Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiện trạng hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình tại thành phố hồ chí minh đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi tiêu thụ điện năng của người dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------o0o------------

LÊ THỊ THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HÀNH VI TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG
HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ ĐIỀU CHỈNH
HÀNH VI TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN KHOA

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. PHẠM GIA TRÂN

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. VƢƠNG QUANG VIỆT

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 31 tháng 01 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.
2.


3.
4.
5.

PGS.TS. Trƣơng Thanh Cảnh
TS. Phạm Gia Trân
TS. Vƣơng Quang Việt
TS. Lâm Văn Giang
TS. Đào Thanh Sơn

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ THỊ THANH THẢO

MSHV: 7141156

Ngày, tháng, năm sinh: 20/09/1988


Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng

MN: 60 85 01 01

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh –
Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi tiêu thụ điện năng của ngƣời
dân.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Đánh giá hiện trạng hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình và nhận thức về tiết kiệm
điện năng của ngƣời dân TP.HCM.
 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng điện năng của ngƣời dân
TP.HCM.
 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi tiêu thụ điện năng
của ngƣời dân
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/01/2018
V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Lê Văn Khoa

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả thành công như mong đợi ban đầu, luận văn đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ nhiều cá nhân và tổ chức mà tôi hân hạnh được cùng làm
việc, phối hợp trong suốt q trình thực hiện.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Khoa Môi
Trường và Tài Nguyên – Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền
đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường, đặt nền tảng ban đầu
cho tơi hình thành ý tưởng của luận văn này.
Đặc biệt tôi may mắn nhận được sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Khoa, người có
kinh nghiệm và hiểu biết rộng về lĩnh vực tôi nghiên cứu. Tôi xin chân thành gửi lời tri ân
đến Thầy, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp tôi phát triển ý tưởng và xây dựng nội dung
nghiên cứu; theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ để tơi hồn thiện luận văn một cách tốt nhất.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức: Ủy ban nhân dân các phường/xã thuộc
quận Gò Vấp, quận 12 và huyện Hóc Mơn, các cơ/chú là Khu phố trưởng, người điều hành
các ấp dân cư đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình lấy mẫu khảo sát. Đây là giai
đoạn gặp nhiều khó khăn nhất khi thực hiện nghiên cứu này vì ít nhận được sự hợp tác của
các hộ gia đình. Nhưng nhờ sự hỗ trợ và dẫn dắt của các cô/chú, tôi đã thu thập đủ lượng
mẫu cần cho nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Cục thống kê TP.HCM, Trung tâm tiết kiệm năng lượng
TP.HCM đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết để tơi hồn thiện cơ sở dữ liệu cho nghiên
cứu.
Bên cạnh đó, tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, người thân đã
gần gũi, động viên và đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và
hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin kính chúc q Thầy Cơ Khoa Môi Trường và Tài Nguyên thật dồi dào
sức khỏe, gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo
của mình.

Trân trọng!

Học viên cao học
Lê Thị Thanh Thảo

i


TÓM TẮT NỘI DUNG
Tiết kiệm năng lượng đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm bảo tồn tài
nguyên và môi trường. Một trong những lĩnh vực tiêu thụ điện cao nhất tại TP.HCM
chính là tiêu dùng dân cư với tỷ lệ 40,3%, đặc biệt là tại các khu vực có tốc độ phát
triển mạnh. Vì vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng hành vi
tiêu thụ điện năng của các hộ gia đình tại TP.HCM, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm điều chỉnh hành vi này trở nên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả tiết kiệm
điện của thành phố. Nghiên cứu được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát trên 400
hộ dân tại 3 khu vực nội thành cũ, nội thành mới và ngoại thành. Mỗi khu vực chọn
một quận tương ứng theo thứ tự: Quận Gò Vấp, quận 12 và huyện Hóc Mơn. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hộ dân tại khu vực nghiên cứu vẫn chủ yếu tiêu
thụ điện vào các giờ cao điểm, hành vi tiêu thụ điện năng chưa đi đôi với nhận thức;
các hộ thuộc khu vực ngoại thành thực hành các biện pháp tiết kiệm điện tốt hơn so
với hai khu vực cịn lại; phần lớn các hộ gia đình có biết về các phong trào vận động
tiết kiệm điện tại địa phương nhưng chỉ có 16,5% hộ đã tham gia lớp tập huấn, chủ
yếu do không sắp xếp được thời gian. Các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ
điện mà nghiên cứu quan sát được: Số lượng nhân khẩu, tổng thu nhập hay thu nhập
bình quân đầu người, giới tính nhân khẩu. Người dân thành phố cho rằng nguyên
nhân tiết kiệm điện quan trọng nhất là để tiết kiệm chi phí điện năng.
Để nâng cao nhận thức của người dân TP.HCM, các biện pháp cần được thực
hiện trong thời gian tới bao gồm: Tăng cường truyền thông giáo dục; lắp đặt thiết bị
đo hoặc phát triển ứng dụng kiểm soát lượng điện tiêu thụ nhằm ra quyết định thay

đổi hành vi; ra chính sách trợ giá cho các sản phẩm, thiết bị điện sử dụng năng
lượng hiệu quả nhằm khuyến khích người dân thay thế các thiết bị cũ tiêu hao điện
năng lớn; thực hiện định kỳ các khảo sát về tâm lý, hành vi, thói quen tiêu thụ điện
năng của người dân nhằm đánh giá hiệu quả truyền thơng cũng như điều chỉnh
chính sách phù hợp hơn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT NỘI DUNG .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
1.6 Ý nghĩa luận văn ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...................................................................................... 6
2.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .................................................................. 6
2.1.1

Tổng quan về hành vi tiêu dùng ................................................................ 6

2.1.2


Tổng quan về tiêu thụ điện năng hộ gia đình ............................................ 9

2.1.3

Tiêu thụ điện năng hộ gia đình tại Việt Nam .......................................... 16

2.1.4

Tình hình tiêu thụ điện năng trên thế giới ............................................... 17

2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................................... 19
2.2.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh ................. 19

2.2.2

Tình hình tiêu thụ điện năng tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................... 24

2.3 Các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng điện năng quy mơ hộ gia đình .............. 26
2.3.1

Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 26

2.3.2

Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 28

2.3.3


Các bài học kinh nghiệm ......................................................................... 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 30
3.1 Hiện trạng hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình của TP.HCM .................... 30
3.1.1

Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................... 30
iii


3.1.2

Hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình.................................................... 33

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình của người
dân Tp.HCM ............................................................................................................. 43
3.2.1

Số nhân khẩu hộ gia đình ........................................................................ 43

3.2.2

Giới tính nhân khẩu ................................................................................. 44

3.2.3

Thu nhập hộ gia đình ............................................................................... 44

3.3 Đề xuất giải pháp bền vững cải thiện hành vi tiêu thụ điện năng và nâng cao

nhận thức cho người dân tại Tp.HCM ...................................................................... 47
3.3.1

Tổng quan về nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi ........................... 47

3.3.2 Giải pháp nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của người dân
TP.HCM trong việc tiết kiệm điện năng hộ gia đình ........................................... 48
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 57
4.1 Kết luận ............................................................................................................ 57
4.2 Khuyến nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 59
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ......................................................... 61
PHỤ LỤC 2: THIẾT BỊ SMART ENERGY ........................................................... 64

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Các thiết bị tiêu thụ điện năng trong hộ gia đình ...................................... 9
Hình 2.2: Tỷ lệ tiêu thụ điện năng của các thiết bị điện tại Việt Nam ..................... 10
Hình 2.3: Cơ cấu cơng suất lắp đặt nguồn điện 2013 ............................................... 24
Hình 2.4: Lượng điện năng tiêu thụ trên thế giới phân chia theo khu vực............... 24
Hình 3.1: Tỷ lệ phân nhóm nhân khẩu trong các hộ gia đình tại TP.HCM ............. 30
Hình 3.2: Biểu đồ tương quan số nhân khẩu nam và nữ với số hộ gia đình ............ 31
Hình 3.3: Tỷ lệ phân nhóm thu nhập bình qn đầu người/tháng ............................ 32
Hình 3.4: Tỷ lệ phân nhóm chi phí điện năng hàng tháng ....................................... 33
Hình 3.5: a) Tỷ lệ hộ gia đình phân theo thời điểm bật tivi; b) Tỷ lệ hộ gia đình
phân theo khoảng thời gian bật tivi .......................................................................... 35
Hình 3.6: Tỷ lệ hộ gia đình lắp đặt máy lạnh ........................................................... 36
Hình 3.7: a) Tỷ lệ hộ gia đình phân theo thời điểm bật máy lạnh; b) Tỷ lệ hộ gia

đình phân theo khoảng thời bật máy lạnh................................................................. 37
Hình 3.8 :Tỷ lệ phân nhóm nhiệt độ máy lạnh được cài đặt của hộ gia đình ........... 37
Hình 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại máy nước nóng.................................. 38
Hình 3.10: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng bóng đèn huỳnh quang ................................. 39
Hình 3.11: Mơ hình KAP ......................................................................................... 47
Hình 3.12: Sơ đồ các giải pháp giúp thay đổi hành vi tiêu thụ điện năng của hộ gia
đình ........................................................................................................................... 48

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Hướng dẫn lựa chọn đèn chiếu sáng .............................................................11
Bảng 2.2: Công suất máy lạnh phù hợp với diện tích phịng ........................................12
Bảng 2.3: Nhiệt độ máy lạnh phù hợp ...........................................................................12
Bảng 2.4: Cách chọn tủ lạnh phù hợp ...........................................................................13
Bảng 2.5: Cách chọn lị vi sóng phù hợp .......................................................................14
Bảng 2.6: So sánh giữa các loại bếp khác nhau ............................................................15
Bảng 2.7: Hiện trạng hành chính dân số TP.HCM ........................................................21
Bảng 2.8: Cơ cấu tiêu thụ điện năng Tp.HCM năm 2014 và 2015 ...............................24
Bảng 2.9: So sánh tốc độ phát triển điện năng với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2011-2015 ......................................................................................................................25
Bảng 2.10: Nhu cầu điện năng TP.HCM (106KWh) .....................................................25
Bảng 3.1: So sánh tỷ lệ hộ gia đình theo phân nhóm số nhân khẩu giữa 3 quận ..........30
Bảng 3.2: So sánh tỷ lệ nhân khẩu nam và nữ tại 3 quận khảo sát ...............................31
Bảng 3.3: So sánh mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa 3 khu vực khảo sát 32
Bảng 3.4: So sánh chi phí điện năng hàng tháng giữa 3 khu vực khảo sát ...................33
Bảng 3.5: Thống kê số hộ gia đình sở hữu tivi..............................................................34
Bảng 3.6: Thống kê so sánh thời điểm và thời gian xem tivi của 3 quận .....................35

Bảng 3.7: So sánh tỷ lệ hộ gia đình có dùng thiết bị làm nóng nước tại 3 quận ...........38
Bảng 3.8: So sánh tỷ lệ hộ gia đình có dùng thiết bị nhà bếp tại 3 quận ......................39
Bảng 3.9: Tỷ lệ hộ gia đình thực hành các biện pháp tiết kiệm điện ............................40
Bảng 3.10: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các thiết bị điện mới tiêu thụ điện năng thấp ....41
Bảng 3.11: So sánh về mức độ tiếp cận kiến thức tiết kiệm điện năng giữa các khu vực
.......................................................................................................................................41
Bảng 3.12: So sánh nhận thức về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện năng giữa các
khu vực ..........................................................................................................................42
Bảng 3.13: So sánh sự khác biệt trong nhận thức về tầm quan trọng của tiết kiệm điện
ở mỗi quận huyện ..........................................................................................................43
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định tương quan giữa số nhân khẩu hộ gia đình và các biến
số liên quan ....................................................................................................................43
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định tương quan giữa số nhân khẩu hộ gia đình và các biến
số liên quan ....................................................................................................................44
vi


Bảng 3.16: Kết quả kiểm định tương quan giữa thu nhập BQĐN/tháng và lượng điện
tiêu thụ/người.................................................................................................................44
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định tương quan giữa tổng thu nhập và các biến số liên quan
.......................................................................................................................................45
Bảng 3.18: Tổng hợp đặc điểm hành vi tiêu thụ điện năng của các hộ gia đình tại
TP.HCM ........................................................................................................................46
Bảng 3.19: Phân tích SWOT .........................................................................................49
Bảng 3.20: Sơ đồ giải pháp ...........................................................................................49
Bảng 3.21: Tổng hợp các biện pháp truyền thông cần thực hiện ..................................55

vii



DANH MỤC VIẾT TẮT
BQĐN

: Bình quân đầu người

DSM&EE
: Demand side management & energy efficiency – Quản lý nhu cầu
& hiệu suất năng lượng
DEA

: Danish Energy Agency – Cơ quan Năng lượng Đan Mạch

EEA

: European Environment Agency – Cơ quan Môi trường Châu Âu

EU

: European Union – Liên hiệp Châu Âu

EVN

: Vietnam Electricity – Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNHCMC

: Tổng cơng ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh

GDP


: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

: Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTSX

: Giá trị sản xuất

IPCC
: Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban liên chính phủ
về Biến đổi khí hậu
KAP

: Knowledge (Kiến thức), Attitude ( Thái độ ), Practice ( Hành vi )

NLMT

: Năng lượng mặt trời

SIDA
: Swedish International Development Cooperation Agency – Cơ quan
Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển
TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND


: Uỷ ban nhân dân

viii


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Điện năng là nguồn năng lượng thiết yếu không thể thiếu trong đời sống hiện đại
ngày nay. Sự phát triển của xã hội ngày một nhanh khiến cho nhu cầu về sử dụng điện
năng trở nên cấp bách và các nguồn tài nguyên tạo năng lượng đang đứng trước nguy
cơ cạn kiệt dần. Ngoài ra, sản xuất và tiêu thụ điện năng cũng là một trong những lĩnh
vực gây nhiều tác động tiêu cực cho môi trường. Theo IPCC (2014), sản xuất điện và
nhiệt năng là ngành chiếm tỉ lệ phát thải khí nhà kính cao nhất với 25%, trong đó nhu
cầu tiêu thụ điện năng là nhân tố quan trọng gián tiếp dẫn đến kết quả này. Tính đến
cuối năm 2015, tổng lượng điện năng tiêu thụ trên toàn thế giới từ 18.523TWh năm
2010 đã vượt qua 20.000 TWh, trong đó khu vực Châu Á chiếm tỉ lệ cao nhất với
41,8% (Enerdata, 2016)
Đứng trước những khó khăn, thách thức về tài nguyên và mơi trường trong ngành
năng lượng, thế giới đã có nhiều đối sách quan trọng nhằm ứng phó và giải quyết vấn
đề đặt ra. Điển hình như Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua Chỉ thị 2012/27/EU
vào ngày 25/10/2012 về tiết kiệm năng lượng (thường gọi là Chỉ thị tiết kiệm năng
lượng), đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng của EU
(EEA, 2013). Nhật Bản đã có Luật Bảo tồn năng lượng từ năm 1979 và liên tục điều
chỉnh, bổ sung các điều khoản để phù hợp với tình hình hiện tại của quốc gia. Trong
Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu giảm 16% tiêu thụ năng
lượng đến năm 2015, trong đó đầu tư 372 triệu đô-la cho các dự án tiết kiệm năng

lượng và chống ô nhiễm môi trường (China County reports, 2013). Chính phủ Hoa Kỳ
cũng có nhiều hoạt động về tiết kiệm năng lượng trong thời gian gần đây, đặc biệt là
Đạo luật Hiện đại hố chính sách năng lượng năm 2016 đã được thông qua tại Thượng
viện vào tháng 4/2016. Luật này bao gồm các gói chính sách tiết kiệm năng lượng
quan trọng hướng đến việc sử dụng năng lượng hiệu quả của người tiêu dùng cùng một
số các điều luật dựa trên Luật cạnh tranh công nghiệp và tiết kiệm năng lượng của
nước này.
Chương trình đầu tiên của Việt nam về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
đã ra đời năm 1995. Chương trình này do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
thực hiện. Mục tiêu là thu thập và xử lý thông tin nhằm đánh giá tiềm năng tiết kiệm
năng lượng. Năm 2002, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới và Cơ quan hợp tác phát
triển quốc tế của Thụy Điển (SIDA), Việt Nam đã triển khai chương trình quản lý và
điều tiết cầu (DSM&EE), với ba mục tiêu: Khuyến khích sử dụng hiệu quả điện, giảm
phụ tải vào giờ cao điểm, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với điện. Năm 2006,
Chính phủ Việt nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả cho giai đoạn 2006-2015, với mục tiêu tiết kiệm từ 3-5%
lượng năng lượng tiêu thụ trong giai đoạn 2006-2010 và từ 5-8% trong giai đoạn 20112015.
1


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước với
tổng GDP theo giá hiện hành năm 2015 là 576.225 tỷ đồng, chiếm 23% GDP cả nước.
Dân số thành phố tăng lên hàng năm, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 8,17% với số dân
8.247.829 người tính đến cuối năm 2015 (Cục Thống kê, 2015). Tốc độ tăng trưởng
này dẫn đến nhu cầu về năng lượng nói chung và tiêu thụ điện năng nói riêng của
thành phố tăng mạnh. Tổng lượng điện tiêu thụ tính trên hầu hết các lĩnh vực của thành

phố năm 2015 là 20.224 triệu kWh (trong khi đó, năm 2014 là 18.901 triệu kWh)
(EVN, 2015). Theo báo cáo tại Hội thảo quốc tế Chương trình xây dựng thành phố
Carbon thấp Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Osaka, lượng khí CO2 phát sinh từ
việc tiêu thụ điện năng trong năm 2013 của thành phố là 11,524 triệu kg CO2. Từ đây
có thể thấy được việc tiêu thụ điện năng gây tác động tiêu cực như thế nào đến môi
trường mặc dù là những tác động gián tiếp.
Trong giai đoạn 2011-2015, Uỷ ban nhân dân Tp.HCM (UBND) đã ban hành
Quyết định số 2305/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh thành phố,
trong đó đề ra mục tiêu đối với lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, chỉ tiêu tiết kiệm điện
trong giai đoạn này là 2% so với sản lượng điện thương phẩm. Tháng 03/2016, Uỷ ban
nhân dân TP. HCM đã phê duyệt Kế hoạch số 942/KH-UBND về Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2016-2020 với 02 mục tiêu quan trọng: (1) nâng cao ý
thức và kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát huy hiệu quả sức
mạnh của cộng đồng, (2) đạt mức tiết kiệm năng lượng trung bình hàng năm từ 2-2,5%
mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu. Từ những chính sách trên có thể thấy
việc giảm tiêu thụ điện năng rất được chính quyền quan tâm và mong muốn thực hiện
có hiệu quả nhằm bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trước khi Kế hoạch 942/KH-UBMD được phê duyệt, chưa thấy có
báo cáo nào đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình năng lượng xanh trước đây để
rút kinh nghiệm và bổ sung những thiếu sót cho giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, nhằm để
đạt được mục tiêu (1) của kế hoạch cần phải nắm rõ hiện trạng về nhận thức và hành vi
tiêu thụ điện năng của cộng đồng sau Chương trình năng lượng xanh, từ đó mới có thể
đề ra những đối sách hợp lý nhằm tiếp tục thay đổi, điều chỉnh hành vi và nâng cao
nhận thức cho cộng đồng về sử dụng năng lượng.
Trong khi đó, hoạt động tiêu dùng của con người có sự liên quan mật thiết đến sự
suy thoái của trái đất, đây là điều đã được khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh thế
giới diễn ra ở Johannesburg về tiêu dùng bền vững (World Summit of Sustainable
Consumption). Tiêu dùng bền vững có thể điều khiển việc sản xuất và dẫn dắt sự thay
đổi cơ cấu của nền kinh tế thế giới. Trong suốt thập kỷ qua, tiêu dùng bền vững đã trở
thành một khía cạnh quan trọng trong các chính sách phát triển của thế giới và các

nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của con người cũng được thực hiện tại nhiều quốc gia
khác nhau.
Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu tập trung vào vấn đề nhận
thức về môi trường và hành vi tiêu thụ sản phẩm. Điều này có thể làm cho các chính
2


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

sách đặt ra không phù hợp với đối tượng bị tác động. Những nghiên cứu khảo sát về
hành vi người tiêu dùng hiện nay chủ yếu được thực hiện nhằm phục vụ cho các chiến
lược kinh doanh của các doanh nghiệp mà khơng nhằm mục tiêu xây dựng chính sách.
Khi các nghiên cứu khảo sát phù hợp được thực hiện nhằm giúp các nhà hoạch định
chính sách hiểu về hành vi, thói quen sử dụng điện năng của người dân thành phố,
những yếu tố tác động lên hành vi tiêu dùng cũng như đánh giá được mức độ nhận
thức về mối liên hệ giữa tiêu dùng và môi trường của người dân, họ có thể đề xuất các
giải pháp, xây dựng các chính sách phù hợp hơn nhằm thực hiện có hiệu quả việc tiêu
thụ bền vững điện năng của thành phố.
Vì những lý do nêu trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng hành vi tiêu thụ điện năng
hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh – Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và
điều chỉnh hành vi tiêu thụ điện năng của người dân” được thực hiện để đáp ứng cho
yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao lượng điện tiết kiệm và bảo vệ môi trường,
hướng đến mô hình đơ thị phát triển bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia
đình của người dân thành phố Hồ Chí Minh, xác định và làm rõ các yếu tố chủ yếu tác
động lên hành vi tiêu thụ điện năng, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi
giúp điều chỉnh hành vi tiêu thụ điện theo hướng bền vững hơn và nâng cao nhận thức

của người dân.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Các khu vực thuộc TP.HCM (Khu vực nội thành cũ, mới và
ngoại thành)1.
 Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tiêu thụ điện năng của hộ gia đình và nhận thức
về tiết kiệm điện năng của người dân sinh sống tại TP.HCM.
 Câu hỏi nghiên cứu:
1) Hành vi tiêu thụ điện hiện nay của các hộ gia đình tại TP.HCM như thế nào?
2) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng điện hiện nay của hộ dân
TP.HCM?
3) Giải pháp nào giúp điều chỉnh hành vi tiêu thụ điện của hộ gia đình theo hướng
bền vững và nâng cao nhận thức của người dân?
1.4 Nội dung nghiên cứu
 Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình và nhận
thức về tiết kiệm điện năng của người dân TP.HCM.

Khái niệm quận cũ, mới và huyện ngoại thành được tham khảo trong QĐ 17/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011
của UBNDTP.HCM.
1

3


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

 Nội dung 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng điện năng của
người dân TP.HCM.
 Nội dung 3: Đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng điện năng và

nâng cao nhận thức cho người dân TP.HCM.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các nội dung trên, các phương pháp nghiên cứu sau đã được áp dụng:
1.5.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để đạt được cả ba nội dung nghiên cứu đã nêu
thông qua việc thu thập các thông tin, các số liệu tài liệu về các vấn đề liên quan đến
hành vi tiêu thụ điện năng và các yếu tố ảnh hưởng có thể ảnh hưởng đến nó.
Các nguồn thơng tin, số liệu thu thập bao gồm:
 Số liệu tổng quan về Tp.HCM: điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế
xã hội, dân số, số liệu về lượng điện năng tiêu thụ. Những thông tin, số liệu
được tổng hợp thu thập thông qua các số liệu thống kê hiện có, các báo cáo của
các cơ quan nhà nước, các đề tài nghiên cứu trong và ngồi nước và từ các trang
web có liên quan.
 Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến nội dung đề tài tại các cơ quan
ban ngành chức năng của Tp.HCM.
1.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
1.5.2.1 Phương pháp lấy mẫu
Lựa chọn phương pháp lấy mẫu phân tầng bằng cách chia TP.HCM thành 03 khu
vực nội thành cũ, nội thành mới và ngoại thành với tỷ lệ hộ gia đình là 2,5:1,5:1 (tỷ lệ
dựa trên số hộ gia đình ở mỗi khu vực). Tính tốn lấy mẫu theo công thức áp dụng với
trường hợp cỡ mẫu lớn và biết tổng thể cho từng khu vực (Lê Văn Khoa, 2017)
2 −1

1 𝑁−1 1
𝑘
n=[ +
(
) ]
𝑁
𝑁 𝑃. 𝑄 𝑧1−𝛼/2


Trong đó :
 N = số lượng đơn vị trong tổng thể.
 P = tỷ lệ tổng thể.
 Q= 1-P.
 k = sai số cho phép.
Áp dụng cơng thức tính tốn số mẫu cần lấy cho toàn TP.HCM:
N = 2.061.957 hộ gia đình
P = 0.5
Q= 0.5
k = 5%
4


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

=> n = 384, lấy 400 mẫu. Chia 400 mẫu theo tỷ lệ 2,5:1,5:1 trên từng khu vực
(từng tầng) ta có số mẫu cần lấy ở mỗi khu vực như sau:
 Khu vực nội thành cũ: 200 mẫu
 Khu vực nội thành mới: 120 mẫu
 Khu vực ngoại thành: 80 mẫu
Nghiên cứu được thực hiện tại 03 quận huyện: Gò Vấp (phường 8, 9, 11, 16),
quận 12 (phường Tân Chánh Hiệp, Thới An) và huyện Hóc Mơn (xã Trung Chánh,
Thới Tam Thơn), tương ứng với mỗi khu vực của TP.HCM nhằm so sánh sự khác biệt
về hành vi và nhận thức về tiết kiệm điện năng của các hộ gia đình ở từng khu vực.
1.5.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi.
Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ với 16 câu hỏi, tiến hành khảo sát thử trên 20 mẫu
để đánh giá tính phù hợp của các câu hỏi. Sau đó chỉnh lí và cho ra bảng câu hỏi khảo

sát chính thức với 12 câu hỏi (xem phụ lục 01). Trong đó, có 04 câu hỏi khảo sát về
đặc điểm hộ gia đình, 04 câu hỏi khảo sát về hành vi sử dụng thiết bị tiêu thụ điện
năng và 04 câu hỏi khảo sát về nhận thức tiết kiệm điện năng.
1.5.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các thông tin thu thập của số liệu sẽ được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS và
Excel, kết quả sẽ được biểu diễn thành dạng bảng và biểu đồ.
1.5.4. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT được vận dụng để xây dựng giải pháp pháp điều
chỉnh hành vi tiêu thụ điện năng và nâng cao nhận thức của người dân.
1.6 Ý nghĩa luận văn
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
 Cập nhật cơ sở dữ liệu về điều tra khảo sát xã hội học về tiêu thụ điện của hộ
dân Tp.HCM;
 Làm rõ các luận chứng khoa học về các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ
điện năng hộ gia đình tại TP.HCM.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
 Giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng qt và đúng đắn về hành
vi tiêu dùng điện năng cũng như nhận thức của dân Tp.HCM .
 Đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi
tiêu dùng điện năng của người dân Tp.HCM, góp phần tiết kiệm điện năng tiêu
thụ.

5


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về hành vi tiêu dùng
2.1.1.1

Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Các nghiên cứu về người tiêu dùng bắt đầu từ giữa những năm 1980. Động lực
cho những nghiên cứu này là do các nhà quản lý muốn biết các ngành khoa học về xã
hội và hành vi có thể giúp họ tìm ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến các hành động
và các quyết định của người tiêu dùng như thế nào. Từ những nghiên cứu này đã đặt ra
một số các khái niệm về hành vi người tiêu dùng như sau:
 Hành vi người tiêu dùng bao gồm tất cả những hành động người mua hàng từ
việc xem xét trước khi mua sắm đến khi đánh giá sau khi mua, từ sự tiêu thụ liên tục
đến khi kết thúc. Hành vi người tiêu dùng đi từ nhận thức về sự mong muốn, thơng
qua việc tìm kiếm và đánh giá các cách thức để thoả mãn mong muốn đó, mua hàng và
đánh giá mặt hàng đó trong quá trình sử dụng, việc đánh giá có tác động trực tiếp đến
khả năng sẽ mua mặt hàng đó một lần nữa (Gordon, 2005).
 Một khái niệm khác cho rằng hành vi người tiêu dùng là một bộ môn nghiên
cứu về các cá nhân, các nhóm hoặc các tổ chức cùng những q trình mà họ dùng để
lựa chọn, có được và xử lý các sản phẩm, dịch vụ, kinh nghiệm hay các ý tưởng để
thoả mãn nhu cầu và ảnh hưởng mà các quá trình này tác động lên người tiêu dùng và
xã hội (Kuester, Sabine, 2012)
 Theo tài liệu học tập của Trường Đại học Heriot-Watt tại Anh, hành vi người
tiêu dùng là các hoạt động tinh thần, cảm xúc và thể chất mà con người thực hiện khi
lựa chọn, mua sắm, sử dụng và thải bỏ các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
và mong muốn của mình ( Jane Priest, Stephen Carter, David A. Statt , 2013).
Hầu hết các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng đều làm cơ sở cho các quyết
định chiến lược marketing, như việc định vị sản phẩm, phân đoạn thị trường, phát triển
sản phẩm mới, áp dụng thị trường mới, quyết định marketing…nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp chứ khơng nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về

tiêu dùng bền vững.
2.1.1.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng (Lê Văn Khoa, 2016)

 Yếu tố văn hoá
Văn hoá là yếu tố cơ bản nhất quyết định những mong muốn và hành vi của con
người. Những người có các đặc điểm về nền văn hoá, nhánh văn hoá và tầng lớp xã
hội khác nhau sẽ có những sở thích về các thương hiệu và sản phẩm khác nhau. Văn
hố có thể được định nghĩa là “phức hợp của những biểu tượng và hiện vật được tạo ra
bởi một xã hội nhất định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một
yếu tố quyết định và điều chỉnh hành vi của con người”.
6


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

 Yếu tố xã hội
 Nhóm người tham khảo: Người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các nhóm người
tham khảo, họ là những nhóm đóng vai trị như một điểm tham chiếu cho các cá nhân
khi xác định nhu cầu và phát triển quan điểm. Người tiêu dùng thường chấp nhận sự
ảnh hưởng của nhóm tham khảo vì họ cảm nhận được một số lợi ích khi làm điều này.
 Gia đình: Gia đình là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu lên hành vi tiêu dùng của các
thành viên. Hơn nữa, gia đình là mục tiêu thị trường sơ cấp đối với hầu hết các sản
phẩm và chủng loại sản phẩm.
Có 2 kiểu gia đình: gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân. Kiểu gia đình mở
rộng là kiểu khá phổ biến, bao gồm 3 thế hệ sống cùng nhau và thường có ơng bà, cơ
dì, chú cậu và anh em họ. Kiểu gia đình hạt nhân chỉ bao gồm cha, mẹ cùng các con và

theo thời gian đang trở thành gia đình kiểu mẫu.
 Địa vị xã hội: Địa vị là thước đo chúng ta đang ở vị trí nào trong các mối quan
hệ xã hội với những người xung quanh. Người tiêu dùng có xu hướng chọn lựa sản
phẩm có thể thể hiện được vai trị và địa vị của họ trong xã hội.
 Bạn bè: Bạn bè có thể gây ảnh hưởng theo 2 cách. Trước hết, họ đưa ra các
khuyến cáo, người tiêu dùng có xu hướng luôn tin tưởng vào các phán xét của họ hơn
là người lạ. Thứ hai, bạn bè có thể mua hàng để làm quà cho họ.
 Người thân: Mức độ ảnh hưởng của nhóm này tuỳ thuộc vào độ thân thiết, gần
gũi trong gia đình cũng như chủng tộc.
 Yếu tố cá nhân
 Giới tính: Những khác biệt về tâm lý giữa nam và nữ tạo ra những nhu cầu
khác nhau, ví dụ như các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ hoặc làm đẹp. Yếu tố này cũng
quan trọng như vai trị của các yếu tố văn hố, xã hội và kinh tế, gây ảnh hưởng lên
quá trình ra quyết định của người tiêu dùng.
 Tuổi và chu kỳ sống: Tuổi tác và chu kỳ sống của người tiêu dùng có thể có
những tác động đáng kể đến hành vi tiêu dùng của họ. Ở độ tuổi nào người tiêu dùng
có thể nhận định được các sản phẩm mà anh ta/cô ta muốn mua. Sở thích của người
tiêu dùng đối với thực phẩm, quần áo, xe hơi, nội thất và vui chơi giải trí thường có
liên quan đến tuổi.
 Thu nhập: Mức thu nhập của hộ gia đình cùng với tài sản được tích luỹ sẽ xác
định sức mua. Thu nhập thường ảnh hưởng lên quyết định mua sắm vì nó cho thấy
người ta có thể chi trả ở mức nào.
 Trình độ giáo dục: Giáo dục cũng ảnh hưởng đến các quyết định được đưa ra.
Người tiêu dùng được giáo dục tốt sẽ tìm kiếm nhiều thơng tin và địi hỏi các sản
phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, những người nhận được sự giáo dục một cách hạn
chế, không chỉ gặp khó khăn trong việc kiếm tiền mà cịn không biết chi tiêu một cách
thông minh.
7



HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

 Nghề nghiệp: Nghề nghiệp cá nhân cũng ảnh hưởng đến kiểu tiêu thụ. Các nhà
phân tích thị trường ln cố gắng xác định các nhóm nghề nghiệp dành sự quan tâm
đến sản phẩm và dịch vụ của họ. Một số công ty thậm chí cịn sản xuất riêng các sản
phẩm chỉ phục vụ cho các nhóm nghề nghiệp nhất định.
 Tính cách: Tính cách cá nhân cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm
của người tiêu dùng. Tính cách được xem là những đặc điểm riêng biệt của một cá
nhân, thường được mô tả với các thuật ngữ phân biệt đặc điểm tính cách, thái độ, thói
quen, tính xã hội, quyền tự chủ,…Người khảo sát thị trường phải có kiến thức chun
sâu về những tính cách khác nhau của người tiêu dùng để có chiến lược hoặc chính
sách đáp ứng tốt nhất.
 Lối sống: Những người có cùng nhánh văn hoá, tầng lớp xã hội và nghề nghề
nhưng có thể có lối sống khá khác nhau. Lối sống khơng chỉ là tầng lớp xã hội hay tính
cách, nó là toàn bộ những kiểu hoạt động và tương tác với thế giới của một con người.
Khi nghiên cứu lối sống của người tiêu dùng, cần quan tâm đến cách sinh hoạt hàng
ngày, thói quen trong cơng việc và các hoạt động giải trí, sở thích và tự nhận thức,
nguyện vọng, thái độ của họ đối với gia đình và những người khác, niềm tin và quan
điểm của họ về môi trường xung quanh.
 Yếu tố tâm lý
Quyết định mua hàng của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tâm lý:
nhận thức, động lực, học hỏi và thái độ. Những yếu tố này những gì mà người tiêu
dùng sử dụng để tương tác với thế giới của họ. Chúng là công cụ để người tiêu dùng
nhận ra cảm xúc của mình, thu thập và phân tích thơng tin, xây dựng tư tưởng, quan
điểm và hành động.
 Nhận thức: Nhận thức là quá trình lựa chọn, tổ chức và giải thích thơng tin đầu
vào để đưa ra ý nghĩa. Một người nhận thông tin thông qua các giác quan: thị giác, vị
giác, thích giác, khứu giác và xúc giác. Người tiêu dùng cảm nhận những gì và như thế

nào có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của họ đối với sản phẩm, giá cả, thiết kế bao
bì, nhân viên bán hàng, cửa hàng, quảng cáo và nhà sản xuất.
 Động lực: Động lực liên quan đến các nhu cầu tích cực và tiêu cực, mục tiêu và
mong muốn thúc giục con người. Bằng cách xác định hay kêu gọi động lực – lý do của
hành vi – một cơng có thể tạo ra động lực tích cực. Mỗi con người đều có những động
cơ riêng biệt để mua sắm, và những động cơ này có thể thay đổi theo hoàn cảnh và
thời gian. Người tiêu dùng thường có động lực liên quan đến kinh tế và cảm xúc khi
mua sắm.
 Thay đổi sự hiểu biết: Yếu tố này bao gồm những thay đổi hành vi của người
tiêu dùng do thơng tin và kinh nghiệm mà họ có được. Những biến đổi trong hành vi là
hết quả của các điều kiện tâm lý như đói, mệt mỏi, tăng trưởng hoặc suy giảm thể chất
không được xếp vào yếu tố này. Sự thay đổi về hiểu biết là những tác động của các trải
8


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp lên hành vi trong tương lai. Người tiêu dùng nâng cao
hiểu biết về sản phẩm của họ một cách trực tiếp thông qua việc sử dụng chúng.
 Thái độ: Thái độ là khuynh hướng cảm nhận hoặc hành động theo một cách
thức nhất định của một người, một nhóm người, đối tượng, tổ chức hay một ý tưởng
nhất định. Thái độ của khách hàng, sự hiểu biết và nhận thức của họ về sản phẩm có
liên quan mật thiết với nhau. Sở thích đối với một thương hiệu cụ thể chỉ ra thái độ của
người tiêu dùng dành cho nó.
2.1.2 Tổng quan về tiêu thụ điện năng hộ gia đình
2.1.2.1 Khái niệm
Tiêu thụ điện năng hộ gia đình xuất phát từ các thiết bị điện được sử dụng trong
nhà, được hiểu chung là điện năng được sử dụng chủ yếu trong phạm vi gia đình để

thắp sáng và vận hành các thiết bị như tủ lạnh, máy điều hồ nhiệt độ, máy nước nóng,
thiết bị nhà bếp, ti-vi, hệ thống âm thanh, v.v…(Nidhi Tewathia, 2014).

Hình 2.1: Các thiết bị tiêu thụ điện năng trong hộ gia đình (Nguồn: iBuild)
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu thụ điện năng hộ gia đình (A. Paul, R.
Subbiah, A. Marathe, M. Marathe, 2012)
 Yếu tố nhân khẩu học
Tiêu thụ điện năng phụ thuộc rất lớn vào việc sở hữu các loại thiết bị tiêu hao
nhiều năng lượng, và điều này lại phụ thuộc vào thu nhập, quy mơ và thành phần gia
đình. Các gia đình có nhiều người dưới vị thành niên thường tiêu thụ điện nhiều hơn
do họ sở hữu rất nhiều loại thiết bị điện như trên.
9


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

So với các ngơi nhà kiểu cũ thì nhà mới xây có nhiều tính năng tiết kiệm năng
lượng hơn, nhưng việc tiêu thụ điện vẫn không giảm do mang số lượng lớn các thiết bị
gia dụng. Liên quan đến diện tích sàn, nhà ở riêng biệt sử dụng điện nhiều hơn khoảng
70% so với các khu dân cư (nhà liên hoàn, chung cư…) do nhu cầu về làm lạnh và
sưởi ấm cao hơn. Phụ nữ trẻ tuổi thường tiêu thụ điện nhiều hơn so với người lớn tuổi.
Để giảm tiêu thụ điện, người lớn tuổi sẵn sàng thay đổi hành vi tiêu dùng nhưng phụ
nữ trẻ lại thích các giải pháp cơng nghệ hơn.
Các hộ gia đình có thu nhập thấp có hệ số đàn hồi điện (chi phí điện năng/tổng
thu nhập hộ gia đình) cao hơn so với hộ gia đình có thu nhập cao do việc sở hữu các
thiết bị điện xác định việc tiêu thụ ngắn hạn nhưng nó lại bị chi phối bởi thu nhập dài
hạn. Các hộ gia đình có mức tiêu dùng cao thường có thu nhập cao hơn và có hệ số
đàn hồi điện tương đối thấp. Ngồi ra, các hộ gia đình ở thành thị dễ tiếp cận thông tin

và thị trường hơn, do đó chi phí giao dịch mua bán thấp hơn so với các hộ gia đình tại
nơng thơn.
 Yếu tố xã hội và người tham khảo
Một số nghiên cứu đã cho thấy khi thêm phần phản hồi về việc sử dụng vào các
hóa đơn điện của người tiêu dùng (thường là từ hàng xóm của họ) thì lượng điện tiêu
thụ có giảm xuống. Biện pháp này giúp tăng thêm 12% lượng điện được tiết kiệm khi
các hóa đơn thường xuyên được phân phối để người tiêu dùng xác nhận hành động của
họ và tối ưu hóa việc tiêu thụ điện năng. Tuy nhiên có một hiệu ứng xảy ra được gọi là
“hiệu ứng Boomerang”, nghĩa là các hộ gia đình tiêu dùng hiệu quả hơn người quen
của họ lại có xu hướng tăng mức tiêu dùng khi nhận được những phản hồi này. Do đó,
để tránh hiệu ứng này, các phản hồi chỉ nên được gửi đến các hộ gia đình có mức tiêu
thụ năng lượng cao.
Một quan sát khác cũng ghi nhận rằng các hộ gia đình có địa vị xã hội cao có
khuynh hướng tiết kiệm ít hơn so với các gia đình thơng thường khác. Điều này một
lần nữa cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ điện năng và thu nhập.
Hành vi tiêu thụ điện năng có thể được điểu chỉnh thông qua các thông tin đáng
tin cậy. Phản ứng của các hộ gia đình đối với thông tin về các biện pháp tiết kiệm năng
lượng sẽ mạnh mẽ hơn nếu thông tin được cung cấp bởi các cơ quan quản lý nhà nước
hơn là các dịch vụ cơng ích (Bettina Brohmann et al, 2009).
Cách sử dụng các thiết bị điện để tiết kiệm điện (Theo cẩm nang “Tiết kiệm điện
trong gia đình” do Văn phịng Tiết kiệm năng lượng thuộc Tổng cục Năng lượng, Bộ
Công Thương phát hành giai đoạn 2012-2015)
 Đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng là thiết bị tiêu thụ điện phổ biến nhất trong các hộ gia đình. Mặc
dù cơng suất tiêu thụ của từng bóng đèn khơng lớn nhưng do sử dụng thường xuyên tại
nhiều vị trí trong nhà nên hệ thống chiếu sáng có thể chiếm tới 15% lượng điện tiêu
10


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO


GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

thụ bình quân trong các hộ gia đình. Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý sẽ góp phần đáng
kể vào việc tiết kiệm điện trong gia đình.
Lựa chọn đèn chiếu sáng
Bảng 2.1 đưa ra hướng dẫn lựa chọn loại đèn theo các nhu cầu sử dụng khác
nhau.
Bảng 2.1: Hướng dẫn lựa chọn đèn chiếu sáng

Loại đèn
Đèn dây tóc
tiêu chuẩn
Đèn dây tóc
halogen
Đèn huỳnh
quang
Đèn compact
Đèn LED

Ứng dụng đặc trưng
Chiếu sáng chung, đèn
bàn, đèn đọc sách, chỉnh
được độ sang
Chiếu sáng chung, kết
hợp trang trí, chỉnh được
độ sang
Chiếu sáng chung (theo
dải)
Chiếu sáng chung (theo

điểm), kết hợp trang trí
Chiếu sáng chung (theo
điểm), kết hợp trang trí

Cơng suất
(W)

Tuổi thọ
(giờ)

Hiệu suất
tương đối (*)

25-100

1000

+

40-300

2000-4000

++

26-40

5000-8000

+++


6-40

8000-10.000

++++

4-9

Trên 20.000

+++++

(*) Hiệu suất tương đối là hiệu quả năng lượng (Lumen/Watt) so sánh tương đối với
bóng đèn dây tóc tiêu chuẩn (Nguồn: Tổng cục Năng lượng, 2012)
Sử dụng đèn chiếu sáng
 Tắt đèn khi không sử dụng.
 Tắt bớt hoặc dùng dimmer giảm độ sáng đèn khi xem TV hoặc đọc sách với
đèn bàn.
 Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng, tuy nhiên cần lưu ý ánh nắng
trực tiếp sẽ mang theo nhiệt làm nóng bên trong nhà.
 Thường xuyên vệ sinh bóng và chóa đèn để đảm bảo độ sáng.
 Tivi và các thiết bị nghe nhìn
Các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí gia đình bao gồm TV, dàn âm thanh, máy
vi tính, máy chơi game…, phổ biến nhất là TV. Trong các gia đình ở khu vực thành
thị, các thiết bị này thường được sử dụng trên 6 giờ/ngày và tiêu thụ tới 24% điện
năng. Lựa chọn thiết bị phù hợp và sử dụng đúng cách các thiết bị điện tử nghe nhìn
khơng chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp tăng tuổi thọ thiết bị.
Sử dụng TV và các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí
 Tắt bằng nút nguồn chính trên máy thay vì dùng điều khiển từ xa vì khi tắt

bằng điều khiển từ xa, TV hoặc đầu đĩa sẽ không thực sự tắt mà chỉ chuyển sang chế
độ chờ (Stand by) và vẫn tiêu thụ điện;
11


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

 Điều chỉnh màu sắc (Color), độ sáng (Brightness) và độ tương phản (Contrast)
của màn hình ở mức phù hợp (~50%), vừa đỡ chói mắt vừa tiết kiệm điện. Khi xem
TV từ nguồn tín hiệu phổ thơng (bắt sóng hoặc truyền hình cáp) thì nên đặt chế độ
hình ảnh ở mức dịu (Softness);
 Chỉnh âm lượng (Volume) ở mức vừa đủ nghe; chuyển sang chế độ chờ khi
tạm dừng;
 Cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng cho máy vi tính để tự động tắt màn hình/ổ
đĩa cứng, chuyển sang chế độ ngủ hoặc tắt máy sau 30 phút không sử dụng.
 Tùy điều kiện, nên loại bỏ dần màn hình CRT (bóng đèn hình) chuyển dần
sang dùng màn hình LCD (tinh thể lỏng). Màn LCD chỉ tiêu thụ 30% điện năng nếu so
với màn hình CRT cùng kích cỡ.
 Máy điều hồ nhiệt độ
Điều hịa nhiệt độ là một trong những thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong gia
đình. Vào mùa nóng, trong gia đình sử dụng điều hịa, máy điều hịa nhiệt độ có thể
tiêu thụ tới hơn 30% điện năng. Chính vì vậy việc sử dụng điều hịa nhiệt độ hợp lý sẽ
góp phần tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ và tiền điện phải chi trả hàng tháng.
Lựa chọn máy điều hịa nhiệt độ
Thơng số quan trọng khi lựa chọn máy điều hòa hòa nhiệt độ là cơng suất lạnh
của máy, tính bằng đơn vị BTU/giờ. Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn công
suất máy theo diện tích phịng cần điều hịa:
Bảng 2.2: Cơng suất máy lạnh phù hợp với diện tích phịng


Diện tích phịng (m2)
10-15
15-20
20-30
Trên 30

Cơng suất lạnh (BTU/giờ)
9000
12.000
18.000
24.000
(Nguồn: Tổng cục Năng lượng, 2012)

Hiện nay, trên thị trường đã có các loại điều hòa nhiệt độ sử dụng biến tần
(inverter), các loại máy này thường có giá thành cao hơn các máy khơng dùng biến tần
có cùng cơng suất. Tuy nhiên máy điều hịa nhiệt độ sử dụng biến tần có thể tiết kiệm
5% điện tiêu thụ và đảm bảo duy trì nhiệt độ trong phòng điều hòa ổn định, nâng cao
chất lượng điều hịa khơng khí.
Sử dụng và bảo dưỡng máy điều hoà nhiệt độ
Cài đặt nhiệt độ hợp lý: Cài đặt nhiệt độ máy điều hòa tùy thuộc vào nhiệt độ bên
ngoài như sau:
Bảng 2.3: Nhiệt độ máy lạnh phù hợp

Nhiệt độ bên ngoài (oC)
Nhiệt độ cài đặt cao nhất (oC)

30
26


32
27

34
28

Trên 35
29

(Nguồn: Tổng cục Năng lượng, 2012)
12


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO

GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

 Theo tính tốn, tăng thêm 1oC nhiệt độ cài đặt sẽ giúp tiết kiệm 3% điện năng
tiêu thụ;
 Chỉ sử dụng chế độ làm mát nhanh (turbo) hoặc đặt chế độ quạt mạnh nhất
trong khoảng 3 phút đầu tiên sau khi bật điều hịa. Sau đó cần chuyển về chế độ bình
thường với tốc độ quạt vừa phải;
 Bật chế độ điều chỉnh gió đa hướng (swing) hoặc có thể sử dụng kết hợp với
quạt (nếu cần thiết) để tăng khả năng ln chuyển khơng khí trong phịng điều hịa;
 Khơng sử dụng quạt thơng gió có cơng suất lớn hơn 25 W cho phịng sử dụng
điều hịa;
 Đóng kín các cửa phòng sử dụng điều hòa và hạn chế ra vào phịng;
 Đóng cửa chớp hoặc dùng rèm che ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng;
 Hạn chế sử dụng các thiết bị sinh nhiệt như bàn là, bếp, bình đun nước trong
phòng;

 Vệ sinh các tấm lưới lọc bụi thường xuyên nếu dùng nhiều và các giàn trao đổi
nhiệt ít nhất 2 lần/năm và bảo dưỡng máy ít nhất 1 lần/năm;
 Liên hệ với các cơ sở dịch vụ điện lạnh để kiểm tra khi phát hiện các dấu hiệu
bất thường (máy kêu to, khơng có hơi lạnh, tự động bật hoặc tắt…) để kiểm tra và sửa
chữa, bảo trì.
 Tủ lạnh
Cùng với sự phát triển của xã hội, tủ lạnh ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình.
Do đặc điểm vận hành liên tục, chi phí tiền điện cho tủ lạnh có thể chiếm hơn 16%
tổng tiền điện hàng tháng của gia đình. Việc sử dụng tủ lạnh hợp lý sẽ góp phần tiết
kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ và tiền điện phải chi trả hàng tháng.
Lựa chọn tủ lạnh
Nên chọn tủ lạnh có dung tích phù hợp với số người và tập quán sinh hoạt của
gia đình. Bảng 2.4 đưa ra hướng dẫn lựa chọn dung tích tủ lạnh theo số lượng người và
tập quán sinh hoạt trong gia đình.
Bảng 2.4: Cách chọn tủ lạnh phù hợp

Số người
trong gia đình
Dưới 3
4-5
6-8
Trên 8

Đi chợ hàng
ngày
100-110 lít
130-150 lít
170-180 lít
200-210 lít


Đi chợ
2 ngày/lần
120-130 lít
160-170 lít
200-210 lít
210-240 lít

Đi chợ
2 lần/tuần
150-170 lít
180-200 lít
230-250 lít
250-280 lít

Đi chợ
1 lần/tuần
180-200 lít
210-230 lít
260-280 lít
280-300 lít

(Nguồn: Tổng cục Năng lượng, 2012)
 Chọn tủ lạnh có quạt gió và có các ngăn chứa riêng cho từng loại đồ ăn, thực
phẩm, rau quả. Tốt nhất là tủ có các cánh mở riêng cho từng khoang chứa đồ ăn;
 Hiện nay, trên thị trường đã có các loại tủ lạnh sử dụng biến tần (inverter), các
loại tủ này thường có giá thành cao hơn loại khơng dùng biến tần có cùng dung tích.
13


HVTH: LÊ THỊ THANH THẢO


GVHD: PGS.TS LÊ VĂN KHOA

Tuy nhiên tủ lạnh sử dụng biến tần có thể tiết kiệm 5% điện tiêu thụ và đảm bảo duy
trì nhiệt độ trong tủ ổn định giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
Sử dụng tủ lạnh
 Để tủ lạnh ở vị trí thống mát, thành tủ cách tường ít nhất 5cm;
 Chỉnh nhiệt độ hợp lý cho từng khoang và từng mùa trong năm. Thông thường
nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới –1oC, với sữa bò và trứng
gà, trứng vịt là 3oC, với hoa quả và rau xanh là 5oC;
 Khơng để đồ ăn nóng vào tủ lạnh. Thức ăn sau khi nấu phải để nguội trước khi
cất trữ;
 Đựng thực phẩm trong các hộp nhựa hoặc thủy tinh có nắp kín trước khi để
vào tủ lạnh. Xếp đồ trong các khoang ngăn nắp và thơng thống sẽ giúp khí lạnh lưu
thơng tốt;
 Ln để các khay đá trong ngăn đá để giữ lạnh. Nếu khơng muốn dùng nước
đá, có thể tìm mua các túi giữ lạnh hoặc đá khơ có màng bọc nhựa để vào ngăn đá để
giữ lạnh;
 Hạn chế mở cửa tủ, không mở cửa tủ quá lâu;
 Thường xuyên kiểm tra độ kín của các gioăng cửa. Liên hệ với cơ sở dịch vụ
điện lạnh để kiểm tra khi có các dấu hiệu bất thường (máy kêu to, kém lạnh, bật - tắt
liên tục…).
 Lị vi sóng
Lị vi sóng ngày càng phổ biến trong các gia đình do sự tiện lợi mà nó mang lại.
Ngồi chức năng nấu bằng vi sóng, các loại lị đời mới cịn có thêm chức năng nướng.
Do lị vi sóng và lị nướng là các thiết bị điện công suất lớn chiếm khoảng 10% điện
năng hàng tháng nên việc sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm điện
trong gia đình.
Lựa chọn lị vi sóng
Nên chọn lị phù hợp với số người trong gia đình. Bảng 2.5 đưa ra hướng dẫn lựa

chọn loại lị theo số lượng người trong gia đình.
Bảng 2.5: Cách chọn lị vi sóng phù hợp

Dung tích lị
(lít)
Dưới 20
20-23
26-28
30-32
Trên 40

Số người trong gia
đình
Ít hơn 3
3-5
5-6
6-8
Trên 8

Cơng suất vi sóng
(W)
600-750
700-900
800-1000
850-1100
900-1200

Cơng suất nướng
(W)
800-900

900-1200
1000-1400
1000-2000
1100-2500

Nguồn: Tổng cục Năng lượng, 2012
 Không nhất thiết phải mua lị có cơng suất cao, dung tích lị và các chức năng
nấu quan trọng hơn là công suất;
14


×