Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.94 KB, 51 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC
DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiền thân là Tổng cục ĐTPT, hoạt động theo nhiệm
vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định 187/CP ngày 10 tháng 12 năm 1994 của Chính
phủ.
Theo đó, Tổng cục ĐTPT là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ giúp Bộ
trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính ĐTPT, tổ chức
thực hiện việc cấp phát vốn ngân sách Nhà nước đầu tư và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà
nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định
hàng năm.
Tổng cục Đầu tư và phát triển có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính
ĐTPT:
+ Nghiên cứu các chính sách, chế độ về quản lý vốn đầu tư để Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
+ Tham gia ý kiến với các cơ quan Nhà nước về chủ trương, chính sách, kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn có liên quan đến đầu tư của Nhà nước.
+ Thẩm định về mặt tài chính và tham gia việc xét thầu, chọn thầu các dự án đầu tư
có sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.
+ Thông báo kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước cho các chủ đầu tư theo kế hoạch
hàng năm đã được duyêt.
+ Kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn nói trên của chủ đầu tư; kiến nghị với cấp có
thẩm quyền về chính sách, biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
đầu tư của Nhà nước.
Được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề liên quan đến
quản lý vốn đầu tư, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện việc cấp phát vốn ngân sách Nhà nước đầu tư; cấp và thu hồi


vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với dự án, mục tiêu, chương trình theo chỉ định của
Chính phủ hàng năm;
+ Cấp phát vốn cho các chủ đầu tư theo kế hoạch đầu tư đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
+ Cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi đối với dự án, mục tiêu, chương trình theo
danh mục do Chính phủ quyết định.
+ Có quyền tạm ngừng cấp phát vốn đầu tư, ngừng cấp tín dụng ưu đãi khi phát
hiện thấy đối tượng nhận vốn vi phạm chế độ quản lý vốn đầu tư của Nhà nước và báo cáo
ngay với Bộ trưởng Bộ Tài chính để xử lý.
+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê và thanh toán, quyết toán việc cấp phát vốn
đầu tư, cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước;
giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán đối với các
công trình đầu tư theo quy định trong Điều lệ Quản lý đầu tư xây dựng của Chính phủ.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng cục ĐTPT
Bộ máy của Tổng cục ĐTPT được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương đến tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ở Trung ương có Tổng cục ĐTPT trực thuộc Bộ Tài chính.
Tổng cục ĐTPT có Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng giúp việc. Tổng
cục trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm (hoặc miễn nhiệm) theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm (hoặc
miễn nhiệm) theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục ĐTPT.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy của các đơn vị nói
trên.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục ĐTPT trực thuộc Tổng cục
ĐTPT. Cục ĐTPT ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ cấp phát
vốn đầu tư và cấp vốn tín dụng ưu đãi đầu tư trên địa bàn.
- Tại khu vực có khối lượng lớn vốn đầu tư của Nhà nước, hoặc có công trình thuộc
nhóm A, Bộ trưởng Bộ Tài chính được thành lập Phòng hoặc Chi cục ĐTPT trực thuộc
Cục hoặc Tổng cục ĐTPT. Phòng hoặc chi cục ĐTPT giải thể sau khi kết thúc công trình.
Theo nghị định 145/1999/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm

2000, Tổng cục ĐTPT được giải thể và thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển. Quỹ được hoạt
động theo quy định tại Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999.
Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập để huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và
quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng ĐTPT để thực hiện chính sách hỗ
trợ ĐTPT của Nhà nước.
Quỹ hỗ trợ phát triển là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục
đích lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ,
có bảng cân đối, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng
trong nước và ngoài nước. Quỹ hỗ trợ phát triển hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước để giảm lãi suất
cho vay và giảm phí bảo lãnh.
Quỹ hỗ trợ phát triển là đơn vị hạch toán kinh tế tập trung, có chế độ tài chính do
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Vốn điều lệ của Quỹ là 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ hỗ trợ
đầu tư quốc gia và ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm.
Quỹ Hỗ trợ phát triển có nhiệm vụ
- Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả
vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước;
- Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ;
- Cho vay đầu tư và thu hồi nợ;
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
- Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnh và nhận tái
bảo lãnh cho các quỹ đầu tư;
- Quỹ có thể uỷ thác, nhận ủy thác cho vay vốn đầu tư;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan
đến hoạt động của Quỹ;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên
quan theo quy định.

Quỹ Hỗ trợ phát triển có quyền:
- Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề liên
quan đến quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước;
- Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư;
- Từ chối và kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho vay, hỗ
trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án không đúng đối tượng
được hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước, không có hiệu quả, không đảm bảo điều kiện theo quy
định của Chính phủ về tín dụng ĐTPT của Nhà nước;
- Đình chỉ việc hỗ trợ ĐTPT của Nhà nước khi phát hiện chủ đầu tư vi phạm hợp
đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh;
- Kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi
các chính sách, cơ chế có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động của Quỹ;
- Thực hiện việc xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của Chính
phủ về tín dụng ĐTPT của Nhà nước;
- Khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc khiếu nại
theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng, cam kết với
Quỹ.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ Hỗ trợ phát triển
Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ hỗ trợ phát triển gồm có: Hội đồng quản lý, Ban
kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và các phòng, ban nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật thành viên của Hội đồng quản
lý, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc Quỹ do Thủ tướng
Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính
phủ.
Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển có 5 thành viên, trong đó có 2 thành viên
chuyên trách là Chủ tịch và Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và 3 thành viên bán chuyên
trách là đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ kiểm soát toàn bộ hoạt
động của Quỹ.

Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập
Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để
thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.Tên giao dịch
quốc tế: The Vietnam Development Bank (VDB).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp
thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trụ sở hoạt động: 25A Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
Các đơn vị trực thuộc gồm:
 Văn phòng đại diện (tại thành phố Hồ Chí Minh)
 Ban quản lý các dự án đầu tư
 02 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại TP. Hà Nội, Sở giao dịch II tại TP. Hồ
Chí Minh)
 60 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo
đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hảng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết
định.
Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển được quy định tại Quyết định này
và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ khi Quyết định này
có hiệu lực thi hành.”
(Trích “Quyết định 108/2006/QĐ-TTG” của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
19/05/2006 về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
VDB là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10
nghìn tỷ đồng. Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng
góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây
dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây

dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu. So với
hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ được tăng quyền
chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền
từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.
So với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ
chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt
động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt
như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ
bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ
chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền
tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước. Trong năm 2007,
hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định 151/2006/NĐ-
CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay
của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường,
theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản
phí nhất định (khoảng 1%/năm). Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà
thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất.
Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay
vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Lãnh đạo của Ngân hàng Phát
triển cho biết, điều kiện cho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các ngân hàng
thương mại khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối
thấp, bằng 30% giá trị khoản vay. Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ
giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay.
Nếu như Tổng cục đầu tư có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính của Nhà nước nhiều
như: tham gia góp ý về xây dựng luật, nghiên cứu các chính sách chế độ về quản lý vốn
đầu tư... thì Quỹ hỗ trợ phát triển có nhiều chức năng về quản lý tín dụng ưu đãi của Nhà
nước. Và đến khi thành lập Ngân hàng Phát triển thì chức năng này được thể hiện rõ, qua
việc quản lý tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu.

Cụ thể, chức năng và nhiệm vu của Ngân hàng Phát triển như sau:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín
dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ;
- Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT:
 Cho vay ĐTPT
 Hỗ trợ sau đầu tư
 Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
 Cho vay xuất khẩu;
 Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
 Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác,
cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước
thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.
- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
BAN KIỂM SOÁT
BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH
SỞ GIAO DỊCH
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA PHƯƠNGVĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI NƯỚC NGOÀIVĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TRONG NƯỚC
hàng Phát triển.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán
trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo qui định của
pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng ĐTPT và tín dụng
xuất khẩu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
(Trích Quyết định số 108/QĐ-TTg Ngày 19/5/2006 về việc thành lập Ngân hàng
Phát triển Việt Nam)

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp từ Thủ tướng
Chính phủ. Đối với nội bộ Ngân hàng thì Hội đồng Quản lý là cấp quản lý cao nhất. Theo
nghị định 110/2006/NĐ-CP về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam thì:
 Hội đồng Quản lý:
- Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành
viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là thành viên
chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ
quan có liên quan.
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm. Hết nhiệm kỳ, thành viên
Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại.
 Ban Kiểm soát:
- Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu về
lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư..., hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền sự về
các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật.
- Trưởng Ban Kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý bổ nhiệm,
miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát:
a) Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của Hội
đồng quản lý;
b) Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động
của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển;
c) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến
hoạt động tài chính của Ngân hàng Phát triển khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng

quản lý, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
d) Báo cáo Hội đồng quản lý về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi
chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống kiểm
tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển.
đ) Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản lý các biện pháp sửa
đổi, bổ sung, cải tiến hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;
e) Được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Phát triển để
thực hiện các nhiệm vụ của mình;
f) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác được giao.
 Điều hành hoạt động Ngân hàng Phát triển là Tổng giám đốc, giúp việc Tổng
giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Phát triển, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc điều hành
hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều lệ này.
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng là người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh
vực hoạt động theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công.
Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Phát triển là
những người cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm, có trình độ chuyên môn,
năng lực điều hành ngân hàng.
Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
các cơ quan có liên quan.
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Phát triển do Hội đồng quản lý bổ
nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc.
Các phòng ban tại Hội sở chính – 25A, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Ban Kế hoạch – Tổng hợp
Ban Thẩm định
Ban Tín dụng trung ương
Ban Tín dụng địa phương

Ban Tín dụng xuất khẩu
Ban Hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác
Ban Quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế
Ban Kiểm tra nội bộ
Ban Pháp chế
Ban Tài chính – Kế toán – Kho quỹ
Ban Quản lý tài sản và xây dựng cơ bản nội bộ ngành
Ban Tổ chức cán bộ
Trung tâm xử lý nợ
Trung tâm công nghệ thông tin
Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học
Tạp chí Hỗ trợ phát triển
Văn phòng
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
Sở giao dịch 1
2.1.3. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Phát triển
Hoạt động cơ bản của ngân hàng phát triển là huy động vốn và sử dụng vốn nhằm
thực hiện tốt mục tiêu ĐTPT kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công cuộc đổi
mới của đất nước.
2.1.3.1. Huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng nói chung và của Ngân
hàng Phát triển nói riêng. Riêng đối với Ngân hàng Phát triển, vấn đề đặt ra là làm thế nào
để huy động và gia tăng được nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất bình quân thấp, thời
gian sử dụng vốn dài và chấp nhận rủi ro. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh của
các tổ chức tín dụng thương mại tăng lên, kinh tế vĩ mô kém ổn định và khả năng tích lũy
của nền kinh tế chưa đạt đến mức khả quan... Do đó để thực hiện yêu cầu trên đòi hỏi phải
kết hợp nỗ lực của Ngân hàng Phát triển và các điều kiện pháp luật, kinh tế phù hợp.
Để thực hiện gia tăng nguồn vốn, Ngân hàng Phát triển có thể sử dụng những hình
thức huy động vốn như: huy động vốn từ Chính phủ; huy động vốn từ phát hành trái phiếu
thông qua thị trường vốn; huy động từ các Quỹ của Nhà nước; huy động từ các khoản tài

trợ từ tổ chức khác; huy động tiền gửi; vay nước ngoài (vay song phương, đa phương hoặc
từ các tổ chức tài chính)...
Theo quy định tại Nghị định 110/2006/NĐ-CP, Ngân hàng phát triển được sử dụng
các kênh huy động vốn như:
1. Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2. Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho mục tiêu tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu.
3. Vốn ODA được Chính phủ giao để cho vay lại.
4. Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
5. Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
6. Vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức
tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
7. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ
chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức
trong và ngoài nước.
8. Vốn nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ
chức trong và ngoài nước th”ng qua Hợp đồng nhận uỷ thác giữa ngân hàng Phát triển với
các tổ chức uỷ thác.
9. Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển thời gian qua như sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
Lũy kế đến 31/12/2006
Vốn điều lệ 5.007,66
Vốn huy động từ các đơn vị, tổ chức:
- Tín phiếu kho bạc Nhà nước
- Tồn ngân kho bạc Nhà nước
- Vay Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài
- Vay công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện
- Vay Bảo hiểm xã hội

- Vốn NSNN cho vay kiên cố hóa kênh mương
- Vốn NSNN cho vay tôn nền vượt lũ
- Vốn khấu hao của Tập đoàn Điện lực
3.511,827
500,000
2.275,512
5.400,000
9.200,000
500,000
520,000
450,000
Bộ Tài chính cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 260,059
Phát hành trái phiếu Chính phủ 25.753,000
Vốn huy động tại Chi nhánh đến thời điểm báo cáo 7.924,333
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Năm 2006 là năm mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam chuyển đổi từ mô hình hoạt
động quỹ hỗ trợ ĐTPT sang mô hình hoạt động ngân hàng phát triển với số vốn điều lệ là
hơn 5 tỷ đồng. Năm 2007, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tăng vốn điều lệ theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, số vốn điều lệ hiện nay của Ngân hàng là 10 tỷ đồng.
Qua bảng trên ta cũng có thể thấy, nguồn vốn huy động được của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam khá đa dạng về hình thức, quy mô nguồn vốn đã có nhiều bước gia tăng
đáng kể. Cụ thể, tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong 3 năm 2006 – 2008 như sau:
Bảng 2: Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: triệu đồng
STT Khoản mục 2006 2007 2008
1
Tiền gửi của KBNN, TCTD,
TCTC
1.428.608 271.909
2

Tiền gửi của TCKT, khách
hàng
5.594.776 4.312.591
3 Vay NSNN, TCTC, TCTD 23.193.210 17.316.350
4 Vốn ủy thác đầu 49.266.881 53.178.770
5 Phát hành giấy tờ có giá 25.753.000 49.588.000
6
Các khoản phải trả, phải
nộp
2.035.282 2.201.976
7 Tài sản Nợ khác 760.340 792.659
8 Vốn của NHPT 5.387.927 5.782.332
9 Quỹ của NHPT 1.016.952 880.114
10
Kết quả hoạt động chưa
phân phối
798.234 715.938
11 Tổng Nguồn vốn 115.235.210 135.040.639
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam qua các năm)
Ta có thể thấy rằng, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2006 là
115.235,210 tỷ đồng. Năm 2007, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 135.040,639 tỷ đồng.
Trong đó, sự gia tăng nguồn vốn có sự đóng góp đáng kể của nguồn phát hành giấy tờ có giá.
Đây là một dấu hiệu cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng gia tăng về quy mô và chất
lượng. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đang diễn biến theo chiều
hướng ngày một đi lên.
Như vậy, việc thực hiện các biện pháp gia tăng quy mô nguồn vốn với lãi suất thấp,
kỳ hạn dài và ổn định là nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng Phát triển. Chiến lược huy
động vốn hiện nay của Ngân hàng là khai thác triệt để các nguồn hỗ trợ từ Chính phủ, các
tổ chức tài chính, tiết kiệm trung và dài hạn của nền kinh tế.
2.1.3.2. Sử dụng vốn

Theo quy định tại Nghị định 110/2006/NĐ-CP, Ngân hàng Phát triển được sử dụng
vốn để:
1. Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước:
a) Cho vay ĐTPT;
b) Hỗ trợ sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư;
d) Cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a) Cho vay bên bán;
b) Cho vay bên mua;
c) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
d) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3. Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản của Ngân hàng Phát triển theo quy
định của pháp luật.
4. Cấp phát ủy thác, cho vay ủy thác theo yêu cầu của bên ủy thác.
Cụ thể, tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Phát triển trong thời gian qua như sau:
2.1.3.2.1. Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước
Đây chính là hoạt động mà Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được từ trong
nước để cho vay các dự án.
Bảng 3: Tình hình đầu tư bằng nguồn vốn trong nước của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam
Đơn vị: tỷ đồng
Số dự án
Tổng số vốn cho
vay (theo hợp đồng
tín dụng đã ký)
Tổng số vốn đã giải
ngân đến
31/12/2006
Dư nợ đến

31/12/2006
1. Khối Trung ương
+ Dự án nhóm A 85 41.732,044 18.486,231 15.300,272
+ Dự án nhóm B,C 660 24.165,335 18.990,257 14.217,893
2. Khối địa phương
+ Dự án nhóm A 28 6.586 3.026 2.532
+ Dự án nhóm B,C 5.055 25.166 21.111 13.235
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Như vậy, ta có thể thấy rằng, đến cuối năm 2006, công tác giải ngân các dự án được
đầu tư bằng nguồn vốn trong nước vẫn còn rất chậm. Số vốn giải ngân được chỉ chiếm một
tỷ lệ nhỏ so với tổng số vốn cho vay. Qua bảng này, ta cũng có thể thấy được, vốn vay
dành cho các dự án tín dụng ĐTPT chủ yếu tập trung vào khối trung ương. Khối trung
ương chiếm nhiều hơn cả về số dự án cho vay và khối lượng cho vay.
2.1.3.2.2.Vốn ODA cho vay lại
Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp nhận từ các nước viện trợ
vốn ODA cho Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý số vốn này và cho vay lại
cho các doanh nghiệp, các dự án cần đến nguồn vốn nhiều ưu đãi này. Tình hình cho vay
lại vốn ODA tính đến hết ngày 31/12/2006 như sau:
Tình hình chung:
- Số dự án ODA hiện đang quản lý: 327 dự án, với số vốn vay theo hợp đồng tín
dụng đã ký: 6.546,57 triệu USD.
- Dư nợ vốn vay ODA: 44.760,5 tỷ VND.
Thực hiện các Quỹ quay vòng và ủy thác:
Quỹ quay vòng:
Quỹ đầu tư ngành Giống (vốn vay Đan Mạch trị giá 8,4 triệu USD):
- Số dự án đã thẩm định và chấp thuận cho vay: 06 dự án, với số vốn chấp thuận là
16,33 tỷ đồng.
- Lũy kế số vốn đã giải ngân: 6,56 tỷ đồng, dư nợ vốn vay: 6,33 tỷ đồng.
- Đến nay, Hợp phần giống đã chuyển về Quỹ đầu tư ngành giống tổng số tiền là (bao
gồm 03 đợt) 18.873 triệu đồng. Như vậy, tổng số vốn duyệt vay của Quỹ đầu tư ngành giống

đạt 86,5% tổng nguồn vốn hiện có và tỷ lệ giải ngân đạt 35%.
Quỹ Phà (vốn vay Đan Mạch trị giá 168 tỷ đồng):
- Số dự án đã thẩm định và chấp thuận cho vay: 08 dự án, với số vốn chấp thuận là
187 tỷ đồng.
- Lũy kế số vốn đã giải ngân: 104 tỷ đồng, dư nợ vốn vay: 89,18 tỷ đồng.
- Lũy kế số nợ đã thu: 29,73 triệu đồng, trong đó nợ gốc là 14,82 triệu đồng và lãi vay
là 11,23 triệu đồng, không có nợ quá hạn.
Nguồn vốn Kfw Đức (trị giá 7 triệu EUR):
- Số dự án đã thẩm định và chấp thuận cho vay: 12 dự án, với số vốn chấp thuận là
115,96 tỷ đồng.
- Số dự án đã ký hợp đồng tín dụng: 11 dự án, với số vốn đã giải ngân: 5,2 tỷ đồng,
dư nợ vốn vay: 5,2 tỷ đồng.
Quỹ quay vòng cấp nước đô thị (vốn WB trị giá 10 triệu USD):
- Số dự án đã đăng ký: 24 dự án với tổng số vốn đề nghị vay là 364 tỷ đồng.
- Số dự án đã tiếp nhận và tổ chức thẩm định: 04 dự án, trong đó đã chấp thuận 01 dự
án (với số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký là 16 tỷ đồng), từ chối 02 dự án, và đang thẩm
định 01 dự án.
- Hiện chưa có dự án nào giải ngân vốn vay.
Quỹ Ủy thác
Hiệp định 27 triệu USD – ODA Ấn Độ (Quỹ ủy thác):
- NHPT đã thẩm định và chấp thuận cho vay đối với 16 dự án, với số vốn chấp thuận
là 27 triệu USD.
- Số dự án đã ký hợp đồng tín dụng đã ký: 15 dự án, với số vốn đã giải ngân 4,6 triệu
USD. Dư nợ: 4,6 triệu USD.
Dự án năng lượng nông thôn 2 (RE2 trị giá 329,5 triệu USD):
- Dự án thực hiện tại 26 tỉnh với khoảng 1.015 xã với tổng số vốn đầu tư khoảng
329,5 triệu USD, trong đó NHPT được giao quản lý cho vay phần vốn WB của các Hợp
phần A, B, C và D với tổng trị giá 218,5 triệu USD. Hiện nay, việc triển khai giai đoạn I
được thực hiện tại 6 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên và Cà Mau,
cụ thể như sau:

+ Số đã giải ngân: 42,99 tỷ VND.
+ Giai đoạn 2 tại 12 tỉnh đang bắt đầu triển khai.
Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài: Quản lý và thu hồi nợ từ dự án theo ủy quyền của
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính đã giải ngân cho các dự án sau:
- Xi măng Hải Phòng: 24.336,180 USD (dự án đã rút xong vốn)/
- Xi măng Thái Nguyên: 17.136,879 USD (dự án sẽ rút tiếp 2.683.130 USD).
Chương trình phát triển khu vực tư nhân (vốn Đan Mạch):
- Số dự án đã ký hợp đồng tín dụng: 06 dự án, với số vốn tương đương 19,6 tỷ đồng.
- Số dự án đã giải ngân: 05 dự án, với số vốn đã giải ngân 18 tỷ đồng.
- Lũy kế thu nợ: 8 tỷ đồng (trong đó thu gốc 6,1 tỷ đồng, thu lãi 1,6 tỷ đồng, thu phí
0,3 tỷ đồng). Hiện các dự án không có nợ quá hạn.
Dự án cấp nước vệ sinh nông thôn (nguồn vốn WB):
Dự án thực hiện tại 12 tỉnh
Hiện nay, giai đoạn 1 của dự án đang triển khai cho vay tại 4 tỉnh Thái Bình, Ninh
Bình, Hải Dương, Nam Định với tổng số vốn vay 45,7 triệu USD. Số vốn đã giải ngân hơn
5 tỷ VND.
Dự án phát triển cấp nước đô thị (vốn vay WB)
Tổng số vốn vay 112,6 triệu USD. Giai đoạn I thực hiện tại 2 tỉnh: Hà Nam và Bình
Định.
Số vốn đã giải ngân cho Bình Định: 13 tỷ VND.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, hiện nay nguồn vốn này đang được sử dụng một cách
tích cực. Do tính chất ưu đãi của nguồn vốn này nên nhiều chủ đầu tư đã bị thu hút. Hoạt
động cho vay lại vốn ODA vì thế rất sôi động tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2.1.3.2.3.Cho vay tín dụng xuất khẩu
Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về tín dụng xuất khẩu, trong thời gian vừa
qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cho vay đối với các dự án xuất khẩu hàng hóa ra
nước ngoài. Thông thường, khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa ra
nước ngoài thì sẽ gặp rất nhiều rào cản. Cho vay tín dụng xuất khẩu là một chính sách hợp
lý của Nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh ở nước ngoài, tăng

nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Bảng 4: Tình hình cho vay tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Ngành nghề, lĩnh vực và
mặt hàng vay vốn tín
dụng xuất khẩu
Doanh số cho vay
đến 31/12/2006
Dư nợ đến
31/12/2006
Thu nợ Thu lãi
Nhóm hàng nông, lâm,
thủy sản
6.319,731 1.322,027 6.773,848 98,216
Nhóm hàng thủ công mỹ
nghệ
684,932 234,292 715,483 18,071
Nhóm sản phẩm công
nghiệp
1.053,857 1.195,574 917,248 59,378
Máy tính, phụ kiện máy
tính và phần mềm tin
học
190,124 243,827 17,300 3,96
Tổng số 8.248,644 2.995,720 8.423,880 179,572
Ngoài ra, theo Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
Campuchia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang quản lý và cho vay dự án đường 78 với
tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng là 25,8 triệu USD.
Trong năm 2008, Ngân hàng Phát triển đã đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu nhằm góp
phần thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu cho nền kinh tế; Ngân hàng Phát triển đã đảm bảo

đủ nhu cầu vốn để thực hiện xuất khẩu theo Hiệp định liên chính phủ Việt Nam – Cu Ba
(11 tháng giải ngân 4.326 tỷ đồng, dự kiến cả năm 2008 giải ngân 4.500 tỷ đồng); đã đảm
bảo hỗ trợ theo hạn mức 3.000 tỷ đồng cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) để
đóng tàu xuất khẩu. Trong quý IV/2008 đã nâng mức hỗ trợ cho tập đoàn lên 4.500 tỷ
đồng, đảm bảo đủ nhu cầu vốn cho mục tiêu này.
Doanh số cho vay xuất khẩu đến nay đã đạt được 25.300 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so
với cùng kỳ năm 2007. Dư nợ bình quân cả năm 2008 dự kiến đạt khoảng 10.200 tỷ đồng;
gấp 2,55 lần so với kế hoạch được giao đầu năm, bằng 136% so với kế hoạch điều chỉnh;
đạt an toàn tín dụng, nợ quá hạn chỉ chiếm 1,8% dư nợ.
2.1.3.2.4.Hỗ trợ sau đầu tư
Đây là một nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các dự
án sau khi đưa vào hoạt động. Thông thường, khi mới đi vào sản xuất kinh doanh, dự án
sẽ gặp nhiều khó khăn do cần chi phí vốn lưu động ban đầu mà lãi lại chưa thu được. Do
đó, hỗ trợ sau đầu tư là một công việc rất cần thiết đảm bảo cho dự án không bị bỏ lửng.
Bảng 5: Tình hình hỗ trợ sau đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Số dự án đã ký hợp
đồng hỗ trợ sau đầu

Tổng số vốn hỗ trợ
cho cả dự án
Tổng số vốn đã cấp
đến 31/12/2006
Tổng số 2.579 3.369 530,486
Kinh tế trung ương 498 1.490 271,392
Kinh tế địa phương 2.261 1.878 259,093
Qua bảng trên ta có thể thấy, nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư là một nghiệp vụ không
kém phần quan trọng, khi mà số dự án cần hỗ trợ sau đầu tư chiếm một số lượng rất lớn so
với tổng số dự án cho vay. Công tác này hiện nay vẫn đang được triển khai rất tích cực tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2.1.3.2.5. Bảo lãnh đầu tư
Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh cho một doanh nghiệp nào đó
và chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ thay cho doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã
cam kết.
Bảng 6: Tình hình bảo lãnh đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
Số dự án
Tổng số vốn cho
vay (theo hợp
đồng tín dụng đã
ký)
Tổng số vốn đã
giải ngân đến
31/12/2006
Dư nợ đến
31/12/2006
Bảo lãnh tín dụng
đầu tư
02 25,606 25,606 15,681
Do Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới chỉ chuyển đổi sang hình thức hoạt động
theo mô hình ngân hàng nên nghiệp vụ này còn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy số
dự án bảo lãnh còn rất hạn chế. Nhưng trong thời gian tới, khi Ngân hàng Phát triển Việt
Nam khẳng định được uy tín của mình, chắc chắn nghiệp vụ này sẽ thu hái được nhiều
thành công.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN
VAY VỐN TÍN DỤNG ĐTPT CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
2.2.1. Cơ chế cho vay đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT
của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2008

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 có 3 Nghị định điều chỉnh về tín dụng
ĐTPT: Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004, Nghị định 151/2006/NĐ-
CP ngày 20 tháng 12 năm 2006, Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008.
Ba nghị định này đều điều chỉnh về tín dụng đầu tư của Nhà nước trong đó mục đích của
tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hỗ trợ các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc
một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên, ba Nghị
định có một số điểm khác nhau. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng nội dung của từng nghị
định để so sánh sự khác biệt này.
2.2.1.1. Giai đoạn trước ngày 20 tháng 12 năm 2006
Đây là giai đoạn mà Nghị định 106/2004/NĐ-CP có hiệu lực. Nghị định này sửa đổi
một số nội dung được quy định trong Nghị định 43/1999/NĐ-CP. Nội dung cụ thể của cơ
chế cho vay được xem xét cụ thể như sau:
a, Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay đầu tư là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh
mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Danh mục các dự
án, chương trình được chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn áp dụng ưu đãi và do Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ quyết định. Nghị
định đã quy định lại đối tượng được vay vốn đầu tư theo hướng thu gọn đối tượng để tập
trung hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực
tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Bảng 7: Danh mục các dự án, chương trình vay vốn đầu tư
(ban hành kèm theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ)
STT CÁC ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN ĐẦU TƯ ĐỊA BÀN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I- Các dự án cho vay đầu tư theo quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt:

01
Các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, bột giấy,
ván nhân tạo tập trung gắn liền với các doanh

nghiệp chế biến.
Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó
khăn theo danh mục B, C quy định của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi),
sau đây gọi tắt là địa bàn B và C.
02 Các dự án sản xuất giống gốc, giống mới sử dụng
công nghệ cao.
Không phân biệt địa bàn
03 Các dự án cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt. Không phân biệt địa bàn
04 Các dự án đầu tư sản xuất và chế biến muối công
nghiệp.
Không phân biệt địa bàn
05 Các dự án đầu tư sản xuất kháng sinh. Không phân biệt địa bàn
06 Các dự án đầu tư trường dạy nghề; Khu vực nông thôn
07 Các dự án đầu tư nhà máy dệt, in nhuộm hoàn tất. Không phân biệt địa bàn
08 - Các dự án sản xuất phôi thép từ quặng, thép
chuyên dùng chất lượng cao.
- Các dự án khai thác và sản xuất nhôm.
Không phân biệt địa bàn
09 - Các dự án sản xuất ôtô chở khách loại 25 chỗ
ngồi trở lên với tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu 40%.
- Các dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt tại
các cơ sở sản xuất trong nước.
- Các dự án sản xuất và lắp ráp đầu máy xe lửa.
- Các dự án đầu tư nhà máy đóng tàu biển.
Không phân biệt địa bàn
10 Các dự án sản xuất động cơ diesel loại từ 300CV
trở lên.
Không phân biệt địa bàn

11 - Các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí nặng, mới.
- Các dự án đúc với quy mô lớn.
Không phân biệt địa bàn
12 Các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn:
Phục vụ cho di dân và chế tạo thiết bị trong nước.
Địa bàn B và C.
13 Các dự án sản xuất phân đạm, DAP. Không phân biệt địa bàn
14 Vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA cho vay
lại.
Không phân biệt địa bàn
II. Chương trình, mục tiêu đặc biệt của Chính phủ
thực hiện theo phương thức ủy thác:

- Kiên cố hoá kênh mương.
- Cho vay phần tôn nền diện tích xây dựng nhà ở
cho các hộ dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long.
- Các chương trình khác (kể cả cho vay lại vốn
ODA).
Theo ủy quyền của Chính phủ.

b, Về điều kiện cho vay
- Thuộc đối tượng cho vay đã được quy định;
- Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước;
- Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, chủ đầu tư
phải có tình hình tài chính bảo đảm khả năng thanh toán;
- Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi;
- Được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án
trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay. Đối với tài sản hình thành từ vốn
vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc, thì chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài
sản trong suốt thời hạn vay vốn tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam.
c, Về mức vốn cho vay
Mức vốn cho vay đối với từng dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết
định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án.
Số vốn còn lại, chủ đầu tư phải xác định được nguồn và các điều kiện tài chính cụ
thể, bảo đảm tính khả thi của dự án.
d, Về lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và
dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy
định lãi suất cho vay đầu tư trong từng thời kỳ.
Khi lãi suất thị trường có sự biến động từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính
quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay. Số lần điều chỉnh lãi suất mỗi năm tối đa 2 lần.
Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín
dụng đầu tiên và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín
dụng.
Trong thời hạn ân hạn các chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.
Cụ thể, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 44/2004/TT-BTC ngày 29
tháng 4 năm 2004, lãi suất cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước là 6,6%/năm áp dụng cho
các dự án ký hợp đồng tín dụng lần đầu kể từ ngày quyết định có hiệu lực và giữ nguyên
trong suốt thời hạn vay vốn.
e, Về thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản
xuất, kinh doanh của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa không quá 12
năm.
Một số dự án đặc thù như trồng rừng có thời gian thu hồi vốn dài, thời hạn vay tối
đa không quá 15 năm.

f, Về bảo đảm tiền vay
Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư được dùng
tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay.
Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc
thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư, đơn vị vay vốn không trả
được nợ, hoặc giải thể, phá sản, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xử lý tài sản hình
thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật đối với các tổ
chức tín dụng để thu hồi nợ.
g, Trả nợ vay
Chủ đầu tư có trách nhiệm trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồng tín
dụng đã ký.
Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.
Nếu sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả
được nợ vay của kỳ hạn đó và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì Ngân
hàng Phát triển Việt Nam chuyển số nợ gốc và lãi chậm trả sang nợ quá hạn và chủ đầu tư
phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín
dụng.
2.2.1.2. Giai đoạn từ ngày 20 tháng 12 năm 2006 đến ngày 19 tháng 9 năm 2008
Đây là thời gian mà Nghị định 151/2006/NĐ-CP có hiệu lực. Nghị định này đã khắc
phục được phần nào những bất cập của Nghị định 106/2004/NĐ-CP. Các nội dung cụ thể
của Nghị định được xem xét như sau:
a, Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn
tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định này.
Bảng 8: Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư (ban hành kèm theo Nghị định số
151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC
I Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt
2 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và

sinh hoạt
3 Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô
thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh
viện và các cụm công nghiệp làng nghề
4 Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động trong khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên
5 Dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế: mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây
dựng mới bệnh viện
6 Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục, đào tạo và
dạy nghề
7 Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công
nghiệp làng nghề ở nông thôn
II Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung;
cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung
2 Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản; đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ, hải sản
3 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp
III Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Phôi thép, gang có công suất tối thiểu 200 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất nhôm
kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.
2 Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên
3 Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
4 Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin
thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS
5 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng

100MW; xây dựng nhà máy điện từ gió
6 Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm
IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống
tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc
chương trình 120, các xã vùng bãi ngang

V
Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư ra
nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
So với các quy định về đối tượng cho vay đầu tư trong Nghị định 106/2004/NĐ-CP
thì đối tượng cho vay vốn trong Nghị định này đã có nhiều bước đổi mới. Cụ thể là đối
tượng cho vay đã được mở rộng nhiều hơn so với trước. Đây là một hướng đi đúng đắn,
góp phần đưa tín dụng của Nhà nước gần gũi hơn với nhiều thành phần kinh tế trong cả
nước.
b, Về điều kiện cho vay
- Thuộc đối tượng đã được quy định.
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được nợ; được
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp
thuận cho vay.
- Chủ đầu tư phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tài
chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này.
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp
pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt
buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
Điều kiện cho vay vốn đầu tư tại Nghị định này về cơ bản cũng tương tự như điều
kiện đã được quy định tại Nghị định trước. Điều kiện cho vay này có thê coi là hợp lý,

nhằm đảm bảo dự án được vay là dự án có khả năng trả nợ cao.
c, Về mức vốn cho vay
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự
án đó (không bao gồm vốn lưu động).
- Mức vốn cho vay đối với từng dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết
định.
- Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70% tổng mức
vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện để thực hiện, thì
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
Mức vốn vay được quy định tại Nghị định này về cơ bản không có thay đổi lớn so
với mức vốn được quy định ở Nghị định trước. Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án vẫn tối
đa là 70%. Tuy nhiên, nếu như Nghị định 106/2004/NĐ-CP không có quy định về dự án
vay vượt quá 70% tổng mức vốn đầu tư thì Nghị định này đã có quy định về vấn đề này.
Như vậy, có thể nói Nghị định này đã có điểm tiến bộ hơn.
d, Về lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ
hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông
nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc
biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc
Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi
suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.

×