Tải bản đầy đủ (.pdf) (306 trang)

(luận án tiến sĩ) thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng anh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 306 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM NGỌC TUẤN

THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM NGỌC TUẤN

THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Chun ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số: 9140111

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. CAO CỰ GIÁC


NGHỆ AN - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Cao Cự Giác. Các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Phạm Ngọc Tuấn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận án, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập
thể và cá nhân.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Cao Cự Giác, người thầy
đã định hướng đề tài, luôn tạo điều kiện, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, đồng hành cùng
tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, thầy cơ thuộc
Bộ mơn Lí luận và Phương pháp dạy học Hóa học – Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại
học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận án này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các giáo viên và các em học sinh tại các trường
THPT: chuyên Trần Đại Nghĩa, chuyên Gia Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn;
Bùi Thị Xuân, Quốc tế Bắc Mỹ, Quốc tế iSchool (TP. Hồ Chí Minh); chuyên Huỳnh Mẫn
Đạt (tỉnh Kiên Giang); chuyên Tiền Giang (tỉnh Tiền Giang); Trần Quốc Tuấn (tỉnh Quảng
Ngãi); Năng khiếu Tân Học – Trường Đại học Tân Tạo (tỉnh Long An) đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến

khích và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Nghệ An, tháng 01 năm 2021
Tác giả

Phạm Ngọc Tuấn


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BT

Bài tập

2

BTHH

Bài tập hóa học

3

CBQL


Cán bộ quản lý

4

ĐC

Đối chứng

5

ĐH

Đại học

6

ĐKT

Điểm kiểm tra

7

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

8

GV


Giáo viên

9

HH

Hóa học

10

HS

Học sinh

11

KHTN

Khoa học tự nhiên

12

KN

Kĩ năng

13




Mức độ

14

NL

Năng lực

15

Nxb

Nhà xuất bản

16

PL

Phụ lục

17

PP

Phương pháp

18

STT


Số thứ tự

19

TB

Trung bình

20

TC

Tiêu chí

21

THPT

Trung học phổ thơng

22

TN

Thực nghiệm

23

TP. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về tầm quan trọng của việc dạy
học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT ...........................................................................28
Hình 1.2. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về MĐ quan tâm và đầu tư của nhà
trường cho việc tổ chức dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT .............................29
Hình 1.3. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về mục đích của việc học tập HH
bằng tiếng Anh ở trường THPT .........................................................................................30
Hình 1.4. Biểu đồ MĐ khó của dạy học mơn HH bằng tiếng Anh so với các mơn KHTN
khác ....................................................................................................................................32
Hình 1.5. Biểu đồ MĐ phù hợp của nội dung dạy học HH bằng tiếng Anh .....................32
Hình 1.6. Biểu đồ nhận thức của các đối tượng khảo sát về tầm quan trọng của KN đọc
hiểu trong dạy học bộ mơn Hố học bằng tiếng Anh ở trường THPT ..............................35
Hình 1.7. Biểu đồ nhận thức về sử dụng KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở
trường THPT. .....................................................................................................................36
Hình 1.8. Nhận thức của HS về kết quả tự đánh giá KN đọc hiểu của HS trong việc học tập
môn HH bằng tiếng Anh ở trường THPT ..........................................................................36
Hình 1.9. Nhận thức của HS về các KN đọc hiểu các môn KHTN bằng tiếng Anh ở trường
THPT..................................................................................................................................37
Hình 2.1. Quy trình xây dựng bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng
Anh ở trường THPT ...........................................................................................................49
Hình 2.2. Sơ đồ KN làm BT điền từ cho sẵn vào bài đọc có nội dung HH .......................64
Hình 2.3. Sơ đồ KN làm BT điền từ tự do vào bài đọc có nội dung HH...........................69
Hình 2.4. Sơ đồ KN làm BTHH sử dụng thơng tin được cung cấp từ dữ kiện đề bài rèn
luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh. .....................................................73
Hình 2.5. Sơ đồ PP làm BTHH tính tốn định lượng rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học

HH bằng tiếng Anh ............................................................................................................87
Hình 2.6. Sơ đồ KN làm BTHH tính toán định lượng rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học
HH bằng tiếng Anh ............................................................................................................87
Hình 2.7. Quy trình đề xuất và áp dụng các biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu
trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT .............................................................96
Hình 2.8. Sơ đồ biểu diễn tương tác giữa GV, HS và mơi trường dạy học. ......................96
Hình 2.9. Sơ đồ biểu diễn các bước tìm cách giải quyết vấn đề. .....................................101
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) vịng TN thăm dị ...............................125
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 1 ..........................................127


v
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vịng 2 đối với khối 10 .................129
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị lũy
tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 2 đối với khối 11 .......................130
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vòng 2 đối với khối 12 .................132
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn điểm điểm bài kiểm tra (1), phân loại kết quả ĐKT (2), đồ thị
lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (3) TN vịng 2 ..........................................133
Hình 3.7. Tiết học HH bằng tiếng Anh tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa – TP.
HCM ................................................................................................................................134
Hình 3.8. Tiết học thực hành HH sử dụng tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Thị Minh
Khai – TP. HCM ..............................................................................................................134
Hình 3.9. Tiết học HH bằng tiếng Anh tại trường Quốc tế Bắc Mỹ – TP. HCM ............135


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Top 4 quốc gia có sinh viên quốc tế đang theo học tại Hoa Kỳ ......................12
Bảng 1.2. Kết quả các giá trị “Mode” và giá trị trung bình “Mean” đối với những yếu tố
ảnh hưởng trong quá trình dạy học HH bằng tiếng Anh....................................................30
Bảng 1.3. Kết quả các giá trị “Mode” và giá trị TB “Mean” đối với những công việc chuẩn
bị và PP học tập cần thiết của HS khi thực hiện dạy học HH bằng tiếng Anh ..................31
Bảng 1.4. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown về nhận thức
của các đối tượng khảo sát về nội dung và PP dạy học cần thiết khi thực hiện dạy học HH
bằng tiếng Anh. ..................................................................................................................33
Bảng 2.1. Các tham số đặc trưng cho mơ hình CFA. ........................................................51
Bảng 2.2. Bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT
............................................................................................................................................52
Bảng 2.3. Bảng quy đổi điểm đánh giá từng TC KN đọc hiểu HH trong dạy học bằng tiếng
Anh .....................................................................................................................................56
Bảng 2.4. Bảng quy đổi điểm đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh .56
Bảng 3.1. Thông tin các lớp TN và đối chứng (học kỳ 1 năm học 2018 – 2019) ...........105
Bảng 3.2. Thơng tin các lớp TN và đối chứng vịng 1 (học kỳ 2 năm học 2018 – 2019)
..........................................................................................................................................106
Bảng 3.3. Thơng tin các lớp TN và đối chứng vịng 2 (học kỳ 1 năm học 2019 – 2020)
..........................................................................................................................................106
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm ĐC ở vòng TN thăm dò...............................................................112
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vòng thăm dò............................................................113
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung đối với nhóm ĐC khi TN thăm dị ........................................................................113
Bảng 3.7. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
ĐC trong vòng TN thăm dò .............................................................................................113
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm TN ở vịng TN thăm dò ...............................................................114

Bảng 3.9. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung theo
từng TC đối với nhóm TN ở vịng TN thăm dò ...............................................................114
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm TN ở vịng TN thăm dò ...........................................114
Bảng 3.11. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
TN trong vịng TN thăm dị .............................................................................................115


vii
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vịng 1. ..............................................................115
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vịng 1. ..............................................................116
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm ĐC khi TN vịng 1...................................................116
Bảng 3.15. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
ĐC trong vịng 1...............................................................................................................116
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN ở vòng TN 1 ..................................................................116
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN khi TN vòng 1. ..............................................................117
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm TN khi TN vòng 1. ..................................................117
Bảng 3.19. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
TN trong vịng 1. ..............................................................................................................118
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vòng 2. ..............................................................118
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm ĐC khi TN vịng 2 ...............................................................119
Bảng 3.22. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói

chung theo từng MĐ đối với nhóm ĐC khi TN vịng 2...................................................120
Bảng 3.23. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
ĐC trong vịng 2...............................................................................................................120
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN khi TN vịng 2. ..............................................................120
Bảng 3.25. Kết quả đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói chung
theo từng TC đối với nhóm TN khi TN vịng 2. ..............................................................122
Bảng 3.26. Kết quả đánh giá phân loại KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh nói
chung theo từng MĐ đối với nhóm TN khi TN vịng 2. ..................................................122
Bảng 3.27. Bảng đánh giá độ tin cậy của số liệu thống kê Spearman – Brown đối với nhóm
TN trong vịng 2 ...............................................................................................................122
Bảng 3.28. Tổng hợp điểm bài kiểm tra vòng TN thăm dò .............................................124
Bảng 3.29. Bảng phân bố tần suất lũy tích vịng TN thăm dò .........................................124
Bảng 3.30. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng vòng TN thăm dò ..............................124
Bảng 3.31. Bảng phân loại kết quả ĐKT vòng TN thăm dò ...........................................124
Bảng 3.32. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 1 ........................................................126


viii
Bảng 3.33. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vòng 1 ....................................................126
Bảng 3.34. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 1 .........................................126
Bảng 3.35. Bảng phân loại chung kết quả ĐKT TN vòng 1 ............................................126
Bảng 3.36. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 2 đối với khối 10 ..............................128
Bảng 3.37. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vịng 2 đối với khối 10 ..........................128
Bảng 3.38. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 đối với khối 10 ...............128
Bảng 3.39. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 đối với khối 10 .............................128
Bảng 3.40. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 2 đối với khối 11 ..............................129
Bảng 3.41. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vịng 2 đối với khối 11 ..........................129
Bảng 3.42. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 đối với khối 11 ...............129
Bảng 3.43. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 đối với khối 11 .............................130

Bảng 3.44. Tổng hợp các điểm bài kiểm tra TN vòng 2 đối với khối 12 ........................131
Bảng 3.45. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vịng 2 đối với khối 12 ..........................131
Bảng 3.46. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 đối với khối 12 ...............131
Bảng 3.47. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 đối với khối 12 .............................131
Bảng 3.48. Tổng hợp điểm bài kiểm tra TN vòng 2 ........................................................132
Bảng 3.49. Bảng phân bố tần suất lũy tích TN vịng 2 ....................................................132
Bảng 3.50. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng TN vòng 2 .........................................132
Bảng 3.51. Bảng phân loại kết quả ĐKT TN vòng 2 ......................................................133


ix
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................................3
3.1. Về cơ sở lí luận và thực tiễn .......................................................................................3
3.2. Về chuyển giao và ứng dụng trong dạy học..............................................................3
3.3. Về thống kê và xử lý số liệu ........................................................................................4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................4
5. Giả thuyết khoa học .......................................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................................4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................4
7.3. Nhóm phương pháp thống kê tốn học .....................................................................4
8. Đóng góp mới của luận án .............................................................................................5
9. Cấu trúc của luận án......................................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...........................................................................................6
1.1. Tổng quan về dạy học hóa học bằng tiếng Anh .......................................................6
1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................................6
1.1.2. Trong nước ................................................................................................................8
Giới thiệu hai đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................8
Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học 2018 ...........................................8
Kết quả bước đầu trong việc triển khai đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy
học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông ...........8
Những nghiên cứu về dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở Việt Nam ...................10
1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc dạy học hóa học phổ thơng bằng tiếng Anh .........11
1.2.1. Hình thành thói quen, ý thức học chủ động, học suốt đời ...................................11
1.2.2. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học thuật ..................................11
1.2.3. Tạo sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh học thuật .................................................11
1.2.4. Hội nhập giáo dục quốc tế ......................................................................................12
1.3. Kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh ......................................................................................12
1.3.1. Đọc hiểu tiếng Anh (Reading comprehension) .....................................................13
Việc “Đọc” (Reading) ...........................................................................................13
Sự hiểu biết (Comprehension) ..............................................................................15


x
1.3.2. Kĩ năng đọc hiểu (Reading comprehension skills) ................................................17
1.4. Kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh .....................................18
1.4.1. Mục đích, yêu cầu của kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh trong dạy học hóa học ........19
Mục đích ...............................................................................................................19
Yêu cầu .................................................................................................................20
1.4.2. Các kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ..............................22
KN đọc lấy ý chính và nội dung bao quát (Skimming skill) ................................22
KN đọc nhanh lấy dữ liệu cụ thể, thông tin chi tiết (Scanning skill) ...................23
KN đọc chuyên sâu (In-depth reading skill) .........................................................24

1.5. Năng lực của giáo viên trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ............................25
1.5.1. Năng lực dạy học hóa học ......................................................................................25
1.5.2. Năng lực giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh ........................................................25
1.6. Bài tập hóa học ..........................................................................................................26
1.6.1. Khái niệm bài tập hóa học ......................................................................................26
1.6.2. Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................................26
1.6.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thường sử dụng kết hợp với bài
tập hóa học ........................................................................................................................27
Phương pháp dạy học nhóm (Group teaching method) ........................................27
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (Problem solving teaching) ..................27
1.7. Thực trạng dạy học hóa học bằng tiếng Anh hiện nay ở các trường trung học phổ
thông tại Việt Nam ...........................................................................................................27
1.7.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................27
1.7.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................................27
1.7.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................28
1.7.4. Địa bàn khảo sát .....................................................................................................28
1.7.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................................28
1.7.6. Tiến trình khảo sát ..................................................................................................28
1.7.7. Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát .................................................................28
1.8. Thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở
trường trung học phổ thơng tại Việt Nam .....................................................................34
1.8.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................................34
1.8.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................................34
1.8.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................34
1.8.4. Địa bàn khảo sát .....................................................................................................34
1.8.5. Phương pháp khảo sát ............................................................................................34
1.8.6. Tiến trình khảo sát ..................................................................................................34
1.8.7. Các nội dung khảo sát ............................................................................................34



xi
Nội dung 1: Tầm quan trọng của kĩ năng đọc hiểu trong dạy học bộ mơn Hố học
bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông...................................................................34
Nội dung 2: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở
trường trung học phổ thông ...............................................................................................35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................39
Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC
HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG .........................................................................................................40
2.1. Những yêu cầu cần thiết để sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy
học hóa học bằng tiếng Anh ............................................................................................40
2.1.1. Đọc hiểu nội dung hóa học bằng tiếng Anh ..........................................................40
Đọc và hiểu được từ vựng, thuật ngữ hóa học ......................................................40
Đọc và hiểu được từ và cụm từ liên kết để kết nối chặt chẽ những đề xuất khoa học
một cách hợp lý ..................................................................................................................42
Đọc và hiểu được các khái niệm hóa học và các nguyên tắc hóa học ..................42
2.1.2. Hoàn thành các yêu cầu của câu hỏi .....................................................................43
Xác định được nội dung chính ..............................................................................43
Xác định được nội dung chi tiết, cụ thể ................................................................44
Suy luận từ kiến thức sẵn có hoặc dữ kiện của bài tập .........................................44
Đốn và hiểu được nghĩa của từ vựng mới hoặc từ vựng trong ngữ cảnh ...........45
2.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh .........46
2.2.1. Mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh
............................................................................................................................................46
Đối với giáo viên...................................................................................................46
Đối với HS ............................................................................................................46
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng
Anh ....................................................................................................................................46
2.2.3. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học
bằng tiếng Anh ..................................................................................................................48

2.2.4. Phác thảo và lấy ý kiến khảo sát về bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong
dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thơng ...................................49
2.2.5. Cấu trúc bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng
Anh ở trường trung học phổ thông ..................................................................................52
2.3. Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học
bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông .............................................................56
2.3.1. Nguyên tắc chung xây dựng các dạng bài tập đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng
tiếng Anh ...........................................................................................................................56


xii
2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh .............................57
2.4. Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng
Anh ở trường THPT ........................................................................................................62
2.4.1. Bài tập hóa học điền từ cho sẵn .............................................................................62
Mô tả dạng bài tập hóa học điền từ cho sẵn..........................................................62
Nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học điền từ cho sẵn.............................................63
Phương pháp làm bài tập hóa học điền từ cho sẵn ...............................................63
Kĩ năng làm bài tập hóa học điền từ cho sẵn ........................................................64
Ví dụ minh họa bài tập hóa học điền từ cho sẵn ...................................................64
2.4.2. Bài tập hóa học điền từ tự do .................................................................................67
Mơ tả dạng bài tập hóa học điền từ tự do .............................................................67
Nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học điền từ tự do ................................................68
Phương pháp làm bài tập hóa học điền từ tự do ...................................................68
Kĩ năng làm bài tập hóa học điền từ tự do ............................................................69
Ví dụ minh họa bài tập hóa học điền từ tự do .......................................................69
2.4.3. Bài tập hóa học sử dụng thông tin được cung cấp từ dữ kiện đề bài ..................72
Mơ tả dạng bài tập hóa học sử dụng thông tin được cung cấp từ dữ kiện đề bài .72
Nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học sử dụng thông tin được cung cấp từ dữ kiện đề
bài .......................................................................................................................................72

Phương pháp làm bài tập hóa học sử dụng thông tin được cung cấp từ dữ kiện đề
bài .......................................................................................................................................72
Kĩ năng làm bài tập hóa học sử dụng thơng tin được cung cấp từ dữ kiện đề bài 73
Ví dụ minh họa bài tập hóa học sử dụng thơng tin được cung cấp từ dữ kiện đề bài
............................................................................................................................................73
2.4.4. Bài tập hóa học tính tốn định lượng ....................................................................86
Mơ tả dạng bài tập hóa học tính tốn định lượng .................................................86
Ngun tắc thiết kế bài tập hóa học tính tốn định lượng ....................................86
Phương pháp làm bài tập hóa học tính tốn định lượng .......................................86
Kĩ năng làm bài tập hóa học tính tốn định lượng ................................................87
Ví dụ minh họa bài tập hóa học tính toán định lượng ..........................................87
2.5. Một số biện pháp sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa
học bằng tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông ................................................94
2.5.1. Nguyên tắc và cơ sở đề xuất các biện pháp sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc
hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông ..........94
Nguyên tắc đề xuất ...............................................................................................94
Cơ sở đề xuất ........................................................................................................95


xiii
2.5.2. Quy trình đề xuất và áp dụng các biện pháp sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc
hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông ..........95
2.5.3. Nội dung các biện pháp sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học
hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông .................................................96
Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp dạy học nhóm trong việc sử dụng bài tập rèn
luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh để rèn luyện kĩ năng giao
tiếp học thuật chuyên ngành hóa học .................................................................................96
Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong việc sử dụng bài tập
rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh để rèn luyện kĩ năng tư
duy hóa học bằng phương pháp giải quyết vấn đề...........................................................100

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................104
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .....................................................................105
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................105
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................................105
3.3. Đối tượng thực nghiệm ...........................................................................................105
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm thăm dò ..........................................................................105
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm vòng 1.............................................................................106
3.3.3. Đối tượng thực nghiệm vịng 2.............................................................................106
3.4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm ......................................................108
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .............................................................108
3.4.2. Trao đổi với giáo viên tham gia thực thiện thực nghiệm ....................................108
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................109
Chuẩn bị cho tiết dạy trên lớp .............................................................................109
Tổ chức kiểm tra, đánh giá .................................................................................109
Nội dung thực nghiệm sư phạm ..........................................................................109
3.5. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ..............................................110
3.5.1. Phân tích định tính kết quả kiểm tra ...................................................................110
3.5.2. Phân tích định lượng kết quả kiểm tra ................................................................110
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ...............................................................................112
3.6.1. Kết quả đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ......112
Kết quả thực nghiệm vòng thăm dò ....................................................................112
Kết quả thực nghiệm vòng 1 ...............................................................................115
Kết quả thực nghiệm vòng 2 ...............................................................................118
3.6.2. Kết quả đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh thơng
qua điểm bài kiểm tra......................................................................................................124
Đối với thực nghiệm vòng thăm dò ....................................................................124
Đối với thực nghiệm vòng 1 ...............................................................................126


xiv

Đối với thực nghiệm vòng 2 ...............................................................................128
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................136
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................137
1. Kết luận .......................................................................................................................137
2. Khuyến nghị ...............................................................................................................137
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
..........................................................................................................................................139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................140
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhiều quốc gia đã sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai [38] và tiếng
Anh được sử dụng chính trong các trường đại học (ĐH) [171]. Chính phủ và các tổ chức
tư nhân ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc đã tài trợ
cho công dân của họ học tập tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngơn ngữ chính
[92, tr.47-54], [39, tr. 976-984], [99]. Thứ nhất là do hầu hết các tài liệu tham khảo, như
các bài báo, bài nghiên cứu, sách giáo khoa, trang web giáo dục, đều sử dụng tiếng Anh
[136, tr.470-471]. Thứ hai là để áp dụng tiếng Anh như một phương tiện giáo dục theo
bảng xếp hạng học thuật chất lượng của các trường ĐH trên thế giới; hầu hết các ĐH
hàng đầu được đặt tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngơn ngữ chính như Hoa Kỳ,
Vương quốc Anh, Canada và Úc [164]. Thứ ba là giúp người học trở thành một cơng dân
tồn cầu, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để học tập và làm việc [52], [112], [126, tr. 116124].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định: “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp (PP) dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng (KN) của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, KN, phát triển năng
lực (NL)”. Trong các văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta nhấn
mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần
thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Kinh tế của nước Việt Nam ta đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, giáo dục cũng
đang phát triển nhanh chóng, từng bước thay đổi để phù hợp hơn với xu thế hội nhập, đáp
ứng được nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực. Trong giai đoạn cơng nghiệp hố
– hiện đại hoá đất nước cùng với đường lối đổi mới và chính sách mở cửa để thu hút nguồn
lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước thì ngoại ngữ là một cơng cụ đóng
vai trị hết sức quan trọng, đặc biệt là tiếng Anh. Bất kỳ một hội nghị quốc tế nào thì ngơn
ngữ chính sử dụng khi làm việc cũng là tiếng Anh. Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GD-ĐT) cũng như người dân có sự quan tâm đặc biệt đến ngơn ngữ này, rất nhiều
đề án cũng như chương trình thí điểm được thiết lập để nâng cao NL sử dụng ngoại ngữ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc gia nhập WTO càng khẳng định rõ hơn vai trò của
tiếng Anh, nó là cầu nối cho việc giao lưu văn hố, học hỏi, trao đổi thơng tin, thiết lập các
mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.


2
Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục, khoa học, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” [1]; Đề án “Phát triển hệ thống trường Trung học phổ
thông (THPT) chuyên giai đoạn 2010 – 2020” [2] và Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày
22/12/2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025” [3] do Bộ GD-ĐT đề nghị với mục tiêu đổi mới
toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương
trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo; biến ngoại ngữ trở thành
thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố đất

nước. Trong đó, việc dạy học các môn khoa học tự nhiên (KHTN) bằng tiếng Anh đang
được chú trọng, không những nhằm nâng cao NL ngoại ngữ mà còn nâng cao khả năng
nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học cũng như tạo sự tự
tin khi đi học tập, tu nghiệp ở nước ngồi sau này. Qua đó cho thấy tính cấp thiết của việc
đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh trong hệ thống giáo dục của nước ta.
“Khoa học mà khơng có ngơn ngữ diễn đạt cũng giống như một con tàu mà khơng có
buồm. Vì vậy, cũng giống như không thể xây dựng một ngôi nhà mà khơng có mái nhà,
khơng thể xây dựng hiểu biết về khoa học mà không cần khám phá cách thức mà nhiều
ngôn ngữ khoa học được sử dụng để diễn đạt ý nghĩa” [128, tr. 203-218]. Tầm quan trọng
của ngôn ngữ trong việc học tập HH đã được biết đến từ rất lâu và đã được thảo luận gần
đây ở một số quốc gia (như Taber K. S., 2015 [149, tr. 193-197]).
Hóa học (HH) là một mơn học đầy thách thức do sự phức tạp về mặt khoa học của
nó [87]. HH đóng vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Là một trong
những mơn học có giá trị thực tiễn cao nhất, HH hiện diện ở mọi khía cạnh trong cuộc
sống. Thơng qua việc dạy học các mơn khoa học bằng tiếng Anh, trong đó có bộ mơn HH
thì khả năng ngoại ngữ của học sinh (HS) được nâng cao rõ rệt, HS hồn tồn có thể tiếp
cận các tài liệu bằng tiếng Anh ở cùng trình độ. Tuy nhiên, việc triển khai các đề án trên
cũng cịn rất nhiều khó khăn. Một trong số ngun nhân quan trọng nhất là các trường vẫn
chưa có sự thống nhất về giáo trình lý thuyết và bài tập nên mà tài liệu chủ yếu do tự mỗi
trường biên soạn. Điều đó dẫn đến sự khơng thống nhất về chuẩn kiến thức cần đạt được ở
HS nên HS chưa phát triển đầy đủ các KN sử dụng tiếng Anh. Một trong những KN cần
thiết và quan trọng cho việc tự nghiên cứu tài liệu nước ngồi, đó là KN đọc hiểu.
KN đọc hiểu là một trong những KN cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) được chú trọng
hàng đầu trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, quyết định xem người học có hiểu nội dung
của bài hay khơng. Vì vậy nếu HS có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể
đọc được nhiều sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình
độ và lứa tuổi, giúp HS có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. Giáo viên (GV) không
chỉ đơn thuần giúp HS hiểu được nội dung trong mỗi bài đọc mà còn vận dụng một cách



3
linh hoạt các kĩ thuật giảng dạy phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú
cho HS và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp HS luyện tập KN này một cách hiệu quả.
KN đọc hiểu Hố học bằng tiếng Anh đóng vai trị rất quan trọng trong việc thơng
hiểu, tìm tịi những kiến thức HH, làm nền tảng để HS THPT có thể tiếp cận với những
kiến thức trên thế giới trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Có một sự liên quan rất mật
thiết giữa kiến thức HS có được (kể cả kiến thức đạt được và kiến thức sẵn có) và việc áp
dụng thành cơng các KN đọc hiểu đối với các bài đọc. Ngoài ra, bài tập (BT) HH là cơng
cụ có thể giúp HS kiểm tra, củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách đa dạng, sinh
động cũng như ơn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế một số dạng bài tập
rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học
phổ thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu q trình dạy học Hoá học bằng tiếng Anh ở trường THPT, đề xuất các
dạng BT để rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Về cơ sở lí luận và thực tiễn
- Mục đích và ý nghĩa của việc dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT.
- KN, KN đọc hiểu tiếng Anh, KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh.
- Năng lực của GV trong dạy học HH bằng tiếng Anh.
- Cơ sở lý luận về PP dạy học nhóm, PP dạy học giải quyết vấn đề.
- Thực trạng triển khai 2 đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông
chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) và Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Số 1400/QĐ-TTg
ngày 30/9/2008).
- Thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh và rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học
HH bằng tiếng Anh ở trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM).
3.2. Về chuyển giao và ứng dụng trong dạy học
- Hệ thống một số kiến thức về đọc hiểu tiếng Anh, KN đọc hiểu tiếng Anh và KN

đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT.
- Xây dựng bộ tiêu chí (TC) đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh.
- Xây dựng 4 dạng bài tập hóa học (BTHH) rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học
HH bằng tiếng Anh cho HS THPT theo hướng đổi mới PP dạy học, ứng dụng các PP dạy
học tích cực để góp phần nâng cao PP dạy và học của GV và HS.
- Đề xuất 2 biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng
tiếng Anh cho HS THPT.
- Tài liệu tham khảo cho hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này.


4
3.3. Về thống kê và xử lý số liệu
- Thống kê, xử lý số liệu, phân tích kết quả khảo sát thực trạng làm cơ sở cho việc
đề xuất KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh và các dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy
học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT.
- Thống kê, xử lý, phân tích kết quả TN sư phạm để khẳng định tính cần thiết, tính
đúng đắn của giả thuyết khoa học được đặt ra.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng
tiếng Anh trong dạy và học của GV và HS trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT.
+ TC đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh ở trường THPT.
+ Các dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường
THPT.
+ Các biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng
Anh cho HS.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được một số dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng
tiếng Anh cho HS THPT có chất lượng tốt và sử dụng hợp lý trong dạy học thì sẽ nâng cao

KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh cho HS, qua đó nâng cao chất lượng dạy học HH ở THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra, khảo sát và thực nghiệm (TN) ở một số trường THPT có thực hiện chương
trình dạy học HH bằng tiếng Anh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu Lý luận và PP dạy học HH.
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến dạy học
HH bằng tiếng Anh, đặc biệt là việc phát triển KN đọc hiểu cho HS.
- Nghiên cứu xu hướng tiếp cận quá trình dạy học HH bằng tiếng Anh trong thời kỳ
hội nhập của các nước phát triển hiện nay.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát bằng các phiếu hỏi.
- Phỏng vấn, dự giờ, TN sư phạm.
- PP chuyên gia: Trao đổi và lấy ý kiến các chuyên gia.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
- Xử lý số liệu khảo sát, TN sư phạm theo PP Spearman – Brown, kiểm định T-test.


5
- Xử lý số liệu kiểm định độ tin cậy và mức độ phù hợp của bộ TC đánh giá KN đọc
hiểu HH bằng tiếng Anh thông qua các giá trị Cronbach Alpha; phân tích nhân tố EFA,
CFA và tương quan Pearson.
8. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dạy học HH bằng tiếng Anh ở
trường THPT.
- Làm rõ thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh và rèn luyện KN đọc hiểu trong
dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS ở trường THPT; chỉ ra được những hạn chế và phân
tích được những nguyên nhân cơ bản.
- Đề xuất và sử dụng bộ TC đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh.

- Đề xuất và sử dụng 4 dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng
Anh ở trường THPT.
- Đề xuất và sử dụng hai biện pháp biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu
trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT một cách hiệu quả; khẳng định tính cần
thiết và khả thi của các biện pháp thơng qua thăm dò ý kiến chuyên gia và TN sư phạm.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các KN đọc hiểu cho HS thông
qua việc tự học, tự nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của giáo viên.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các cụm từ viết tắt, danh
mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ; danh mục tài liệu tham khảo; danh mục các công trình khoa
học của tác giả và phụ lục (PL), nội dung chính của luận án được cấu trúc thành 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của của việc rèn luyện KN đọc hiểu trong
dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT.
- Chương 2. Thiết kế một số dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng
tiếng Anh ở trường THPT.
- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.


6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan về dạy học hóa học bằng tiếng Anh
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới hiện có khoảng 60 nước và vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Anh là ngơn
ngữ chính thức. Trong đó có nhiều nước sử dụng tiếng Anh cho việc dạy các môn khoa
học ở nhà trường phổ thông như Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines, Singapore,
Ireland, Anh, Wales, Scotland, Canada, Jamaica, Mỹ, Peurto Rico, Liberia, Nam Phi,
Zimbabwe, New Zealand, Úc, Isarel, Malaysia, Brunei, Costa Rica, Sri Lanka,...
Ở Hoa Kỳ, GV Cara Hanes – một GV giảng dạy môn HH tại trường cấp ba Long

Beach Polytechnic, đã thiết kế một PP để tiếp cận đến một chương trình cơ bản nhằm giúp
HS có thể tiếp xúc với môn HH, đặc biệt là những người học sử dụng ngôn ngữ thứ hai (cụ
thể là tiếng Anh). Mục tiêu của GV này là không tạo ra một lớp học có những HS có khả
năng cao trong bộ mơn này mà để giúp HS có thêm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học một
thành công hơn, thúc đẩy sự tự tin của HS và kiến thức khoa học tổng thể. PP này kết hợp
nhiều khả năng tư duy, những chu trình học tập và hướng dẫn nghiên cứu bằng ngôn ngữ
học thuật được thiết kế đặc biệt bằng tiếng Anh, gọi tắt là SDAIE (specially designed
academic instruction in English). PP này bao gồm nhiều bước: học ngôn ngữ, viết công
thức HH, hiểu phản ứng HH, đại lượng “mol” [172].
Ở Cộng hòa Séc, Trường ĐH Ostrava đã sử dụng một chương trình tổng thể chủ yếu
nhằm đặc biệt chuẩn bị cho GV mơn HH, trong đó có chuẩn bị cho việc giảng dạy mơn
học này bằng tiếng Anh. Chương trình này bao gồm nhiều môn học sư phạm, tâm lý học
và các mơn khác để mở rộng trình độ của GV trong giáo dục KHTN. Chương trình tập
trung vào việc phát triển chuyên môn của sinh viên cũng như về khả năng truyền đạt kiến
thức HH phù hợp với trình độ của HS trung học, về NL làm việc có hiệu quả bằng các PP
và kỹ thuật dạy học thích hợp. Khi tốt nghiệp, sinh viên cũng có đủ khả năng để làm việc
trong mơi trường mang tính nguy hiểm cao; có thể làm việc với các cơ sở dữ liệu, thông
tin; được trang bị khả năng truyền đạt, diễn đạt tốt; khả năng xử lý các dữ liệu TN; ứng
dụng hiệu quả cơng nghệ thơng tin; đặc biệt là có thể trình bày kết quả cơng việc hoặc
giảng dạy bộ mơn bằng ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh [155].
Ở Hồng Kơng, mơi trường học chính thức ở hầu hết các trường trung học phổ thông
là sử dụng tiếng Anh nhưng nhiều HS chưa đủ trình độ để học với ngơn ngữ này. Do đó,
tiếng Anh trong sách giáo khoa được sử dụng rất đơn giản cùng với nhiều sơ đồ để minh
hoạ sinh động hơn. Tại các trường THPT có chương trình giảng dạy các mơn khoa học
bằng tiếng Anh (EMI: English medium of instruction), chẳng hạn như Hoá học, Vật lý,
Sinh học và Khoa học Tổng hợp; nhiều chiến lược giảng dạy, ví dụ như làm việc theo nhóm


7
nhỏ, thảo luận, tranh luận, đóng vai, “bàn tay nặn bột” và dự án được khuyến khích sử

dụng. Việc dạy các KN giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh luôn được đặc biệt chú trọng
trong chương trình của các giáo trình mới [166].
Ở Ấn độ, tại một số trường chuẩn (“model” schools), khoa học được dạy tiếng Anh
ở trường trung học. Trong những giờ học các môn khoa học, GV vẫn cho phép HS sử dụng
tiếng Tamil trong quá trình thảo luận và GV sẽ giải thích các khái niệm bằng tiếng Anh.
Trong một trường tiểu học gần Chennai, các GV trong trường đều có trình độ đạt chuẩn và
có từ 10 đến 20 năm kinh nghiệm giảng dạy. Tất cả các môn học ở trường này đều được
dạy bằng tiếng Anh nhưng khơng GV nào có thể nói tiếng Anh đúng ngữ pháp. Họ cho
rằng đây là chính sách của chính phủ nên họ sẽ phải làm vậy. Hầu hết GV giảng dạy tiếng
Anh có thể đọc nhiều hơn một chút trong sách giáo khoa. Một nghiên cứu năm 2012
NCERT về giảng dạy tiếng Anh trong các trường học ở các tiểu bang (bao gồm Jammu và
Kashmir và Nagaland, nơi mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh) cho thấy trong đa số
trường học, ngôn ngữ sử dụng trong lớp học là ngơn ngữ chính thức, ngơn ngữ địa phương
hoặc tiếng mẹ đẻ. Theo nghiên cứu, một tỷ lệ rất lớn GV không tự tin giảng dạy bằng tiếng
Anh. Họ nói rằng họ khơng được đào tạo tiếng Anh, hoặc họ không phải là GV tiếng Anh,
nhưng phải dạy tiếng Anh hoặc phát âm tiếng Anh của họ không chuẩn và họ khơng nói
được tiếng Anh một cách chính xác hoặc lưu lốt [174].
Ở Cộng hịa Áo, trong một số các kỳ thi, nội dung HS phải dự thi bao gồm phần thi
viết và phần thi vấn đáp. Đối với mơn HH, HS có thể có một bài kiểm tra vấn đáp. HS có
thể lựa chọn các hình thức (liên quan đến bài kiểm tra vấn đáp về môn HH):
- Một bài kiểm tra vấn đáp thơng thường có nội dung HH (2 câu hỏi).
- Một bài kiểm tra tập trung (gọi là vertiefende Schwerpunktprüfung), nếu HH được
chọn là môn bắt buộc (gọi là Wahlpflichtfach).
- Một kỳ thi liên môn (gọi là fächerübergreifende Schwerpunktprüfung), nghĩa là
HH cùng với một mơn thứ hai, ví dụ: Sinh học, Vật lý, Tốn học.
- Một hình thức hồn tồn mới của một kỳ thi đặc biệt được gọi là ergänzende
Schwerpunktprüfung (bài thi thêm), ví dụ như: HH bằng tiếng Anh,… [130]
Ngành học Hóa sinh (Biological Chemistry) của chương trình song ngữ Thạc Sĩ Sinh
học được tổ chức bởi Khoa Kỹ thuật và KHTN tại ĐH Johannes Kepler và Khoa KHTN
(PRF) tại ĐH Nam Bohemia ở Budweis là một sự kết hợp liên ngành của các nghiên cứu

trong HH, sinh hóa, sinh học và sinh lý học. Chương trình song ngữ này được tổ chức bằng
tiếng Anh, đào tạo sinh viên có được KN và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực đa
ngành cũng như tìm hiểu thêm về truyền thơng học thuật quốc tế và nghiên cứu học thuật
quốc tế [175].


8
1.1.2. Trong nước
Giới thiệu hai đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việc nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống cũng như trong việc đưa
đất nước đi lên, hội nhập cùng với nền kinh tế, giáo dục của thế giới, Bộ GD-ĐT đã nghiên
cứu để thực hiện 2 đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn
2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) và Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008) với
những nội dung chính được tóm tắt trong PL 4.1.
Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học 2018
Chương trình mơn Hố học cấp THPT (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) giúp học sinh phát triển
các năng lực HH với các thành phần: nhận thức HH; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ HH; vận dụng kiến thức, KN đã học. Từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn,
khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện
và hồn cảnh của bản thân [4].
Chương trình mơn Hóa học sẽ đặc biệt quan tâm đến đánh giá năng lực nhận thức
kiến thức hố học thơng qua các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... thơng qua việc trình bày, so
sánh, hệ thống hoá kiến thức hay vận dụng kiến thức hố học để giải thích, chứng minh,
giải quyết vấn đề. Việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn được
thực hiện qua yêu cầu người học trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Trong đó học
sinh phải sử dụng được ngơn ngữ hố học, các bảng biểu, mơ hình, ... để mơ tả, giải thích
hiện tượng hố học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi đòi hỏi người học vận
dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn.
Điểm mới về sử dụng thuật ngữ trong chương trình mơn Hóa học lần này là sử dụng

thuật ngữ theo khuyến nghị của IUPAC có tham khảo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
5529:2010 và 5530: 2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), phù hợp với
thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.
Kết quả bước đầu trong việc triển khai đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy
học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông
Theo thông tin trên Cổng thông tin Đề án Ngoại ngữ Quốc gia [177], đã có nhiều
trường chuyên và các trường khơng chun tổ chức thí điểm dạy mơn Tốn và mơn khoa
học bằng tiếng Anh. Theo đó, việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh trong
các trường chun hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực so với thời điểm trước đây.
Một số trường chuyên có nhiều hoạt động nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho GV, HS
như trường THPT: chuyên KHTN (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội), chuyên Lào Cai, chuyên
Quốc học Huế, chuyên Vĩnh Phúc, chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa... Một
số trường tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia các kỳ thi có sử dụng tiếng Anh, như


9
thi giải Tốn Singapore mở rộng; thi HH Hồng gia Úc, thi Toán Hà Nội mở rộng... để
tăng cường khả năng tiếng Anh cho HS. Tuy nhiên, sau vài năm áp dụng, chương trình đã
bộc lộ nhiều điểm yếu, các trường loay hoay với bài tốn tìm kiếm GV và nguồn giáo trình
phù hợp, trong khi tiêu chuẩn đánh giá gần như chưa có.
Mặc dù được mệnh danh là “cái nôi” đào tạo ngoại ngữ cho HS THPT khu vực phía
Nam nhưng phải đến đầu năm học 2011-2012, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.
HCM) mới triển khai thí điểm chương trình giảng dạy hai mơn Tốn, Lý bằng tiếng Anh.
Nhìn chung, HS ở bậc Trung học cơ sở theo học mơn tốn và các mơn khoa học bằng tiếng
Anh có phần đơng hơn và các em hào hứng hơn. Theo một số hiệu trưởng, ở bậc học này,
HS chưa bị áp lực học tập và cảm thấy thích thú với việc làm quen với các môn học bằng
tiếng Anh. Hơn nữa, nhiều HS cịn có động lực học mơn tốn bằng tiếng Anh để tham dự
kỳ thi mơn Tốn châu Á - Thái Bình Dương (APMOS). Tuy nhiên, ở bậc THPT, nhiều HS
chưa xác định rõ mục tiêu của chương trình này nên cịn đắn đo.
Sau khi thí điểm dạy các mơn tốn, KHTN ở 5 trường, năm học 2012 - 2013, Sở GDĐT TP. HCM mở rộng thêm 5 trường khác, nâng tổng số lên 10 trường THPT triển khai

chương trình này: chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Lê Q Đơn, Bùi Thị
Xn, Lương Thế Vinh, Gia Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Nguyễn Thượng
Hiền, Mạc Đĩnh Chi và phải sử dụng chương trình của ĐH Cambridge. Sở GD-ĐT cũng
cho biết, về nguồn GV, các trường có thể hợp đồng thỉnh giảng GV các trường khác, hoặc
GV bản ngữ từ các trung tâm. Bên cạnh đó có thể gửi GV theo học các khóa bồi dưỡng có
cấp bằng chứng nhận do tổ chức EMG thực hiện dưới sự ủy nhiệm của ĐH Cambridge.
Theo hướng dẫn của Sở, các trường thực hiện thí điểm dạy tốn và các mơn KHTN bằng
tiếng Anh sử dụng chương trình của ĐH Cambridge ủy nhiệm cho Công ty EMG thực hiện
tại Việt Nam. Thời lượng: hai tiết/tuần/môn học cho HS khối 10, 11. Chuẩn đầu ra dựa trên
chuẩn của ĐH Cambridge thông qua kỳ thi của Cambridge do EMG thực hiện tại Việt
Nam.
Việc ngành giáo dục thành phố đặt mục tiêu nâng cao NL sử dụng tiếng Anh trong
các môn KHTN đối với HS là cần thiết, phù hợp với xu thế hội nhập, tiếp cận chuẩn giáo
dục tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, sau một năm thí điểm, chương trình mang lại kết quả
khơng như mong đợi và đa phần các hiệu trưởng đều băn khoăn, thậm chí cảm thấy “hụt
hơi” nếu tiếp tục triển khai vì nhiều lý do như chương trình chưa thật sự hấp dẫn; HS khối
11 chuẩn bị cho kỳ thi ĐH nên xác định mục tiêu hướng đến kì thi này… là những ngun
nhân khiến chương trình khó có thể mở rộng.
Theo đó, tại lễ phát động phong trào học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường
học và sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (kế hoạch
số 957/KH-BGDĐT ngày 18/09/2019) do Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ Quốc gia phối hợp
với Vụ Cơng tác chính trị Học sinh Sinh viên (Bộ GD-ĐT) tổ chức, trường THPT Yên Hòa


×