Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước ta giải quyết như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.55 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:” Tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Nguyễn Ái Quốc so với
các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước ta giải quyết
như thế nào.”

Người hướng dẫn:
Th.S Lê Thị Hoa
Sinh viên thực hiện:
Vũ Huy Phong
Mã SV: CQ 512404
Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh_01
Hà nội, ngày 30 tháng 10 năm 2010
MỤC LỤC
A/ Tư tưởng “Thân dân”
I-/ Khái quát chung về tư tưởng thân dân
1. Nguồn gốc tư tưởng
2. Tìm hiểu chung về tư tưởng
II-/ Tư tưởng “Thân dân” của các nhà tư tưởng trước Hồ Chí Minh
5. Dòng tư tưởng Nho Giáo
6. Tư tưởng của Nguyễn Trãi
III-/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Thân dân”
IV-/ So sánh tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và các nhà tu
tưởng đi trước
7. Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh và dòng tư tưởng Nho
giáo
8. Tư tưởng thân dân của Hồ CHí Minh và Nguyễn Trãi
B/ Vấn đề giải quyết tư tưởng “Thân dân” của Đảng và Nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay
I-/ Những mặt tích cực đáng ghi nhận
II-/ Hạn chế, cần khắc phục


9. Hạn chế
10.Giải pháp bản thân
A – TƯ TƯỞNG THÂN DÂN
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG “THÂN DÂN”
1. Nguồn gốc tư tưởng
Tư tưởng thân dân đã tồn tại rất lâu đời, nó được kế thừa và phát huy qua
các thời đại.
Đầu tiên chúng ta phải kể đến dòng tư tưởng Nho Giáo có tư thời Xuân Thu
- Chiến Quốc(722 – 221 TCN) của Trung Hoa cổ đại. Nó đã được vận dụng
và truyền bá qua nước ta từ thời lập quốc. Tiếp nối dòng tư tưởng đó, qua
mỗi thời đại cuả nước ta nó có sự chuyển biến phù hợp với lối sống, văn hoá
và trình độ phát triển của mỗi thời kì.
Luồng tư tưởng “Thân dân” đã được coi trọng và được xem như là một
ưu sách để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Các triều đại phong kiến
Việt Nam độc lập trong lịch sử đều coi trọng vấn đề này trong việc ban hành
các chủ trương, chính sách,, từ kinh tế, xã hội, văn hoá, luật pháp đến an
ninh, quốc phòng, ngoại giao… Triều Khúc Thừa Dụ có chính sách “Khoan,
giản, an, lạc”, triều Lý có chính sách “Ngụ binh ư nông”, triều Trần có
“Khoan thư sức dân”, “Chung chí thành thành” và nổi tiếng với Hội nghị
Diên Hồng, triều Lê quan niệm “Dân như nước có thể đẩy thuyền, lật
thuyền”, vai trò, vị trí người dân được luật hoá trong Bộ luật Hồng Đức. Căn
cứ vào thực tiễn lịch sử, nhà sử học Ngô Sĩ Liên (thời Lê) tổng luận, các
triều đại đó đã “Lấy nghĩa mà duy trì, lấy dân để cổ kết, lấy trí để trông coi,
lấy tín để ngăn phòng. Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm cho thế nước
vững như núi Thái Sơn, bàn thạch. Chăm lo cho nước trở nên văn minh, dân
đến chỗ giàu thịnh là mưu hay trị dân, giữ nước; là kế xa sửa nước, chăn
dân". Trong tập "Nước Việt Nam từ cội nguồn xa xưa đến ngày nay" của
Giáo sư, Tiến sĩ Pi-e Ri-sa Fe-ray, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và sưu
tầm về Á Đông ngày nay (CERAC) của nước Pháp, trong chương I nhan đề
" Nước Việt Nam cổ xưa hay sự chinh phục của tính cách Việt , một đoạn

viết khá hấp dẫn về nhà Lê và nhà văn hoá Nguyễn Trãi:" Triều đại nhà Lê
(Lê sơ, 1428 -1527) do một chủ đất bình thường là Lê Lợi sáng lập. Ông trở
thành Hoàng đế dưới danh hiệu Lê Thái Tổ (1428-1433), được một nhà nho,
nhà văn, nhà chiến lược, nhà chính khách tài ba là Nguyễn Trãi giúp đỡ. Lê
Lợi đã điều hành một cuộc chiến tranh giải phóng quốc gia thật mẫu mực,
cho đến ngày nay, triều đại ông lập nên vẫn còn là một trong những triều đại
được hâm mộ và có tiếng tăm lừng lẫy nhất. Nhưng các vua Lê còn làm
được những việc hơn thế nữa, bằng Bộ luật Hồng Đức do vua Lê Thánh
Tông (1470 - 1497) soạn thảo, các vua Lê đã thể nghiệm và xác định được vị
trí "con người Việt" trong tổng thể các mối quan hệ xã hội". Cụ thể, Bộ luật
Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng "Lấy dân làm gốc" của dân tộc ta,
trong "Điều 294: Trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau
mà không ai nuôi, nằm ở đường xá, cầu điếm, chùa quán thì xã quan ở đó
phải dựng lều lên mà chăm sóc họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu sống
họ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tổ chức chôn cất,
không được để lộ thi hài. Nếu phạm tội này thì quan làng xã bị tội biếm hay
bãi chức". Tính chất nhân đạo - "Thân dân" được nêu trong điều này của Bộ
luật Hồng Đức chỉ xuất hiện ở châu Âu mấy thế kỷ sau đó, khi nổ ra cách
mạng tư sản .
Như vậy, tư tưởng thân dân đã tồn tại rất lâu đời, gắn liền với các trang sử
trọng đại của dân tộc ta, nó được xem là một truyền thống tốt đẹp của cả dân
tộc. Nó bắt nguồn từ truyền thống nhân nghĩa của con người, từ những giá
trị tốt đẹp đúc kết từ thực tiễn.
2. Tìm hiẻu chung về tư tưởng thân dân
a/ Thân dân là gì?
Tuy mỗi thời đại, mỗi dân tộc có một cách nhìn nhận khác nhau về tư
tưởng thân dân. Nhưng nhìn chung chúng ta có thể nhận thấy điểm chung
của tư tưởng thân dân đó là: Đây là một tư tuởng tiến bộ, coi trọng vai trò
của nhân dân, lấy dân làm gốc, gần gũi, chia sẻ khó khăn, đau khổ cùng
nhân dân, tiếp cận nhân dân dưới góc độ xem nhân dân là sức mạnh của cả

dân tộc.
b/ Ý nghĩa của tư tưởng thân dân
Tư tưởng thân dân là cái gốc căn bản để xây dựng nên các chủ trương,
chính sách xã hội, pháp luật, an ninh quốc phòng, bảo vệ tổ quốc… Các
triều đại trong lịch sử của nước ta đã nhận rõ điều này, tuỳ vào mỗi thời đại
có lối sống, văn hoá, tôn giáo, chính trị riêng… những người đứng đầu đất
nước dã biết cách vận dụng nó để đưa ra các chính sách phù hợp, đứng đắn,
họ đã biết cách vận dụng tốt tư tưởng thân dân vào quản lý xã hội, phát triển
kinh tế, chống giặc ngoại xâm…
Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những
cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật chất
tiềm tàng của toàn dân. Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên
thời Lý - Trần là những minh chứng hùng hồn.
Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số nhân
vật tiến bộ trong giai cấp phong kiến như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo... đã nhận thức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến
tranh chống ngoại xâm cũng như trong các biến cố lớn của lịch sử. Trần
Hưng Đạo cho rằng "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung
sức" là nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến thời Trần. Theo ông, "chúng
chí thành thành", chí dân là bức thành giữ nước. Chính vì nhận thức về vai
trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra "thượng
sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc". Đó là điều kiện
tiên quyết để chiến thắng kẻ thù. Ông đã thấy vai trò quyết định của quần
chúng nhân dân đối với vĩ nhân trong lịch sử. Trần Quốc Tuấn nói: "Chim
hồng học bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái
lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi". Như vậy, anh hùng xuất chúng
làm nên nghiệp lớn là nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân tộc.
* Thân dân và "khoan thư sức dân"
Thấy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc giữ nước,
cho nên ngay từ thời Lý việc chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến

nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọng hàng đầu
trong đạo trị nước. Trong bài văn lộ bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt
có viết: "Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt
ở nuôi dân". Rồi đến bài Minh bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca
ngợi công đức của Lý Thường Kiệt: "...làm việc thì siêng năng, sai bảo dân
thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ
yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng... Thái úy biết dân lấy sự
no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ.
Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng đến người già ở nơi thôn dã,
cho nên người già nhờ đó mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là
cái gốc trị nước; cái thuật yên dân; sự đẹp tốt đều ở đấy cả". Và một khi việc
bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống nhân dân có một tầm quan trọng như
vậy trong đạo trị nước, thì cũng dễ dàng trở thành một tiêu chuẩn chính trị
để nhà vua dựa vào đó mà tự răn mình.
Bên cạnh đó, thân dân còn có ý nghĩa, toàn dân không phân biệt vua tôi,
cao thấp chung sức, chung lòng xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao
đời sống nhân dân, góp phần bảo vệ tổ quốc.
II- TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG TRƯỚC
HỒ CHÍ MINH
1/ Dòng tư tưởng Nho giáo
Tư tưởng Nho Giáo từng là căn bản văn hóa của dân Việt từ thời lập quốc
và hợp với Lão Giáo, Phật Giáo và rồi với nền văn hóa Tây Phương thành
nền nếp, kỷ cương người Việt ngày nay. Người Việt rất trọng nhân nghĩa,
thủy chung và đối tượng của nhân nghĩa chính là người dân. Từ xưa đến
nay, những áng văn thư lịch sử nổi tiếng vẫn nhắc nhở chính quyền luôn lấy
dân làm gốc và đề cao vai trò của người dân.
Dòng tư tưởng Nho Giáo nổi tiếng với các đại diện tiêu biểu đó là: Khổng
tử, Mạnh tử và Tuân tử. Trong đó, Khổng Tử là một học giả học rộng, nhớ
nhiều, là nhà tư tưởng vĩ đại; tư tưởng của người đã gây ảnh hưởng lớn đến
thế hệ sau này. Ông được xem là ông tổ của Nho giáo. Mạnh Tử là học trò

xuất sắc của Khổng Tử, người đã kế thừa và phát huy tốt ưởng cuả Khổng
Tử. Trong dòng tư tưởng Nho giáo tư tưởng thân dân chủ yếu được thể hiện
qua việc nhân nghĩa, thương dân, mong muốn cho nhân dân có cuộc sống
ấm no, hạnh phúc…
Khổng Tử nhắc nhở những người cầm quyền: “Sai khiến dân phải cẩn
thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn” (Sử dân như thừa đại lễ). Mạnh Tử
chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng
rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.
Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân
làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật
pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó.
Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống
của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân
theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.
Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống
tối thiểu để họ: “ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi
sống vợ con” (sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử). Muốn
vậy, người dân phải có “thu nhập ổn định” (hằng sản) đủ để sống. Nếu trên
nét mặt người dân có sắc đói là trách nhiệm của kẻ cầm quyền. Đó là quan
điểm tiến bộ của Mạnh Tử.
2/ Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài năng, một nhà tư tuởng kiệt
xuất. Nói về Nguyễn Trãi, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Nguyễn
Trãi, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, văn là chính trị, chính trị
cứu nước cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi
thẹn ngàn thu” (Bình Ngô đại cáo), võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật,
“yếu đánh mạnh, ít địch nhiều,… thắng hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình Ngô
đại cáo); văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao”
Cho nên tư tưởng của Nguyễn Trãi mang đậm hơi thở của cuộc sống, hoà lẫn
và ẩn chứa đằng sau các lĩnh vực khác như: chính trị, quân sư, ngoại giao,

văn chương,…
Nguyễn Trãi sinh ra trong thời kỳ “binh đao loạn lạc” chiến tranh, tranh
chấp chính trị giữa các triều đại diễn ra liên miên vì vậy tư tưởng của ông
mang nặng tính nhân nghĩa, lòng thương dân. Bên cạnh đó, do chịu sự ảnh
hưởng của nhiều luồng tu tưởng khác nhau: Nho giáo, Phật giáo, Lão .. nên
tư tưởng của ông có những nét khá riêng biệt.
Tư tưởng “thân dân” của ông thể hiện chủ yếu qua tư tương nhân nghĩa, với
Nguyễn Trãi, trước hết “Nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Ông coi trọng vai trò
của nhân dân đối với đất nước, xem nhân dân là gốc. Cuộc đời Nguyễn Trãi,
trừ những năm ông sống ở Thăng Long và Côn Sơn, là cuộc sống của một
Nho sĩ nghèo, thiếu thốn, mười năm cùng Lê Lợi chống quân Minh là mười
năm cực kỳ gian khổ. Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi với nhân dân,
hòa mình vào nhân dân, nên ông đã nhìn thấy những đức tính cao quý của
nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân và tin vào sức
mạnh vĩ đại của nhân dân. Vì thế, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đậm
đà, sâu sắc, mang nhiều nét độc đáo, rất gần gũi với nhân dân. Đối với
Nguyễn Trãi, “yêu nước là thương dân, để cứu nước phải dựa vào dân, và
cứu nước là để cứu dân, đem lại thái bình cho dân, cho mọi người”. Cho nên
không có gì là lạ khi chúng ta thấy Nguyễn Trãi nhắc đến dân rất nhiều lần
trong các tác phẩm của ông . Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam nói đến “dân đen con đỏ” một cách tha thiết, cảm động và chân
thành. Ông viết: “… Bọn có phận sự chăn dắt dân, thì không lấy chữ (phủ
dân) làm cốt yếu, mà chỉ vụ lợi tham nhũng. Bọn tướng suý thì không lấy
chữ (vệ dân) làm cốt yếu, lại đi lộng hành lăng ngược. Cho đến cả bọn hoạn
quan, cũng tha hồ đi vơ vét áp bức lương dân, thu nhặt vàng ngọc. Nguyễn
Trãi thương dân bởi ông thấy dân đã phải chịu nhiều đọa đày dưới sự thống
trị hà khắc của giặc Minh. Trên nhiều trang thư gửi cho các tướng giặc,
Nguyễn Trãi đã thống thiết nói lên điều đó: “Phương Chính, Mã Kỳ chỉ
chuyên làm điều tàn ác, nhân dân khốn khổ, thiên hạ đều oán giận. Chúng
khai quật mồ mả ấp ta, bắt cóc vợ con dân ta, người sống đã bị hại, người

chết cũng ngậm oan”. Bình Ngô đại cáo là một bản cáo trạng đanh thép về
tội ác tày trời của giặc Minh: “Thui dân đen trên lò bạo ngược; Hãm con đỏ
xuống dưới hố tai ương”. Có “chặt hết trúc Lam Sơn” cũng “chẳng đủ ghi
hết tội ác” mà giặc Minh đã gây ra đối với nhân dân Đại Việt.
Trước chúng ta hơn sáu trăm năm, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan niệm khá sâu
sắc về dân và vai trò của dân. Ông đã phát hiện ra rằng, sức mạnh của “dân
chúng” là sức mạnh kháng chiến cơ bản: “mến người có nhân là dân, mà chở
thuyền và lật thuyền cũng là dân”, “chìm thuyền mới biết dân như nước”.
Phải chăng từ những bài học xương máu trong lịch sử, mà gần nhất là bài
học lịch sử ở đời Trần - Hồ, Nguyễn Trãi đã đúc rút được những kinh
nghiệm quý báu về vai trò của dân? Tâm Nguyễn Trãi “ở nơi nhân dân”
không phải chỉ khi ông còn nghèo khổ hay khi ông đang chiến đấu gian khổ
chống giặc Minh, mà cả khi đất nước đã hòa bình và bước vào xây dựng
cuộc sống mới, Nguyễn Trãi vẫn luôn nghĩ tới nhân dân. Ông thấy rõ rằng,
cơm ăn, áo mặc có được là do nhân dân, điện ngọc cung vàng của vua chúa
cũng do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “Thường nghĩ quy mô lớn
lao lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”. Chính vì vậy, mỗi khi được
hưởng lộc vua ban, ông luôn đến nhân dân, đến những người dãi nắng dầm
mưa, lao động cực nhọc để tạo ra những lộc ấy: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”.
Cách Nguyễn Trãi nhìn nhận về vai trò của nhân dân như vậy không chỉ cho
thấy rằng tư tưởng của ông đã vượt khỏi hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, gia
trưởng về dân, mà còn khiến cho tư tưởng, triết lý nhân sinh của ông mang
đậm tính nhân văn sâu sắc.
Chúng ta có thể thấy rõ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi qua các tác
phẩm văn chương, tiêu biểu trong đó là “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong tác
phẩm này, Nguyễn Trãi nhấn mạnh tới tư tưởng vì dân – tư tưởng lón nhất
trong ánh “Thiên cổ hùng văn” này:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Sau này khi Nguyễn Trãi được chỉ định làm lễ nhạc, ông đã dâng một

tờ tấu thể hiện tư tưởng "thân dân", bài tấu có đoạn viết: " Thời loạn thì dùng
võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc là đúng lúc. Song
không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn hóa thì không thể lưu
hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần phụng
chiếu định ra âm nhạc, không dám không gắng hết tâm lực; song học vấn sơ
sài, nông cạn, sợ trong âm thanh luật khó làm được hài hòa. Dám mong bệ
hạ rũ lòng thương yêu mà chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng, xóm
vắng không còn một tiếng hờn giận, oán sầu, đó là cái gốc của nhạc vậy.."
Ta thấy được lòng thương yêu dân của ông qua đoạn tấu trên. Có thể nói tư
tưởng thân dân của Nguyễn Trãi là lòng yêu thương dân chúng, quan hệ gần
gũi với nhân dân và đặc biệt là coi trọng vai trò của nhân dân.
III-/ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA HỒ CHÍ MINH
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn gần gũi với dân,
sống vì dân, thấu hiểu tâm trạng quần chúng và phấn đấu quên mình để
đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Là lãnh tụ của Đảng, của dân tộc và
nhân dân, Hồ Chí Minh đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng
cách mạng chân chính, sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc.
Sau khi tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho nhân dân Việt
Nam, Người đã không ngừng phấn đấu cho mục tiêu: Dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Hồ Chí Minh còn thể hiện sự nhất quán
giữa lời nói và việc làm, gắn lý luận với thực tiễn, nói ít làm nhiều, lấy hành
động làm chủ yếu. Các bài nói và viết đều nhằm hướng dẫn quần chúng, cổ
động phong trào nên rất dễ hiểu, giản dị, cốt để cho quần chúng hiểu đúng
và làm đúng. Mọi suy nghĩ và hành động của Bác đều hướng tới nhân dân,
đem lại lợi ích cho quần chúng. Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên:
Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân phải hết sức
tránh; phải đặt lợi ích quần chúng nhân dân lên trên hết, trước hết; phải
gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân; phải làm kiểu mẫu cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư. Đó là những điều căn bản nhất trong quan niệm về

dân và hành động vì dân của Người. Có thể xem đây là điểm cốt lõi, là hạt
nhân trong triết lý nhân sinh, triết lý hành động của Hồ Chí Minh. Triết lý
đó, từ tinh thần đến phương pháp, đều quy tụ vào chữ dân; vì dân và dân là
gốc. Chính vì điều đó, Người là lãnh tụ được toàn dân kính trọng, ngưỡng
mộ, yêu mến và biết ơn vô hạn. Hình ảnh của Người tát nước, đạp gầu, lội
bùn, thăm hỏi mọi người... còn sống mãi trong ký ức của mỗi người dân Việt
Nam.
Tin dân, thương dân là phẩm chất nổi bật nhất ở những lãnh tụ thực sự của
dân. Nhờ có phẩm chất đó mới có niềm tin vững chắc và ý chí, nghị lực phi
thường để theo đuổi sự nghiệp lớn giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh
phúc cho nhân dân. Bác nói: “Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao
động. Cán bộ của ta đều từ dân mà ra, phải sống sao cho xứng đáng với nhân
dân và Đảng anh hùng. Hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin thì phải sống với nhau
có tình có nghĩa”... Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân, một lãnh tụ kiểu mới -
mẫu mực của lãnh tụ cách mạng. Người nêu ra một triết lý nhân sinh và
hành động sâu sắc ở đời và làm người, đã sống ở đời là phải thân dân (gần
gũi dân chúng, tôn trọng dân và hết lòng hết sức phục vụ nhân dân). Trong
quan niệm của Hồ Chí Minh, thân dân là đạo đức của người cán bộ để phục
vụ nhân dân. Tính hàm súc trong từng câu nói, từng dòng viết của Bác đều
hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn bởi lẽ, với Bác, từ suy nghĩ đến việc làm, từ
tư tưởng đến hành động bao giờ cũng hài hoà, nhất quán: đó là tin dân và vì
dân.
Đức tin dân và vì dân ở Hồ Chí Minh bao la rộng lớn và sâu sắc. Mỗi lời
nói, việc làm, cử chỉ, hành động của Người đều làm cảm động mọi người.
Chính tấm gương trong sáng đó đã có sức thuyết phục, thu phục lòng người,
thức tỉnh lương tâm, thấu hiểu mọi cảnh đời và số phận con người. Hồ Chí
Minh tin dân vì Người đã nhìn thấy được giá trị và vai trò to lớn, sức mạnh
to lớn của nhân dân: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, dân chủ là
cái quý báu nhất của nhân dân... Trong xã hội, địa vị cao nhất là dân, vì dân
làm chủ, dân là chủ. Hồ Chí Minh hiểu rõ sức dân: Công cuộc đổi mới, xây

dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc
của dân. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân... Không có dân tham gia,
dân ủng hộ thì việc dễ cũng thành khó, có dân thì có tất cả việc khó mấy

×