Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.78 KB, 13 trang )

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM VÀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(INCOMBANK).
1. Giới thiệu chung.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là một trong bốn
Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam và được xếp hạng là một
trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Ngân hàng Công Thương Việt
Nam có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng
Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh
kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với
năm trước.
Ngân hàng Công thương Việt Nam có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn
quốc với:
- 2 Sở giao dịch lớn (tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh).
- 130 chi nhánh, trên 700 điểm giao dịch và 420 quỹ tiết kiệm.
- 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng
Công thương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng
Công thương và Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng
Công thương .
- 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm
Đào tạo.
Ngân hàng Công thương Việt Nam là thành viên sáng lập của các Tổ chức
Tài chính Tín dụng:
- Sài Gòn Công thương Ngân hàng
- Indovina Bank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam)
- Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê tài chính
quốc tế đầu tiên tại Việt Nam)
- Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng Công thương
Đồng thời, là thành viên chính thức của:


- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (AABA)
- Hiệp hội Thanh toán viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)
- Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
- Hiệp hội Các Tổ chức Tài chính cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC
Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ký 8 Hiệp định Tín dụng khung với
các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sĩ, có quan hệ đại lý với 735 ngân hàng trên
khắp toàn cầu và có thể đi bằng điện SWIFT (SWIFT – Thanh toán viễn thông liên
ngân hàng toàn cầu) có gắn mã khoá tới 11.915 ngân hàng và chi nhánh toàn cầu.
Hiện nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam là ngân hàng tiên phong trong
việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
2. Hệ thống tổ chức.
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Chi nhánh phụ thuộc
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Chi nhánh cấp 2
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Trụ sở chính
Sở giao dịch
Chi nhánh cấp 1
Đơn vị sự nghiệp
Văn phòng đại diện
Công ty trực thuộc
Sơ đồ: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương
3. Các hoạt động chính.
• Huy động vốn.

• Cho vay, đầu tư.
• Bảo lãnh.
• Thanh toán và Tài trợ thương mại.
• Ngân quỹ.
• Thẻ và ngân hàng điện tử.
• Hoạt động khác.
4. Tình hình kinh doanh.
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những
bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín
dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm
2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính - ngân hàng và đề
án cơ cấu lại Ngân hàng Công thương Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. Mục tiêu
phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam đến năm 2010 là:
“Xây dựng Ngân hàng Công thương Việt Nam thành một Ngân hàng thương
mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính
lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở
Việt Nam”.
Các chỉ số tài chính chủ yếu
2003 2004
Tổng tài sản (triệu VND) 80,887,100 90,734,644
Cho vay (triệu VND) 51,778,523 64,159,522
Vốn tự có (triệu VND) 4,154,083 4,908,733
Vốn huy động (triệu VND) 71,146,192 81,596,865
Thu nhập ròng (triệu VND) 205,186 206,869
Thu nhập ròng/ Trung bình tổng tài sản (%) 0.28 0.24
Thu nhập ròng/Trung bình vốn tự có (%) 5.60 4.57
Vốn tự có/ Tài sản có rủi ro (%) 6.08 6.30
Đồ thị hoạt động kinh doanh

II. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
1. Giới thiệu chung về Trung tâm Công nghệ thông tin.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Năm 1990, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức thành lập Phòng
Thông tin - điện toán tại trụ sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam với
nhiệm vụ ban đầu tiếp cận và tiến tới nghiên cứu tìm ra những khả năng có thể
áp dụng tin học vào các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 1995 Trung
tâm điện toán được thành lập theo quyết định số 234 NHCT/QĐ ngày
25/05/1995 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trung tâm
điện toán là một thành phần trong hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công

×