Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Cải tiến quy trình kiểm thử phần mềm tại nhóm control manager công ty tma solutions

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

NGUYỄN HỒNG QUANG SANG

CẢI TIẾN QUY TRÌNH KIỂM THỬ PHẦN MỀM
TẠI NHĨM CONTROL MANAGER - CƠNG TY
TMA SOLUTIONS
IMPROVING THE PROCESS FOR SOFTWARE
TESTING AT CONTROL MANAGER TEAM –
TMA SOLUTIONS
Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số: 60.34.04.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THANH BÌNH
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. PHAN TRỌNG NHÂN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS. VŨ THANH NGUYÊN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 18 tháng 07 năm 2017


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH
2. PGS.TS. VŨ THANH NGUYÊN
3. TS. LÊ LAM SƠN
4. TS. VÕ THỊ NGỌC CHÂU
5. TS. PHAN TRỌNG NHÂN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Hoàng Quang Sang ........... MSHV: 13320801 ....................
Ngày, tháng, năm sinh: 09/12/1985 ........................... Nơi sinh: Gia Lai .....................
Chuyên ngành: Hệ Thống Thông Tin Quản Lý ....................... Mã số: 60.34.04.05
I. TÊN ĐỀ TÀI:
CẢI TIẾN QUY TRÌNH KIỂM THỬ PHẦN MỀM TẠI NHĨM CONTROL
MANAGER - CƠNG TY TMA SOLUTIONS

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Tìm hiểu và phân tích ưu/nhược điểm của quy trình hiện tại.

-

Cải tiến quy trình kiểm thử phần mềm tại nhóm Control Manager.

-

Đánh giá tác động của các hoạt động cải tiến lên các yếu tố về chất lượng,
chi phí, quản lý và nhân lực trong q trình quản lý kiểm thử.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2017...........................................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/06/2017 ...........................................
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THANH BÌNH ....................................
.......................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


ii


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Thanh Bình, người Thầy
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và ln theo sát tơi trong suốt quá trình thực hiện
Luận Văn này. Những lời góp ý của Thầy ln q giá, từng bước giúp tơi hồn
thiện phương pháp nghiên cứu để hồn thành Luận Văn một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng viên trường Đại học Bách Khoa
thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các Thầy Cơ trong Khoa Khoa Học và Kỹ
Thuật Máy Tính nói riêng, các Thầy Cơ đã tận tình hỗ trợ, truyền đạt kiến thức cho
học viên trong suốt những năm học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị, bạn bè đã cùng nổ lực phấn đấu
giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong những năm học Cao học tại trường.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc q Thầy, Cơ, anh chị, bạn bè thật nhiều sức khỏe.
Tôi xin chân thành cám ơn !

iii


TÓM TẮT
Với nhu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm sau kiểm thử cũng như
mục tiêu hoàn thiện quy trình kiểm thử tại nhóm Control Manager, đề tài tập
trung vào quá trình cải tiến quy trình kiểm thử phần mềm hiện đang được sử
dụng tại nhóm Control Manager - công ty TMA Solutions. Việc đề xuất cải tiến
nhằm giải quyết các hạn chế cũng như nhược điểm của quy trình hiện tại, sau đó
đánh giá tác động của quy trình cải tiến lên các tiêu chí về chất lượng sản phẩm,
chi phí, quản lý tài nguyên nhân lực và chiến lược quản lý trong suốt quá trình
kiểm thử phần mềm.
Quá trình thực hiện việc cải tiến được tiến hành thơng qua các giai đoạn như (1)

phân tích các ưu và nhược điểm của quy trình hiện tại từ các tổng hợp báo cáo
quý về các lỗi tìm thấy của phần mềm sau khi chuyển giao cho khách hàng trong
năm 2016; (2) đề xuất một quy trình kiểm thử mới dựa trên các hoạt động tham
khảo từ quy trình quản lý dự án của tổ chức PMI; cuối cùng là (3) đánh giá quy
trình cải tiến này dựa trên các tiêu chí về đảm bảo chất lượng sản phẩm phần
mềm của William E.Lewis [16] như chất lượng, chi phí, tài nguyên nhân lực và
quản lý. Việc đánh giá quy trình cải tiến sẽ được thực hiện bằng các phương pháp
đánh giá định tính và định lượng. Trong đó, đánh giá định tính được thực hiện
bằng kỹ thuật thảo luận nhóm và đánh giá định lượng bằng phương pháp định
lượng với số mẫu thu được là 299, được thu thập từ việc khảo sát bằng câu hỏi
trực tuyến trên công cụ Feedback của Moodle. Các biến quan sát trong bài nghiên
cứu sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 điểm, dữ liệu thu thập được đưa vào thực
hiện các kiểm định để đánh giá độ tin cậy bằng phương pháp hệ số Cronbach’s
Alpha, đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá độ phù
hợp bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA và cuối cùng là kiểm chứng mơ hình
cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định các giả thuyết đưa ra cũng như mức độ tác
động giữa các nhân tố trong mơ hình kiểm chứng. Với kết quả thu được từ mơ
hình cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy:
- Hoạt động xác định người dùng và tổ chức huấn luyện sẽ tác động đến mặt
chi phí của quy trình kiểm thử.
- Hoạt động xác định người dùng, lưu lượng hoạt động thực tế và tìm hiểu nhu
cầu cơng nghệ và bảo mật sẽ tác động đến yếu tố quản lý trong quy trình
kiểm thử.
- Và hoạt động tổ chức huấn luyện, xem xét kinh nghiệm từ các dự án cũ sẽ
tác động đến chất lượng của quá trình kiểm thử phần mềm.
iv


Từ các kết quả thu được, bài đánh giá đề xuất các khía cạnh mở rộng về quy trình
kiểm thử cần được tập trung cho các tổ chức doanh nghiệp trong lĩnh vực kiểm thử

phần mềm để nâng cao chất lượng sản phẩm kiểm thử kiểm thử phần mềm, cũng
như nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực outsourcing.

v


ABSTRACT
To achieve Software Quality Assurance by Software Testing and to improve the
process for Software Testing at Control Manager team in TMA Solution
company, this thesis focuses on improving the current Software Testing process
at this team. A new suggest Software Testing process is to solve some identified
disadvantages of current process, then evaluate the impact of new process to 4
factors such as: Quality, Cost, Resources, Management during the Testing period.
The procedure of improving Software Testing process is performed through 3
phases: (1) Analyze the advantages and disadvantages of current testing process
via Quarterly Summary Reports in 2016; (2) Create a new suggested Process for
Software Testing at this team based on the reference activities from Project
Management process of PMI organization; (3) Evaluate the impact of new
process to 4 factors referred from Software Quality Assurance criteria by William
E.Lewis such as: Quality, Cost, Resource and Management. The evaluating
procedure is performed by using Qualitative and Quantitative methods. The
evaluating using Qualitative method is performed by using Group Discussion
technique; and evaluating using Quantitative method is performed a Survey to
collect idea from TMA employees about software testing relates. The Survey
questions are implemented using Feedback module of Moodle system – an Elearning Management System deployed in TMA. Resulting data is collected with
299 samples. All variables in this thesis are measured by Likert 5-point scale and
the collected data is analyzed using Cronbach’s Alpha, EFA, CFA and SEM in
SPSS Statistics to assess all hypothesis.
The result from running SEM has given the impact of:
- Identifying End-User and Training/Reviewing the experiences from previous

Projects to Cost factor in Software Testing process;
- Identifying End-User, Real Traffic requirements, Security Technologies to
Management factor in Software Testing process;
- And identifying Securtiy Technologies requirements and Training/Reviewing
the experiences from previous Projects to Quality of Software Testing
process.
For these achieved results, this thesis suggests some expandable aspects in
Software Testing process to be focused at Software Testing companies to
improve software quality as well as to enhance its trust and competitive in
software outsourcing area.
vi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do
tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện, các số liệu trong nghiên cứu được thu
thập có nguồn gốc rõ ràng, việc xử lý và phân tích dữ liệu hồn tồn trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................... 6 
1.1  GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI......................................................................................... 6 
1.2  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 8 
1.3  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 8 
1.4  PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 9 
1.5  BỐ CỤC LUẬN VĂN ....................................................................................... 9 
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....... 10 

2.1  THỰC TRẠNG VỀ CÁC QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM VÀ
KIỂM THỬ HIỆN TẠI .................................................................................... 10 
2.2  CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................................................. 11 
2.3  QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM THỬ .................................... 15 
2.4  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 16 
2.4.1   Phương pháp định tính .......................................................................... 16 
2.4.2   Phương pháp định lượng ....................................................................... 19 
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CẢI TIẾN ... 22 
3.1  QUY TRÌNH THAM KHẢO VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA TỔ CHỨC PMI22 
3.2  MƠ HÌNH NGHIỆP VỤ BPMN ...................................................................... 24 
3.3  QUY TRÌNH KIỂM THỬ ISTQB TẠI NHĨM CONTROL MANAGER –
CÔNG TY TMA SOLUTIONS ....................................................................... 28 
3.4  ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH KIỂM THỬ HIỆN TẠI ........... 33 
3.5  QUY TRÌNH CẢI TIẾN .................................................................................. 34 
3.6  ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH CẢI TIẾN .................................................................. 38 
3.6.1 

Mơ hình đánh giá đề xuất ...................................................................... 39 

3.6.2 

Nghiên cứu định tính sơ bộ ................................................................... 42 

3.6.3 

Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................ 42 

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CẢI TIẾN ............................ 51 
4.1  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ĐỊNH TÍNH ............................................ 51 
4.2  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC .......................... 52 

4.2.1   Kết quả thống kê về các đối tượng tham gia khảo sát ........................... 52 
4.2.2 

Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................... 53 

4.2.3 

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA............................................. 57 

4.2.4   Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA .......................................... 61 
1


4.2.5   Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................ 62 
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 66 
5.1  KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................... 66 
5.2  ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH CẢI TIẾN ................................ 68 
5.3  ĐĨNG GĨP LUẬN VĂN ................................................................................ 68 
5.3.1   Đóng góp về mặt khoa học .................................................................... 68 
5.3.2   Đóng góp về mặt thực tế ....................................................................... 69 
5.4  HƯỚNG MỞ RỘNG........................................................................................ 70 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71 
PHỤ LỤC A: BẢNG KHẢO SÁT ........................................................................... 73 
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS .......................................................... 78 

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CMMI

ISTQB
BPMN
PMI
SPSS
EFA
CFA
SEM
CR
AVE
CFI
TLI
GFI
RMSEA
KMO
ISO
ASME
ANSI
SIG

Capability Maturity Model Integration
International Software Testing Qualifications Board
Business Process Model and Notation
Project Management Institue
Software Package for Social Sciences
Exploratory Factor Analysis
Confirmatory Factor Analysis
Structural Equation Modeling
Composite Reliability
Average Variance Extracted
Comparative Fit Index

Tucker & Lewis Index
Goodness-of-Fit Index
Root Mean Square Error Approximation
Keiser-Meyer-Olkin
International Organization for Standardization
American Society Mechanical Engineers
American National Standard Institue
Software Improvement Group

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Thống kê lỗ hỏng về kiểm thử vào tháng 8/2016 của nhóm Control Manager [1] ............. 7 
Hình 1-2: Thống kê lỗ hỏng về kiểm thử vào tháng 10/2016 của nhóm Control Manager [1] ........... 8 
Hình 2-1: Quy trình đánh giá quy trình kiểm thử phần mềm tại nhóm Control Manager ................ 15 
Hình 2-2: Quy trình xử lý dữ liệu định tính [2] ................................................................................ 18 
Hình 3-1: Quy trình quản lý dự án PMI [3] ...................................................................................... 23 
Hình 3-2: Mơ hình kiểm thử ISTQB [5] ........................................................................................... 29 
Hình 3-3: Quy trình kiểm thử ISTQB hiện tại của nhóm Control Manager bằng BPMN ................ 32 
Hình 3-4: Quy trình cải tiến về kiểm thử phần mềm tại nhóm Control Manager ............................. 34 
Hình 3-5: Quy trình kiểm thử cải tiến bằng BPMN .......................................................................... 35 
Hình 3-6: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................................. 39 
Hình 3-7: Các giai đoạn nghiên cứu đánh giá ................................................................................... 42 
Hình 4-1: Mơ hình đánh giá hiệu chỉnh ............................................................................................ 59 
Hình 4-2: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định .............................................................................. 61 
Hình 4-3: Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM..................................................................................... 62 
Hình 5-1: Kêt quả mơ hình đánh giá các giả thuyết .......................................................................... 67 

4



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1: Các thuộc tính chất lượng và kỹ thuật kiểm thử tương ứng [20] ..................................... 15 
Bảng 3-1: Bảng ký hiệu chung của mơ hình BPMN [4] ................................................................... 26 
Bảng 3-2: Bảng ký hiệu về Quy Trình trong BPMN [4] ................................................................... 28 
Bảng 3-3: Danh sách các biến và ký hiệu ......................................................................................... 48 
Bảng 4-1: Bảng thống kê về đối tượng khảo sát ............................................................................... 52 
Bảng 4-2: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ....................................................................... 55 
Bảng 4-3: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha sau khi loại biến không phù hợp................... 56 
Bảng 4-4: Bảng kết quả phân tích KMO ........................................................................................... 57 
Bảng 4-5: Bảng tổng phương sai trích .............................................................................................. 57 
Bảng 4-6: Ma trận mẫu với phương pháp Principal Axis Factoring và Phép quay Promax ............. 58 
Bảng 4-7: Bảng giá trị hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................................... 62 
Bảng 4-8: Bảng giá trị mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................................................. 63 
Bảng 4-9: Kết quả kiểm định giả thuyết ........................................................................................... 65 

5


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Ngày nay với nhu cầu ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông tin ngày càng
phổ biến trong nhiều lĩnh vực như truyền thông, liên lạc, quản lý doanh nghiệp,
cũng như các ứng dụng hỗ trợ đời sống con người như ứng dụng để điều khiển
các thiết bị dùng trong gia đình như các thiết bị nghe nhìn - camera, điện thoại,
đến các ứng dụng lớn hơn như trợ giúp điều khiển các phương tiện và hệ thống

giao thông, trả tiền cho các hoá đơn, quản lý và thanh toán về tài chính, ... Với
nhu cầu đó thì u cầu về chất lượng phần mềm cần được đảm bảo nhằm cung
cấp đầy đủ các tính năng cần thiết cũng như hoạt động hiệu quả và thân thiện để
đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc
nâng cao khả năng lập trình phát triển phần mềm tốt hơn thì cịn địi hỏi phải có
một quy trình kiểm thử phần mềm tốt được thực hiện trước khi ứng dụng đến tay
người sử dụng nhằm hạn chế tối đa những lỗ hỏng phần mềm, những sai sót về
mặt chức năng, giao diện, bảo mật,.. Chính vì vậy, chúng ta cần xem xét lại các
quy trình kiểm thử phần mềm ứng dụng và cải tiến cho thích hợp để ngày càng
nâng cao chất lượng phần mềm phục vụ hoạt động ổn định và đạt được hiệu suất
cao trong lĩnh vực ứng dụng, cũng như giảm một phần chi phí cho việc sữa chữa
sai sót và giảm các nguy cơ lỗ hỏng trong phần mềm có thể gây tổn thất trong
quá trình sử dụng ứng dụng.
TMA Solutions là một công ty chuyên về gia công phần mềm tại Việt Nam, cơng
ty có nguồn khách hàng từ các quốc gia như Canada, Úc, Mỹ, Phần Lan,.. tập
trung vào mơ hình gia cơng outsource và kiểm thử các sản phẩm công nghệ về
Voice over IP, Contact Center, các ứng dụng xã hội HealthCare và Mobile… Để
ngày càng củng cố sự tin tưởng từ khách hàng, TMA đã và đang ngày càng hồn
thiện các quy trình làm việc và đặc biệt chú trọng vào các quy trình kiểm thử cốt
lõi nhằm mang lại kết quả tin tưởng nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm hoạt
động một cách hiệu quả khi được triển khai thực tế sử dụng. Tùy thuộc vào mỗi
khách hàng và bản chất của mỗi sản phẩm mà mỗi đội nhóm sẽ có chiến lược lựa
chọn một quy trình kiểm thử thích hợp nhằm hướng đến các mục tiêu như: tìm
kiểm lỗi, đạt được sự tin tưởng về chất lượng, cung cấp thông tin cho việc ra
quyết định và giảm thiểu lỗi thơng qua q trình trao đổi thơng tin và thực hiện
kiểm tra đầy đủ tính năng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầu ra đúng theo yêu
cầu và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong q trình vận hành của sản phẩm trong
mơi trường thực tế.
6



Đối với đội nhóm kiểm thử chuyên về hệ thống Control Manager – một sản phẩm
phần mềm dựa trên nền tảng Web, cung cấp việc quản lý tập trung các tác vụ về
cấu hình, quản lý và phân bổ tài nguyên cho người dùng đối với các hệ thống
Contact Center và hệ thống quản lý cuộc gọi qua Voice over IP,.. được đầu tư
phát triển và nâng cấp bởi các lập trình viên tại Israel trong khoảng thời gian 4
năm qua và là một dạng sản phẩm lâu đời đang được sử dụng rộng rãi bởi các
ngân hàng lớn như Deustbank tại Đức và các khách hàng tiềm năng tại khu vực
Bắc Mỹ như TBANK, BELL CANADA. Vì là một sản phẩm được phát triển lâu
dài và có quy mơ rộng nên quy trình kiểm thử được áp dụng cho dạng sản phẩm
này được nhóm Tester TMA khởi đầu với mơ hình kiểm thử đề xuất bởi tổ chức
ISTQB.
Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng quy trình kiểm thử ISTQB tại nhóm Control
Manager, các kết quả kiểm thử vẫn cịn tồn tại một số thiếu sót về mặt kỹ thuật,
chức năng và bảo mật sau khi sản phẩm được triển khai thực tế tại doanh nghiệp.
Và quy trình kiểm thử là một yếu tố quyết định, kiểm soát các lỗ hỏng trong quá
trình kiểm thử. Sau đây là các số liệu thống kê về các lỗ hỏng theo tháng của
nhóm kiểm thử Control Manager trong tháng 8 và tháng 10 năm 2016.

Hình 1-1: Thống kê lỗ hỏng về kiểm thử vào tháng 8/2016 của nhóm
Control Manager [1]

7


Hình 1-2: Thống kê lỗ hỏng về kiểm thử vào tháng 10/2016 của nhóm Control
Manager [1]
Với hai thống kê ở Hình 1-1 và Hình 1-2, nhận thấy số lượng lỗ hỏng do ngun
nhân về việc thiếu sót trong q trình kiểm thử là 40% và 9% vào các tháng 8 và
tháng 10/2016. Chính vì vậy, đề tài hướng đến việc nghiên cứu, phân tích quy

trình kiểm thử tại nhóm Control Manager để có thể đề xuất cải tiến quy trình hiện
tại nhằm nâng cao chất lượng kiểm thử thông qua việc giải quyết các mặt cịn
thiếu sót trong kết quả kiểm thử.

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu cải tiến quy trình kiểm thử phần mềm đang được
thực hiện tại nhóm Control Manager, cơng ty TMA. Cụ thể như sau:
 Đề xuất cải tiến quy trình kiểm thử này cho nhóm Control Manager.
 Đánh giá tác động của quy trình kiểm thử cải tiến đến các tiêu chí về chất
lượng phần mềm, chi phí, phân bổ quản lý nhân lực và chiến lược quản lý
trong một quy trình kiểm thử.

1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ bao gồm các bước phân tích quy trình kiểm thử phần mềm hiện đang
được áp dụng tại nhóm Control Manager, thơng qua việc mơ tả các hoạt động của
quy trình kiểm thử phần mềm hiện tại, đút kết những vấn đề còn tồn tại và các
kết quả thường thấy về mặt chức năng, bảo mật, hiệu suất cho mỗi ứng dụng sau
khi được triển khai ứng dụng trong môi trường thực tế. Qua đó đề xuất cải tiến
một số hoạt động trong quy trình nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại được nêu ra.
Và đánh giá tác động của quy trình cải tiến mới đến các tiêu chí về chất lượng
8


phần mềm, chi phí, phân bổ quản lý nhân lực và chiến lược quản lý trong quy

trình kiểm thử.

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:
 Quy trình kiểm thử phần mềm đang được áp dụng cho nhóm ứng dụng
Control Manager tại cơng ty TMA Solutions.
Phạm vi:
 Phân tích và đánh giá ưu và nhược điểm của quy trình kiểm thử hiện tại.
 Đề xuất cải tiến một số hoạt động trong quy trình.
 Đánh giá các tác động của quy trình mới đến các tiêu chí về chất lượng
phần mềm, chi phí, phân bổ quản lý nhân lực và chiến lược quản lý trong
quy trình kiểm thử.

1.5

BỐ CỤC LUẬN VĂN

Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài – giới thiệu tổng quan về TMA và dự án Control
Manager cùng các báo cáo về tình hình kiểm thử tại nhóm Control Manager, mục
tiêu nghiên cứu, nội dung và phạm vi nghiên cứu được trình bày trong chương
này.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – chương này trình bày cơ sở lý thuyết về thực trạng
của quy trình phát triển và kiểm thử phần mềm hiện tại đang được sử dụng phổ
biến trong lĩnh vực công nghệ phần mềm cùng các nghiên cứu liên quan đến việc
nâng cao chất lượng phần mềm nói chung và kiểm thử nói riêng. Và sơ lược về
quy trình đánh giá sử dụng trong bài luận văn sẽ được đề cập ở cuối chương.

Chương 3: Đề xuất cải tiến và đánh giá quy trình cải tiến – trình bày chi tiết quy
trình quản lý dự án của tổ chức PMI và mơ hình nghiệp vụ BPMN. Chương này
cũng sẽ đề cập về quy trình kiểm thử hiện tại đang được ứng dụng tại nhóm
Control Manager cùng các ưu điểm và nhược điểm được tìm thấy. Tiếp theo, sẽ
trình bày về quy trình kiểm thử đề xuất và phương pháp đánh giá quy trình mới.
Chương 4: Kết quả đánh giá quy trình cải tiến: trình bày các kết quả nghiên cứu
về định tính và định lượng, phân tích các kết quả thu được.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị - tóm tắt nội dung nghiên cứu và kết quả đạt
được, đưa ra kết luận và kiến nghị dựa trên các kết quả nghiên cứu. Các hạn chế
và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập trong chương này.

9


CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về các mơ hình phát triển phần mềm
phổ biến trong lĩnh vực công nghệ phần mềm hiện nay, tiếp theo là các nghiên cứu
liên quan đến sự cải tiến về chất lượng phần mềm và quy trình để đánh giá quy
trình kiểm thử được trình bày ở cuối chương.

2.1

THỰC TRẠNG VỀ CÁC QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN
MỀM VÀ KIỂM THỬ HIỆN TẠI

Hiện nay, trong nền công nghiệp phần mềm đã tồn tại những mơ hình phát triển
phần mềm khá phổ biến như:
 Mơ hình CMMI
 Mơ hình Waterfall

 Mơ hình Agile
 Mơ hình phát triển Extreme
 Mơ hình kiểm thử ISTQB
Trong đó, mơ hình CMMI và Waterfall là việc kiểm thử được thực hiện bởi một
nhóm Tester độc lập sau khi các chức năng được phát triển, trước khi được
chuyển giao cho khách hàng. Hoạt động này thường đưa đến kết quả là giai đoạn
kiểm thử được sử dụng như một dự án đệm để bù đắp khi trễ dự án, do đó ảnh
hưởng đến thời gian dành cho việc kiểm thử.
Mơ hình phát triển Agile và Extreme dựa theo mơ hình "phát triển phần mềm
test-driven". Trong qui trình này, unit test được viết đầu tiên bởi DEV (thường là
lập trình song song trong phương pháp lập trình extreme – cực biên). Ban đầu dĩ
nhiên là các test này sẽ thất bại như là mong muốn của họ. Sau khi code được
viết xong thì phần lớn test suite sẽ từng bước tăng lên. Test suite là các bản cập
nhật liên tục các điều kiện thất bại mới và các trường hợp tiềm ẩn vừa được phát
hiện thêm, và chúng được tích hợp vào test hồi qui. Unit test thường được duy trì
với cơng cụ chứa source code phần mềm (ví dụ như Eclipse, Jdeveloper, VS .net
v.v… Code của unit test được lưu trữ chung với code của chương trình) và được
tích hợp chung với qui trình build phần mềm (với các phần test tương tác sẽ được
bỏ riêng ra khỏi qui trình chấp nhận build thủ cơng từng phần). Mục đích cuối
cùng của qui trình test này là đạt được việc triển khai liên tục, phần mềm được
cập nhật có thể công bố ra công chúng thường xuyên.
10


Đối với quy trình kiểm thử ISTQB là bao gồm các best practices từ các chuyên
gia phần mềm nêu ra, cung cấp các hiểu biết từ căn bản nhất của kiểm thử phần
mềm cho đến chuyên sâu, định nghĩa các hoạt động cần thiết cho việc kiểm thử
nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm phần mềm.
Mỗi quy trình phát triển phần mềm đều có những đặc tính và u cầu khác nhau,
và phải được sử dụng cho mỗi sản phẩm phần mềm tương ứng với từng thời kỳ

phát triển. Trong đó, kiểm thử phần mềm được xem như là một phần của quy
trình phát triển phần mềm, có ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành sản phẩm như
làm dừng, làm chậm quá trình chuyển giao phần mềm cho khách hàng trong
trường hợp các tiêu chí chất lượng chưa được đảm bảo. Như vậy, với mỗi quy
trình phát triển phần mềm cần đảm bảo một quy trình kiểm thử tương ứng nhằm
giảm thiểu rủi ro về các vấn đề gặp phải trong suốt q trình hoạt động và đóng
góp vào việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi đến tay người sử dụng.

2.2

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Theo Joachim Wegener [17], việc nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm thử
trong lĩnh vực phát triển hệ thống nhúng được bắt nguồn từ yêu cầu an toàn của
các thành phần điện tử được sử dụng trong các hệ thống nhúng, ví dụ như Công
nghệ vũ trụ, Công nghệ đường sắt và xe máy, Quy trình và cơng nghệ tự động
hóa, Cơng nghệ truyền thơng, cũng như trong điện tử quốc phịng. Khi có sự xuất
hiện của sự cố/lỗi trong các hệ thống này sẽ gây thiệt hại lớn đến con người hoặc
gây nên tổn thất lớn về chi phí. Chính vì vậy, việc phát triển các hệ thống nhúng
này cần phải tuân theo các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Và sự đảm
bảo chất lượng phân tích là điều quan trọng hàng đầu để đạt được sự phát triển
chất lượng cao của các hệ thống nhúng. Theo bài nghiên cứu, trong thực tế, biện
pháp kiểm tra chất lượng phân tích quan trọng nhất là kiểm thử động và việc
kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống đã phát triển là cần thiết cho chất lượng sản
phẩm. Mục đích của việc kiểm tra là phát hiện các lỗi trong hệ thống đang được
thử nghiệm và mang lại sự tin cậy đối với các hoạt động của hệ thống và khơng
có sai sót trong q trình kiểm thử. Và để nâng cao sự hiệu quả của kiểm thử và
để giảm chi phí tổng thể cho các hệ thống nhúng, một chiến lược kiểm thử cần
mang tính hệ thống và có khả năng tự động hoá. Và kiểm thử cải tiến được ứng
dụng để kiểm tra hành vi tạm thời của các hệ thống, có thể được dùng để tạo các

trường hợp kiểm thử cho kiểm thử cấu trúc và cho phép tự động hố kiểm thử an
tồn. Để thực hiện kiểm thử cải tiến, việc thiết kế trường hợp thử nghiệm phải
được chuyển thành một vấn đề tối ưu hóa mà lần lượt được giải quyết bằng các
kỹ thuật tìm kiếm meta-heuristic. Kiểm thử cải tiến dựa trên ý tưởng tìm kiếm
11


các trường hợp thử nghiệm có liên quan trong vùng giá trị đầu vào của hệ thống
được thử nghiệm với sự trợ giúp của thuật tốn tiến hóa. Kiểm thử cải tiến cho
phép hoàn chỉnh thiết kế trường hợp thử nghiệm một cách tự động. Nhờ sự tự
động hoá đầy đủ của kiểm thử cải tiến, mức độ hiệu quả của q trình kiểm tra có
thể được cải thiện rõ ràng hơn trong tất cả các lĩnh vực ứng dụng. Hệ thống có
thể được kiểm tra với một số lượng lớn các tình huống đầu vào khác nhau để
kiểm tra hành vi tạm thời và các kiểm tra an toàn. Trong hầu hết các trường hợp,
hơn một vài nghìn dữ liệu thử nghiệm được tạo ra và thực thi trong vịng vài
phút. Các kiểm thử cải tiến sẽ góp phần cải thiện chất lượng cũng như giảm chi
phí phát triển cho các hệ thống nhúng. Bài nghiên cứu nêu ra các thuật tốn cải
tiến trong kiểm thử, đó là các kỹ thuật tìm kiếm thích nghi. Và kết quả đạt được
khẳng định kiểm thử cải tiến là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn để tự động hoá
thiết kế các trường hợp kiểm thử cho các phương pháp và mục tiêu kiểm thử khác
nhau. Và để nâng cao tính hiệu quả của kiểm thử và cũng để giảm tổng chi phí
phát triển của một hệ thống, thì địi hỏi phải có tính hệ thống và khả năng tự động
hố.
Theo Maria Khalid [18], chất lượng của một sản phẩm phụ thuộc vào mức độ hài
lòng của khách hàng và chất lượng đó được đánh giá thơng qua các tiêu chuẩn đã
được quy định sẵn. Và bài nghiên cứu này là một tổng hợp về các tiêu chuẩn
được tuân theo trong lĩnh vực công nghệ thông tin để đảm bảo chất lượng sản
phẩm phần mềm tương ứng. Các chuẩn chất lượng cụ thể như ISO – International
Organization for Standardization, CMMI – Capability Maturity Model
Integration, PMI – Project Management Institute, ASME – American Society

Mechanical Engineers, ANSI – American National Standard Institue,.. Một số
tham khảo về các tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao
gồm các nghiên cứu về:
- Đánh giá chất lượng cho các phương thức mơ hình hố Web (Model-Driven
Web Engineering), F.J Dominguez-Mayo 2012
- Đánh giá các nhân tố đảm bảo chất lượng trong Agile (Evaluation of Quality
Assurance Factors in Agile Methodologies, M.Sirshar 2012
- Làm thế nào để cải thiện việc đảm bảo chất lượng phần mềm tại các nước
đang phát triển (How to improve software Quality Assurance in developing
countries), A.Javed 2012
- Các tiêu chuẩn chất lượng và đặc tính cho việc xây dựng Soft-Scape tại
Malaysia (Quality standards and specification for Soft-Scape construction in
Malaysia), J.A.Sani 2012)
12


-

-

-

-

Đảm bảo chất lượng phần mềm, một nghiên cứu dựa trên nền công nghiệp
phần mềm tại Pakistan (Software Quality Assurance A Study based on
Pakistan’s Software Industry), A.Iftikhar 2011
Thực thi và cấu hình mơ hình quản lý cho việc nâng cao chất lượng trong
giáo dục bậc cao (Implementation and Configuration Management Model for
Quality Enhancement in Higher Education), M.N.Malik 2010

Các phương thức đảm bảo chất lượng cho phát triển dựa trên mô hình: một
khảo sát và đánh giá (Quality Assurance Methods for Model-based
development: A Survey and Assessment), I.Fey 2007
Cải tiến chất lượng phần mềm – một định hướng đánh giá (Improving
Software Quality – a benchmarking approach), A.Imam 2007
Kiểm thử phần mềm và đảm bảo chất lượng dự phòng trong Đo Lường
(Software testing and preventive Quality Assurance for Metrology), N.Greif
2006

Maria Khalid tập trung phân tích các tham số tiêu chuẩn trong đảm bảo chất
lượng đối với các nghiên cứu nêu trên. Các tham số tiêu chuẩn được dùng để
đánh giá bao gồm: độ tin cậy (Reliability), độ toàn vẹn (Integrity), khả năng tái
sử dụng (Reusability), khả năng bảo trì (Maintainability), tính dễ dùng (Ease of
Use) và tính hiệu quả (Efficiency), tính di động (Portability), chức năng
(Functionality), xác minh (Verification), xác nhận (Validation), hiệu suất
(Performance), tính mở rộng (Extendibility) và tính hiệu dụng (Effectiveness).
Kết quả đánh giá cho thấy các tiêu chuẩn Chất Lượng trong ngành cơng nghiệp
thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo mức độ hài lòng của khách
hàng và để đạt được các chứng nhận chất lượng trong ngành công nghiệp thông
tin.
Theo Robert Baggent [19], với nhu cầu thực tiễn xuất phát từ các dự án bị thất
bại do thiếu các khung đánh giá chất lượng mã code, dẫn đến chất lượng của sản
phẩm không được xác định cho đến kiểm thử, bài nghiên cứu đã ứng dụng một
mơ hình đo lường chuẩn hố dựa trên định nghĩa của khả năng duy trì và các chỉ
số mã nguồn trong ISO/IEC 9126 để đo lường chất lượng chuẩn hóa mã code
trong việc cải thiện khả năng duy trì phần mềm. Theo đó, các đánh giá cá nhân sẽ
được lưu trữ tại một kho lưu trữ và dựa trên kho lưu trữ này, bất kỳ hệ thống nào
có thể được so sánh với các đo lường chuẩn hóa của ngành cơng nghiệp rộng lớn
đó dựa trên các tiêu chí về chất lượng mã nguồn và khả năng bảo trì. Các quy
trình tiêu chuẩn trong các dự án đánh giá vẫn tiếp tục so sánh các kết quả, cho

đến khi đạt được mức bảo trì phần mềm tối thiểu thì một chứng chỉ xác nhận mức
13


độ tin cậy về khả năng bảo trì sẽ được phát ra cho sản phẩm phần mềm. Tóm lại,
bài nghiên cứu cung cấp các quy trình và mơ hình chuẩn hóa được sử dụng bởi
SIG – Software Improvement Group để đánh giá, đo lường, và chứng thực về khả
năng duy trì của các sản phẩm phần mềm.
Theo Sahil và Rahul [20], việc cải tiến chất lượng phần mềm là cần sử dụng các
chiến lược kiểm thử thích hợp cho mỗi giai đoạn phát triển phần mềm. Xuất phát
từ nhận định kiểm thử phần mềm là kỹ thuật quan trọng cho việc đánh giá chất
lượng của một sản phẩm phần mềm để xác định rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu chất lượng, Sahil và Rahul đã giải thích cụ thể các loại kỹ thuật kiểm
thử khác nhau cùng các thuộc tính của chất lượng phần mềm, từ đó nhận dạng
loại kỹ thuật kiểm thử nào sẽ thích hợp cho việc đánh giá một thuộc tính chất
lượng tương ứng. Trong đó, các thuộc tính chất lượng được nêu ra như: tính dễ
hiểu (Understandability), tính hồn thiện (Completeness), tính kết hợp
(Conciseness), tính di động (Portability), tính đồng bộ (Consistency), khả năng
duy trì (Maintainability), khả năng kiểm tra (Testability), khả năng sử dụng
(Usability), tính tin cậy (Reliability), tính cấu trúc (Structure), hiệu quả
(Efficiency), bảo mật (Security). Tương ứng với các thuộc tính chất lượng nêu
trên, các kỹ thuật kiểm thử tương ứng như sau:
Thuộc tính chất
lượng

Kỹ thuật kiểm thử

Recovery

Recovery Testing


Completeness

Boundary/Statement/Loop/Conditi
on/Path Coverage Testing

Efficiency

Performance Testing

Understandability

Usability

Structure

Structural Testing

Maintainability

Regression Testing

Functionality

Functional Testing

Security

Security Testing


Complexity

Unit Testing

Performance

Performance Testing

Compatibility

Compatibility Testing

Reliability

Stress/Robust/Load Testing

Vulnerability

Penetration Testing

Usability

Comparison Testing
14


Consistency

Database/Table Testing


Correctness

Database/Table Testing

Portability

Portability Testing

Bảng 2-1: Các thuộc tính chất lượng và kỹ thuật kiểm thử tương ứng [20]
Dựa trên cách phân loại các kỹ thuật kiểm thử ứng với mỗi thuộc tính chất lượng
ở bảng trên, Sahil và Rahul đưa ra kết luận rằng các phương thức đo lường của
chất lượng phần mềm chính là các kỹ thuật kiểm thử phần mềm. Mỗi dự án hoặc
mỗi giai đoạn của dự án phát triển phầm mềm phải được ứng dụng một kỹ thuật
kiểm thử tương ứng ứng với các điều kiện và yêu cầu khác nhau.

2.3

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM THỬ

Với mục tiêu cải tiến quy trình kiểm thử hiện tại của nhóm Control Manager, bài
luận văn đề xuất quy trình đánh giá quy trình kiểm thử bao gồm các hoạt động
như trong hình 2-1:

Hình 2-1: Quy trình đánh giá quy trình kiểm thử phần mềm tại nhóm Control
Manager
15


Cụ thể các hoat động của quy trình đánh giá trên được mô tả như sau:
- Xác định mục tiêu nghiên cứu: là hoạt động định hướng mục tiêu nghiên

cứu của luận văn – đó là Cải tiến và Đánh giá quy trình kiểm thử tại nhóm
Control Manager – cơng ty TMA Solutions.
- Cơ sở lý thuyết: tìm hiểu các nghiên cứu liên quan về lĩnh vực công nghệ
phần mềm và kiểm thử, cũng như các phương pháp đã được nghiên cứu để
nâng cao chất lượng sản phẩm phần mềm.
- Nhận dạng phạm vi nghiên cứu: xác định phạm vi nghiên cứu và đối tượng
nghiên cứu của luận văn.
- Đề xuất cải tiến quy trình: tìm hiểu các mơ hình quản lý và kiểm thử hiện
tại, đề xuất một quy trình kiểm thử mới dựa trên các mơ hình quản lý phổ
biến để giải quyết các nhược điểm của quy trình cũ.
- Thiết kế mơ hình đánh giá: xây dựng một quy trình đánh giá cho mơ hình
kiểm thử cải tiến mới
- Lập bảng câu hỏi để thảo luận: thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dựa trên các
biến độc lập và biến phụ thuộc
- Tham vấn PM về bảng câu hỏi: tham vấn các quản lý dự án về mức độ
thích hợp của bảng câu hỏi đối với các biến đánh giá.
- Tổ chức các cuộc họp mặt/thảo luận theo nhóm: lập lịch và tổ chức các
cuộc gặp mặt cho các nhóm cần khảo sát
- Thu thập ý kiến thảo luận: ghi chú các ý kiến thảo luận về quy trình cải
tiến và phản hổi về bảng câu hỏi khảo sát.
- Hoàn thành bảng câu hỏi: chỉnh sửa bảng câu hỏi phù hợp với ngữ nghĩa và
dễ hiểu
- Gởi bảng khảo sát: gởi bảng khảo sát cho đối tượng khảo sát thông qua các
đường dẫn liên kết và qua e-mail.
- Thu thập kết quả khảo sát: nhận các kết quả đánh giá và lưu trữ.
- Chạy phân tích kết quả khảo sát: sử dụng ứng dụng SPSS và AMOS để
chạy phân tích dữ liệu đánh giá
- Đánh giá và kết luận: rút ra kết luận từ kết quả thu được sau phân tích SPSS
và AMOS


2.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp định tính
Nghiên cứu định tính là một hướng tiếp cận nhằm thăm dị để mơ tả và giải thích
các hành vi dựa vào các phương tiện khảo sát sự nhận thức hoặc động cơ thúc
16


đẩy hoặc các dự định để xây dựng các giả thuyết. Trong nghiên cứu định tính, dữ
liệu cần thu thập chủ yếu ở dạng định tính, khơng đo lường bằng số lượng.
Thông thường bộ câu hỏi để thu thập dữ liệu định tính là các câu hỏi: thế nào, cái
gì và tại sao? Và trong nghiên cứu định tính vẫn sử dụng các dữ liệu dạng số tuy
nhiên không phục vụ cho việc chạy mơ hình mà để hỗ trợ cho các phân tích và
lập luận. Dữ liệu trong nghiên cứu định tính thường có độ phân tán lớn.
Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính:
Mặc dù nghiên cứu định tính cũng dùng các phương pháp thu thập dữ liệu như:
nghiên cứu tình huống, phỏng vấn, quan sát, ghi hình, ghi âm, gửi thư, nhật ký và
các tài liệu khác nhưng linh hoạt và tùy biến (khác với phương pháp nghiên cứu
định lượng, mẫu thu thập số liệu được xây dựng trước).
Thu thập dữ liệu thứ cấp:
 Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn
 Các nguồn thu thập: các báo cáo, nghiên cứu, số liệu thống kê, các tài liệu.. đã
được công bố.
 Phân loại nguồn dữ liệu và tiến hành thu thập theo yêu cầu.
Thu thập dữ liệu sơ cấp:
 Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu chưa được công bố do người nghiên cứu trực tiếp
thu thập.
 Các nguồn thu thập: từ thực tiễn nhờ các phương pháp quan sát, khảo sát..

Những đặc trưng của nghiên cứu định tính:
 Thăm dị - Exploration
 Tiếp cận quy nạp – Inductive Approach
 Tương tác và phản hồi - Interactive and Reflective
 Linh hoạt – Flexible
Việc chọn mẫu trong nghiên cứu định tính:
 Nghiên cứu tồn bộ: nghiên cứu tất cả các phần tử có trong tập hợp cần
nghiên cứu
 Nghiên cứu đại diện: chỉ nghiên cứu một lượng nhỏ các phần tử thuộc tập
hợp. Một lượng nhỏ các phần tử được gọi là mẫu.
 Vấn đề khi chọn mẫu phải đảm bảo tính đại diện cho tập hợp nghiên cứu.
Chọn lượng mẫu càng lớn thì mức độ đại diện càng lớn nhưng chi phí và tổ
chức nghiên cứu cũng sẽ cao và phức tạp hơn nhiều.
17


×