Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng công nghệ fenton điện hóa xúc tác fe3o4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------

NGUYỄN HUỲNH THẮNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI THUỐC TRỪ SÂU
BẰNG CƠNG NGHỆ FENTON ĐIỆN HĨA XÚC TÁC
Fe3O4/Mn3O4

INVESTIGATE THE TREATMENT OF PESTICIDES
WASTEWATER USING HETEROGENEOUS ELECTRO –
FENTON WITH Fe3O4/Mn3O4 CATALYST
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 60520320

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2019


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Ngô Mạnh Thắng

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 18 tháng 01 năm 2019.
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. PGS.TS. Đặng Viết Hùng
2. PGS.TS. Ngô Mạnh Thắng
3. PGS.TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến
4. TS. Nguyễn Như Sang
5. TS. Nguyễn Nhật Huy
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN HUỲNH THẮNG

MSHV: 1670869

Ngày, tháng, năm sinh: 29 – 12 – 1994

Nơi sinh: Tiền Giang


Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

Mã số : 60520320

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI THUỐC TRỪ SÂU BẰNG
CÔNG NGHỆ FENTON ĐIỆN HÓA XÚC TÁC Fe3O4/Mn3O4
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
❖ Điều chế, biến tính vật liệu xúc tác Fe3O4/Mn3O4 bằng phương pháp tẩm.
❖ Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng cơng
nghệ Fenton điện hóa với xúc tác Fe3O4/Mn3O4 như: pH, lượng xúc tác Fe3O4/Mn3O4,
điện áp, khoảng cách điện cực, tỉ lệ Fe3O4/Mn3O4, thời gian phản ứng.
❖ Xác định điều kiện phản ứng tối ưu của q trình Fenton điện hóa với xúc tác
Fe3O4/Mn3O4 để xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng phần mềm MODDE 5.0.
❖ Đánh giá hiệu quả của việc tái sử dụng vật liệu xúc tác Fe3O4/Mn3O4.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 20 – 08 – 2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02 – 12 – 2018
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN TẤN PHONG
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia
đình, thầy cơ, bạn bè.
Trước tiên, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn tôi xin gửi đến PGS. TS. Nguyễn
Tấn Phong, thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi

trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên –
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô
cùng quý báu trong suốt q trình học tập tại trường.
Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn đến NCS Nguyễn Đức Đạt Đức đã nhiệt
tình hướng dẫn, chia sẽ những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo cơng ty sản xuất thuốc BVTV đã tận
tình hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất trong việc lấy nước thải trong
suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên Ngô Thị Tuyết Thu, Trần Thị
Huỳnh Như đã cùng tôi vượt qua những thời kì khó khăn và hỗ trợ nhiệt tình trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ để
tôi cố gắng học tập và hồn thành chương trình Thạc sĩ.
TP.HCM, Ngày

Tháng

Năm 2019

Nguyễn Huỳnh Thắng


TĨM TẮT
Trong nghiên cứu này, cơng nghệ Fenton điện hóa xúc tác dị thể (HEF) được
áp dụng để xử lý nước thải thuốc trừ sâu. Fe3O4/Mn3O4 tổng hợp bằng phương pháp
tẩm được sử dụng làm chất xúc tác nhằm dễ dàng tách ra khỏi dung dich sau phản
ứng, tái sử dụng và có tính ổn định cao. Thực hiện thí nghiệm sơ bộ tìm ra ba yếu tố
ảnh hưởng đáng kể đến quá trình HEF là điện áp, pH và chất xúc tác. Xác định miền

quy hoạch với ba yếu tố trên cho thấy ở điện áp từ 15 - 25 V, pH từ 6 - 8, và lượng
xúc tác Fe3O4/Mn3O4 trong khoảng 0,2 – 0,6 g/L, điều kiện xử lý tối ưu được tìm
thấy. Phần mềm MODDE 5.0 được sử dụng để lập kế hoạch bố trí thí nghiệm theo
phương án bề mặt đáp ứng 2 bậc Box behnken và tìm phương trình hồi quy cho ba
yếu tố này với hàm mục tiêu là giá trị Imidacloprid đầu ra. Kết quả từ phần mềm tính
tốn cho thấy ở điều kiện: pH 7,2; lượng xúc tác Fe3O4/Mn3O4 0,42 g/L; điện áp 19,6
V; khoảng cách điện cực 4,0 cm; tỉ lệ Fe3O4/Mn3O4 1:1 trong 4 giờ phản ứng, hệ
thống xử lý đạt được điều kiện hoạt động tối ưu. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
thực tế ở điều kiện tối ưu theo kết quả tính tốn, kết quả chỉ ra rằng giá trị thực tế rất
giống với kết quả dự đoán trước đó với hiệu suất loại bỏ Imidacloprid và TOC lần
lượt là 96,44% và 97,98%. Hơn nữa, giá trị Imidacloprid đầu ra đạt loại A của QCVN
40: 2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp). Khả năng
tái sử dụng của vật liệu Fe3O4/Mn3O4 cũng đã được kiểm chứng qua nhiều mẻ cho
thấy vật liệu này có tính xúc tác cao và tính ổn định trong quá trình xử lý.


ABSTRACT
In this research, Heterogenous Electro Fenton system (HEF) is applied to treat
pesticide wastewater. Fe3O4/Mn3O4 synthesized by via the impregnation oxidation
used as catalyst which can easily be separated, reused with has high
stability. Performing preliminary tests to find three material influences on HEF
process is pH, catalyst and voltage. Determining the planning area with three above
factors shows that voltage of 15 -25V, pH of 6 - 8, and catalyst volume of
Fe3O4/Mn3O4 in range of 0,2 – 0,6 g/L, optimal treatment conditions can be
found. MODDE 5.0 software is used to plan the test in surface method meeting 2
levels Box behnken and find a recursive equation for these three elements with
objective function is Imidacloprid value. Results from software show that in
conditions: pH 7,2; Fe3O4/Mn3O4 0,42 g/l; voltage 19,6 V; electrode distance 4,0
cm; Fe3O4/Mn3O4 ratio 1:1 in 4 hours of action, the treatment reached its optimum
condition. A practical test performed in optimal conditions according to calculation

results, results indicate that the experimental values are very similar to previous
predicted values with the removal efficiency of Imidacloprid and TOC respectively
96,44% and 98%. In addition, Imidacloprid value in wastewater also meets Column
A of QCVN 40:2011/BTNMT (National technical regulation on industrial
wastewater). The reusability of Fe3O4/Mn3O4 materials has also been verified in many
batches, showing this material is highly catalytic and stability during processing of
treatment.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng
công nghệ Fenton điện hóa xúc tác Fe3O4/Mn3O4” là sản phẩm nghiên cứu cứu của
cá nhân tôi, nội dung tôi viết dưới đây khơng sao chép bất kì ai. Số liệu trong luận
văn được thực hiên trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học
nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP.HCM, Ngày Tháng

Năm 2019

Nguyễn Huỳnh Thắng


MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................5
ABSTRACT ................................................................................................................6
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................7
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................9
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................9
1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................10
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................10
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................10
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................10
1.4. Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................10
1.4.1. Tính mới của đề tài ....................................................................................10
1.4.2. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................11
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................11
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .....................................................................................12
2.1. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật ................................................................12
2.1.1. Thuốc BVTV .............................................................................................12
2.1.2. Thuốc trừ sâu .............................................................................................15
2.1.3. Tổng quan về hoạt tính Imidacloprid .........................................................17
2.2. Tổng quan về nước thải thuốc trừ sâu .............................................................18
2.2.1. Nguồn phát sinh .........................................................................................18
2.2.2. Đặt tính của nước thải thuốc trừ sâu ..........................................................18
2.2.3. Thực trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu trong môi trường..................................19
2.3. Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải thuốc trừ sâu ..................................20
2.3.1. Phương pháp màng lọc ..............................................................................20
2.3.2. Phương pháp hấp phụ. ...............................................................................20
i


2.3.3. Phương pháp sinh học ................................................................................21
2.3.4. Phương pháp oxy hóa bậc cao. ..................................................................22
2.4. Tổng quan về công nghệ Fenton điện hóa và Fenton xúc tác dị thể ...............23
2.5. Tình hình nghiên cứu.......................................................................................26
2.5.1. Tình hình trong nước .................................................................................26

2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................27
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................29
3.1. Vật liệu nghiên cứu..........................................................................................30
3.1.1. Tổng hợp Fe3O4/Mn3O4 .............................................................................30
3.1.2. Nước thải thuốc trừ sâu ..............................................................................30
3.1.3. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................31
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................31
3.2.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải thuốc trừ sâu
bằng cơng nghệ Fenton điện hóa xúc tác Fe3O4/Mn3O4 ...........................................32
3.2.3. Xác định điều kiện tối ưu của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước
thải thuốc trừ sâu bằng cơng nghệ Fenton điện hóa xúc tác Fe3O4/Mn3O4 ..............35
3.2.4. Đánh giá khả năng tái sử dụng vật liệu xúc tác Fe3O4/Mn3O4 ..................36
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................36
3.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu .................................................................36
3.3.2. Phương pháp thực hiện thí nghiệm ............................................................36
3.3.3. Phương pháp phân tích thực nghiệm .........................................................36
3.3.4. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm........................................................36
3.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ......................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................38
4.1. Đặc trưng cấu trúc của Fe3O4/Mn3O4 ..............................................................38
4.2. Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố ...................................................40
4.2.1. Ảnh hưởng của pH .....................................................................................40
4.2.2. Ảnh hưởng của lượng Fe3O4/Mn3O4..........................................................41
4.2.3. Ảnh hưởng của điện áp ..............................................................................43
4.2.4. Ảnh hưởng của khoảng cách điện cực .......................................................45
ii


4.2.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ xúc tác .......................................................................46
4.2.6. Ảnh hưởng của thời gian............................................................................48

4.3. Tối ưu quá trình Fenton điện hóa xúc tác dị thể ..............................................49
4.3.1. Xác định điều kiện tối ưu phân hủy thuốc trừ sâu. ....................................51
4.3.2. Tối ưu điều kiện phản ứng .........................................................................57
4.4. Tái sử dụng chất xúc tác ..................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................63
Kết luận...................................................................................................................63
Kiến nghị ................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64
DANH MỤC CÁC ƠNG TRÌNH KHOA HỌC .......................................................67
PHỤ LỤC ..................................................................................................................68
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...........................................................................71

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các loại thuốc BVTV phổ biến ................................................................13
Bảng 2.2: Mức tiêu thụ và chi phí của các các loại thuốc BVTV trên toàn thế giới
năm 2007 ...................................................................................................................13
Bảng 2.3: 10 quốc gia sử dụng thuốc BVTV với tỷ lệ cao nhất vào năm 2000 .......14
Bảng 2.4: 10 Công ty thuốc BVTV lớn nhất thế giới năm 2007 ..............................14
Bảng 2.5: Phân loại thuốc BVTV của WHO theo độ độc cấp tính ...........................16
Bảng 2.6: Các q trình oxy hố bậc cao không nhờ tác nhân ánh sáng (USEPA) .22
Bảng 2.7: Các q trình oxy hố bậc cao nhờ tác nhân ánh sáng (USEPA).............23
Bảng 3.1: Tỉ lệ thành phần của chất xúc tác Fe3O4/Mn3O4.......................................30
Bảng 3.2: Thông số đầu vào nước thải thuốc BVTV ................................................30
Bảng 3.3: Khảo sát ảnh hưởng của pH đến quá trình xử lý ......................................32
Bảng 3.4: Khảo sát ảnh hưởng của lượng chất xúc tác đến quá trình xử lý .............33
Bảng 3.5: Khảo sát ảnh hưởng của điện áp đến quá trình xử lý ...............................33
Bảng 3.6: Khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách điện cực D đến quá trình xử lý ....34

Bảng 3.7: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ Fe3O4/Mn3O4 đến quá trình xử lý ..............34
Bảng 3.8: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến quá trình xử lý .............................35
Bảng 3.9: Các phương pháp phân tích trong nghiên cứu ..........................................36
Bảng 4.1: Xác lập điều kiện phản ứng ......................................................................49
Bảng 4.2: Phân tích phương sai ANOVA theo Imipaclorid .....................................51
Bảng 4.3: Hệ số hồi quy theo Imipacloprid ..............................................................54
Bảng 4.4: Kết quả đầu ra tại điều kiện tối ưu............................................................60
Phụ lục 1. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình xử lý nước thải bằng
cơng nghệ Fenton điện hóa xúc tác Fe3O4/Mn3O4 ....................................................68
PL 1.1. Giá trị nồng độ Imidacloprid tương ứng với các giá trị pH khác nhau ..........68
PL 1.2. Giá trị nồng độ Imidacloprid ứng với lượng Fe3O4/Mn3O4 khác nhau ..........68
PL1.3. Giá trị nồng độ Imidacloprid tương ứng với điện áp khác nhau ...................68
PL 1.4. Giá trị nồng độ Imidacloprid ứng với khoảng cách điện cực khác nhau ..........68
PL 1.5. Giá trị nồng độ Imidacloprid ứng với tỉ lệ xúc tác khác nhau ......................69
PL 1.6. Giá trị nồng độ Imidacloprid ứng với thời gian phản ứng khác nhau ..........69
iv


PL 2.1. Kế hoạch thực nghiệm và kết quả phân tích ................................................69
PL 2.2. Giá trị nồng độ Imidacloprid ứng với số lần tái sử dụng Fe3O4/Mn3O4 ...........70

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ q trình Fenton điện hóa và sự tạo thành gốc OH• .......................24
Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................29
Hình 3.2: Mơ hình thí nghiệm ...................................................................................31
Hình 4.1: Giản đồ XRD của vật liệu Fe3O4/Mn3O4 ..................................................38
Hình 4.2: Ảnh SEM của vật liệu Fe3O4/Mn3O4 ........................................................39

Hình 4.3: Tính chất từ tính của vật liệu Fe3O4/Mn3O4 ..............................................39
Hình 4.4: Ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị Imidacloprid ............................40
Hình 4.5: Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả loại bỏ Imidacloprid .............................41
Hình 4.6: Ảnh hưởng của lượng Fe3O4/Mn3O4 đến giá trị Imidacloprid ..................42
Hình 4.7: Ảnh hưởng của chất xúc tác đến hiệu quả loại bỏ Imidacloprid ..............42
Hình 4.8: Ảnh hưởng của điện áp đến giá trị Imidacloprid ......................................44
Hình 4.9: Ảnh hưởng của điện áp đến hiệu quả loại bỏ Imidacloprid ......................44
Hình 4.10: Ảnh hưởng của khoảng cách điện cực đến giá trị Imidacloprid .............45
Hình 4.11: Ảnh hưởng của khoảng cách điện cực đến hiệu quả loại bỏ Imidacloprid
...................................................................................................................................46
Hình 4.12: Ảnh hưởng của tỉ lệ xúc tác đến giá trị Imidacloprid .............................47
Hình 4.13: Ảnh hưởng của tỉ lệ xúc tác đến hiệu quả loại bỏ Imidacloprid .............47
Hình 4.14: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị Imidacloprid ..................48
Hình 4.15: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng hiệu quả loại bỏ Imidacloprid .......49
Hình 4.16: Khơng gian mơ tả thực nghiệm ...............................................................50
Hình 4.17: Đồ thị thống kê mô tả kết quả thực nghiệm ............................................50
Hình 4.18: Đánh giá sai số của mơ hình ...................................................................52
Hình 4.19: Đánh giá phân tích xác suất ....................................................................53
Hình 4.20: So sánh kết quả thực nghiệm và mơ hình tốn .......................................54
Hình 4.21: Đồ thị bề mặt đáp ứng giá trị Imidacloprid ở pH = 7 .............................55
Hình 4.22: Đồ thị bề mặt đáp ứng giá trị Imidacloprid ở CXT = 0,4 g/L.................56
Hình 4.23: Đồ thị bề mặt đáp ứng giá trị Imidacloprid ở điện áp = 20 Volt ............56
Hình 4.24: Ảnh hưởng của pH đến hiệu quả loại bỏ Imidacloprid ...........................57

vi


Hình 4.25: Ảnh hưởng của hàm lượng Fe3O4/Mn3O4 đến hiệu quả loại bỏ
Imidacloprid ..............................................................................................................58
Hình 4.26: Ảnh hưởng của điện áp đến hiệu quả loại bỏ Imidacloprid ....................59

Hình 4.27: Tái sử dụng vật liệu xác tác Fe3O4/Mn3O4 ..............................................61
Hình 4.28: Hiệu quả loại bỏ Imidacloprid khi tái sử dụng Fe3O4/Mn3O4 .................61
Hình 4.29: Giản đồ XRD của vật liệu Fe3O4/Mn3O4 trước và sau phản ứng............62

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
AAPCO

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Association of American Pesticide
Control Officials

Ý NGHĨA
Hiệp hội kiểm soát thuốc trừ
sâu Mỹ
Các quá trình oxy hóa bậc
cao

AOPs

Advanced oxidation processes

BOD

Biochemical Oxygen Demand

BVTV


Bảo Vệ Thực Vật

COD

Chemical Oxygen Demand

CXT

Chất xúc tác

EF

Electro Fenton

Fenton điện hóa

HEF

Heterogeneous Electro Fenton
High-Performance Liquid
Chromatography

Fenton điện hóa dị thể
Phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao

LD50

Lethal Dose 50%


Liều lượng hoá chất phơi
nhiễm trong cùng một thời
điểm, gây ra cái chết cho
50% của một nhóm động vật
dùng thử nghiệm.

OP

Organic Phosphorus

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

SEM

Scanning Electron Microscope

Kính hiển vi điện tử quét

SMEWW

Standard Methods for the
Examination of Water and
Wastewater

Bộ phương pháp chuẩn phân
tích nước và nước thải


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TOC

Total Organic Carbon

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USEPA

United States Environmental
Protection Agency

Cơ quan bảo vệ môi trường
Mỹ

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

XRD

X-Ray Diffraction


Phương pháp nhiễu xạ tia X

HPLC

viii

Nhu cầu oxy sinh hóa
Nhu cầu oxy hóa học

Lân (photpho) hữu cơ

Tổng carbon hữu cơ


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam hoạt động nông nghiệp vẫn là chủ yếu, nên nhu
cầu sử dụng các hoá chất BVTV như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... trong nơng nghiệp
là khơng thể thiếu. Dẫn đến tình trạng các cơng ty sản xuất rất nhiều các loại hóa chất
BVTV, trong đó Imidacloprid là một hoạt chất thuốc trừ sâu cực kỳ hiệu quả chống
sâu hại, côn trùng được áp dụng rộng rãi trên tất cả các loại cây trồng. Vì vậy, việc
sản xuất thuốc BVTV này thải ra một lượng lớn nước thải, mà không xử lý tốt trước
khi thải ra tự nhiên.
Đối với nước thải có chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học và có độc
tính cao như nước thải sản xuất thuốc BVTV thì việc áp dụng các phương pháp truyền
thống sẽ có một số hạn chế nhất định. Xử lý sinh học hiệu quả về mặt kinh tế đối với
các loại nước thải dễ phân hủy sinh học, nhưng không hiệu quả trong nước thải hữu
cơ khó phân hủy sinh học. Xử lý hóa lý đạt hiệu suất cao và ổn định, nhưng chi phí
xử lý cao. Xử lý màng lọc và hấp phụ chỉ phân tách và cơ lập các hóa chất BVTV với
sản phẩm thải ra nồng độ cao hơn nhưng không xử lý triệt để được chất ô nhiễm.

Fenton điện hóa (EF) là q trình AOP trong đó gốc OH• được sinh ra từ phản ứng
Fenton (phản ứng giữa Fe2+ và H2O2), nhưng các chất phản ứng không được đưa vào
trực tiếp mà được sinh ra (H2O2) hoặc tái sinh liên tục (Fe2+) nhờ các phản ứng oxy
hóa khử bằng dịng điện trên các điện cực, qua đó khắc phục được các nhược điểm
của phản ứng Fenton [1]. Kết quả là, các gốc OH• liên tục được tạo ra để oxy hóa các
hợp chất hữu cơ. Nhưng q trình EF có một nhược điểm lớn đó là hoạt động ở pH
thấp, lượng bùn nhiều nên tốn nhiều hóa chất và vận tốc bùn lắng thấp nên thể tích
bể lắng sẽ tăng lên. Tuy nhiên nhược điểm này được giải quyết bằng quá trình HEF
với Fe3O4/Mn3O4 làm chất xúc tác. Trong q trình này, Fe3O4/Mn3O4 nhanh chóng
được tách ra bằng từ tính, tái sử dụng và rất ít hóa chất được sử dụng trong q trình
này [2].
Mn3O4 có chu trình oxi hóa khử giữa Mn3+/Mn2+ = 15,1 V, có thể sử dụng như một
chất xúc tác tốt [3]. Nhiều nghiên cứu cho thấy ion Mangan đóng vai trị tương tự với
ion Fe trong quá trình Fenton [3]. Hơn nữa, Fe3O4/Mn3O4 được sử dụng trong các
quá trình Fenton dị thể để xử lý thuốc nhuộm và thuốc kháng sinh có hiệu quả loại
bỏ hơn 95% [2], [4].
9


Có các thơng số khác nhau ảnh hưởng đến q trình HEF như vật liệu điện cực,
pH, chất xúc tác, mật độ dòng điện hoặc điện áp, tốc độ cấp oxi, nhiệt độ và khoảng
cách giữa các điện cực [5]. Việc sử dụng Platin và Boron pha kim cương thường được
sử dụng làm điện cực anode cho quá trình xử lý của các chất ơ nhiễm khác nhau trong
q trình EF [5], nhưng chúng gây ra chi phí cao. Để giảm chi phí đầu tư, vật liệu
cacbonat như điện cực graphite sẽ là một lựa chọn tốt.
Từ những nhận định trên, đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng
cơng nghệ Fenton điện hóa xúc tác Fe3O4/Mn3O4” là rất cần thiết.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Điều chế và biến tính vật liệu Fe3O4/Mn3O4 bằng phương pháp tẩm.

Nghiên cứu điều kiện tối ưu của q trình Fenton điện hóa với xúc tác Fe3O4/Mn3O4
để xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng phần mềm MODDE 5.0.
Đánh giá hiệu quả của việc tái sử dụng vật liệu xúc tác Fe3O4/Mn3O4.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước thải thuốc trừ sâu được thu gom trong quá trình sản xuất Imidacloprid tại
khu công nghiệp Lê Minh Xuân, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng nghệ xử lý: cơng nghệ Fenton điện hóa với chất xúc tác Fe3O4/Mn3O4.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Mẫu nước thải thuốc trừ sâu lấy sau quá trình hóa lý.
Điều chế và biến tính vật liệu Fe3O4/Mn3O4 bằng phương pháp tẩm.
Các thơng số ảnh hưởng đến q trình Fenton điện hóa với xúc tác Fe3O4/Mn3O4
được chọn lựa là pH, lượng xúc tác Fe3O4/Mn3O4, điện áp, khoảng cách điện cực, tỉ
lệ Fe3O4/Mn3O4, thời gian phản ứng.
Đánh giá khả năng loại bỏ hàm lượng Imidacloprid trong nước thải.

1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Tính mới của đề tài
Áp dụng cơng nghệ Fenton điện hóa xúc tác dị thể để xử lý nước thải thuốc trừ sâu.
Sử dụng vật liệu xúc tác Fe3O4/Mn3O4 để nâng cao hiệu quả xử lý cho công nghệ
Fenton điện hóa.
Xác định được điều kiện tối ưu của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bằng phần
mềm MODDE 5.0.
10


1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá mức độ ảnh hưởng và điều kiện phản ứng tối ưu của các yếu tố đến quá
trình xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng cơng nghệ Fenton điện hóa xúc tác

Fe3O4/Mn3O4.
Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thuốc trừ sâu bằng công nghệ Fenton điện hóa
xúc tác Fe3O4/Mn3O4.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải thuốc trừ sâu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xử lý được nước thải khó phân hủy sinh học, đặc biệt là nước thải thuốc trừ sâu.

11


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1. Thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh
học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng,..), những chất có
nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống
lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim,
thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại,...)
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm
theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngồi tác dụng
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV cịn bao gồm cả những
chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô
cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bơng
vải, khoai tây bằng máy móc,...). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút
các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi
là thuốc trừ dịch hại vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng,
nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại,...) có một tên chung là những
dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng gọi là thuốc trừ dịch hại [6].
Thuốc BVTV cũng là một trong những nhân tố gây mất ổn định mơi trường. Do

bị lạm dụng, thiếu kiểm sốt, dùng sai, nên nhiều mặt tiêu cực của thuốc BVTV đã
bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc
cho người và nhiều lồi động vật máu nóng, gây mất sự cân bằng trong tự nhiên, làm
suy giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật, xuất hiện các loài dịch hại mới, tạo tính
chống thuốc của dịch hạị và làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài
sinh vật trong hệ sinh thái, gây bùng phát và tái phát dịch hại, dẫn đến hiệu lực phòng
trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn [6].
Để sử dụng thuốc BVTV được hiệu quả và an toàn, chúng ta phải hiểu đúng và
thực hiện đúng nguyên tắc “bốn đúng”: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều
lượng và đúng cách [6].

12


Muốn thực hiện tốt được các nguyên tắc trên, chúng ta phải hiểu thấu đáo mối quan
hệ qua lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh, phải kết hợp hài hồ giữa
biện pháp hố học với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp.
Thuốc BVTV được phân loại dựa vào đối tượng phòng chống mà chúng kiểm soát
được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các loại thuốc BVTV phổ biến [7]
Thuốc BVTV

Dịch hại kiểm sốt

Insecticide

Diệt cơn trùng

Herbicide


Diệt cỏ

Rodenticide

Diệt chuột và các lồi gặm nhấm khác

Nematicid

Diệt các lồi giun trịn

Fungicide

Diệt các loại nấm bệnh

Acasicide

Diệt các loại rệp và nhện

Bactericide

Vi khuẩn

Chi phí thuốc BVTV chiếm từ 13% đến 22% tổng chi phí sản xuất trên mỗi hecta
(ha). Mức tiêu thụ và chi tiêu thuốc BVTV trên toàn thế giới năm 2007 lần lượt là
2,37 tỷ kg và 39,4 tỷ USD được nêu ra cụ thể như bảng 2.2. Bảng 2.3 liệt kê 10 quốc
gia sử dụng thuốc BVTV với tỉ lệ kg/ha cao nhất. Bảng 2.4 thể hiện 10 công ty sản
xuất thuốc BVTV chiếm 87,2% tổng thị phần trên thế giới.
Bảng 2.2: Mức tiêu thụ và chi phí của các các loại thuốc BVTV trên toàn thế
giới năm 2007 [8]
Thuốc BVTV


Tiêu thụ (106 kg)

Chi phí (106 $)

Herbicide

955

15.512

Insecticide

405

11.158

Fungicide

235

9.216

Khác

775

3.557

Tổng


2.370

39.443

13


Bảng 2.3: 10 quốc gia sử dụng thuốc BVTV với tỷ lệ cao nhất vào năm 2000 [9]
Quốc gia

Tỷ lệ áp dụng (kg/Ha)

Costa Rica

51,2

Colombia

16,2

Nhật Bản

12,0

Hà Lan

9,4

Hàn Quốc


6,6

Ecuador

6,0

Bồ Đào Nha

5,3

Pháp

4,6

Hy Lạp

2,8

Uruguay

2,7

Bảng 2.4: 10 Công ty thuốc BVTV lớn nhất thế giới năm 2007 [10]
Công Ty

Quốc gia

Doanh số bán hàng (106 $)


Thị phần

Bayer

Đức

7.458

19,0

Syngenta

Thụy Sĩ

7.285

18,5

BASF

Đức

4.297

10,9

Dow Agro Science

Hoa Kỳ


3.779

9,6

Monsanto

Hoa Kỳ

3.599

9,1

Du Pont

Hoa Kỳ

2.369

6,0

Makhteshim Agan

Israel

1.895

4,8

Nufarm


Úc

1.470

3,7

Sumitomo
Chemical

Nhật Bản

1.209

3,0

Aystra Life Science

Nhật Bản

1.035

2,6

Tổng

N/A

34.396

87,2


14


2.1.2. Thuốc trừ sâu
Theo hiệp hội kiểm soát thuốc trừ sâu Mỹ (AAPCO), thuốc trừ sâu gồm các chất
hay hỗn hợp các chất có nguồn gốc hố học (vơ cơ, hữu cơ), thảo mộc, sinh học (các
loài sinh vật và sản phẩm do chúng sản sinh ra), có tác dụng loại trừ, tiêu diệt, xua
đuổi hay di chuyển bất kỳ loại cơn trùng nào có mặt trong mơi trường. Chúng được
dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông
lâm sản, gia súc và con người. Các loại thuốc trừ sâu có thể có tác động vị độc, tiếp
xúc, xơng hơi, nội hấp, thấm sâu, hấp dẫn, xua đuổi, gây ngán, triệt sản, điều hoà sinh
trưởng.... Ngoài ra, một số thuốc trừ sâu cịn có hiệu lực trừ nhện hại cây trồng [11].
Thuốc trừ sâu còn được hiểu đơn giản hơn là các phương tiện chủ yếu để kiểm
soát các sinh vật gây hại cho cây trồng, mùa màng. Là những chất được tạo ra để
chống lại và tiêu diệt loài gây hại, các vật mang mầm bệnh virut hoặc vi khuẩn trên
cây trồng [12].
Các thuốc trừ sâu phổ tác động hẹp mang tính chọn lọc ít gây hại đến cơn trùng có
ích và thiên địch, thuốc trừ sâu phổ rộng có thể diệt được nhiều loài sâu hại khác
nhau. Thuốc trừ sâu có độ độc tồn dư nhiều có hiệu lực trừ sâu kéo dài. ngược lại, có
thuốc trừ sâu chỉ có hiệu lực ngắn dễ bị phân huỷ trong mơi trường. Nhiều loại thuốc
trừ sâu có độ độc cao với động vật máu nóng và mơi trường, nhưng nhiều loại thuốc
lại khá an tồn [6].
Thành cơng của ngành nơng nghiệp ở nhiều nước như hiện nay phần lớn là do
thuốc trừ sâu đóng một vai trị quan trọng trong việc sản xuất nơng nghiệp. Các lợi
ích của việc sử dụng thuốc trừ sâu trên mùa màng: nó làm giảm thiệt hại của cây
trồng, tăng năng suất do đó làm giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản lượng
[13], tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp thiết bị vật tư đầu vào (máy móc, phân
bón, hóa chất và các công ty giống) từ việc bán sản phẩm tăng, lợi ích cho người
tiêu dùng thơng qua việc giảm giá thực phẩm thô hoặc nâng cao chất lượng các sản

phẩm thực phẩm và đem lại lợi ích cho nhiều thành phần (nông dân, người tiêu dùng,
nhà cung cấp thiết bị nông nghiệp, cơ sở chế biến thực phẩm) từ cơ hội việc làm và
xuất khẩu sản phẩm lương thực [14],[15].
Song song với lợi ích thì lượng thuốc trừ sâu cũng có nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường xung quanh: ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người, vật nuôi và động vật hoang dã [16],[17].
15


Hậu quả sinh thái của việc loại bỏ thuốc trừ sâu khơng an tồn có thể rất nghiêm
trọng tùy thuộc vào loại thuốc trừ sâu và lượng chất thải trong nước thải. Hiện tượng
sinh học của một số loại thuốc trừ sâu đã dẫn đến sự suy giảm sinh sản của một số
loài cá [18],[19] và tỉa mỏng vỏ trứng của các loài chim như: chim ưng, chim cánh
cụt, chim sẻ, chim ó và đại bàng [20]. Tính độc hại của thuốc trừ sâu đối với con
người bao gồm kích ứng da và mắt và ung thư da [21]. Vì vậy, cần phải thận trọng
trong việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Phần quan trọng nhất của ô nhiễm do thuốc trừ sâu được tìm thấy ở các vùng nơng
nghiệp và trong nước mặt có nguồn gốc từ các vùng nơng nghiệp. Một lượng thuốc
trừ sâu quan trọng bị rò rỉ khỏi các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu
thường có ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống. Các hợp chất này độc hại và
gây ung thư ngay cả ở nồng độ thấp [22]. Cùng với các nguồn điểm đơ thị và các
dịng xả cơng nghiệp, dịng chảy nước mưa của thành phố đã được xác định là nguồn
ô nhiễm sơ cấp của nước mặt bằng thuốc trừ sâu [23]. Quá trình loại bỏ thuốc trừ sâu
từ nước thải cơng nghiệp là rất quan trọng vì khả năng chịu đựng thuốc trừ sâu tốt và
khả năng tích tụ trong môi trường cũng như khả năng gây ung thư và đột biến cao.
Căn cứ vào nguồn gốc, các thuốc trừ sâu có thể chia thành nhiều nhóm: clo hữu
cơ, lân hữu cơ, cacbamat, pyrethroit tổng hợp, thuốc thảo mộc, xông hơi, vi sinh,...
Cũng được phân loại theo cơ chế tác động của cơn trùng (kìm hãm men
cholinesterase, chất điều khiển sinh trưởng côn trùng...). Hầu hết các thuốc trừ sâu
hiện nay, đều tác động đến hệ thần kinh côn trùng [6].

Tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc
(FAO) phân loại tính độc của thuốc trừ sâu như bảng 2.5:
Bảng 2.5: Phân loại thuốc BVTV của WHO theo độ độc cấp tính [24]
LD50 trên chuột (mg/kg thể trọng)
Cấp độ

Qua đường miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

IA (cực độc)

<5

< 20

< 10

< 40

IB (độc cao)


5 – 50

20 – 200

10 – 100

40 – 400

II(độc trung
bình)

50 – 500

200 – 2000

100 – 1000

400 – 4000

III (độc nhẹ)

> 500

> 2000

> 1000

> 4000

16



Liều gây chết trung bình (Medium Lethal Dose, MLD = LD50): là liều lượng chất
độc gây chết cho 50% số cá thể đem thí nghiệm. Giá trị LD50 (qua miệng và qua da
động vật thí nghiệm) được dùng để so sánh độ độc của các chất độc với nhau. Giá trị
LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh. Giá trị LD50 thay đổi theo lồi động
vật thí nghiệm và điều kiện thí nghiệm [24].
2.1.3. Tổng quan về hoạt tính Imidacloprid
Imidacloprid là một loại hoạt tính trừ sâu có hệ thống hoạt động như một chất độc
thần kinh côn trùng và thuộc về nhóm Neonicotinoids. Imidacloprid thuộc nhóm II
của WHO theo độ độc cấp tính.
Từ năm 1999 đến nay, Imidacloprid là hoạt tính thuốc trừ sâu được sử dụng rộng
rãi nhất trên thế giới. Mặc dù hiện nay là bằng sáng chế, nhà sản xuất chính của hóa
chất này là của tập đoàn Bayer CropScience, được bán dưới nhiều tên cho nhiều cơng
dụng. Nó có thể được áp dụng bằng cách tiêm đất, tiêm cây, áp dụng cho da của cây,
ứng dụng mặt đất như một công thức dạng hạt hoặc chất lỏng. Imidacloprid được sử
dụng rộng rãi để kiểm sốt dịch hại trong nơng nghiệp. Các ứng dụng khác bao gồm
ứng dụng cho nền móng để ngăn chặn mối nguy hại, kiểm soát dịch hại cho vườn và
cỏ, xử lý vật ni trong nhà để kiểm sốt bọ chét, bảo vệ cây khỏi côn trùng nhàm
chán, và trong điều trị bảo quản một số loại sản phẩm gỗ xẻ. Theo USEPA,
Imidacloprid được phân loại là “Thuốc Trừ Sâu Sử Dụng Phổ Biến”.
Các sản phẩm có chứa imidacloprid có nhiều dạng, bao gồm chất lỏng, hạt, bụi và
các gói hịa tan trong nước. Các sản phẩm Imidacloprid có thể được sử dụng trên cây
trồng, nhà ở. Hiện nay, có hơn 400 sản phẩm được bán tại Hoa Kỳ có chứa
Imidacloprid.
Dư lượng của Imidacloprid có thể tồn tại trong nơng sản, có thể tồn tại trong nước
mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào mạch nước ngầm, phát tán theo gió gây ơ nhiễm
mơi trường. Ngồi ra, hoạt chất Imidacloprid sau khi phun với hàm lượng cao sẽ tích
tụ trong thức ăn, đồ uống với lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp tính như gây rối loạn
tiêu hóa (nơn mửa, tiêu chảy), rối loạn thần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co

cứng cơ…), trụy tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong.

17


2.2. Tổng quan về nước thải thuốc trừ sâu
2.2.1. Nguồn phát sinh
Nước thải sản xuất thuốc trừ sâu không nhiều, nhưng thành phần các chất gây ô
nhiễm là rất nguy hiểm. Chủ yếu phát sinh từ 2 nguồn chính:
− Phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất:
+ Nước thải từ hệ thống xử lý bụi, khí có chứa chất lơ lửng, chất hữu cơ.
+ Nước rửa chai lọ, bao bì, thùng phuy, thùng chứa ngun liệu có chứa chất lơ
lửng, chất hữu cơ.
+ Nước vệ sinh máy móc, nhà xưởng,…có chứa đất, cát, chất lơ lửng, chất hữu cơ.
Nước thải từ q trình vệ sinh thiết bị, máy móc và nhà xưởng thường chứa các
hợp chất có trong thành phần thuốc trừ sau như carbonat hữu cơ, phosphat hữu cơ,…
các dung môi như xylen và các chất phụ gia như keo, cát,…
Nước thải từ quá trình rửa chai, bao bì và thùng chứa. Đối với các chai đã qua một
lần sử dụng, doanh nghiệp sẽ mua lại từ các nguồn hàng để tái sử dụng. Các chai này
được vệ sinh sạch trước khi sử dụng và sẽ làm phát sinh một lượng nước thải, và lượng
nước thải này chỉ mang tính chất thời vụ. Cịn với các loại bao bì, thùng chứa ngun
liệu hóa chất, doanh nghiệp sau khi rửa sạch bằng dung dịch kiềm loãng sẽ bán cho các
đơn vị thu mua khác. Và đây là nguồn nước thải phát sinh ra một lượng đáng kể.


Nước thải sinh hoạt của công nhân.
Bên cạnh nguồn phát sinh nước thải sản xuất thì đồng thời trong các nhà máy cịn

phát sinh một lượng nước thải đáng kể từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân trong
nhà máy. Và nước thải sinh hoạt thường có hàm lượng chất ơ nhiễm cao, đặc biệt là

chất hữu cơ và vi sinh.
Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có đặc tính chung là tan được trong nước
nhưng có những chất hữu cơ độc hại khó phân hủy. Tác động tiêu cực của sự ô nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật là làm suy thối chất lượng mơi trường, gây nên hiện tượng
phú dưỡng nước, ơ nhiễm nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực.
2.2.2. Đặt tính của nước thải thuốc trừ sâu
Nước thải sản xuất thuốc trừ sâu là nguy hiểm, độc hại, mùi khó chịu, COD rất cao
và BOD tương đối thấp. Do đó, gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật và khó phân
huỷ sinh học [7].
18


×