Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Xây dựng qui trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÀNH TÍN

XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT
VẮC XIN MẪU CHUẨN QUỐC GIA BCG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÀNH TÍN

XÂY DỰNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT
VẮC XIN MẪU CHUẨN QUỐC GIA BCG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Công nghệ Sinh học

Mã số:

60420201

Quyết định giao đề tài:


551/QĐ-ĐHNT ngày 21/06/2017

Quyết định thành lập HĐ:

1140/QĐ-ĐHNT ngày 10/09/2019

Ngày bảo vệ:

26/09/2019

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS.BS LÊ VĂN BÉ
2. PGS.TS NGÔ ĐĂNG NGHĨA
Chủ tịch Hội đồng:
TS.NGUYỄN ĐỨC TÂN
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài:“Xây dựng quy trình sản xuất vắc
xin mẫu chuẩn quốc gia BCG” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp
đỡ của các thầy hướng dẫn của các đồng nghiệp tại Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y
tế (IVAC) và sự hợp tác của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế
(NICVB).
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 15 tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thành Tín

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường
Đại học Nha Trang, Khoa Sau đại học, Ban lãnh đạo và các thầy cô Viện Công nghệ
Sinh học và Môi trường lời cảm ơn, sự kính trọng, niềm tự hào được học tập trong
những năm qua.
Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
PGS.TS.BS Lê Văn Bé - Nguyên Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, PGS.TS Ngô
Đăng Nghĩa - Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường. Những người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa luận văn, hỗ trợ và truyền đạt kiến thức cũng như kinh
nghiệm nghề nghiệp cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh
phẩm y tế (NICVB), các bạn đồng nghiệp Phòng Sản xuất Vắc xin BCG, Phòng
Kiểm định thuộc Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin gửi những tình cảm thân thương tới gia đình và những người
thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn này.
Khánh Hịa, ngày 15 tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Tín


iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................xiii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................... xv
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................xvi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................4
1.1. Bệnh lao................................................................................................................4
1.2. Vắc xin phòng lao .................................................................................................5
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu vắc xin phòng lao...................................................................5
1.2.2. Vắc xin BCG ......................................................................................................9
1.3. Đặc điểm sinh học của chủng BCG.....................................................................10
1.3.1. Hình thể BCG ...................................................................................................10
1.3.2. Cấu trúc kháng nguyên......................................................................................10
1.3.3. Đặc tính tăng trưởng ..........................................................................................11
1.4. Hiệu lực của vắc xin BCG và những triển vọng cho vắc xin thế hệ mới ..............13
1.4.1. Hiệu lực của vắc xin BCG .................................................................................13
1.4.2. Những triển vọng cho vắc xin BCG thế hệ mới...................................................15
1.5. Tá chất dùng trong vắc xin BCG .........................................................................16
1.5.1. Tá chất..............................................................................................................16
1.5.2. Vai trò của tá chất..............................................................................................17
1.5.3. Cơ chế hoạt động của tá chất..............................................................................17

1.5.4. Phân loại tá chất ................................................................................................17
1.5.5. Tính an toàn và vấn đề trong lựa chọn tá chất......................................................17
1.5.6. Các tá chất sử dụng cho pha chế và đông khô vắc xin BCG .................................18
1.5.7. Tá chất glutamat natri ........................................................................................19
v


1.5.7.1. Danh pháp .....................................................................................................19
1.5.7.2. Tính chất vật lý ...............................................................................................19
1.5.7.3. Cấu trúc hóa học.............................................................................................19
1.6. Miễn dịch phịng lao và sự chuyển dị ứng tuberculin ..........................................20
1.6.1. Miễn dịch phòng lao..........................................................................................20
1.6.2. Mối liên quan giữa miễn dịch của BCG và sự chuyển dị ứng tuberculin...............21
1.7. Nhu cầu vắc xin phòng lao hiện nay....................................................................22
1.7.1. Nhu cầu vắc xin BCG của thế giới......................................................................22
1.7.2. Nhu cầu sử dụng vắc xin phịng lao của chương trình TCMR Việt nam ...........23
1.8. Công nghệ sản xuất vắc xin BCG tại IVAC ........................................................23
1.8.1. Cơ sở sản xuất vắc xin BCG ..............................................................................23
1.8.2. Quy trình chung sản xuất vắc xin BCG...............................................................24
1.8.2.1. Chủng dùng trong sản xuất..............................................................................24
1.8.2.2. Nuôi cấy ......................................................................................................24
1.8.2.3. Gặt nghiền và pha chế vắc xin .........................................................................25
1.8.2.4. Đông khô ......................................................................................................25
1.8.2.5. Hàn ống chân khơng .......................................................................................27
1.8.2.6. Bao bì, đóng gói và bảo quản ..........................................................................27
1.9. Vắc xin mẫu chuẩn...............................................................................................27
1.9.1. Vắc xin mẫu chuẩn quốc tế ................................................................................27
1.9.1.1. Vắc xin mẫu chuẩn quốc tế BCG Tokyo 172 - Nhật Bản ..................................28
1.9.1.2. Vắc xin mẫu chuẩn quốc tế BCG Danish 1331- Đan Mạch ...............................29
1.9.1.3. Vắc xin mẫu chuẩn quốc tế BCG Russian - Bungari ........................................29

1.9.1.4. Vắc xin mẫu chuẩn quốc tế BCG Moreau-RJ - Braxin ....................................30
1.9.2. Vắc xin mẫu chuẩn quốc gia ..............................................................................30
1.9.3. Một số nguyên tắc trong sản xuất vắc xin mẫu chuẩn ..........................................31
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................33
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................................33
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................33

vi


2.1.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................33
2.2. Vật liệu ...............................................................................................................33
2.2.1. Chủng sản xuất.................................................................................................33
2.2.2. Vắc xin mẫu chuẩn ...........................................................................................33
2.2.3. Động vật thí nghiệm .........................................................................................33
2.2.4. Hóa chất ...........................................................................................................33
2.2.5. Nhà xưởng, thiết bị và dụng cụ.........................................................................34
2.2.5.1. Nhà xưởng ...................................................................................................34
2.2.5.2. Thiết bị .......................................................................................................34
2.2.5.3. Dụng cụ .......................................................................................................34
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................35
2.3.1. Nghiên cứu xác định các thông số sản xuất chính yếu và quan trọng của quy
trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG. .......................................................35
2.3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ glutamat natri đến độ sống tươi của vắc xin
BCG trong giai đoạn gặt nghiền sinh khối và pha vắc xin BCG tươi..........................37
2.3.1.2. Nghiên cứu xác định thể tích đóng ống đến khả năng bảo vệ vắc xin BCG
trong suốt q trình đơng khơ phù hợp với điều kiện thiết bị của IVAC .....................39
2.3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ sau cùng của vắc xin BCG đến độ sống và
tính ổn định nhiệt của vắc xin sau đông khô...............................................................42
2.3.2. Áp dụng các thông số đã nghiên cứu xác định, sản xuất 3 lô vắc xin

MCQG.BCG liên tiếp để thẩm định quy trình sản xuất ..............................................44
2.3.3. Sản xuất lô vắc xin MCQG. BCG, số lượng 1000 ống (5mg BCG/ống). Phối hợp
liên phịng thí nghiệm giữa 2 Viện IVAC và NICVB kiểm tra chất lượng và hiệu chuẩn
lô MCQG.BCG bằng mẫu chuẩn quốc tế. ..................................................................46
2.3.4. Nghiên cứu tính ổn định chất lượng .................................................................48
2.4. Phương pháp kiểm định chất lượng.....................................................................48
2.4.1. Nguyên tắc lấy mẫu kiểm định .........................................................................48
2.4.2. Tiêu chuẩn chất lượng vắc xin MCQG.BCG ....................................................49
2.4.3. Các phương pháp kiểm định.............................................................................50
2.4.3.1. Kiểm tra độ sống (công hiệu) ........................................................................50

vii


2.4.3.2. Kiểm tra tính ổn định nhiệt............................................................................51
2.4.3.3. Kiểm tra an tồn đặc hiệu..............................................................................51
2.4.3.4. Kiểm tra an tồn khơng đặc hiệu (an tồn chung) ..........................................52
2.4.3.5. Kiểm tra vơ khuẩn.........................................................................................52
2.4.3.6. Kiểm tra mật độ quang ..................................................................................52
2.4.3.7. Kiểm tra độ phân tán .....................................................................................53
2.4.3.8. Kiểm tra chân không .....................................................................................53
2.4.3.9. Kiểm tra độ ẩm tồn dư...................................................................................53
2.4.3.10. Kiểm tra cảm quan ......................................................................................54
2.4.3.11. Kiểm tra tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất....................................................54
2.4.3.12. Kiểm tra nhận dạng .....................................................................................54
2.4.3.13. Kiểm tra tính đồng nhất..................................................................................55
2.5. Xử lý và phân tích số liệu....................................................................................55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................56
3.1. Kết quả nghiên cứu xác định các thông số trong quy trình sản xuất.....................56
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ glutamat natri đến độ sống tươi của vắc xin

BCG trong giai đoạn gặt nghiền sinh khối và pha vắc xin BCG .................................56
3.1.2. Nghiên cứu xác định thể tích đóng ống đến khả năng bảo vệ vắc xin BCG trong
suốt quá trình đông khô phù hợp với điều kiện thiết bị hiện có...................................58
3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ sau cùng của vắc xin BCG đến độ sống và tính
ổn định nhiệt của vắc xin sau đông khô......................................................................61
3.2. Kết quả áp dụng các thông số đã nghiên cứu xác định vào quy trình để sản xuất 3
lơ thẩm định vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG..........................................................65
3.2.1. Kết quả mật độ quang, độ phân tán và độ sống vắc xin tươi của 3 lô sản xuất
thẩm định...................................................................................................................67
3.2.2. Kết quả độ sống khô và tỷ lệ ổn định nhiệt của 3 lô sản xuất thẩm định..................67
3.2.3. Kết quả độ ẩm tồn dư, tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất và cảm quan của 3 lô sản
xuất thẩm định ...........................................................................................................68
3.3. Kết quả chất lượng lô vắc xin MCQG.BCG.02 ...................................................69
3.3.1. Kết quả kiểm tra chất lượng lô vắc xin MCQG.BCG.02 ...................................70

viii


3.3.1.1. Kết quả mật độ quang, độ phân tán và độ sống vắc xin tươi của lô vắc xin
MCQG.BCG.02.........................................................................................................70
3.3.1.2. Kết quả độ sống khô và tỷ lệ ổn định nhiệt của lô vắc xin MCQG.BCG.02 ..............71
3.3.1.3. Kết quả độ ẩm tồn dư, tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất và cảm quan của lô vắc
xin MCQG.BCG.02 ..................................................................................................72
3.3.1.4. Kết quả đánh giá độ đồng đều của lô vắc xin MCQG.BCG.02 ......................73
3.3.1.5. Kết quả chân không, vô khuẩn, nhận dạng của lô vắc xin MCQG.BCG.02 ............74
3.3.1.6. Kết quả an toàn đặc hiệu lơ vắc xin MCQG.BCG.02.....................................75
3.3.1.7. Kết quả an tồn chung lơ vắc xin MCQG.BCG.02 ........................................76
3.3.2. Kết quả hiệu chuẩn lô MCQG.BCG.02 để xác định dải độ sống .......................77
3.3.2.1. Kết quả hiệu chuẩn độ sống tại IVAC ..........................................................77
3.3.2.2. Kết quả hiệu chuẩn độ sống tại NICVB.........................................................79

3.3.2.3. Kết quả hiệu chuẩn độ sống tại IVAC và NICVB..........................................80
3.4. Kết quả tính ổn định theo thời gian lô vắc xin MCQG.BCG.02 ................................83
3.4.1. Kết quả độ sống theo thời gian bảo quản ≤ -20oC .............................................83
3.4.2. Kết quả tính ổn định nhiệt theo thời gian bảo quản ≤ -20oC ..............................85
3.4.2.1. Kết quả ổn định nhiệt của lô vắc xin MCQG.BCG.02 sau 12 tháng...............85
3.4.2.2. Kết quả ổn định nhiệt của lô vắc xin MCQG.BCG.02 sau 24 tháng.....................86
3.4.2.3. Kết quả ẩm độ theo thời gian bảo quản nhiệt độ ≤ -20oC ...............................86
3.4.2.4. Kết quả độ chân không, tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất, vô trùng, cảm quan
của lô MCQG.BCG.02 theo thời gian bảo quản nhiệt độ ≤ -20oC...............................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................89
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................90
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
DĐVN

Dược điển Việt Nam

ĐKPƯ

Đường kính phản ứng

ĐƯMD


Đáp ứng miễn dịch

ĐVS

Đơn vị sống

ĐVTN

Động vật thí nghiệm

MCQG

Mẫu chuẩn quốc gia

MCQT

Mẫu chuẩn quốc tế

QĐKN

Quyết định kháng nguyên

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TCMR

Tiêm chủng mở rộng


TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TLS

Tỉ lệ sống

TN

Thí nghiệm

VSDTTW

Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương

TIẾNG ANH
BCG

Bacillus Calmette Guerin
(Trực khuẩn của Calmette Guerin hay còn gọi là vắc xin
phòng lao BCG )

BMRC

British Medicine Research Council
(Hội đồng nghiên cứu Y khoa Anh Quốc)

FDA


Food and Drug Administration
(Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ)

GMP

Good Manufacturing Practice
(Thực hành sản xuất tốt)

HIV

Human Immunodeficiency Virus
(Vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch)

x


IVAC

Institute of Vaccines and Medical Biologicals
(Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế)

IL

Interleukin

KFDA

Korea Food and Drug Administration
(Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc)


LJ

Lowenstein - Jensen
(Tên môi trường Lowenstein - Jensen)

M.BOVIS

Mycobacterium Bovis
(Vi khuẩn lao bò)

MSL

Master seed lot
(Loạt chủng gốc giống)

NIBSC

National Institute for Biological Standards and Control
(Viện Quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định sinh học Vương
quốc Anh)

NICVB

National Institute for Control of Vaccines and Biologicals
(Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế)

NIID

National Intitute of Infectious Diseases
(Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản)


NRA

National Regulation Authority
(Hệ thống quản lý Quốc gia về vắc xin)

PEI

Paul Ehrlich Institute
(Viện Quản lý Vắc xin Sinh phẩm, Đức)

PPD

Purified Protein Derivative
(Dẫn xuất tinh khiết Protein)

S

Sauton
(Tên môi trường Sauton)

S1

Sauton 1
(Tên môi trường Sauton sau khi đưa chủng gốc vào)

S2

Sauton 2
(Tên môi trường Sauton sau khi cấy truyền)


SD

Standard Deviation
(Độ lệch chuẩn)

xi


TGA

Therapeutic Goods Administration
(Cơ quan Quản lý thuốc, Úc)

TST

Tuberculin Skin Test
(Phản ứng lao tố)

UNICEF

United Nations Chilren's Fund
(Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)

WHO-TRS


World Health Organization - Techical Report Series
(Báo cáo kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới)

WSL

Working seed lot
(Chủng sản xuất)

xii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh số trường hợp mắc lao giữa nhóm có tiêm vắc xin BCG và khơng
tiêm vắc xin BCG. .....................................................................................................13
Bảng 1.2. Tác dụng bảo vệ của vắc xin BCG đối với bệnh lao ...................................14
Bảng 2.1. Đậm độ vắc xin BCG tươi tương ứng với các thể tích phân ống.................41
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG ............................................49
Bảng 2.3. Cơng thức tính độ sống vắc xin MCQG.BCG ............................................51
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ glutamat natri đến độ sống tươi của vắc xin BCG 57
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thể tích đóng ống đến độ sống của vắc xin BCG sau đông
khô ............................................................................................................................59
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thể tích đóng ống đến độ ẩm tồn dư, tốc độ tạo huyền dịch
đồng nhất và cảm quan của vắc xin BCG mẫu chuẩn sau đông khô ...........................60
Bảng 3.4. Ảnh hưởng nhiệt độ sau cùng của vắc xin trong q trình đơng khơ đến tỉ lệ
sống, và tính ổn định nhiệt của vắc xin BCG mẫu chuẩn............................................62
Bảng 3.5. Ảnh hưởng nhiệt độ sau cùng của vắc xin trong q trình đơng khơ đến ẩm độ tồn
dư, tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất và cảm quan của vắc xin BCG mẫu chuẩn.................64
Bảng 3.6. Kết quả mật độ quang, độ phân tán và độ sống tươi ...................................67
Bảng 3.7. Kết quả độ sống và tỉ lệ ổn định nhiệt ........................................................68

Bảng 3.8. Kết quả ẩm độ tồn dư, tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất và cảm quan........69
Bảng 3.9. Kết quả mật độ quang, độ phân tán và độ sống tươi của của lô vắc xin
MCQG.BCG.02.........................................................................................................70
Bảng 3.10. Độ sống và tỉ lệ ổn định nhiệt của lô MCQG.BCG.02..............................71
Bảng 3.11. Kết quả ẩm độ tồn dư, tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất và cảm quan của lô
vắc xin MCQG.BCG.02.............................................................................................72
Bảng 3.12. Kết quả độ đồng đều của lô vắc xin MCQG.BCG.02 ...............................73
Bảng 3.13. Kết quả chân không, vô khuẩn, nhận dạng của lô vắc xin MCQG.BCG.02...... 74
Bảng 3.14. Kết quả an tồn đặc hiệu của lơ MCQG.BCG.02 .....................................75
Bảng 3.15. Kết quả an tồn chung của lơ MCQG.BCG.02 .........................................76
xiii


Bảng 3.16. Kết quả hiệu chuẩn độ sống lô MCQG.BCG.02 của IVAC ......................78
Bảng 3.17. Kết quả hiệu chuẩn lô MCQG.BCG.02 của NICVB.................................79
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả độ sống lô MCQG.BCG.02 từ IVAC và NICVB..........81
Bảng 3.19. Kết quả độ sống của lô MCQG.BCG.02 theo thời gian ở nhiệt độ ≤ -20oC. ..... 83
Bảng 3.20. Tính ổn định độ sống của lô MCQG.BCG.02 sau 24 tháng ở nhiệt độ ≤ -20oC... 84
Bảng 3.21. Kết quả ổn định nhiệt sau 12 tháng bảo quản nhiệt độ ≤ -20oC.................85
Bảng 3.22. Kết quả ổn định nhiệt sau 24 tháng bảo quản nhiệt độ ≤ -20oC.................86
Bảng 3.23. Kết quả ẩm độ tồn dư của lô MCQG.BCG.02 theo thời gian....................86
Bảng 3.24. Kết quả độ chân không, tốc độ tạo huyền dịch đồng nhất, vô trùng, cảm
quan của lô MCQG.BCG.02 theo thời gian................................................................87

xiv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Lịch sử phát triển chủng BCG ......................................................................6
Hình 1.2. Chủng 1173P2 - Pháp ...................................................................................8

Hình 1.3. Cấu trúc vách tế bào vi khuẩn lao ...............................................................10
Hình 1.4. Vi khuẩn BCG trên mơi trường Sauton......................................................12
Hình 1.5. Bộ gen của Mycobacterium bovis BCG Pasteur 1173 P2............................16
Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của glutamat natri............................................................19
Hình 1.7. Chủng sản xuất 1173P2 Lot C/WS3 ............................................................24
Hình 2.1. Sơ đồ mơ tả quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG ..............36
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu xác định nồng độ glutamat natri ..........37
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu xác định thể tích phân ống...................40
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu xác định nhiệt độ sau cùng của vắc xin
BCG ..........................................................................................................................42
Hình 2.5. Sơ đồ sản xuất thẩm định quy trình ............................................................45
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG........................47
Hình 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ glutamat natri đến độ sống tươi và mật độ quang
của vắc xin BCG mẫu chuẩn ......................................................................................58
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thể tích đóng ống đến độ sống và độ ẩm tồn dư của vắc xin
BCG mẫu chuẩn sau đơng khơ ...................................................................................61
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ sau cùng đến tỉ lệ sống và ổn định nhiệt ...............63
của vắc xin BCG mẫu chuẩn ......................................................................................63
Hình 3.4. Ảnh hưởng nhiệt độ sau cùng đến độ ẩm tồn dư của vắc xin BCG..............65
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình sản xuất mẫu chuẩn quốc gia BCG ....................................66
Hình 3.6. Vi khuẩn BCG trên mơi trường Lowenstein – Jensen (LJ)..........................71
Hình 3.7. Trọng lượng chuột lang theo thời gian........................................................76
Hình 3.8. Trọng lượng chuột nhắt theo thời gian........................................................77
Hình 3.9. Kết quả hiệu chuẩn độ sống lơ MCQG.BCG.02 của IVAC.........................78
Hình 3.10. Kết quả hiệu chuẩn độ sống lô MCQG.BCG.02 của NICVB ....................80
Hình 3.11. Kết quả độ sống lơ MCQG.BCG.02 của NICVB và IVAC .......................82
Hình 3.12. Vắc xin dự tuyển mẫu chuẩn quốc gia BCG .............................................82
Hình 3.13. Kết quả độ sống vắc xin MCQG.BCG.02 theo thời gian bảo quản ≤ -20oC...... 84
xv



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Hàng năm, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất và cung cấp cho
chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMRQG) từ 3 - 3,5 triệu liều vắc xin
phòng lao BCG. Để đánh giá đúng khả năng bảo vệ của vắc xin BCG thử nghiệm xác
định công hiệu (độ sống) phải được đánh giá chính xác tránh sự biến động các giá trị
do bản chất của các thử nghiệm sinh học. Nhằm hạn chế sai số trong việc đánh giá
công hiệu đối với vắc xin BCG, WHO yêu cầu phải tiến hành song song thử nghiệm
trên mẫu thử với mẫu chuẩn quốc gia (MCQG).
Để đảm bảo tiến độ cung cấp vắc xin BCG cho chương trình TCMR trong điều
kiện chưa có vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG, IVAC phải dùng vắc xin mẫu chuẩn
BCG tạm thời được lấy từ lô vắc xin thương mại, còn Viện Kiểm định Quốc gia Vắc
xin và Sinh phẩm Y tế (NICVB) phải sử dụng vắc xin mẫu chuẩn quốc tế BCG
(MCQT), việc thực hiện này không được WHO chấp nhận.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: Xây dựng quy trình sản xuất vắc xin
mẫu chuẩn quốc gia BCG.
 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG trên dây
chuyền công nghệ và thiết bị IVAC.
- Sản xuất lô vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG đạt tiêu chuẩn của WHO
(WHO.TRS.979, 2013).
 Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG bằng cách
nghiên cứu, thiết lập các thông số kỹ thuật chính yếu và quan trọng trong quy trình sản
xuất, nhằm xác định các thơng số phù hợp, cũng như các điều kiện tối ưu như: xác
định nồng độ glutamat natri trong giai đoạn nghiền tế bào BCG và pha chế vắc xin
tươi, xác định thể tích đóng ống và xác định nhiệt độ sau cùng của vắc xin trong q
trình đơng khơ.
- Sau khi xác định được các thông số phù hợp về nồng độ glutamat natri, thể
tích đóng ống và nhiệt độ sau cùng của vắc xin, tiến hành sản xuất 3 lô vắc xin mẫu

chuẩn quốc gia BCG liên tiếp để thẩm định tính ổn định các thơng số của quy trình sản
xuất, tiến tới sản xuất lô vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG, ký hiệu MCQG.BCG.02 số
lượng 1000 ống (5mg BCG/ống). Phối hợp liên phịng thí nghiệm giữa IVAC và
xvi


NICVB kiểm tra chất lượng, hiệu chuẩn lô vắc xin dự tuyển MCQG.BCG.02 để xác
định dải độ sống bằng mẫu chuẩn quốc tế .
- Kiểm tra tính ổn định chất lượng lô vắc xin MCQG.BCG.02 trong thời gian 24
tháng ở nhiệt độ bảo quản ≤ -20oC.
 Kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn
quốc gia BCG trên dây chuyền công nghệ và thiết bị của IVAC, với các thơng số kỹ
thuật chính được xác định: sử dụng glutamat natri nồng độ 2% trong quá trình nghiền
tế bào vi khuẩn và pha chế vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG. Lựa chọn thể tích đóng
ống 0,5ml/ống/5mg BCG và quyết định để nhiệt độ sau cùng của vắc xin MCQG BCG
là 36 ± 0,5oC.
- Đã sản xuất được lô vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG, số lượng 1000 ống
(5mg BCG/ống), đạt tiêu chuẩn của WHO. Ngày 19 tháng 07 năm 2016 Viện Kiểm
định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã có quyết định số 259/QĐ-KĐQG công
nhận lô MCQG.BCG.02 là vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG, mang mã số NICVBDTMCQG.BCG.02 với dải độ sống xác định là (4,76 ± 2,66) x 106 đvs/mg, được sử
dụng cho kiểm định chất lượng vắc xin BCG tại IVAC và NICVB để xuất xưởng cung
cấp vắc xin BCG cho chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
- Lơ vắc xin MCQG.BCG.02 đạt yêu cầu về tính ổn định chất lượng sau 24
tháng bảo quản ở nhiệt độ ≤ -20oC.



Ý nghĩa của đề tài
Thực hiện thành công đề tài giúp Việt Nam chủ động nguồn mẫu chuẩn trong


kiểm định chất lượng . Đảm bảo việc xuất xưởng liên tục, ổn định nguồn vắc xin BCG
cung cấp đủ số lượng và kịp tiến độ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, làm giảm
thiểu tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh lao ở trẻ em Việt Nam, góp phần tích cực vào sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và ổn định chính trị xã hội.
Khi Việt Nam xuất khẩu vắc xin BCG, cơ quan Kiểm định Quốc gia của nước sở tại
nhập khẩu vắc xin BCG của Việt Nam cần phải có vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG để
kiểm định chất lượng trước khi sử dụng.
Từ khóa: bacillus calmette guerin (BCG), glutamat natri, mẫu chuẩn quốc gia BCG.

xvii


MỞ ĐẦU
Cho đến nay, bệnh lao vẫn là thảm họa của nhân loại. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đến năm 2018 khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao, hơn 10 triệu người
phát bệnh lao, 6,4 triệu người mắc lao mới, 13% số mắc lao đồng nhiễm HIV, 1,3 triệu
người tử vong do lao. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các bệnh
truyền nhiễm (WHO - Global tuberculosis report, 2018).
Việt Nam là nước đứng thứ 12 trong số 22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao
nhất thế giới. Hàng năm Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000
người mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và nghiêm trọng
có đến 18.000 người tử vong do bệnh lao trong đó có khoảng 11.000 ca lao trẻ em tử
vong (Thơng cáo báo chí - Triển khai chiến lược Quốc gia phịng chống lao đến 2020
và tầm nhìn 2030, ngày 24/03/2014).
Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược Quốc gia phịng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cũng đã
xác định: “Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khoẻ cũng như tính
mạng người mắc bệnh với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn. Vì vậy cơng tác phịng
chống bệnh lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó

ngành y tế là nịng cốt”.
WHO khẳng định, sử dụng vắc xin phòng lao BCG cho cộng đồng là giải pháp
duy nhất hiện nay chưa có loại vắc xin mới thay thế.
Hàng năm, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất và cung cấp cho
chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMRQG) từ 3- 3,5 triệu liều vắc xin
phòng lao BCG. Để đánh giá đúng khả năng bảo vệ của vắc xin BCG thử nghiệm xác
định công hiệu (độ sống) phải tuân thủ rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chủng vi
khuẩn, động vật thí nghiệm, điều kiện thực hiện thử nghiệm, phương pháp, kỹ thuật
thực hiện… Tuy nhiên, ngay cả khi những điều kiện này được tuân thủ thì sự biến
động các giá trị cũng là điều khó tránh khỏi do bản chất của các thử nghiệm sinh học.
Để hạn chế sai số trong việc đánh giá công hiệu đối với vắc xin BCG, WHO yêu cầu
phải tiến hành song song thử nghiệm trên mẫu thử với mẫu chuẩn quốc gia (MCQG).

1


Vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG lần thứ nhất của Việt Nam do Viện Vắc xin và
Sinh phẩm Y tế sản xuất năm 2001, đến 2008 được chính thức công nhận và cho phép sử
dụng theo quyết định của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế.
Trong quá trình sử dụng và sau khi chuẩn định lại, ngày 23/03/2015 Viện Kiểm
định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (NICVB) có quyết định số 77/QĐ-KĐQG
về việc ngừng sử dụng lô vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG lần thứ I cho việc kiểm
định vắc xin BCG tại Việt Nam do công hiệu giảm dưới tiêu chuẩn qui định.
Năm 2010, IVAC đã tiến hành hiện đại hố máy móc thiết bị cho dây chuyền sản
xuất vắc xin BCG đạt chuẩn GMP - WHO. Để thiết lập quy trình sản xuất vắc xin
mẫu chuẩn quốc gia BCG trên dây chuyền công nghệ và thiết bị IVAC hiện có, cần
phải nghiên cứu xây dựng quy trình.

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm đảm bảo tiến độ cung cấp vắc xin BCG cho chương trình TCMR trong

điều kiện chưa có vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG, IVAC phải dùng vắc xin mẫu
chuẩn BCG tạm thời được lấy từ lơ vắc xin thương mại, cịn NICVB phải sử dụng vắc
xin mẫu chuẩn quốc tế BCG (MCQT).
Tuy nhiên, việc sử dụng vắc xin mẫu chuẩn BCG tạm thời hay vắc xin mẫu
chuẩn quốc tế BCG cho kiểm định thường nhật và kiểm định xuất xưởng không được
WHO chấp nhận.
Trong đợt đánh giá hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA) tháng 04/2015
các chuyên gia của TCYTTG khuyến cáo nhà sản xuất vắc xin BCG của Việt Nam
phải dùng vắc xin mẫu chuẩn quốc gia do NICVB cung cấp chứng nhận.
Vì vậy, nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia
BCG là thực sự cần thiết và cấp bách.

2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Xây dựng quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG trên dây
chuyền công nghệ và thiết bị của IVAC.
2.2. Sản xuất lô vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG đạt tiêu chuẩn của WHO.

2


3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.1. Nghiên cứu xác định các thơng số sản xuất chính yếu và quan trọng
của quy trình sản xuất vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG.
3.2. Áp dụng các thông số đã nghiên cứu xác định, sản xuất 3 lô vắc xin
BCG liên tiếp để thẩm định quy trình vừa thiết lập.
3.3. Sản xuất lô vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG, ký hiệu
MCQG.BCG.02, số lượng 1000 ống (5mg BCG/ống) đạt tiêu chuẩn của WHO.
Phối hợp liên phịng thí nghiệm giữa IVAC và NICVB hiệu chuẩn để xác định
dải độ sống bằng mẫu chuẩn quốc tế.
3.4. Nghiên cứu tính ổn định chất lượng lô vắc xin MCQG.BCG.02 theo

thời gian 24 tháng ở nhiệt độ bảo quản ≤ -20oC.
4. Ý nghĩa của đề tài
Thực hiện thành công đề tài tạo ra được sản phẩm vắc xin mẫu chuẩn quốc gia
BCG giúp Việt Nam chủ động nguồn mẫu chuẩn trong kiểm định chất lượng . Đảm
bảo việc xuất xưởng liên tục, ổn định nguồn vắc xin BCG cung cấp đủ số lượng và kịp
tiến độ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, làm giảm thiểu tỉ lệ mắc và tử vong do
bệnh lao ở trẻ em Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức
khoẻ nhân dân và ổn định chính trị xã hội.
Trong bối cảnh thế giới thiếu hụt vắc xin BCG như hiện nay, trong tương lai gần
khi Việt Nam xuất khẩu vắc xin BCG, cơ quan Kiểm định Quốc gia của nước sở tại nhập
khẩu vắc xin BCG của Việt Nam cần phải có vắc xin mẫu chuẩn quốc gia BCG để kiểm
định chất lượng trước khi sử dụng.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh lao
Bệnh lao được phát hiện trước công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và các
nước vùng Trung Á. Thời kỳ này, người ta xem lao là một bệnh không điều trị được và
có tính di truyền.
Vào thế kỷ thứ 19, Laennec (1819) và Sokoski (1838) đã mơ tả thương tổn khá
chính xác của bệnh lao. Năm 1882, Robert Kock đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao
chính là một loại trực khuẩn, mà nay gọi là Bacillus Kock (BK).
Đầu thế kỷ 20, hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về dị ứng miễn dịch và phòng
bệnh lao. Năm 1907, Von Pirquet áp dụng phản ứng da để xác định tình trạng nhiễm
lao, Mantoux (1908) dùng phương pháp tiêm trong da để phát hiện dị ứng lao. Từ năm
1944, Waksman đã tìm ra Streptomycin là loại kháng sinh đầu tiên điều trị lao, cho
đến nay nhiều loại kháng sinh điều trị bệnh lao đặc hiệu hơn ra đời (Nguyễn Đình
Hường và cs, 1996).

Bệnh lao (Tuberculosis-TB) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium
tuberculosis) gây ra. Đây là một bệnh xã hội, bệnh khó điều trị và dễ tái phát. Bệnh lây
từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Cứ 1 người bị lao phổi ho khạc ra vi
khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác. Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, thời
gian nào của cuộc đời. Hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú.
Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính
khác như đái tháo đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch.
Bệnh lao có thể gặp ở các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết,
lao màng não, lao xương, lao màng bụng, lao hệ sinh dục, lao ruột, trong đó lao phổi thường
gặp nhất chiếm hơn 85% và là nguồn lây chính cho những người xung quanh.
Những triệu chứng lao phổi điển hình gồm: ho kéo dài, đau ngực, thỉnh thoảng
khó thở, mệt mỏi, đổ mồ hơi trộm về đêm, sốt nhẹ ớn lạnh về chiều, chán ăn, gầy sút…
Miễn dịch với lao là miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào, đây là loại miễn
dịch thu được, không truyền từ mẹ sang con nên cần phải tạo miễn dịch cho trẻ bằng
cách tiêm vắc xin phòng lao (BCG).
4


1.2. Vắc xin phòng lao
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu vắc xin phòng lao
Cùng với sự khám phá ra vi khuẩn lao bởi Robert Kock và sự hiệu chỉnh những
phương pháp cho phép phát hiện vi khuẩn lao trong các bệnh phẩm đã mở đường cho
những tiến bộ nhanh chóng trong nghiên cứu chẩn đốn điều trị, dự phịng và sản xuất
vắc xin phòng lao.
 Chủng giống mẹ
Chủng Nocard do Edmond Nocard phân lập từ sữa của một con bò cái bị bệnh
lao. Chủng Nocard rất độc, 3mg tiêm tĩnh mạch có thể giết chết bê con dưới 6 tháng
tuổi trong vịng 4- 6 tuần. Chủng này được cấy trên mơi trường huyết thanh đông,
Vallée đã giữ chủng này trên môi trường khoai tây glycerin 5% tại một phịng thí
nghiệm ở Alfort.

Năm 1901, chủng Edmond Nocard được gửi đến Viện Pasteur ở Lille - Pháp và
từ năm 1908, Calmette đã cấy truyền liên tục chủng trên môi trường khoai tây mật bị
trong suốt 13 năm (1908 – 1921) để có một chủng trực khuẩn giảm độc lực tên là
Bacillus Calmette Guerin (trực khuẩn của Calmette Guerin hay còn gọi là vắc xin
phòng lao BCG).
Năm 1921, Calmette Guérin đã cấy chuyền 230 lần trên mơi trường khoai tâyglycerin- mật bị (KM) và môi trường Sauton- khoai tây (SK), cuối cùng tạo ra được
một chủng có đặc tính sinh học khác chủng trực khuẩn lao bò (M. Bovis) về khả năng
gây bệnh nhưng giữ được tính kháng nguyên.
Từ năm 1932 đến năm 1947 Guérin đã quyết định lưu giữ chủng này bằng cách cấy
chuyền từ SK sang KM mỗi năm 3 lần, đồng thời ln kiểm tra tính hồi độc của chúng.
Năm 1949, J.Bretey lần đầu tiên đông khô chủng này và lấy tên là chủng 88 của
Pháp. Sau đó ơng tiến hành phân phát chủng 88 cho các phịng thí nghiệm trên thế giới, vì
đây là chủng đơng khơ nên việc vận chuyển rất tiện lợi, nhưng chủng này chưa được dùng
để sản xuất vắc xin. Năm 1960, WHO chính thức đề nghị đông khô chủng và bảo quản ở
nhiệt độ thấp để giữ ổn định các tính chất sinh học (Gheorghiu M, 1990).
Năm 1961, Augier phân lập các khuẩn lạc điển hình như Calmette đã mơ tả trên
mơi trường LJ và ông đã cấy truyền sang KM- SK- S1 (Sauton 1)- S2 (Sauton 2).
Từ canh cấy S2 này lô chủng đầu tiên được đơng khơ mang tên 1173P1, sau đó
các lơ chủng đơng khơ thứ cấp tiếp theo có tên 1173P2 và cũng từ đó sản xuất thành
chủng 1173P2A, 1173P2B, 1173P2C (Gheorghiu M., Augier J., Lagrange P. H, 1983).
5


Chủng BCG đông khô đảm bảo độ sống cao và ổn định trong thời gian dài, nhiều
thí nghiệm khác nhau trên thế giới đã chứng minh khả năng đáp ứng miễn dịch của
chủng này. Những thí nghiệm trên các mơ hình động vật thí nghiệm như: bị, chuột
lang, ngựa, khỉ, tinh tinh và trên người đã chứng minh khả năng của chủng tăng cường
sức đề kháng đối với bệnh lao.

Nhóm 1


BCG
Nhóm 2

phylogeny

DU 1

Nhóm 3

Nhóm 4

Hình 1.1. Lịch sử phát triển chủng BCG
(Brosch, R., Gordon, SV., Garnier, T., et al., PNAS (2007)

6


Các lô chủng gốc đầu tiên được kiểm tra vào các năm 1962, 1971, 1980 về vô
khuẩn, độ sống, an toàn, phản ứng tại chổ tiêm và khả năng gây đáp ứng miễn dịch,
riêng thử nghiệm định danh chỉ được xác định vào năm 1980. Qua các kết quả kiểm tra
các nhà nghiên cứu đã công nhận chủng 1173- P2 lơ 1 và lơ 2 là chủng BCG chính
thống (Gheorghiu M., Augier J., Lagrange P.H, 1983).
Phương pháp cấy chuyền ảnh hưởng đến sự thay đổi tính chất của chủng. Do tính
chất của mơi trường cấy chuyền khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về các chủng và tạo
ra hàng loạt các chủng con (Gheorghiu M. 1990). Theo Debré, tất cả các chủng con
đều có nguồn gốc từ chủng gốc nguyên thủy là chủng Pasteur (Osborn T.W, 1983).
 Các chủng con
Từ năm 1921, Viện Pasteur Paris- Pháp đã phân phát chủng đầu tiên của
Calmette - Guerin đi khắp nơi. Mỗi cơ sở sản xuất có phương pháp ni cấy và cấy

chuyền riêng. Hầu hết các phương pháp cấy chuyền đều thực hiện trên SK và KM và
chuyển trực tiếp từ bề mặt khoai tây này sang khoai tây khác. Nhiều chủng BCG được
giữ trên 30 năm bằng phương pháp cấy chuyền này. Theo thời gian, sự khác biệt giữa
các chủng ngày càng rõ (Gheorghiu M, 1990).
Nhiều phịng thí nghiệm đã nghiên cứu hình thái, tính chất sinh hóa, khả năng
tăng trưởng, mức độ tạo đáp ứng miễn dịch và quan trọng nhất là khả năng gây đáp
ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của các chủng con, đồng thời tìm cách hạn chế sự
khác biệt đó (Sekhuis V.M., Freudenstein H., Sirks J.L, 1977).
Các chủng BCG được đặt tên theo các cơ sở đang giữ chúng. Trên thế giới hiện nay
có rất nhiều chủng BCG. Bốn chủng con được lựa chọn để sản xuất vắc xin BCG là:
- Chủng 1173P2 Paris - Pháp
Chủng này được sử dụng tại Pháp cũng như ở 14 nước khác để sản xuất vắc xin
BCG trong đó có Việt Nam. Chủng Pháp được xem là một chủng ổn định, được tạo ra
từ một khuẩn lạc đặc trưng, trong khi các chủng khác như chủng Đan Mạch, chủng
Glaxo được tạo ra từ một ống chủng ở dạng nước, rồi sau đó được đơng khơ
(Gheorghiu M., Augier J., Lagrange P. H, 1983).

7


Hình 1.2. Chủng 1173P2 - Pháp
Tại Pháp, năm 1973 để nghiên cứu hoạt tính của chủng này, Gernez- Rieux và
Gervois đã gây miễn dịch cho những học sinh tiểu học bằng vắc xin BCG dạng nước,
đồng thời theo dõi tỉ lệ mắc bệnh lao phổi và lao ngoài phổi trong 10 năm, cho thấy
khả năng bảo vệ của chủng rất cao, khoảng 80%. Vắc xin BCG Việt Nam được sản
xuất từ chủng 1173P2 - Pháp, sử dụng cho chương trình TCMR, được theo dõi trong
một thời gian dài thấy rằng tỉ lệ mắc lao giảm một cách đáng kể. Vắc xin được sản
xuất từ chủng 1173P2 cũng có mức bảo vệ rất cao ở Châu Âu (Gernez- Rieux C.,
Gervois M, 1973).
- Chủng 1131 Copenhagen - Đan Mạch

Tại Đan Mạch, năm 1931 bắt đầu dùng chủng BCG qua 423 lần cấy chuyền do
Viện Pasteur Paris cung cấp để sản xuất vắc xin BCG.
Từ năm 1949 đến năm 1966, chủng được tiếp tục cấy truyền qua môi trường
Sauton. Năm 1958, chủng này được chuyển từ Copenhagen đến Tokyo. Tại đây, chủng
được đông khô và chuyển lại cho Copenhagen. Từ năm 1966 trở đi, chủng đông khô
được dùng để sản xuất vắc xin BCG tại Đan Mạch và được mang tên 1131
Copenhagen- Đan Mạch. Các nước Anh, Tiệp Khắc trước đây và nhiều nước khác
cũng sử dụng chủng này để sản xuất vắc xin BCG (Osborn T.W, 1983).

8


×