Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH VIETINBANK ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.36 KB, 12 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHI NHÁNH VIETINBANK
ĐỐNG ĐA
3.1. Những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới tình hình Việt
nam hiện nay và hướng xử lý
3.1.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng tới hệ thống Ngân hàng – Tài chính
Cuộc khủng hoảng tín dụng - ngân hàng của Mỹ hiện nay sẽ không ảnh hưởng
trầm trọng đến nền kinh tế Việt Nam và hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt
Nam sẽ không thể lâm vào cuộc khủng hoảng này.
Có 3 chi nhánh ngân hàng Mỹ hiện đang hoạt động tại Việt Nam là JP Morgan
Chase, Citibank và FENB. Tuy nhiên chưa có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động ngân hàng của các chi nhánh này tại Việt Nam.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, trước những diễn biến của cuộc khủng
hoảng tài chính tại Mỹ, Ngân hàng Nhà nước đã theo rõi, giám sát chặt chẽ hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và tiếp tục can thiệp trên thị
trường ngoại hối để bảo đảm an toàn thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng
cũng như nền kinh tế.
Các ngân hàng Việt Nam kể cả ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh,
ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần đều rất chủ
động trước các diễn biến này. Trong thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng thừa
thanh khoản. Cụ thể, ngày 30/9, thừa tới 40.000 tỷ đồng, những ngày khác giao
động từ 30.000 tỷ đến 35.000 tỷ. Do tính thanh khoản cao nên lãi suất liên ngân
hàng trong ngày rất thấp, chỉ có 12%/năm đối với kỳ hạn 1 tuần hoặc 2 tuần, lãi
suất trên thị trường mở cũng chỉ 15% năm.
Về dự trữ ngoại hối, Thống đốc Giàu cho hay, vẫn tiếp tục tăng và hiện nay đã
tăng 1,6 tỷ USD so với đầu năm 2007. Khoản dự trữ này cũng đang rất an toàn bởi
các ngân hàng thuộc các quốc gia mà Việt Nam đang gửi ngoại hối đều ở mức an
toàn. Hiện nay, 82% số tiền dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang gửi tập trung vào
các ngân hàng trung ương của các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các tổ
chức tài chính quốc nhu; 18% còn lại gửi đầu tư các ngân hàng thương mại nước
ngoài cũng là các tổ chức có mức độ tín nhiệm cao, xếp hạng 3A và 2A. Sự đổ vỡ


của những ngân hàng đầu tư, tập đoàn tại Mỹ không tác động đến hệ thống ngân
hàng Việt Nam.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, trong những tháng cuối năm, Ngân hàng
Nhà nước tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều
hành; tiếp tục theo rõi chặt chẽ diễn biễn thị trường tài chính tiền tệ thế giới và
giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại để có biện
pháp điều hành thích hợp; bảo đảm an toàn thanh toán của hệ thống và nền kinh tế;
củng cố và lành mạnh hoá hệ thống tổ chức tín dụng.
3.1.2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới hệ thống doanh nghiệp vừa và
nhỏ
Trái ngược với hệ thống Ngân hàng – Tài chính thì hệ thống doanh nghiệp vừa
và nhỏ lại là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh
tế. Xét từ góc độ tác động của lạm phát, khủng hoảng kinh tế có thể chia các
DNNVV thành ba nhóm như sau:
Thứ nhất, là những doanh nghiệp bị tác động mạnh, đang hết sức khó khăn
(chiếm 20%).
Thứ hai, là những doanh nghiệp bị lạm phát và khủng hoảng kinh tế tác động
nhiều, hiện đang ở trong tình trạng khó khăn, sản xuất, kinh doanh bị sụt kém
(chiếm 60%).
Thứ ba, là những doanh nghiệp ít bị tác động hoặc thậm chí vẫn tìm được cơ
hội phát triển trong điều kiện lạm phát (chiếm 20%).
Tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế tới DNVVN
Một là, khủng hoảng kinh tế làm thay đổi mạnh và khó lường giá cả của các
yếu tố đầu vào cho sản xuất.
Hai là, khủng hoảng kinh tế làm cho lãi suất ngân hàng tăng lên cao, rất cao
đồng thời khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV vốn đã rất hạn chế trở nên
khó khăn hơn bao giờ hết.
Ba là, khủng hoảng làm cho giá cả các sản phẩm tiêu dùng tăng mạnh, đời
sống của đại bộ phân nhân dân gặp khó khăn. Hệ quả là sức mua của dân giảm, các
doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Bốn là, khủng hoảng làm thay đổi mạnh và thất thường tỷ giá giữa đồng tiền
Việt Nam với những đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, EUR…Tình hình này
cũng đẩy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bị lao đao.
3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Chi nhánh VietinBank Đống Đa
Với điều kiện vô cùng thuận lợi về điều kiện kinh doanh các donh nghiệp
vừa và nhỏ ở địa bàn Quận Đống Đa hoàn toàn có khả năng phát triển, đóng góp
được nhiều hơn cho nền kinh tế chung của thành phố. Muốn vậy, họ cần phải có
vốn để hoạt động và mở rộng sản xuất. Thế nhưng, trong nhiều năm qua dù đã có
nhiều cố gắng nhưng đồng vốn tín dụng của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được hết
yêu cầu của daonh nghiệp cần vay vốn, đồng vốn chưa đến được tận tay khách
hàng, nhất là đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Trong khi các
ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn tập trung nhau vào cạnh tranh khách hàng
là doanh nghiệp nhà nước, thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này lại bị bỏ ngỏ.
Hoạt động hổ trợ taì chính của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn
chưa phát huy hết tối đa tác dụng của nó, bên cạnh những thành công nhưng do
nhiều nguyên nhân khác nhau nên vẫn còn nhiều bất cập cần các ngân hàng khắc
phục và giải quyết.Với thực trạng như vậy, trong thời gian thực tế ở đây em xin
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc ngân hàng
cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy không những tăng tổng
dư nợ tín dụng đối với ngân hàng mà còn thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát
triển hơn.
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng cho DNVVN
Ngoài các hình thức cấp tín dụng truyền thống mà trước nay Ngân hàng vẫn
thực hiện đối với khách hàng của mình như : chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá …
Ngân hàng cần phải phát triển các nghiệp vụ mới như: bảo hiểm, cho thuê tài chính
…để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ( đặc biệt là các khách
hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế về mặt pháp lý ).
Ngày này, nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ vốn tự có để mua
tài sản, không đủ điều kiện để vay tín chấp hay tài sản thế chấp không đảm bảo. có

nhu cầu quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Nếu cho vay thì mức độ rủi ro sẽ rất cao, vì
vậy Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa nên phát triển nghiệp vụ cho
thuê tài chính vừa giữ được mối quan hệ với khách hàng nhưng mức độ rủi ro lại
thấp. Hơn nữa đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này, có một số
lợi ích so với loại tài trợ khác như sau:
+ Bên cho thuê với tư cách là chủ sở hữu về mặt pháp lý, vì vậy họ được
quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê.
Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng thời hạn thì bên cho
thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại .
+ Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục
đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó
tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Thẩm định là một công đoạn không thể thiếu, là một yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng quyết định đến quyết định cho vay hay không và xa hơn nữa là ảnh
hưởng đến hiệu qủa đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra. Chất lượng thẩm định đầu vào
chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này .Nếu quá trình thẩm
định không được xem xét kỹ thì khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng sẽ cao. Ngoài
việc thẩm định theo cơ chế tín dụng quy trình nghiệp vụ của ngành như :
Đánh giá kỹ càng năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp.
Khi cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh còn phải đặc biệt lưu
ý đến những đặc điểm ghi trong điều lệ doanh nghiệp ( về người đại diện trước
pháp luật, về người có quyền quyết định vay vốn ..) để giảm bớt rủi ro cho khoản
tín dụng được cấp ra.
Để đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ ..
qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như : khả năng thanh toán, khả năng sinh lời
…kết hợp với các thông số, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, của các
doanh nghiệp truyền thống.
Tổ chức tìm hiểu, thu nhập thông tin, phỏng vấn, tham quan doanh nghiệp
…qua đó đánh giá được khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đaọ

doanh nghiệp qua năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn cũng như uy tín của
người lãnh đạo đây là những tiêu chuẩn định tính nên phải có sự tinh tế của cán bộ
tín dụng mới có thể nhận xét được chính xác .
Cán bộ tín dụng nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về các lĩnh vực khác như
thẩm định về phương diện kỹ thuật, các thông số kỹ thuật máy móc chất lượng
máy móc, để từ đó có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn…
3.2.3. Tổ chức công tác huy động vốn đựơc tốt
Đống Đa là một quận rộng, đông dân, tiềm năng kinh tế dồi dào nên nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn. Trong khi đó ngân hàng lại chưa thể đáp ứng
hết nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó công tác huy động vốn phải càng được
chú trọng hơn, đặc biệt là nguồn vốn ổn định và lâu dài. Ngoài một số biện pháp
ngân hàng đã làm để nâng cao chất lượng huy động vốn hơn nữa ngân hàng nên
thực hiện một số biện pháp sau :
* Đa dạng hoá các loại hình tiền gửi, cải tiến gọn nhẹ thủ tục gửi và rút tiền,

×