Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí trong giai đoạn thi công công trình trường hợp nghiên cứu ở tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----------------

HỒNG VĂN NGỌC

ĐÁNH GIÁ CÁC ́U TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN
LÝ CHI PHÍ TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CƠNG
TRÌNH - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TP.HCM

CHUN NGÀNH : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ NGÀNH
: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 24 tháng 02 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA - TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Chu Việt Cường
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1 : ..................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia
TP.Hồ Chí Minh vào ngày 11 tháng 01 năm 2020
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm :
1. ........................................................................................................................................
2. ........................................................................................................................................
3. ........................................................................................................................................
4. ........................................................................................................................................
5. ........................................................................................................................................
Xác nhận của Chủ Tịch Hội Đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC Q́C GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

------------------

--------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : Hoàng Văn Ngọc


Mã số học viên : 1670621

Ngày tháng năm sinh : 05/05/1976

Nơi sinh : Tiền Giang

Chuyên ngành : Quản Lý Xây Dựng

Mã ngành : 60.58.03.02

1. TÊN ĐỀ TÀI :
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG
GIAI ĐOẠN THI CƠNG CƠNG TRÌNH - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở
TP.HCM.
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đến sự quản lý chi phí của chủ đầu
tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các nguyên nhân ảnh hưởng.
- Xác định mối tương quan giữa các nhóm nguyên nhân này với nhau và mức độ
tác động đến sự quản lý chi phí của từng nhân tố.
- Đề xuất giải pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý
chi phí, giảm thiểu được các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự quản lý chi phí
của chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 11/02/2019
4. NGÀY HOÀN THÀNH
: 12/12/2019
5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. CHU VIỆT CƯỜNG
Tp.HCM, ngày …..tháng …..năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN VÀ ĐÀO TẠO

TS. Chu Việt Cường

TS. Đỗ Tiến Sỹ

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS. Lê Anh Tuấn


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hồn thành được luận văn này, tơi cảm thấy vô cùng biết ơn sâu sắc
nhất. Đặc biệt là xin gửi lời cám ơn đến Thầy TS. Chu Việt Cường, TS. Đỗ Tiến Sỹ,
Người đã tận tâm hỗ trợ và giúp đỡ cho em trong suốt thời gian làm luận văn này.
Thầy đã cho em những ý tưởng mới, những chia sẽ sâu sắc về kinh nghiệm của Thầy
để em có thể dựa vào đây tìm hiểu, nghiên cứu và tự định hướng phát triển cho đề tài
của chính mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Quý Thầy Cô Bộ môn
Thi công và Quản lý xây dựng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đã tận tụy truyền đạt
những kiến thức kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị em, bạn bè trong Ngành xây dựng đã
nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu cho đề tài này.
Và cuối cùng xin cám ơn gia đình, những người thân luôn bên cạnh giúp đỡ và
động viên tinh thần trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tp.HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2019


Hoàng Văn Ngọc

HVTH: Hoàng Văn Ngọc
i


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

TĨM TẮT
Để hồn thành và đưa vào sử dụng một dự án, các bên liên quan phải có sự phối
hợp tốt với nhau như: Chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, Ban quản lý dự án, các
đơn vị Tư vấn, các đơn vị Nhà thầu và các Nhà cung cấp. Vì vậy, để một dự án thật sự
thành cơng thì điều quan trọng nhất đó là các Nhà đầu tư phải quản lý chí phí của mình
sao cho hiệu quả nhất. Quản lý chi phí hiệu quả không những đem lại sự thành cơng
của các Nhà đầu tư mà cịn đem lại lợi nhuận cho họ, đồng thời có những tác phẩm
kiến trúc đẹp đóng góp cho xã hội. Thực tế cho thấy sự quản lý chi phí của Chủ đầu tư
không đạt hiệu quả như mong muốn là nguyên nhân chính gây ra chậm trễ tiến độ,
vượt chi phí, chất lượng, an tồn, thẩm mỹ khơng đảm bảo cho các nhà cao tầng hiện
nay.
Kết quả cuộc khảo sát về các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý chi phí của
Chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng – Trường hợp nghiên cứu ở TP.HCM
đã được trình bày trong nghiên cứu này. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng
câu hỏi khảo sát và phân tích số liệu thống kê. Kết quả khảo sát đã xếp hạng được các
nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quản lý chi phí. Đồng thời sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố (EFA), sau khi phân tích đã tìm ra được các nhóm nguyên nhân quan
trọng ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí của Chủ đầu tư trong giai đoạn thi cơng nhà
cao tầng như: Năng lực, Bên ngồi, Chủ đầu tư, Thi công. Nghiên cứu này cũng đưa ra

các tiêu chí đánh giá thành công cho việc quản lý chi phí của Chủ đầu tư trong giai
đoạn thi công của một dự án.
Sử dụng mơ hình tuyến tính SEM để phân tích các mối tương quan để thấy
được sự tương tác lẫn nhau giữa các nhóm nhân tố. Trong đó, nhóm nhân tố “Chủ đầu
tư” có tác động mạnh mẽ đến nhân tố “Thành công” và “Thi công”.
Nhân tố Chủ đầu tư có tầm quan trọng nhất trong kết quả phân tích, cũng như
trong khi thực hiện dự án. Tác giả có đề xuất các biện pháp nâng cao cho nhân tố Chủ
đầu tư và đưa ra các phương pháp quản lý chi phí hiệu quả khi thực hiện dự án nhằm
đem đến lợi nhuận và thành công cho các Nhà đầu tư.

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

ii


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

ABSTRACT
In order to complete and put into use a project, the parties involved must have a
good coordination with each other such as the Owner, the state management agency,
the project management board, the consulting units, the Contractor unit and Suppliers.
Therefore, in order for a project to be truly successful, the most important thing is that
Owners must manage their expenses most effectively. Effective cost management not
only brings the success of the Owners but also benefits them, and also has beautiful
architectural works that contribute to society. The fact that the cost management of the
Owner is not effective as expected is the main cause of the schedule delay, cost
overruns, quality, safety, aesthetics are not guaranteed for high buildings.
The results of the survey on the factors affecting the cost management of the

Owner during the construction of high-rise buildings - The case study in Ho Chi Minh
City was presented in this study. The survey is conducted through survey
questionnaires and statistical analysis. The survey results have ranked the causes of
cost management. At the same time, using the factor analysis (EFA) method, after
analyzing, the groups of important causes affecting the cost management of investors
in the construction phase of high-rise buildings have been identified, such as: Ability
(AB), External (EXT), Owner (OW), Execution (EX). This study also sets out the
criteria for evaluating the success of the Owner's cost management during the
construction phase of a project.
Using linear SEM model to analyze the correlation to see the interaction
between factor groups. In particular, the factor group "Owner" has a strong impact on
the factors "Success" and " Execution ".
The Owner factor is most important in the analysis results, as well as during
project implementation. The author proposes advanced measures for the Owner factor
and provides effective cost management methods when implementing the project to
bring profits and success to Owners.

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

iii


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình với tất cả các số
liệu thu thập, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này, tơi cam đoan là
hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu

nào khác (ngoại trừ bài báo của tác giả).
Tp.HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2019

Hoàng Văn Ngọc

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

iv


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu. .................................................................................................... 1
1.2. Các loại hình nhà cao tầng. .............................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................... 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................................ 6
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ........................................................................ 6
1.6. Cấu trúc của luận văn. ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN..................................................................................................................8

2.1. Các định nghĩa và khái niệm. .......................................................................................... 8
2.1.1 Khái niệm về dự án:................................................................................................... 8
2.1.2 Khái niệm về nhà cao tầng: ....................................................................................... 8
2.1.3 Khái niệm về quản lý chi phí: .................................................................................... 9
2.1.4 Đặc điểm dự án giai đoạn thi công. ......................................................................... 12

2.1.5 Các đơn vị liên quan tham gia vào dự án: ............................................................... 13
2.2. Một số nghiên cứu liên quan: ........................................................................................ 14
2.3. Tổng hợp các nguyên nhân gây ảnh hưởng trong công tác quản lý chi phí. ................. 19
2.4. Tóm tắt chương 2: ......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................22

3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu. .................................................................................... 22
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi. ................................................................................................... 23
3.2.1 Bố cục bảng câu hỏi ................................................................................................ 23
3.3. Xác định kích thước mẫu. .............................................................................................. 23
3.4. Phương thức lấy mẫu. .................................................................................................... 23
3.5. Phương thức thu thập dữ liệu. ....................................................................................... 24
3.6. Phương thức duyệt bảng khảo sát. ................................................................................. 24
3.7. Phân tích dữ liệu. ........................................................................................................... 24
3.7.1. Trị trung bình, xếp hạng các nhân tố ...................................................................... 25
3.7.2. Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha ................................................. 26
3.7.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ......................... 27
3.7.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). .................... 28
3.7.5. Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model). ........................... 30
3.8. Tóm tắt chương 3........................................................................................................... 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.................................................................................................34

4.1. Xử lý số liệu. ................................................................................................................. 34
4.2. Thống kê mô tả. ............................................................................................................ 34
4.3 Xếp hạng các nhân tố gây theo giá trị trung bình. .......................................................... 39
4.4. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng quản lý chi phí. ............. 42

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

v



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

4.5. Kiểm định thang đo cho các nhân tố đánh giá sự thành công trong công tác quản lý chi
phí của Chủ đầu tư. ............................................................................................................... 44
4.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố ảnh hưởng quản lý chi phí. ............ 45
4.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố đánh giá sự thành công trong công
tác quản lý chi phí của Chủ đầu tư. ...................................................................................... 49
4.8. Phân tích nhân tố khẳng định CFA. ............................................................................... 51
4.8.1. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định. .................................................................. 51
4.8.2. Giá trị hội tụ............................................................................................................ 57
4.8.3. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu. .................................. 61
4.9. Xây dựng mơ hình SEM. ............................................................................................... 62
4.9.1. Các giả thuyết ........................................................................................................ 62
4.9.2. Giải thích các mối tương quan................................................................................ 70
4.9.2.1. Nhóm “Chủ đầu tư – Owner (OW)” .................................................................... 68
4.9.2.2. Nhóm “Bên ngồi – Outside (OU)” .................................................................... 69
4.9.2.3. Nhóm “Năng lực – Ability (AB)” ....................................................................... 70
4.9.2.4. Nhóm “Thi cơng – Execution (EX)” ................................................................... 71
4.10. Tóm tắt chương 4: ....................................................................................................... 73
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CHO CHỦ ĐẦU TƯ VIỆC QUẢN LÝ CHI PHÍ
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG .....................................................................75

5.1. Các yếu tố quan trọng trong nhóm Chủ đầu tư.............................................................. 75
5.2. Các biện pháp đề xuất cho nhóm Chủ đầu tư. ............................................................... 73
5.2.1. Yếu tố “Chủ đầu tư ước tính không chính xác về giá vật liệu”. ................................. 73
5.2.2. Yếu tố “Chủ đầu tư chậm trễ trong mua sắm vật liệu”............................................... 74

5.2.3. Yếu tố “Tốc độ ra quyết định của Chủ đầu tư”. ......................................................... 75
5.2.4. Yếu tố “Chủ đầu tư lập kế hoạch dự án không đúng”. ............................................... 77
5.3. Đề xuất quy trình trao đổi thơng tin giữa các bên. ........................................................ 79
5.4. Mục đích đề xuất các biện pháp. ................................................................................... 84
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................87

6.1 Kết luận: ......................................................................................................................... 87
6.2. Kiến nghị: ...................................................................................................................... 88
6.3 Hướng phát triển đề tài: .................................................................................................. 89
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỚ...........................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................89
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................92

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

vi


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước.
Bảng 2.2. Tổng hợp một số nghiên cứu trước liên quan.
Bảng 2.3. Tổng hợp các nguyên nhân gây ảnh hưởng trong cơng tác quản lý chi phí.
Bảng 3.1. Tổng hợp nội dung, phương pháp và công cụ phân tích.
Bảng 3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo với các tiêu chuẩn.
Bảng 3.3. Mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế.
Bảng 4.1. Bảng thống kê đơn vị đang công tác trong ngành xây dựng.

Bảng 4.2. Bảng thống kê vị trí đang công tác trong ngành xây dựng.
Bảng 4.3. Bảng thống kê số năm kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng.
Bảng 4.4. Bảng thống kê số lượng dự án nhà cao tầng đã tham gia.
Bảng 4.5. Bảng thống kê quy mô dự án nhà cao tầng.
Bảng 4.6. Bảng xếp hạng trị trung bình của các nhân tố.
Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha.
Bảng 4.8. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố.
Bảng 4.9. Hệ số Cronbach’s Alpha.
Bảng 4.10. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố.
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s.
Bảng 4.12. Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích.
Bảng 4.13. Ma trận xoay kết quả EFA.
Bảng 4.14. Phân nhóm theo tính chất của các biến.
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s.
Bảng 4.16. Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích.
Bảng 4.17. Ma trận kết quả EFA.
Bảng 4.18. Kết quả phân tích CFA.
Bảng 4.19. Kết quả phân tích CFA.
Bảng 4.20. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình CFA hiệu chỉnh.
Bảng 4.21. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình CFA hiệu chỉnh.
Bảng 4.22. Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích.
Bảng 4.23. Kiểm tra giá trị phân biệt của các thang đo.
Bảng 4.24. Kết quả phân tích mơ hình SEM.
Bảng 4.25. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình SEM.
HVTH: Hoàng Văn Ngọc

vii


Luận văn Thạc sĩ


GVHD: TS. Chu Việt Cường

Bảng 4.26. Kết quả phân tích mơ hình SEM hiệu chỉnh.
Bảng 4.27. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình SEM hiệu chỉnh.
Bảng 5.1. Tài liệu, báo cáo thông thường giữa các bên.
Bảng 5.2. Tổ chức họp trên công trường.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một dự án chung cư cao tầng Green Valley đã được triển khai thi công ngay
tại trung tâm Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành năm 2018.
Hình 1.2. Top 10 Chủ đầu tư Bất động sản uy tín 2019.
Hình 1.3. Top 10 Nhà thầu xây dựng uy tín 2019.
Hình 1.4. Top 10 tịa nhà cao nhất TP.HCM năm 2019.
Hình 1.5. Chu kỳ của một dự án.
Hình 2.1. Mơ tả đặc điểm của một dự án.
Hình 2.2. Mô tả tiến độ và biểu đồ nhân lực trong q trình thi cơng dự án.
Hình 2.3. Các đơn vị liên quan tham gia vào dự án.
Hình 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu.
Hình 3.2. Các bước thực hiện EFA.
Hình 3.3. Mơ hình SEM gồm hai mơ hình phụ.
Hình 3.4. Các bước thực hiện trong SEM.
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện đơn vị đang công tác trong ngành xây dựng.
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện vị trí đang cơng tác trong ngành xây dựng.
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm cơng tác trong ngành xây dựng.
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện số lượng dự án nhà cao tầng đã tham gia.
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện quy mơ dự án nhà cao tầng.
Hình 4.6. Mơ hình CFA ban đầu.
Hình 4.7. Kết quả phân tích mơ hình CFA ban đầu với trọng số chưa chuẩn hóa.
Hình 4.8. Kết quả phân tích mơ hình CFA ban đầu với trọng số chuẩn hóa

Hình 4.9. Kết quả phân tích mơ hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa chuẩn hóa.
Hình 4.10. Kết quả phân tích mơ hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chuẩn hóa.
Hình 4.11. Mơ hình SEM.
Hình 4.12. Mơ hình SEM chưa chuẩn hóa.
Hình 4.13. Mơ hình SEM đã chuẩn hóa.
Hình 4.14. Mơ hình SEM hiệu chỉnh chưa chuẩn hóa.
HVTH: Hồng Văn Ngọc

viii


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

Hình 4.15. Mơ hình SEM hiệu chỉnh đã chuẩn hóa.
Hình 4.16. Các mối tương quan.
Hình 5.1. Quy trình mua vật tư của Chủ đầu tư.
Hình 5.2. Hợp đồng mua vật tư của Chủ đầu tư.
Hình 5.3. Chủ đầu tư mua sắm vật liệu.
Hình 5.4. Quy trình ra quyết định của Chủ đầu tư.
Hình 5.5. Quy trình thực thi quyết định của Chủ đầu tư.
Hình 5.6. Bốn bước lập kế hoạch dự án của Chủ đầu tư.
Hình 5.7. Đo lường kết quả dự án của Chủ đầu tư.
Hình 5.8. Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án.

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

ix



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu.
Cơng trình xây dựng hiện nay có rất nhiều và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên,
các cơng trình có mối quan tâm lớn và đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội hiện nay là các
dự án nhà cao tầng, chúng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ tại các khu đô thị
hiện đại, đặc biệt là ở khu vực TP.Hồ Chí Minh. Nhiều Chủ đầu tư kinh doanh ngành
bất động sản, Nhà thầu xây dựng tại Việt Nam cũng đang theo xu hướng phát triển các
dự án nhà cao tầng nhằm mục đích phục vụ về nhu cầu của xã hội.

(Nguồn: Công ty TNHH Phát Triển Phú Mỹ Hưng)
Hình 1.1. Một dự án chung cư cao tầng Green Valley đã được triển khai thi công
ngay tại trung tâm Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành năm 2018.
Với sự phát triển nhanh chóng của các dự án nhà cao tầng tại thời điểm tháng
3/2019 Top 10 chủ đầu tư và nhà thầu uy tính được đánh giá bởi Công ty CP Báo cáo
Đánh giá Việt Nam (xem hình 1.2 và 1.3).

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 1


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường


Hình 1.2. Top 10 Chủ đầu tư Bất động sản uy tín 2019 (Nguồn: Báo Vietnamnet, 15/3/2019)

Hình 1.3. Top 10 Nhà thầu xây dựng uy tín 2019 (Nguồn: Báo Vietnamnet, 19/3/2019)
HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 2


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

1.2. Các loại hình nhà cao tầng.
Nhà cao tầng (hay cịn gọi là cao ốc, nhà chọc trời) ở Việt Nam thường được
dùng được chỉ những tòa nhà nhiều tầng khoảng 9-10 tầng trở lên. Tuy nhiên, khơng
có quy ước hay quy định chính thức về số tầng cao như thế ở Việt Nam. Tại Việt Nam,
phần lớn các nhà cao tầng tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và rải rác ở
các thành phố lớn khác.
Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà
cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m)
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m)
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m)
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng)
Đến thời điểm hiện tại ở TP.HCM đã có nhiều tịa nhà cao tầng trên 150m, theo
số liệu ghi nhận được đến năm 2019, Top 10 tịa nhà cao nhất TP.HCM năm 2019
(xem hình 1.4).

461m 226m 206m 195m 193m 165m 137m 108m 107m 106m
Hình 1.4. Top 10 tòa nhà cao nhất TP.HCM 2019 (Nguồn: officesaigon.vn, 2019)

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 3


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

Để dự án nhà cao tầng hoàn thành đảm bảo về chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ
cần có sự phối hợp của các Bên tham gia. Giai đoạn ẩn chứa nhiều rủi ro nhất là giai
đoạn thi công, trong giai đoạn này việc đặc biệt quan trọng đối với các Bên là phải
quản lý chi phí sao cho hiệu quả nhất, tránh bị lãng phí và thất thốt ngân sách khơng
thể kiểm soát được. Chúng ta xem chu kỳ của một dự án (Xem hình 1.5).
Thực hiện, hồn thành

Kế hoạch
GĐ 2:
Phát triển kế
hoạch, thiết
kế

GĐ 3:
Thực hiện

GĐ 4:
Kết thúc

Sự gia tăng giá trị


Sự gia tăng rủi ro
ro

GĐ 1:
Nhận ý
tưởng

Thời kỳ rủi
ro gây tác
động cao nhất
Thời gian

Hình 1.5. Chu kỳ của một dự án (nguồn: theo PMBok)
Để một dự án được hoàn thành đưa vào sử dụng cần sự phối hợp nhịp nhàng và
đồng bộ của rất nhiều các bên liên quan cùng thực hiện dự án như: Chủ đầu tư, Cơ
quan quản lý nhà nước, Ban quản lý dự án, các đơn vị Tư vấn, các đơn vị Nhà thầu,
Nhà cung cấp…Một trong những giai đoạn quan trọng quyết định về hiệu quả của dự
án là “giai đoạn thi công”, đồng loạt nhiều Nhà thầu cùng tiến hành triển khai các
hạng mục công việc khác nhau. Thực tế cho thấy nhiều dự án nhà cao tầng chưa đạt
hiệu quả cao như chậm trễ tiến độ, vượt chi phí, chất lượng, an toàn, thẩm mỹ khơng
đảm bảo thì một trong những ngun nhân chính là việc quản lý chi phí trong giai

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 4


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường


đoạn này không tốt dễ dẫn tới tình trạng cơng nhân bỏ việc, thiết bị vật tư khơng có
hoặc chậm trễ, các Nhà thầu thi cơng chậm trễ…
Do đó, việc phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí
trong giai đoạn thi công là rất cần thiết, nắm bắt được mối quan hệ của các nguyên
nhân đó với nhau mà từ đó đưa ra các phương án, biện pháp, quy trình quản lý để
nhằm mục đích hạn chế được những nguyên nhân gây ảnh hưởng trong công việc quản
lý chi phí trong giai đoạn thi cơng dự án nhà cao tầng, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
cho doanh nghiệp.
Để cải thiện các vấn đề nêu trên, việc thực hiện các giải pháp về quản lý hiệu
quả đồng bộ từ giai đoạn nhận bàn giao mặt bằng, đến giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn
triển khai phối hợp thi công phải được thống nhất và được lập thành các quy trình cụ
thể. Khi đó, tất cả các đơn vị tham gia dự án sẽ xác định rõ hơn về nghĩa vụ, trách
nhiệm và phạm vi công việc thực hiện, sẽ hạn chế được những rủi ro mà có thể gây
ảnh hướng đến đồng loạt nhiều đơn vị liên quan cùng tham gia thực hiện dự án trong
giai đoạn mà cần địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ do tính chất phức tạp trong giai
đoạn này. Mặt khác, việc xác định rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý chi
phí để có phương hướng đề xuất ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối thiểu có thể cho các
Bên khi thực hiện dự án. Do đó, cần có giải pháp để xác định được các nhân tố quan
trọng. Để có giải pháp phù hợp với tình hình thực tế mà hầu hết các dự án nhà cao tầng
đang mắc phải ở giai đoạn này, một trong những cách tốt nhất là sử dụng mơ hình
SEM (Structural Equation Model) để phân tích mối tương quan giữa các nguyên nhân
và đưa ra giải pháp tốt nhất mang lại hiệu quả nhất.
Một số câu hỏi đặt ra:
+ Các nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến sự quản lý chi phí của các Bên
trong giai đoạn thi công dẫn đến giảm hiệu quả của dự án?
+ Các nguyên nhân này tác động như thế nào đến sự quản lý chi phí của các
Bên và có mối liên hệ như thế nào với nhau?
+ Giải pháp nào để cải thiện việc quản lý chi phí của các Bên?
1.3. Mục tiêu của đề tài.

- Vì thời gian có hạn nên cơng việc nghiên cứu đề tài này chỉ nghiên cứu sâu về
các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đến quản lý chi phí của Chủ đầu tư trong
HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 5


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

giai đoạn thi công nhà cao tầng.
- Xác định các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đến sự quản lý chi phí của các
Chủ đầu tư dự án trong giai đoạn thi công.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các nguyên nhân ảnh hưởng.
- Xác định mối tương quan giữa các nhóm nguyên nhân này với nhau và mức
độ tác động đến việc quản lý chi phí của từng nhân tố.
- Đề xuất biện pháp quản lý chi phí nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác
quản lý chi phí, giảm thiểu được các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc quản
lý chi phí trong giai đoạn thi cơng dự án nhà cao tầng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi như sau:
- Dữ liệu được lấy, khảo sát tại các dự án nhà cao tầng khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Các đối tượng khảo sát gồm: những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi
cơng và quản lý chi phí dự án nhà cao tầng.
+ Chủ đầu tư.
+ Ban quản lý dự án.
+ Tư vấn giám sát.
+ Nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà cung cấp.

+ Các đối tượng liên quan đến dự án.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
a. Về mặt thực tiễn:
Đề tài nghiên cứu nhằm hiểu rõ các nguyên nhân tác động đến việc quản lý chi
phí của Chủ đầu tư đối với các bên liên quan (Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát,
Nhà thầu chính, Nhà thầu phụ…) cùng tham gia đồng loạt trong một dự án gian đoạn
cụ thể là giai đoạn thi công và đưa ra biện pháp quản lý chi phí, quy trình thực hiện
hạn chế các rủi ro sẽ giúp cho Chủ đầu tư dự án (Doanh nghiệp) đạt được thành công
của dự án, đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao cho Doanh nghiệp.
b. Về mặt học thuật:
Nghiên cứu này góp phần hệ thống lại các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự quản
lý chi phí trong giai đoạn thi công của Chủ đầu tư. Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến
HVTH: Hồng Văn Ngọc

Trang 6


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

tính SEM cho nghiên cứu này, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, sự phức
tạp trong giai đoạn thi công của nhà cao tầng, cũng như mối liên hệ giữa chúng với
nhau.
1.6. Cấu trúc của luận văn.
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thu thập và phân tích số liệu.
Chương 5: Đề xuất biện pháp quản lý chi phí trong giai đoạn thi công nhà cao

tầng.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 7


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Các định nghĩa và khái niệm.
2.1.1 Khái niệm về dự án:
- Dự án là các hoạt động với các thông số được xác định chính xác với khung
thời gian và các mục đích cho riêng dự án đó, Theo Clark A. Campbell. (2009).
Đặc điểm của 1 dự án : ( xem hình 2.1).

Hình 2.1. Mơ tả đặc điểm của một dự án.

2.1.2 Khái niệm về nhà cao tầng.
Theo tiêu chuẩn Nhà cao tầng công tác địa kỹ thuật (TCXDVN 194:2006), Nhà
cao tầng là nhà ở và các cơng trình cơng cộng có số tầng lớn hơn 9.
a. Định nghĩa nhà cao tầng theo Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế:
Ngơi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi
công hoặc sử dụng khác với các ngơi nhà thơng thường thì được gọi là nhà cao tầng.
HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 8



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

b. Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Uỷ ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà
cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 đến 16 tầng (cao nhất 50m)
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 đến 25 tầng (cao nhất 75m)
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 đến 40 tầng (cao nhất 100m)
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng)
c. Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác nhau.
Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng được trình bày
ở bảng sau:
Bảng 2.1. Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước
Độ cao khởi đầu
Trung Quốc

Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28m

Liên Xô (cũ)

Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng

Mỹ

22 ¸ 25 m hoặc trên 7 tầng

Pháp


Nhà ở > 50m, kiến trúc khác > 28m

Anh

24,3m

Nhật Bản

11 tầng, 31m

Tây Đức

≥ 22m (từ mặt nền nhà)

Bỉ

25m (từ mặt đất ngoài nhà)

2.1.3 Khái niệm về quản lý chi phí.
- Kiểm sốt chi phí là giám sát sự hình thành chi phí, chi tiêu chi phí trong suốt q
trình đầu tư xây dựng cơng trình và đưa ra các giải pháp cần thực hiện nhằm bảo đảm
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình nằm trong ngân sách đã được chấp thuận (mà bằng
việc bảo đảm ngân sách này cơng trình đạt được các mục tiêu hiệu quả như dự tính).
- Kiểm soát chi phí là một quá trình liên tục của chủ đầu tư thực hiện các hành động
quản lý nhằm bảo đảm mục tiêu cụ thể là chi phí đầu tư của dự án nằm trong giới hạn
tổng mức đầu tư được phê duyệt.
 Phương pháp quản lý chi phí: sử dụng phương pháp giá trị đạt được (Earned
Value Method).
HVTH: Hoàng Văn Ngọc


Trang 9


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

- Khi kích thước dư án lớn và phức tạp. Nhu cầu một phương pháp tích hợp cả quản
lý chi phí và tiến trình cho việc đo lường sự thực hiện dự án gia tăng. Chúng ta cần
biết khi nào những biện pháp quản lý cần dùng đến, dùng nơi nào và dùng với mức độ
ra sao. Earned Value Method sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về dự án và
những dự đoán về tương lai dự án một cách hữu hiệu.

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 10


Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

- BCWS = Chi phí theo kế hoạch (Budget Cost for Work Scheduled-BCWS). BCWS
được lấy bằng giá trị chi phí tích lũy đến thời điểm cập nhật theo tiến độ ban đầu.
- BCWP = Chi phí thu được hay giá trị đạt được cho công việc đã thực hiện (tiền nhà
thầu sẽ được CĐT chi trả) (Budget Cost for Work Performed –BCWP).
HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 11



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

- ACWP = Chi phí thực tế cho công việc đã thực hiện (Actual Cost for Work
Performed – ACWP).
- BAC = Chi phí để hồn thành cơng việc/dự án theo kế hoạch (Budged At
Completion - BAC).
- EAC = Chi phí ước tính để hồn thành cơng việc/dự án theo thực tế (Estimated At
Completion - EAC).
- CV = Chênh lệch chi phí (Cost Variance – CV).
- SV = Chênh lệch tiến độ về khối lượng (Schedule Variance - SV).
- VAC = Chênh lệch chi phí hồn thành cơng việc/dự án (Variance At Completion –
VAC).
2.1.4 Đặc điểm dự án giai đoạn thi công.
- Cùng lúc triển khai thi cơng kết cấu, hồn thiện và cơ điện.
- Nhiều đơn vị cùng đồng loạt tham gia dự án như: Cơ quan quản lý Nhà nước,
Chủ đầu tư, Tư vấn quản lý dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu chính,
Nhà thầu phụ, Nhà cung cấp.
- Chi phí tập trung cao.
- Phức tạp trong công tác quản lý và phối hợp.
- Nhân lực, vật tư, máy móc thiết bị được huy động, tập trung cao nhất.
- Giao thoa giữa giai đoạn thực hiện và kết thúc dự án, rủi ro cao nhất
(xem hình 2.2).

HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 12



Luận văn Thạc sĩ

GVHD: TS. Chu Việt Cường

Hình 2.2. Mơ tả tiến độ và biểu đồ nhân lực trong quá trình thi cơng dự án.
2.1.5 Các đơn vị liên quan tham gia vào dự án.

Hình 2.3. Các đơn vị liên quan tham gia vào dự án.
HVTH: Hoàng Văn Ngọc

Trang 13


×