng Phốt pho
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng chất rắn lơ lửng
Chất rắn bay hơi
Trạm xử lý
Nước thải sinh hoạt
Bể tự hoại
Các axít béo dễ bay hơi
Tổng chất rắn

Biogas
Biochemical Oxygen Demand
Chemical Oxygen Demand
Hydraulic Retention Time

xvi

Total Kjeldahl Nitrogen
Total Phosphorous
Total suppended Solids

Volatile Solids

Violatile Fatty Acids
Total Solids


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất thải rắn hữu cơ thường chứa lượng chất thải rắn bay hơi cao, dễ bị thủy phân
dẫn tới axít hóa trong bể phân hủy kỵ khí, do đó ức chế q trình methane hóa. Sự
thủy phân nhanh các loại chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy sinh học là yếu tố mang
tính quyết định vì tăng tốc độ axít hóa tạo thành VFA khiến pH giảm, gây ức chế q
trình methane hóa vì các yêu cầu sinh trưởng của vi khuẩn methane hóa và khơng
phải methane hóa là khác nhau [1]. Năm 1971, Poland và Shish lần đầu tiên đề xuất
tách quá trình phân hủy kỵ khí ra làm 2 giai đoạn riêng biệt để tạo điều kiện phát triển
tối ưu cho 2 nhóm vi khuẩn [2].
Một số nghiên cứu của Lane (1979), Mata-Alvarez và các cộng sự (1992) cho thấy
sự không ổn định của q trình phân hủy kỵ khí mất đi khi vận hành xử lý chất thải
ở tải trọng cao [3, 4]. Năm 2011, Lin và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu q
trình phân hủy kỵ khí 1 giai đoạn chất thải thức ăn, và quá trình thất bại ở OLR 3.0
g(VS)L-1d-1 do sự tích tụ axít từ q trình axít hóa [5]. Những hạn chế này giới hạn
khả năng áp dụng quá trình phân hủy kỵ khí 1 giai đoạn vào xử lý các loại chất thải
ở quy mô công nghiệp.
Fei Shen và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu quá trình đồng phân hủy kỵ khí rác
thải rau củ trai cây và rác thải thức ăn trong bể phân hủy kỵ khí 1 giai đoạn và 2 giai
đoạn ở các tải trọng hữu cơ khác nhau nhằm đánh giá sản lượng khí sinh học và sự
ổn định của quá trình, kết quả cho thấy sự lên men ethanol là chủ yếu trong quá trình
phân hủy ở tải trọng thấp (dưới 2 g(VS)L-1d-1). Axít propionic tích tụ nhanh ở các tải
trọng cao (lớn hơn 2 g(VS)L-1d-1), gây mất ổn định quá trình phân hủy kỵ khí. Phân
hủy kỵ khí 1 giai đoạn tỏ ra hiệu quả hơn 2 giai đoạn trên phương diện tăng 8.1% sản

lượng khí CH4 ở tải trọng thấp . Tuy nhiên, ở tải trọng cao, phân hủy kỵ khí 2 giai
đoạn dạt sản lượng khí CH4 cao hơn 7.0 – 15.8% và đạt độ ổn định cao hơn, cùng khả
năng xử lý tải trọng hữu cơ cao hơn [6].
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo và sự cần thiết phải
xử lý chất thải có khả năng phân hủy sinh học đã thúc đẩy việc áp dụng cơng nghệ
xử lý kỵ khí, tìm hướng đi mới trong việc thu hồi năng lượng tối đa từ dòng thải.

1


Trước nhu cầu đặt ra đó, đề tài “Ứng dụng q trình đồng phân hủy kỵ khí 2 giai
đoạn theo mẻ xử lý hỗn hợp chất thải rác thực phẩm, nước thải sinh hoạt, bùn
bể tự hoại và bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt” được tiến hành.
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đồng phân hủy kỵ khí hai giai đoạn xử lý kết hợp rác thực phẩm, nước
thải sinh hoạt, bùn bể tự hoại và bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Từ đó đánh giá
khả năng thu hồi năng lượng sinh khối và tiềm năng tái sử dụng hỗn hợp chất thải.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện với quy mơ phịng thí nghiệm tại “Phịng thí nghiệm
trọng điểm Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh - Cơng Nghệ Nâng Cao Xử Lý
Chất Thải trường ĐH Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh”:
Rác thực phẩm được lấy từ nhà hàng và khu dân cư ở Quận 1
Nước thải sinh hoạt được lấy từ cống thoát nước chung của chung cư Nguyễn Kim,
Quận 10.
Bùn bể tự hoại được lấy từ xe thu gom bùn bể tự hoại của Công ty vệ sinh Quốc Việt.
Bùn trạm xử lý được lấy từ bể lắng sinh học của “Nhà máy xử lý nước thải Bình
Hưng” (ấp 5, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh).
Thành phần và đặc tính rác thải thực phẩm, nước thải sinh hoạt, bùn bể tự hoại và
bùn trạm xử lý được khảo sát.
Hiệu quả xử lý và khả năng thu hồi năng lượng sinh khối của hệ thống được đánh giá.

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Tính mới của đề tài này là tìm hệ thống xử lý kết hợp rác thực phẩm, nước thải sinh
hoạt, bủn bể tự hoại và bùn trạm xử lý theo hướng phát triển bền vững, thu hồi tối đa
năng lượng sinh khối (cụ thể là chất hữu cơ) và chất dinh dưỡng (nitơ và phốt pho)
trong dịng thải mà khơng loại bỏ các thành phần này như các công nghệ thông
thường. Những lợi ích mà hệ thống này mang lại là tăng cường sản lượng khí
methane, tạo ra lượng bùn thải cao hơn, ổn định hơn và tăng khả năng phân hủy chất
hữu cơ (thay vì đem đi chơn lấp hoặc ủ compost).
Bằng cách xử lý các chất ô nhiễm ngay gần nguồn phát thải, hệ thống này giúp tiết
kiệm chi phí xây dựng các tuyến cống thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung,

2


do vậy tính khả thi kinh tế của hệ thống xử lý cao hơn. Từ đó, ý tưởng về xử lý kết
hợp các loại chất thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư được đề nghị trong nghiên
cứu này phù hợp với yêu cầu tái sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi đồng thời tận dụng
nguồn năng lượng từ quá trình kỵ khí để phục vụ phát điện hoặc đun nấu cho các hộ
gia đình.

3


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở VIỆT NAM
Theo báo cáo “Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị tại VN” của WB năm
2013, từ năm 1998 tới nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính
sách cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh đô thị, khiến lĩnh vực thu gom và xử lý nước
thải phát triển mạnh mẽ. Hình 2.1 cho biết 94% người dân sử dụng nhà vệ sinh, trong
đó 90% số hộ gia đình sử dụng bể tự hoại làm trình xử lý tại chỗ, từ số liệu 60% hộ

gia đình đấu nối vào hệ thống thốt nước cơng cộng, cho thấy đa phần các hộ gia đình
thực hiện đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải để giải quyết nhu cầu thốt dịng
nước thải phát sinh ra khỏi nhà. Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thốt
nước cơng cộng, nhưng hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thốt nước
bề mặt, chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý, nước thải từ các cơng trình vệ sinh
tại chỗ như bể tự hoại có thể gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất và làm hệ
thống thốt nước bị q tải; tình trạng này cịn trở nên tệ hơn nếu nền đất thốt nước
chậm.

Hình 2.1 Tình hình xử lý nước thải ở VN theo khảo sát của WB năm 2013 [7]

4


Đến cuối năm 2018, VN có tổng cộng 30 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung
với công suất đạt 800.000m3/ngày đêm đi vào hoạt động (trong đó có nhà máy với
cơng suất rất lớn đã đi vào hoạt động như nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng-thành
phố Hồ Chí Minh với cơng suất 141.000m3/ngày đêm hoặc nhà máy xử lý nước thải
tại Yên Sở - Hà Nội với công suất 200.000m3/ngày đêm). Từ nay đến năm 2020 sẽ
tiếp tục có hơn 30 nhà máy xử lý nước thải tập trung được đầu tư xây dựng hoặc đưa
vào sử dụng. Việc quan tâm đầu tư nhà máy xử lý nước thải cùng với mạng lưới thu
gom nước thải tại các đơ thị đã góp phần giảm ơ nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi
trường, v.v... [7].
Phần lớn các nhà máy xử lý nước thải đô thị hiện đang áp dụng các công nghệ xử lý
chủ yếu là các biến thể khác nhau của công nghệ xử lý bậc 2 với bùn hoạt tính, ví dụ
như cơng nghệ bùn hoạt tính truyền thống, kỵ khí-thiếu khí-hiếu khí (A2O), mương
oxi hóa và xử lý sinh học theo mẻ. Cơng nghệ xử lý bùn hoạt tính được áp dụng phổ
biến trong các nhà máy JICA tài trợ như Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long (ở
Hà Nội) và Bình Hưng (ở thành phố Hồ Chí Minh) theo phong trào áp dụng loại cơng
nghệ này ở Nhật Bản. Ngồi ra, một số nhà máy cịn áp dụng các cơng nghệ xử lý

đơn giản hơn, như hệ thống hồ yếm khí phủ bạt (Đà Nẵng), chuỗi hồ sinh học (Buôn
Ma Thuột), bể sục khí/hồ hồn thiện (Bình Hưng Hịa – Hồ Chí Minh) và hệ thống
bể lắng hai vỏ, lọc sinh học nhỏ giọt (Đà Lạt). Tuy nhiên, các cơng trình có mức tiêu
thụ điện thấp, có khả năng thu hồi tài nguyên từ bùn hoặc tái sử dụng nước thải sau
xử lý còn chưa được chú trọng.
2.1.1 Sự tiêu thụ và chi phí năng lượng cho cơng nghệ xử lý nước thải hiện nay
Lượng tài nguyên hiện diện trong nước thải đô thị cho ta thấy rằng hiện nay tài nguyên
này đã và đang được khai thác một cách bất hợp lý trong chu trình nước cổ điển.
Trong chu trình này, nước được khai thác từ tự nhiên và xử lý để đủ các điều kiện
cần để tạo ra nước cấp cho sinh hoạt có chất lượng, sau đó được vận chuyển đến
người sử dụng. Lượng nước này sau khi sử dụng bị nhiễm các chất bẩn rồi được vận
chuyển và xử lý bởi một hệ thống xử lý nước thải tốn kém trước khi trả lại môi trường
mà phần lớn hệ thống lại không thu hồi được các nguồn tài nguyên chứa trong nước.
Thực trạng hiện nay, hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất đang sử dụng là công

5


nghệ BHT thông thường, mà nguyên lý là sinh khối của các vi khuẩn lơ lửng trong
nước được đồng hóa một phần với các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, các thành
phần khoáng khác một phần chuyển thành CO2 thơng qua q trình hơ hấp hiếu khí,
oxy hóa hợp chất Amonia thành Nitrate (q trình nitrat hóa), có thể kết hợp để hấp
thụ các hợp chất Phốt pho hoặc chuyển thành các phức kim loại [8]. Trong điều kiện
tốt nhất, sinh khối dư thừa (bùn) được tạo ra trong q trình BHT truyền thống có thể
được phân hủy kỵ khí nhằm thu hồi một số năng lượng ở dạng khí sinh học giàu
mêtan, tuy nhiên phần lớn chất dinh dưỡng lại không thu hồi được (một số dạng Phốt
pho có thể được phục hồi từ q trình đốt bùn, tuy nhiên q trình này là khơng được
áp dụng rộng rãi), kể cả là dịng đầu ra cũng khơng phù hợp để tái sử dụng nếu không
xử lý bổ sung. Ngồi ra, các u cầu của q trình nitrat hóa và nhu cầu giảm tối thiểu
lượng bùn dư đã khiến cho các hệ thống BHT truyền thống phải sử dụng và mở rộng

hơn hệ thống thổi khí tăng cường, cũng có nghĩa là tương ứng với tuổi bùn cao và tải
trọng bùn thấp và điều nạy lại gây bất lợi cho q trình xử lý kỵ khí sau đó.
Báo cáo mức tiêu thụ năng lượng của các hệ thống BHT thơng thường như sau: 33
(kWh/người.năm) ít nhất là 20 (kWh/người.năm) ở các quốc gia khu vực Tây Âu,
trong đó thơng thường là 20% đến tối đa là 50% có thể được thu hồi thông qua hệ
thống phân hủy kỵ khí, 53 (kWh/người.năm) đối với nhà máy BHT truyền thống có
kết hợp xử lý loại bỏ nitơ và khơng có quá trình xử lý sơ cấp [9]. Tại Mỹ, mức tiêu
năng lượng đã được báo cáo là trong 80 – 150 (kWh/người.năm) đối với các nhà máy
BHT không loại bỏ các chất dinh dưỡng, và rất cao 250 (kWh/người.năm) cho các
nhà máy BHT có kết hợp q trình nitrat hóa [10]. Dưới các giả định rằng hệ thống
xử lý nước thải có kèm theo hệ thơng phân hủy kỵ khí bùn, các giá trị này tương ứng
với mức tiêu thụ năng lượng tượng trưng cho năng lượng có trong nhiên liệu hóa
thạch (giả sử hiệu suất chuyển đổi sang năng lượng điện là 31% của 35 – 85
(kWh/người.năm) đối với các nước Tây Âu [8]. Các giá trị tương ứng đối với Mỹ là
130 – 390 (kWh/người.năm) cho các nhà máy BHT mà không loại bỏ chất dinh dưỡng
và lên đến 640 (kWh/người.năm) cho các nhà máy BHT kết hợp loại bỏ nitơ. Mặc dù
những dẫn chứng này một cách là không đáng kể khi so sánh với năng lượng tiêu thụ
sơ cấp bình quân đầu người tiêu thụ 44 (MWh/người.năm) ở châu Âu và 83

6


(MWh/người.năm) tại Mỹ. Tuy nhiên khi so với mức tiêu thụ năng lượng trên đầu
người này cho các quốc gia khác, ví dụ như Ấn Độ 4700 (kWh/người.năm) và các
quốc gia châu Phi 4200 (kWh/người.năm) đây là một con số đáng kể. Do chi phí năng
lượng cao, nhiều nước đang phát triển ở Châu Á và châu Phi không thể chịu được chi
phí cho xử lý sinh học thơng thường bậc hai [11]. Điều này cho thấy một thực tế là
so với các nước đang phát triển mơ hình xử lý nước thải hiện tại của các nước phát
triển tốn quá nhiều năng lượng để phát triển bền vững. Một số quốc gia có tài nguyên
nước hạn hẹp kết luận rằng dòng nước sau xử lý là thứ “sản phẩm” quá tốn kém nếu

chỉ để đơn giản là trao trả lại cho mơi trường, do đó họ đã đầu tư và cải tạo nước từ
nước thải để tạo nên vòng tuần ngắn hơn cho chu trình sử dụng nước của họ. Ví dụ
nổi tiếng là Singapore và các cộng đồng của Windhoek ở Namibia đã xử lý nước thải
đô thị nâng lên tầm cao mới với việc cho phép nước sau xử lý được sử dụng cho mục
đích ăn uống. Kuwait, Israel và Singapore là những quốc gia tiên phong trên thế giới
trong công nghệ tái sử dụng nước, tương ứng 35, 18 và 14% nguồn mà họ thu lấy từ
môi trường [12]. Tại Israel, hầu hết nước thải được xử lý và tái sử dụng lại cho việc
tưới tiêu, trong khi đó ở Kuwait, nhà máy xử lý nước thải cải tạo tại Sulaibiya cung
cấp nước cho mục đích thủy lợi, công nghiệp và bổ sung vào tầng nước ngầm Và ở
Trung Quốc, được dự kiến là lượng nước thải tái sử dụng có tiềm năng cung cấp nhiều
hơn 30 tỷ m3/năm và bổ sung cho nguồn cấp nước sinh hoạt, hoặc 15% lượng dự
kiến cung/cầu trong tổng thể đến năm 2030. Dựa trên công nghệ hiện tại, điều này
dẫn đến sự xuất hiện chi phí bổ sung vào 0.2 (Euro/m3) nước thải được xử lý [13].
Để nắm bắt cơ hội tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững cũng như sử dụng tài nguyên
hiệu quả trong chu trình nước, cần phải nhìn nhận là các tài nguyên và năng lượng
trong nước thải được coi là một nguồn tài nguyên hấp dẫn về mặt kinh tế. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng, nó khơng những chỉ tập trung vào hiệu suất xử lý nước thải
mà còn phải thiết kế sao cho thu hồi được lượng năng lượng lớn nhất, nhưng chất
dinh dưỡng và lượng nước phải đạt chuẩn xả thải ra mơi trường. Theo đó cách tiếp
cận theo thuyết khơng phát thải có thể giảm thiểu tối đa chi phí về kinh tế, mơi trường
kể cả những gánh nặng cho xã hội do việc xử lý nước thải. Hiện nay ở châu Âu chi
phí trong 30 – 100 (Euro/người.năm) (tùy thuộc vào quy mô của HTXLNT) trong đó

7


chi phí BHT chiếm 17 – 40 (Euro/người.năm) và trong một số trường hợp thậm chí
có thể chuyển gánh nặng trở thành một nguồn lợi [11]. Đối với các nước phát triển,
chi phí cao của việc cấp nước cho các hộ gia đình và xử lý nước thải sau đó, phần lớn
là do sự tiêu thụ năng lượng có liên quan hiện vẫn được chấp nhận rộng rãi. Ở các

nước đang phát triển việc quan tâm nhiều hơn đến cách tiếp cận này sẽ giúp đảm bảo
rằng sự phát triển trong tương lai của hệ thống nước và xử lý nước tạo ra chi phí có
thể chấp nhận được. Ví dụ, ở Ấn Độ hàng năm GDP tính theo thu nhập quốc dân chỉ
là 870 Euro và quá trình BHT tốn chi phí 10 (Euro/người.năm) [14].
Qua đó, ta nhận thấy cần phải có những kiểu mơ hình xử lý nước thải mới ít tốn kém
năng lượng hơn, đồng thời có khả năng thu hồi lại năng lượng và tài nguyên trong
dòng nước thải.
2.1.2 Tiềm năng thu hồi năng lượng, tài nguyên trong nước thải
Nước thải đô thị thường bao gồm các thành phần sau đây: nước, hợp chất hữu cơ
không độc hại, nitơ, phốt pho, tác nhân gây bệnh và các vi sinh vật khác, ô nhiễm vô
cơ và hữu cơ độc hại như kim loại nặng, hydrocarbons thơm (PAHs), thuốc trừ sâu,
các hợp chất vô cơ không độc hại như silicat, aluminat, hợp chất có chứa canxi và
magiê. Nhiệt lượng trong nước thải cũng khá đáng kể. Trong đó, nước, năng lượng
(theo hình thức liên kết hóa học và nhiệt) và các chất dinh dưỡng (N, P và C) có thể
được coi là nguồn tài nguyên có giá trị, sự thu hồi có thể được thực hiện. Bảng 2.1
liệt kê các tiềm năng thu hồi các nguồn tài nguyên từ nước thải đô thị, không bao gồm
thu hồi nhiệt, dưới giả định rằng năng lượng hóa học được tìm thấy trong các dạng
của metan thông qua phân hủy kị khí và carbon hữu cơ cịn lại sau xử lý được sử dụng
làm phân hữu cơ [8].

8


Bảng 2.1 Tiềm năng thu hồi tài nguyên từ nước thải đô thị [8]
Tiềm năng thu Thành phần chứa Giá trị thị trường Tổng giá trị trên 1
hồi.

trong 1m3 NT

năm 2009


m3 Euro

Nước

1 m3

0.25 Euro/m3

0.25

Nito

0.05 kg

0.22 Euro/kg

0.01

Metana

0.14 m3

0.34 Euro/m3 CH4

0.05

Phân hữu cơb

0.10 kg


0.20 Euro/kg

0.02

Phốt pho

0.01 kg

0.70 Euro/kg

0.01

Tổng cộng
a:

0.35

Dựa trên 80% lượng chất hữu cơ thu hồi chuyển hết sang dạng khí sinh học và sản

sinh 0.35 (m3/kgCOD) bị loại bỏ.
b

: Dựa trên 20% lượng chất hữu cơ còn lại sau quá trình phân huỷ kỵ khí. Giá trị

được tính tốn dựa trên các lợi ích nơng nghiệp từ chất hữu cơ.
2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
2.2.1 Chất Thải Rắn Đơ Thị
Q trình phát sinh rác thải ln đi đơi với q trình sản xuất và sinh hoạt của con
người. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chất thải rắn đơ thị nói chung và rác thải

sinh hoạt nói riêng, tuy nhiên, các số liệu thống kê từ các đề tài nghiên cứu chưa
được thống nhất.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đơ thị trên tồn quốc tăng trung bình 1016% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 6070% tổng lượng chất thải rắn đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%). Tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn đô thị ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và một số đơ thị lớn là 0,91,38kg/người.ngày [15].
Thành phần chủ yếu trong chất thải rắn đô thị là rác thực phẩm, chiếm tỷ lệ khá
cao, từ 60-75% tổng lượng chất thải. Các loại rác thực phẩm phát sinh chủ yếu từ
hộ dân, các khu chợ, khu thương nghiệp, v.v… [16].
Theo ước tính hiện nay có 60% chất thải rắn đô thị đã được xử lý bằng phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý để tạo ra phân
compost, tái chế nhựa, v.v... [15].

9


×