Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.59 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Dân ca các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều làn điệu của nhiều sắc tộc, mỗi sắc tộc
có từ một cho tới vài giọng dân ca riêng của sắc tộc mình. Giọng dân ca thường dùng nhất
được gọi tên chung là Dân Ca Tây Nguyên, người ta thường hay dùng cung C trong hệ
thống nhạc Tây Phương để viết dân ca Tây Nguyên, cũng có vài tác giả dùng ở các cung
khác như: A, D … đây là giọng dân ca tiêu biểu của 2 dân tộc Bana và Jrai (cịn có các tên
gọi khác là Gia Rai, Giơ Ray …), đây là 2 tộc người thiểu số sống rải rác khắp nơi trên lãnh
thổ Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk. Giọng dân ca Tây
Nguyên thường được hát và ký âm ở cung C, vì với cung này, tác giả dễ viết nhất, giai điệu
có được một biên độ với âm vực rộng 2 bát độ (từ G thấp lên tới G cao), thích hợp với tâm
hồn và giọng ca của người dân tộc, có thể diễn tả được nhiều âm thanh sống động của núi
rừng: tiếng đại ngàn, tiếng gió rít, tiếng thú gầm, tiếng chim hót, tiếng vượn hú …
Vì cũng là một giọng dân ca trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, nên cũng nằm trong hệ
thống nhạc Ngũ Cung, dân ca Tây Nguyên cũng có thói quen như các loại dân ca khác chỉ
sử dụng 5 nốt, 5 nốt đó tính trong âm giai C là các nốt: C – E – F – G – B.
Tính theo hệ thống Ngũ Cung, dân ca tây Nguyên thuộc hệ thống THƯƠNG theo bảng
phân loại và sắp xếp sau:
Nhạc Ngũ Cung chỉ sử dụng có 5 nốt trong thang âm tính theo nhạc Tây Phương mà thơi,
ngồi ra tùy theo giọng dân ca từng miền, từng vùng, sẽ có sử dụng thêm 2 biến cung B và
E để pha trộn và biến đổi màu sắc cho giọng dân ca miền đó.
thoảng được dùng như 2 biến cung để pha trộn màu sắc. Và vì thế, dân ca Tây Nguyên ta
chỉ thấy quen dùng 5 nốt: C – E – F – G – B. (an tồn nhất là chỉ dùng đúng 5 nốt này thơi).
Đặc biệt, có vài tác giả cịn dùng 2 nốt biến cung E và B theo dạng khác nữa, đó là các
biến cung: E non (Eb) và B non (Bb).
<i><b>Ví dụ: Trong bài hát Bóng cây Kơ Nia, của Ns. Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc từ thơ của thi </b></i>
sĩ Ngọc Anh:
Chữ “chiều” được ns. Phan Huỳnh Điểu dùng với biến cung E non (Eb), làm thay đổi
màu sắc của giai điệu, xét theo Tây Phương là giai điệu chuyển cung tạm sang Cm, rồi lại
trở về cung chính C ngay.
Các tác giả viết nhạc theo giọng dân ca Tây Nguyên hay hơn nhau là ở chỗ dùng 2 nốt trụ
<i>D và A (đã được coi như đổi thành 2 biến cung, cịn gọi là “nốt kiêng”, vì ý là nhắc nhở: khi </i>
<i>viết dân ca Tây Nguyên thì phải kiêng 2 nốt đó) sao cho khéo, tác giả này viết hay hơn tác </i>
<i><b>giả kia ở 1 chữ “khéo” đó. </b></i>
<i><b>Trong ví dụ trên, ta thấy nốt A được dùng thống qua với hình nốt nhỏ và dùng ở phần </b></i>
<i><b>yếu của phách. </b></i>
<i><b>Trong ví dụ này, ta lại thấy nốt D trước vẫn được dùng đúng cách là thoáng qua với hình </b></i>
<i><b>nốt nhỏ và dùng ở phần yếu của phách. Nhưng nốt D sau, Ns. Phan Huỳnh Điểu cịn dùng </b></i>
<i><b>nó một cách rất táo bạo với hình nốt lớn (nốt trắng) và ở ngay phách 1, cho ngân trọn một </b></i>
<i><b>ô nhịp 2/4. Thế mà khi hát lên, ta vẫn không nhận thấy “hơi” nhạc Tây Nguyên bị phai lạc. </b></i>
Tóm lại, khi viết bất kỳ một loại dân ca nào, để viết cho đúng, ta phải chú ý đặc tính Ngũ
<i><b>Cung của nó, xác định được giọng dân ca ta sẽ viết chỉ dùng 5 nốt nào trong cung đó, đặc </b></i>
<i><b>biệt chú trọng đến “hơi” của nó cho đặc giọng dân ca đó, “hơi” của mỗi giọng dân ca tùy </b></i>
<i><b>thuộc vào thói quen sử dụng liên kết nốt và các quãng. </b></i>
<b>Viết bè cho nhạc dân ca: </b>
<i><b>Để viết bè cho nhạc dân ca, cách viết hay nhất và tốt nhất là viết bằng đối âm. Ví dụ: </b></i>
<i><b>Khi ta viết bè đúng bằng đối âm, bè nghe sẽ hay hơn, như một giai điệu thứ hai được trộn </b></i>
Nếu như vì lý do nào đó mà ta phải viết bè theo kiểu Choral, thì nhất định ta phải tuân thủ
<i><b>đúng theo “luật dân ca” là khơng dùng 2 nốt kiêng, thậm chí khơng dùng cho bè 2 cả khi ở </b></i>
phách yếu hoặc phần yếu của phách. Vì nếu ta dùng 2 nốt kiêng cho bè 2, ta sẽ bị nghe bài
hát thành một giọng nhạc khác, mất màu dân ca, ví như nhạc dân ca Tây Nguyên mà viết
hòa âm có dùng 2 nốt kiêng D và A, sẽ cho ta “nhìn thấy” một ơng người dân tộc, ở trần,
<i><b>quấn xà rơng, nhưng lại có đeo cà vạt và đi giày tây. Bắt buộc ta phải “nghe thấy kỳ” khi </b></i>
<i><b>nghe hịa âm có dùng 2 nốt kiêng, vì nếu khơng “nghe thấy kỳ”, tức là ta khơng có khả </b></i>
năng nghe và cảm nhận âm nhạc tốt.
<i><b>Chú ý: Khi viết bè cho bài hát tức là dùng đến hòa âm, ta cần phải tuân thủ đúng luật hòa </b></i>
âm, thường bị phạm nhất là các lỗi hòa âm cơ bản như: quãng 5 quãng 8 song hành, dùng
thể 6/4 sai cách …Lỗi thường gặp nhất trong nhạc dân ca là quãng 5 song hành, vì dân ca có
đặc tính hay sử dụng các chuyển động quãng 4 quãng 5 trong giai điệu.
Trong ví dụ này, bài hát chủ âm
là C, khởi bài hoặc khởi điệp khúc
bằng C thể 6/4, hợp âm khi dùng ở
thể này nghe yếu, lỗi không được
dẫn đến và ra đi liền bậc.