Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NHNO VÀ PTNT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.28 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN TÍN
DỤNG NHNO VÀ PTNT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
3.1.1Những cơ sở căn cứ phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
(*) Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội:
- Mục tiêu tổng quát: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến
năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong thời gian này, nước ta tập trung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Đi theo con đường công nghiệp hóa này chúng ta sẻ phát huy
cao nhất mọi nguồn nội lực (con người, tài nguyên, cơ sở vật chất, vốn, khoa học
công nghệ…) đó là quá trình vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy
vọt.
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cớ cấu lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội
nhập và phát triển bền vững
Phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị nông sản. Công nghiệp
vùng nông thôn phải được tạo dựng và phát triển, để vừa phục vụ cho cả đầu vào và
đầu ra trong nông nghiệp, vừa tạo dựng việc làm tạo dựng nghề nghiệp mới cho số
lao động ở nông thôn.
Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
(*)Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, tiền tệ, tín dụng trong thời gian tới
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,2%, giá trị sản lượng
nông nghiệp tăng bình quân 4,5% năm.
- Lạm phát bình quân 5 – 6%/ năm. Tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh
toán 15 – 20%/năm. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 20 – 25%/năm. Tốc độ tăng
trưởng cho vay 16 – 20%/năm. Tín dụng trung và dài hạn duy trì 40% tổng dư nợ.
- Mức độ rủi ro vốn tự có/tài sản tự có <8%. Khả năng sinh lợi: lãi/vốn tự có
14 – 16%. Tỷ lệ nợ quá hạn < 4%.
3.1.2 Mục tiêu định hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Quỳnh Lưu:
Mục tiêu tổng quát: NHNo&PTNT phải trở thành lực lượng chủ đạo và chủ


lực trong vai trò cung cấp vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với mục tiêu và chính sách phát triển của đảng và
nhà nước trong từng giai đoạn. Mở rộng một cách vững chắc, an toàn, có quy mô
vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận
lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở các xã, tụ điểm kinh
tế nông thôn, nâng cao khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực
để có sức cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập.
Mục tiêu cụ thể:
- Tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 16% năm, trong đó tăng trưởng dư
nợ tín dụng trung và dài hạn bình quân 14 – 16%/ năm.
- Tăng vốn tự có đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn 8%, bảo đảm nguồn vốn cho
vay, cân đối trung và dài hạn, an toàn chi trả và các đầu tư khác.
- Tăng nguồn nhân lực có chất lượng, kết hợp với mở rộng sản phẩm dịch
vụ, hệ thống hỗ trợ có chất lượng cao. Từng bước mở rộng mạng lưới,
tăng doanh thu từ các dịch vụ và các hoạt động khác chiếm từ 30 – 40%
tổng nguồn thu của ngân hàng.
- Thu nhập của người lao động tăng phù hợp với quy mô phát triển.
Tóm lại: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới,
với đặc trưng là sức ép ngày càng gay gắt. Với vai trò chủ lực trong lĩnh vực cung
cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, nắm chắc xu hướng và tình hình phát triển
nông ngiệp nông thôn là một vấn đề chiến lược đối với NHNo%PTNT.
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG
NHNO & PTNT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN QUỲNH LƯU
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính:
- Tăng cường nguồn vốn tự có từ ngân sách: đề nghị ngân hàng cấp 1, chính
phủ và ngân hàng nhà nước cấp bổ sung vốn tự có từ nguồn vốn ngân sách. Việc
tăng vốn có thể thực hiện làm nhiều giai đọan và có điều kiện để phù hợp với chính
sách phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn theo từng thời kỳ.
- Tăng cường vốn tự có từ bản thân NHNo: Bổ sung vốn tự có từ lợi nhuận

hằng năm; vay nợ dài hạn là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc nợ của ngân
hàng, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu nội bộ hoặc chứng khoán nợ dài
hạn được chuyển đổi (một dạng của trái phiếu).
- Tăng cường cơ cấu lại nợ để lành mạnh hóa tài chính: cớ cấu lại các khoản
nợ, khoanh nợ….
3.2.2 Nhóm giải pháp mở rộng đối tượng cho vay phát triển:
Như sự phân tích thực trạng đối tượng cho vay của ngân hàng trong thời gian
qua, ta thấy rằng đối tượng chính của ngân hàng là các hộ nông dân, với mức dư nợ
thấp. Trong khi trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu các đối tượng kinh tế khác đang
phát triển không ngừng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới
ngân hàng nên chú trọng hơn đến đối tượng này.
Bên cạnh đó, huyện Quỳnh Lưu là địa bàn có nhiều làng nghề truyền thống,
như mây tre đan, làm nghề mộc… các đối tượng này hiện cũng đang cần nhiều vốn
để đầu tư mở rộng sản xuất và từng bước hướng tới xuất khẩu. Đây cùng là một
nhóm khách hàng đầy tiềm năng. Việc hỗ trợ vốn cho các đối tượng này còn nằm
trong các chương trình khuyến khích phát triển của nhà nước, cho nên nó hoàn toàn
phù hợp với các chủ trương chính sách.
Ngoài ra, do đặc điểm địa lý của huyện Quỳnh Lưu là huyện có tiềm năng để
phát triển kinh tế biển, ra khơi đánh bắt xa bờ. Hiện nay các ngân hàng khác trên
địa bàn đã bắt đầu chú trọng đến loại hình kinh doanh này, để không phải mất
nhóm khách hàng tiềm năng này ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích hỗ
trợ cho các hộ ngư dân trong phát triển kinh tế biển.
3.2.2 Nhóm giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn:
Tiếp tục tăng cường công tác huy động vốn với cơ cấu hợp lí làm tiền đề cho
việc mở rộng quan hệ tín dụng trung và dài hạn với các ngành kinh tế.Cụ thể chi
nhánh cần phát triển hình thức huy động tiết kiệm , lãi suất thích hợp, chú trọng huy
động nguồn vốn loại 12 tháng trở lên, tranh thủ nguồn vốn ngắn hạn tạm thời nhàn
rỗi nhất là nguồn tiền kho bạc nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, Ngoài yếu tố lãi
suất các chi nhánh còn phải tăng cường hơn nữa chất lượng phục vụ cũng như tiện
ích mang lại cho người gửi tiền, với những khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài (9,12

tháng) khi có nhu cầu rút tiền trước hạn, nếu thời gian gửi đã đủ các kỳ ngắn hạn hơn
(3, 6 tháng) thì ngân hàng có thể xem xét cho hưởng mức lãi suất hợp lí. Thực hiện
hình thức tiết kiệm dài hạn trả lãi hàng tháng rất phù hợp với những người già có
khoản tiền lớn muốn gửi vào ngân hàng nhận lãi hàng tháng đảm bảo cuộc sống.
Ngân hàng dùng những biện pháp như vậy sẽ giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi
gửi tiền với kì hạn dài.
Đối với nguồn vốn vay cần chú trọng vay bằng cách phát hành kỳ phiếu trung
và dài hạn với nhiều hình thức đặc biệt chú trọng vào huy động dài hạn để thu hút
nguồn vốn dài hạn ổn định vốn từ dân cư nhằm cân đối nguồn vốn của ngân hàng tạo
điều kiện cho đầu tư các dự án dài hạn cần vốn lớn.
Bên cạnh đó cần tăng cường các giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm và hình
thức huy động vốn: tăng cường mở rộng các hình thức: dịch vụ huy động vốn,
thanh toán điện tử liên ngân hàng, dịch vụ máy rút tiền tự động (ATM), dịch vụ
thanh toán thẻ, gửi tiết kiệm tích lủy, phát hành các công cụ tài chính huy động
vốn.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng
Nâng cao hiệu quả tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, mới bằng các biện
pháp như hạn chế và dẫn đến việc đầu tư các hộ sản xuất làm ăn kém hiệu quả trên
cơ sở thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm tra kiểm soát
trước trong và sau khi vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để nắm tình hình biến
động tiền hàng và có hướng thu nợ sử lý kịp thời khi có chiều hướng xấu.
Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng cho phát triển kinh tế thì
NHNo&PTNT Quỳnh Lưu phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định và quy trình
cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cũng hướng dấn của
NHNo&PTNT Việt Nam, và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
phòng ngừa rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó Ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm
định cho mỗi dự án. Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro trong quá trình cho vay sẽ
hạn chế đi nhiều. Để làm tốt công tác thẩm định dự án, Ngân hàng cần thực hiện tốt
những nội dung sau đây:
3.2.3.1 Tăng cường chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tín.

Thông tin là yếu tố không thê thiếu được cho việc thực hiện công tác thẩm
định dự án, khách hàng nhằm tiếp cận khả năng trả nợ và bảo đảm an toàn vốn. Các
thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích. Muốn vậy
thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay
các nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân người đi vay vốn, từ hồ sơ
lưu trữ của Ngân hàng, từ các bạn hàng của chính đối tượng xin vay vốn, từ trung
tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước hoặc từ thông tin đại chúng...vv. Nói chung
nguồn thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng để có thể thu
thập lượng thông tin nhiều, nhanh, với tốc độ cao thì Ngân hàng phải thu thập
thông tin một cách thường xuyên. Đồng thời Ngân hàng nên có một bộ phận
chuyên thu thập thông tin để lượng thông tin được cập nhật hàng ngày ở tất cả các
lĩnh vực. Sau đó mới tiến hành phân loại và lưu trữ, khi nào cần có thể có được
ngay.
3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thẩm định.
Nếu như việc thẩm định khách hàng không quá phức tạp, có thể được thực
hiện trực tiếp bởi mỗi cán bộ tín dụng, thì ngược lại thẩm định dự án lại là một
công việc không đơn giản chút nào. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng
thẩm định thì :
Ngân hàng nên tiến hành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự
án. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, Ngân hàng có thể quy định đối với
những dự án có số vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có một bộ phận chuyên
trách thẩm định, như vậy công việc thẩm định sẽ toàn diện hơn và bao quát hơn.
Nâng cao chất lượng thẩm định cho các cán bộ tín dụng; cần thường xuyên
mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng, mở các
khoá học để phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng
như của các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt các văn bản hướng dẫn về hạch toán trong
các doanh nghiệp.
Nâng cao hơn nữa trong việc chỉ đạo theo chuyên đề kinh doanh đối với các
Ngân hàng cấp 3 nhằm đảm bảo tập trung thống nhất nhưng vẫn phát huy quyền tự
chủ của các chi nhánh cấp 3 tổ chỉ đạo Ngân hàng chi nhánh cần bám sát hơn nữa

để nắm bắt tình hình kiểm tra và thẩm định nhanh chóng các món vay vượt quyền

×