Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HÌNH THỨC TỔ CHỨC KIỂM TRA.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.9 KB, 3 trang )

CĐGD HUYỆN NINH HÒA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
UỶ BAN KIỂM TRA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số….. / UBKT - CĐGD ---------------------------------------
Ninh Hòa ,ngày 5 tháng 11 năm 2010 .

HÌNH THỨC – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA
A / HÌNH THỨC KIỂM TRA :
Điều lệ công đoàn Việt Nam qui định UBKT được tổ chức kiểm tra đồng cấp .Để thực hiện
qui định đó UBKT thường sử dụng bốn hình thức kiểm tra sau đây :
1. Kiểm tra định kỳ : là cuộc kiểm tra theo chương trình đã định sẵn , cứ đến thời gian nhất
định thì tiến hành tổ chức kiểm tra . Kiểm tra định kỳ đánh giá đuợc các mặt đã quản lý và kiến
nghị chấn chỉnh những việc làm chưa đúng ,chưa đạt yêu cầu .
2. Kiểm tra đột xuất : kiểm tra được thực hiện ngay do yêu cầu phát sinh của công tác quản
lý,theo sự chỉ đạo của công đoàn cấp trênvà BCH công đoàn , theo đơn thư khiếu tố của cán bộ
đoàn viên.
Thực hiện cuộc kiểm tra độ xuất cần có sự chuẩn bị chu đáo như :
* Nắm tình hình cụ thể của sự việc .
* Thu nhập thông tin ở các nguồn khác nhau .
* Xác định đối tượng ,trọng tâm kiểm tra.
* Quyết định thành lập đoàn kiểm tra ,thời gian kiểm tra,nhằm đảm bảo cho việc
kiểm tra được bình thường ,không gây cản trở công tác của đơn vị và cá nhân .
3. Kiểm tra toàn diện : là kiểm tra tất cả các hoạt dộng như tài chánh tài sản ,điều lệ …
trong một giai đoạn nhất định .
Kiểm tra này đánh giá được đầy đủ những ưu – khuyết điểm của công tác quản lý hoạt động
thu chi ….cùa giai đoạn đó để khắc phục những thiếu sót làm cho công tác quản lý tốt hơn …
4. Kiểm tra chuyên đề : là kiểm tra đi sâu vào một nội dung nào đó thuộc quyền và nhiệm
vụ của UBKT ….
* Ngoài các hình thức nêu trên khi cần thiết có thể sử dụng hình thức phúc tra là hình thức
xem xét lại kết luận của UBKT ,sau khi đã tiến hành thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra.
B QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT CUỘC KIỂM TRA TÀI CHÁNH - TÀI SẢN :
1/ Bước 1 : công tác chuẩn bị :


Bước này rất quan trọng nó có tác động trực tiếp đến kết quả kiểm tra .
Trước hết phải nắm được đặc điểm của đơn vị , tình hình tổng quát về hoạt động tài
chánh . Thông báo kế hoạch kiểm tra để bên được kiểm tra chuẩn bị báo cáo và các hồ sơ tài chánh
,tài liệu cần thiết phục vụ cho yêu cầu kỉêm tra .
Đối với đoàn kiểm tra ,họp đoàn để xác định mục đích yêu cầu , nội dung kiểmtra.
Nghiên cứu trước các văn bản qui định có liên quan , thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên kỉểm tra .
2/ Bước 2 : tiến hành kiểm tra :
Họp đoàn kiểm tra và các bộ phận phụ trách tài chánh – tài sản và các thành viên có liên
quan đến công tác kiểm tra .
Thông qua quyết định và mục đích yêu cầu của cuộc kiểm tra.
Nghe báo cáo tình hình quản lý cũng như cung cấp chứng từ ,số liệu , hồ sơ có liên quan
đến công tác kiểm tra ( nếu cẩn thận có thề ký nhận hồ sơchứng từ đã nhận để kiểm tra đối chiếu
…)
Tiến hành kiểm tra cụ thể :
Quyết định chất lượng kết quả kiểm tra ,cần phải kết hợp chặt chẽ linh hoạt các hình thức
phương pháp kiểm tra . Chú ý tham khảo ý kiến của quần chúng trong qquá trình kiểm tra.
Kiểm tra cụ thể các nội dung :
1 / Về quỹ công đoàn :
Kiểm Tra chứng từ sổ sách quản lý …
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện điều lệ về quản lý tài chánh tài sản
Kiểm tra quỹ tìền mặt ( nếu có )phải được thực hiện tại chỗ trước sự chúng kiến của thủ
quỹ . đại diện BCH và đối chiếu với chứng từ ,sổ quản lý tiền mặt ( nếu có dấu hiệu thừa – thiếu
thủ quỹ phải giải trình , xác minh và lập biên bản xác nhận )
Kiểm tra số thu chi qua sổ ,xác định số dư ,tồn và phát hiện những khoản thu – chi cần xác
minh rõ hơn .Kiểm tra chứng từ thu chi phải đối chiếu chứng từ với sự phản ảnh vào sổ xem coi có
đảm bảo thủ tục , quy tắc thanh toán ,số liệu có trung thực chính xác không ?...
Vớí số thu phải kiểm tra đầy đủ các nguồn thu ,xác định số thực thu, số đã vào sổ,đã báo
cáo quyết toán …
Kiểm tra chứng từ chi ,phiếu chi , đối chiếu sự việc ,hiện vật ,giá cả …nội dung phản ánh

vào sổ sách …cần phân loại các vi phạm do thiếu thủ tục ,sai chế độ , khai man ….
2 / Kiểm tra quỹ BHXH – BHYT: (nếu có )
Kiểm tra vioệc thực hiện điều lệ BHXH – BHYT.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH – BHYT đối với CNVC.
Kiểm tra thu : cần đối chiếu với trích nộp của đơn vị có đảm bảo qui định trên tiền lương
không?( đối chiếu sổ lương , theo dõi thu của từng CNVC )
Kiểm tra chi :căn cứ vào bảng chấm công của đơn vị ,sự hợp pháp của đối tượng được
hưởng chính sách ,hồ sơ chứng từ có liên quan …
Nghị quyết hội nghị công chức , nghị quyết liên tịch ,tính hợp lý ,hợp lệ của các chứng từ .
4 / Kiểm tra tài sản :
Kiểm tra sổ quản lý tài sản : việc cập nhật kiểm kê tài sản hành năm ,xác định số cấp phát
,số mua sắm ,số sử dụng được số hư hỏng ,mất mác làm rõ nguyên nhân…
Kiểm tra việc mua sắm sử dụng tài sản có đúng qui định và mục đích sử dụng k hông …
Kiểm tra việc thực hiện điều lệ về quản lý tài sản . Những kết luận đúng sai để phát huy và
khắc phục .
Sau khi kiểm tra cụ thể đoàn kiểm tra tiến hành phân tích,tổng hợp số liệu kiểm tra, rút ra
kết luận ,tiến hành lập biên bản kiểm tra ( Ngoài biên bản chính nếu cần có thể lập biên bản phụ có
xác nhậncủa người chịu trách nhiệm).
Biên bản phải nêu được những ưu đỉêm,tồn tại và các kiến nghị để sứ lý các hiện tượng tiêu
cực nếu có ….
Biên bản : phải chính xác ,trung thực ,rõ ràng ,khách quan , có lý có tình,đồng thời phải đối
chiếu tình hình thực tế,phân tích ,phê phán đúng mức .Cần phải có sự thống nhất trước khi triển
khai biên bản.
3 / Bước 3 :Kết thúc cuộc kiểm tra:
Họp tổng kết giữa đoàn kiểm tra với các bộ phận có liên quan.
Báo cáo kết quả kiểm tra( các nội dung đã kiểm tra) .
Thông qua biên bản kiểm tra – các kiến nghị .
Ý kiến – kiến nghị của bộ phận được kiểm tra
Đại diện hai bên ký tên vào biên bản kiểm tra.
* Biên bản kiểm tra được lập thành 02 bản .( 01 bản lưu tại cơ sở 01 bản gởi lên UBKT công

đoàn cấp trên ).
UỶ BAN KIỂM TRA CĐGD HUYỆN NINH HÒA

×