Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α glucosidase của một số loài rong lục thu hoạch tại vùng biển khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ KIM HẰNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH ỨC CHẾ
ENZYME α–GLUCOSIDASE CỦA MỘT SỐ LOÀI
RONG LỤC THU HOẠCH Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA 10 – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ KIM HẰNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH ỨC CHẾ
ENZYME α–GLUCOSIDASE CỦA MỘT SỐ LOÀI
RONG LỤC THU HOẠCH Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HỊA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Cơng nghệ sinh học

Mã số:

60420201


Mã học viên:

58CH260

Quyết định giao đề tài:

321/ QĐ-ĐHNT ngày 27/03/2018

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:

29/09/2019

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THẾ HÂN
TS. NGƠ THỊ HỒI DƢƠNG
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. VŨ NGỌC BỘI
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA 10 - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu hoạt tính ức chế
enzyme -glucosidase của một số loài rong lục thu hoạch tại vùng biển Khánh
Hịa”là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất cứ
cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 25 tháng 07 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Kim Hằng

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ viên chức tại các
Phịng/Trung tâm của Trƣờng Đại học Nha Trang, Q thầy/cơ giáo Khoa Công nghệ
Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học và Mơi trƣờng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Sự biết ơn chân thành nhất xin gửi đến TS. Nguyễn Thế Hân – Khoa Công nghệ
Thực phẩm và TS. Ngơ Thị Hồi Dƣơng - Viện Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng đã
quan tâm sâu sắc, tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Nghiên cứu này đƣợc tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106-NN.05-2016.73. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
đến đề tài mã số KC.09.05/16-20 thuộc chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Quốc
gia giai đoạn 2016-2020 do ThS. Đỗ Anh Duy làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ một số tƣ liệu
về rong biển phục vụ cho nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học và thực hiện đề tài.
Khánh Hòa, ngày 25 tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Hằng

iv



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 4
1.1. Tổng quan về rong biển ........................................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm của ngành rong lục ............................................................................... 4
1.1.2. Thành phần hóa học của rong biển ....................................................................... 7
1.1.3. Một số chất có hoạt tính sinh học trong rong biển ............................................... 8
1.1.4. Nguồn lợi rong biển ............................................................................................ 10
1.2. Tổng quan về enzyme α-glucosidase ..................................................................... 11
1.2.1. Cấu trúc và chức năng ........................................................................................ 11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng hoạt động của enzym α-glucosidase .......... 14
1.3. Tổng quan về các phƣơng pháp chiết .................................................................... 14
1.3.1. Cơ sở khoa học của quá trình tách chiết ............................................................. 14
1.3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chiết ..................................................... 15
1.3.3. Các phƣơng pháp tách chiết................................................................................ 17
1.3.3.1. Các phƣơng pháp tách chiết bằng dung môi ................................................... 17
1.3.3.2. Một số phƣơng pháp tách chiết khác ............................................................... 18
1.4. Một số phƣơng pháp định tính, nhận diện các chất có hoạt tính sinh học............. 19
1.4.1. Alkaloid .............................................................................................................. 19
v



1.4.2. Flavonoid ............................................................................................................ 20
1.4.3. Terpenoid ............................................................................................................ 20
1.4.4. Saponin ............................................................................................................... 21
1.4.5. Carotenoid .......................................................................................................... 21
1.4.6. Tanin ................................................................................................................... 21
1.4.7. Phenolic .............................................................................................................. 21
1.5. Tổng quan về bệnh đái tháo đƣờng ....................................................................... 21
1.5.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 21
1.5.2. Phân loại ............................................................................................................. 21
1.5.3. Hậu quả của bệnh đái tháo đƣờng ...................................................................... 22
1.5.4. Một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đƣờng ......................................................... 23
1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến nội dung của
đề tài.............................................................................................................................. 24
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 24
1.6.1.1. Các hợp chất ức chế enzym α-glucosidase tổng hợp ....................................... 24
1.6.1.2. Các hợp chất ức chế enzyme α-glucosidase tự nhiên ...................................... 26
1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc .................................................................... 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 30
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................ 30
2.2. Hóa chất và thiết bị chuyên dụng .......................................................................... 30
2.2.1. Hóa chất .............................................................................................................. 30
2.2.2. Thiết bị ................................................................................................................ 30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 31
2.3.1. Bố trí thí nghiệm tổng quát thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài ........ 31
2.3.2. Nghiên cứu sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các mẫu rong
lục ................................................................................................................................. 33
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian và nhiệt độ chiết đến hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase ................................................................................................... 33
vi



2.3.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian chiết ...................................................... 34
2.3.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ chiết ....................................................... 35
2.3.4. Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của một số phân đoạn dung
môi chiết từ rong Halimeda macroloba........................................................................ 36
2.4. Phƣơng pháp phân tích .......................................................................................... 37
2.4.1. Phƣơng pháp xác định độ ẩm ............................................................................. 37
2.4.2. Phƣơng pháp định tính một số thành phần trong dịch chiết ............................... 37
2.4.3. Phƣơng pháp xác định hoạt tính ức chế enzyme α-glucosiadase ....................... 38
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 40
3.1. Hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase của các loài rong nghiên cứu ................. 40
3.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và thời gian chiết đến hoạt tính ức chế enzyme glucosidase của dịch chiết rong Halimeda macroloba ................................................. 43
3.2.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ chiết ............................................................................. 43
3.2.2. Ảnh hƣởng của thời gian chiết............................................................................ 47
3.3. Hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase của các phân đoạn dung môi chiết từ rong
Halimeda macroloba .................................................................................................... 50
3.4. Nhận biết một số nhóm chất có trong dịch chiết rong Halimeda macroloba ........ 54
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 56
4.1. Kết luận.................................................................................................................. 56
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 57
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

E:


Enzyme

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc)

I:

Inhibitor (Chất ức chế)

IDF:

International Diabetes Federation (Liên đoàn đái tháo đƣờng quốc tế)

NL/DM: Nguyên liệu/Dung môi
S:

Substrate (Cơ chất)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của một số loại rong lục thu hoạch ở vùng biển Đông
Nam của Ấn Độ ............................................................................................. 7
Bảng 1.2. Khu vực phân bố của một số lồi rong lục tại Khánh Hịa .......................... 11
Bảng 2.1. Phản ứng nhận biết một số hợp chất trong dịch chiết rong .......................... 38

Bảng 3.1. Định tính một số nhóm chất có trong dịch chiết và phân đoạn dịch chiết từ
rong Halimeda macroloba........................................................................... 55

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Rong Ulva reticulata ............................................................................... 5
Hình 1.2. Rong Ulva lactuca .................................................................................. 6
Hình 1.3. Rong Halimeda macroloba ..................................................................... 6
Hình 1.4. Cấu trúc tiểu phần N tận (A) và C tận (B) của enzyme α-glucosidase ... 12
Hình 1.5. Cơ chế ức chế hai enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết.... 13
Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của Acarbose ............................................................. 24
Hình 1.7. Cấu trúc hóa học của Voglibose ............................................................ 25
Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của Miglitol ............................................................... 25
Hình 2.1. Các mẫu rong lục thu hoạch tại vùng biển Khánh Hịa sử dụng trong
nghiên cứu ............................................................................................................ 30
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng qt .......................................................... 31
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của thời gian chiết đến khả năng ức
chế enzyme α-glucosidase .................................................................................... 34
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hƣởng của nhiệt độ chiết đến khả năng ức chế
enzyme α-glucosidase ........................................................................................... 35
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase của các phân đoạn dung mơi chiết từ rong Halimeda macroloba ....... 37
Hình 3.1. Hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase (tính theo % ức chế) của ba loài
rong Ulva reticulata, Halimeda macroloba và Ulva lactuca ở các nồng độ dịch
chiết khác nhau ..................................................................................................... 40
Hình 3.2. Hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase (tính theo giá trị IC50) của ba loài
rong Ulva reticulata, Halimeda macroloba và Ulva lactuca. ................................ 41
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ chiết đến hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase

(tính theo % ức chế) của dịch chiết rong Halimeda macroloba ở các nồng độ dịch
chiết khác nhau .................................................................................................... 44

x


Hình 3.4. Ảnh hƣởng của nhiệt độ chiết đến hoạt tính ức chế enzyme glucosidase
(tính theo giá trị IC50) của dịch chiết rong Halimeda macroloba. .......................... 44
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hoạt tính ức chế enzyme glucosidase (tính theo % ức chế) của dịch chiết rong Halimeda macroloba ở các
nồng độ dịch chiết khác nhau............................................................................... 47
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của thời gian chiết đến hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase (tính
theo giá trị IC50) của dịch chiết rong Halimeda macroloba. ........................................ 48
Hình 3.7. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase (tính theo % ức chế) của các phân
đoạn dung mơi chiết từ rong Halimeda macroloba ............................................... 51
Hình 3.8. Hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase (tính theo giá trị IC50) của các phân
đoạn dịch chiết từ rong Halimeda macroloba. ........................................................... 52

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài luận văn: Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của một
số lồi rong lục thu hoạch tại vùng biển Khánh Hòa.
Giới thiệu: Bệnh đái tháo đƣờng là một bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa
cacbohydrate khi hormone isulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ
thể. Ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng có hàm lƣợng đƣờng trong máu cao trong một
thời gian dài. Một trong những cách tiếp cận để làm giảm lƣợng đƣờng huyết sau ăn là
làm chậm sự hấp thu glucose thông qua việc ức chế enzym α-glucosidase. Một số loại
thuốc đã đƣợc sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đƣờng thông qua cách tiếp cận này,
tuy nhiên lại có những tác dụng phụ khơng mong muốn. Để hạn chế tác dụng phụ

trong việc sử dụng thuốc và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu điều trị đái tháo đƣờng,
những năm gần đây nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên đã đƣợc sử dụng để thử nghiệm
hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase in vitro và kháng bệnh đái tháo đƣờng in vivo.
Rong biển đã đƣợc chứng minh là nguồn ngun liệu giàu các hợp chất có hoạt tính ức
chế enzyme α-glucosidase. Việt Nam có nguồn nguyên liệu rong biển phong phú tuy
nhiên việc khai thác sử dụng rong biển ở Việt Nam còn chƣa hiệu quả. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là chƣa khai thác đƣợc những thành phần có
giá trị từ nguồn nguyên liệu rong biển. Một số nghiên cứu đã bƣớc đầu đánh giá một
số hoạt tính sinh học của rong biển thu tại vùng biển Việt Nam nhƣ: hoạt tính chống
oxy hóa, hoạt tính kháng khuẩn, hoạt tính kháng tế bào ung thƣ. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của rong biển thu hoạch tại Việt
Nam, đặc biệt là rong lục còn rất hạn chế.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hoạt tính ức
chế enzyme α-glucosidase của 3 lồi rong lục (Ulva reticulata, Ulva lactuca và
Halimeda macroloba) thu hoạch tại vùng biển Khánh Hòa..
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học về khả
năng ức chế enzyme α-glucosidase liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng của một số loài
rong lục thu hoạch tại vùng biển Khánh Hòa. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để
thực hiện những nghiên cứu tiếp theo trong việc tách chiết, tinh sạch và ứng dụng hợp
chất kháng bệnh đái tháo đƣờng từ rong lục từ đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho
các lồi rong này.
xii


Phương pháp nghiên cứu: Các mẫu rong (Ulva reticulata, Ulva lactuca và
Halimeda macroloba) thu tại khu vực ven biển Khánh Hòa, đƣợc định danh bởi các
chuyên gia về rong biển. Mẫu rong đƣợc rửa sạch, vận chuyển về phịng thí nghiệm,
phơi khô, nghiền nhỏ và bảo quản để sử dụng cho các nghiên cứu. Hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase của 3 loài rong thu hoạch đƣợc đánh giá và sàng lọc. Tiếp theo,
lồi rong có hoạt tính ức chế enzyme cao nhất sẽ đƣợc sử dụng để nghiên cứu ảnh

hƣởng của điều kiện chiết và tách phân đoạn. Một số thành phần hóa học của rong đƣợc
định tính. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase đƣợc xác định bằng phƣơng pháp
quang phổ kế, dựa trên phản ứng giữa enzyme và cơ chất p-nitrophenyl-α-Dglucopyranosid (Kim và cộng sự, 2010). Định tính một số nhóm chất có trong phân
đoạn dịch chiết từ rong biển đƣợc thực hiện dựa vào các phản ứng đặc trƣng, dựa theo
các nghiên cứu trƣớc. Số liệu đƣợc tính toán và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft
Excel 2010. Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Statistical Product and Services
Solutions (SPSS) phiên bản 16.0. Giá trị trung bình đƣợc phân tích ANOVA theo phép
thử Ducan.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba loài rong Ulva
reticulata, Ulva lactuca và Halimeda macroloba đều có hoạt tính ức chế enzyme αglucosidase. Giá trị IC50 của 3 loài rong Halimeda macroloba, Ulva reticulata và Ulva
lactuca lần lƣợt là 3,98; 4,76; 5,21 mg/ml. Lồi rong Halimeda macroloba có hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase mạnh nhất trong các lồi rong nghiên cứu và đƣợc sử
dụng để nghiên cứu ảnh hƣởng của điều kiện chiết và tách phân đoạn. Kết quả nghiên
cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ và thời gian chiết cho thấy 60 C và 75 phút là điều kiện
thích hợp để thu nhận dịch chiết có hoạt tính ức chế α-glucosidase từ rong Halimeda
macroloba. Kết quả tách phân đoạn cho thấy ethyl acetate là phân đoạn cho hoạt tính
ức chế α-glucosidase cao nhất với giá trị IC50 là 2,45 mg/ml, tiếp theo là n-hexan,
butanol và nƣớc với các giá trị IC50 tƣơng ứng là 2,79 mg/ml; 4,11 mg/ml và 4,91
mg/ml. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy: trong dịch chiết methanol của rong
Halimeda macroloba có các nhóm chất alkaloid, phenolic, flavonoid, terpenoid,
carotenoid và saponin; trong khi đó, phân đoạn ethyl acetate chỉ có mặt của phenolic,
flavonoid và terpenoid.
xiii


Kết luận và kiến nghị: Rong Halimeda macroloba có hoạt tính ức chế enzyme
α-glucosidase cao nhất trong các lồi rong nghiên cứu. Đề tài đã xác định đƣợc điều
kiện chiết (nhiệt độ và thời gian chiết) thích hợp, đã đánh giá đƣợc hoạt tính ức chế
enzyme của các phân đoạn dung mơi chiết khác nhau và đã định tính đƣợc một số
nhóm chất có trong rong Halimeda macroloba. Những nghiên cứu tiếp cần thu nhận

những thành phần có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase trong dịch chiết của rong
Halimeda macroloba, đồng thời thử nghiệm khả năng kháng bệnh tiểu đƣờng của lồi
rong này trên mơ hình động vật.
Từ khóa luận văn: Bệnh đái tháo đường, rong lục, Halimeda macroloba, enzyme αglucosidase, điều kiện chiết, phân đoạn.

xiv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh đái tháo đƣờng là sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể khi
isulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Ngƣời mắc bệnh đái tháo
đƣờng có hàm lƣợng đƣờng trong máu cao trong một thời gian dài. Hiện nay bệnh đái
tháo đƣờng gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới đặc biệt là đối với các nƣớc đang
phát triển, nó khơng cịn là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề đe dọa sức khỏe của
toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức đái tháo đƣờng thế giới (IDF) số ngƣời mắc bệnh
đái tháo đƣờng (trong độ tuổi từ 18-99) trên toàn cầu năm 2017 là 425 triệu ngƣời và
con số này ƣớc tính tăng lên 693 triệu ngƣời vào năm 2045.Trong năm 2017, có
khoảng 4 triệu ngƣời chết vì bệnh đái tháo đƣờng và chi phí điều trị bệnh đái tháo
đƣờng khoảng 727 tỉ USD (IDF, 2017). Bệnh đái tháo đƣờng nếu không đƣợc điều trị
sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân bị tàn phế thậm chí tử vong nhƣ
hạ đƣờng huyết, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột qụy, tai biến mạch máu não và
mạch máu ngoại biên dẫn đến đoạn chi. Bệnh đái tháo đƣờng còn gây các biến chứng
về thận, biến chứng mắt và biến chứng thần kinh.
Trong cơ thể, màng tế bào ruột non tiết ra enzyme -glucosidase thủy phân các
oligosaccharide (đƣờng đa) thành glucose và thẩm thấu vào máu qua ruột non để nuôi
các tế bào của cơ thể. Khi cơ thể rối loạn chuyển hóa carbohydrate thì lƣợng đƣờng
trong máu cao, đây là một trong những biểu hiện của bệnh nhân đái tháo đƣờng type2. Do vậy, một trong những nguyên tắc để ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đƣờng
type-2 là sử dụng các chất có khả năng ức chế hoạt động của các enzyme chuyển hóa
carbohydrate nhƣ -glucosidase và α-amylase (Lebovitz, 2001). Để chữa bệnh đái

tháo đƣờng type-2 một cách hiệu quả thì cần kết hợp việc dùng thuốc với chế độ ăn
uống và hoạt động thể chất phù hợp. Hiện nay có 3 loại thuốc phổ biến dùng trong
điều trị bệnh đái tháo đƣờng thuộc nhóm chất ức chế enzyme α-glucosidase là
Acarbose, Voglibose và Miglitol tác dụng của thuốc là ức chế enzyme α-glucosidase,
qua đó làm sự tiêu hóa các carbohydrate bị chậm lại, do đó khơng làm tăng nồng độ
đƣờng huyết sau khi ăn. Bên cạnh sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đƣờng, các chất ức
chế enzyme -glucosidase gần đây đã đƣợc chứng minh cịn có tác dụng ngăn ngừa và
điều trị một số bệnh khác nhƣ ung thƣ, viêm gan B và HIV (Abid và cộng sự, 2015).
1


Một trong những hạn chế của những thuốc ức chế enzyme α-glucosidase đang sử dụng
để điều trị bệnh đái tháo đƣờng là những tác dụng phụ không mong muốn của chúng
nhƣ gây tiêu chảy, đầy hơi và phát ban. Để khắc phục những hạn chế của các loại
thuốc đang sử dụng hiện nay và nhằm đa dạng hóa thuốc ngăn ngừa và điều trị bệnh
đái tháo đƣờng, việc tìm kiếm các chất mới có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase
là cần thiết. Với lo ngại của ngƣời bệnh đối với các hợp chất tổng hợp trong những
năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện để thu nhận các hợp chất ức chế
enzyme này từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Hầu hết những nghiên cứu về hoạt tính ức
chế enzyme α-glucosidase ở Việt Nam đƣợc thực hiện trên các nguyên liệu thực vật
trên cạn.
Rong biển đƣợc biết đến là nguồn nguyên liệu giàu các hợp chất có hoạt tính
sinh học, đặc biệt là chất ức chế enzyme α-glucosidase. Việt Nam có một hệ rong biển
phong phú với sản lƣợng lớn. Rong biển đã đƣợc thu hoạch và sử dụng từ lâu nhƣ là
một nguồn thực phẩm, thức ăn cho động vật và một số bài thuốc truyền thống. Tuy
nhiên, chủ yếu các loài rong biển chỉ đƣợc sử dụng ở dạng thô hoặc là những sản
phẩm thông qua các quá trình xử lý đơn giản, với giá thành thấp.
Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu quan tâm đến việc tách chiết các
hợp chất có hoạt tính sinh học từ rong biển nhƣ alkaloid, anthraquinone, carbohydrate,
flavonoid, glycoside, saponin, steoroid, phenol, terpenoid và tanin (Thoudam và cộng

sự, 2011). Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng dịch chiết của rong biển và một
số hợp chất thu nhận từ rong biển có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase. Lordan
và cộng sự (2013) đã chiết xuất các chất giàu phenolic từ nguồn tảo nâu (Ascophyllum
nodosum) ở vùng biển Iceland, có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase và enzyme
α-amylase. Kumar và cộng sự (2012) đã nghiên cứu khả năng ức chế enzyme αglucosidase và enzyme α-amylase từ 4 loài rong biển G. edulis, S. polycystum, U.
lactuca và G. corticata ở vịnh Mannar kết quả là tất cả 4 loại rong này đều cho khả
năng ức chế enzyme mạnh.
Vùng biển Khánh Hịa có cả ba ngành rong đỏ, rong nâu và rong lục; trong đó
rong lục có số lƣợng lồi khá lớn (khoảng 268 loài đã đƣợc định danh). Gần đây đã có
một số nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá một số hoạt tính sinh học từ rong
biển Việt Nam nhƣ: hoạt tính chống oxy hóa (Đặng Xn Cƣờng và cộng sự, 2013),
kháng tế bào ung thƣ (Phạm Đức Thịnh, 2015), hoạt tính chống đơng máu (Bùi Văn
2


Nguyên, 2018). Tuy nhiên, những nghiên cứu về đánh giá khả năng ức chế enzyme αglucosidase của các loài rong biển, trong đó có rong lục ở Việt Nam nói chung và ở
Khánh Hịa nói riêng cịn rất hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase của một số loài rong lục thu hoạch tại vùng biển
Khánh Hịa” nhằm đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của 3 loài rong lục
(Ulva reticulata, Ulva lactuca và Halimeda macroloba) thu hoạch tại vùng biển
Khánh Hịa. Lồi rong có hoạt tính cao nhất sẽ đƣợc lựa chọn để nghiên cứu ảnh
hƣởng của điều kiện chiết và đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các
phân đoạn dung mơi chiết khác nhau.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Sàng lọc hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của một số lồi rong lục thu
hoạch tại vùng biển Khánh Hịa, nhằm lựa chọn đối tƣợng cho các nghiên cứu sâu hơn.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Xác định hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của 3 lồi rong lục thu hoạch
tại vùng biển Khánh Hòa (Ulva reticulata, Ulva lactuca, Halimeda macroloba).

- Xác định điều kiện chiết thích hợp để thu nhận dịch chiết có hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase cao từ lồi rong tiềm năng.
- Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các phân đoạn dung môi
chiết.
- Định tính một số thành phần có trong dịch chiết của loài rong tiềm năng.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài cung cấp các dữ liệu khoa học về khả năng ức chế enzyme αglucosidase liên quan đến bệnh đái tháo đƣờng của một số loài rong lục thu hoạch tại
vùng biển Khánh Hòa.
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để thực hiện những nghiên cứu tiếp theo
trong việc tách chiết, tinh sạch và ứng dụng hợp chất kháng bệnh đái tháo đƣờng từ
rong lục.
3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về rong biển
1.1.1. Đặc điểm của ngành rong lục
Rong biển là một loại thực vật thủy sinh, sống ở môi trƣờng nƣớc mặn, nƣớc lợ,
vùng cửa sông, vùng triền sâu, vùng biển cạn, ở đá hoặc có thể mọc dƣới các tầng
nƣớc sâu với điều kiện phải có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Sự phát triển
của rong biển chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố sinh thái biển nhƣ: địa bàn sinh trƣởng,
nhiệt độ, ánh sáng, độ pH, mức triều, sóng, gió, hải lƣu…(Chapman, 2012). Rong biển
có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, sống thành quần thể. Dựa vào thành phần cấu tạo, loại
sắc tố, các đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh sản mà rong biển đƣợc chia thành 3
ngành chính: ngành rong lục (Chlorophyta), ngành rong nâu (Phaecophyta) và ngành
rong đỏ (Rhodophyta).
Ngành rong lục (Chlorophyta) đƣợc xem là một ngành lớn, có nhiều lồi, đến
nay trên toàn thế giới đã biết khoảng 500 chi và 8000 loài. Trên thế giới rong lục phân
bố chủ yếu phân bố tập trung tại Philippin, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản và ít hơn là
ở Việt Nam với các lồi Caulerpa racemosa, Ulva reticulata, Ulva lactuca. Ngồi ra,

rong lục cịn phân bố rải rác ở các nƣớc bao gồm: Achentina, Bangladesh, Canada,
Chile, Pháp, Hawaii, Israel, Italy, Kenya, Malaysia, Myanmar, Bồ Đào Nha, Thái Lan
(Lê Thị Thủy, 2019).
Trong nghiên cứu này đã sử dụng 3 loài rong lục thu hoạch tại các vùng biển
khác nhau ở Khánh Hòa: Ulva reticulata, Ulva lactuca, Halimeda macroloba nhằm
xác định hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase.
 Rong Ulva reticulata
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Ulvophyceae
Bộ: Ulvales
Họ: Ulvaceae
Chi: Ulva
Loài: Ulva reticulata
4


Rong dạng đai phiến, gồm 2 lớp tế bào, xoắn quấn vào nhau, trên mặt có nhiều
lỗ thủng nhỏ, màu lục nhạt đến thẫm. Mép phiến và lỗ có răng cƣa li ti. Rong thƣờng
bám trên các rong khác, đặc biệt trên rong mơ, ở mực triều thấp đến chỗ nƣớc sâu, nơi
sóng vừa.

Hình 1.1. Rong Ulva reticulata

 Rong Ulva lactuca
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Ulvophyceae
Bộ: Ulvales
Họ: Ulvaceae
Chi: Ulva
Loài: Ulva lactuca

Rong dạng phiến rộng, gồm 2 lớp tế bào, mềm láng, mép nhăn gấp, khơng có
răng cƣa nhỏ. Rong màu lục nhạt, hầu nhƣ chỉ mọc ở nơi chỗ nƣớc yên hoặc sâu.

5


Hình 1.2. Rong Ulva lactuca
 Rong Halimeda macroloba
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Caulerpaceae
Bộ: Caulerpales
Họ: Udoteaceae
Chi: Halimeda
Loài: Halimeda macroloba
Rong gồm các đốt phẳng dẹp, có tẩm ít vơi trắng, dạng quạt, nêm, trịn hay quả thận,
với mép trên nguyên, dợn sóng hay xẻ thùy không đều. Rong màu lục nhạt đến lục, mọc
trên nên đáy cát cứng và mềm ở mực dƣới triều, của bãi ngang phẳng, nơi nƣớc yên.

Hình 1.3. Rong Halimeda macroloba
6


1.1.2. Thành phần hóa học của rong biển
Rong biển đƣợc biết đến nhƣ một loại thực phẩm giàu chất dinh dƣỡng nhƣ
vitamin, protein, khoáng chất, chất xơ, các nguyên tố vi lƣợng cũng nhƣ các hợp chất có
các hoạt tính sinh học khác. Manivannan và cộng sự (2008) đã nghiên cứu thành phần hóa
học của 12 lồi rong trong đó có 4 lồi rong lục, 5 lồi rong nâu và 3 loài rong đỏ tại vùng
ven biển Mandapam (Ấn Độ) kết quả thu đƣợc các hợp chất hữu cơ theo Bảng 1.1. Kết
quả cho thấy hàm lƣợng protein cao nhất đƣợc tìm thấy trong rong Padina gymnospora
(17,08%), thấp nhất là rong Ulva lactuca (3,25%). Hàm lƣợng carbohydrate cao nhất ở

rong Enteromorpha intestinalis (23,84 %). Trong khi đó, rong Enteromorpha clathrata có
hàm lƣợng lipid cao nhất (4,6 %).
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của một số loại rong lục thu hoạch ở vùng biển
Đơng Nam của Ấn Độ
Ngành

Lồi
Enteromorpha
intestinalis

Rong lục

Protein

Carbohydrate

Lipid

(%)

(%)

(%)

16,38 ± 0,50

Enteromorpha clathrata

-


Ulva lactuca

3,25 ± 0,36

Codium tomentosum

6,13 ± 0,23

23,84 ± 0,14

1,33 ± 0,20

-

4,6 ± 0,17

-

1,6 ± 0,17

20,47 ± 0,50

2,53 ± 0,27

“-”: Không nghiên cứu. Nguồn:Manivannan và cộng sự (2008)
Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Tú và cộng sự (2018) khi nghiên cứu thành phần
dinh dƣỡng của một số lồi rong có tiềm năng kinh tế ở Bà Rịa Vũng Tàu:
Cheatomorpha sp, Ulva intestinalis, Ulva lactuca và Gracilariopsis heteroclada đã
xác định đƣợc hàm lƣợng protein rong 4 loài rong này dao động trong khoảng 11,2%
đến 15,8%; hàm lƣợng lipid dao động trong khoảng 0,65% đến 1,48% và hàm lƣợng

tro dao động trong khoảng 33,6 đến 33,9 % trọng lƣợng khơ. Trong 4 lồi đƣợc nghiên
cứu, lồi Ulva lactuca có hàm lƣợng protein cao nhất chiếm 15,38%; tiếp đến là loài
Gracilariopsis heteroclada với hàm lƣợng 14,75%; Cheatomopha sp với hàm lƣợng
13,13% và thấp nhất là lồi Ulva intestinalis với hàm lƣợng 12,08% trọng lƣợng khơ.
Hàm lƣợng lipid cũng khác nhau giữa các loài, loài Ulva intestinalis có hàm lƣợng
7


lipid cao nhất là 1,45%, tiếp đến là Ulva lactuca với 1,08%, Gracilariopsis
heteroclada với 0,93% và cuối cùng là Cheatomorpha sp 0,67% trọng lƣợng khô.
Hàm lƣợng tro của Cheatomorpha sp là 33,72%, của Gracilariopsis heteroclada
32,88%, của Ulva intestinalis là 28,78% và thấp nhất là Ulva lactuca với 24,52% trọng
lƣợng khô. Qua phân tích hàm lƣợng acid amin của 4 lồi rong trên cho thấy loại và tỉ
lệ % của các acid amin thu đƣợc khơng giống nhau giữa các lồi Chetomorpha sp,
Ulva lactuca và G. heteroclada chứa 18 loại acid amin, trong khi đó rong U.
intestinalis chỉ chứa 17 loại acid amin. Rong Ulva lactuca có chứa các loại acid amin
với hàm lƣợng cao nhƣ: arginine, alanine, asparagine, cysteine, glycine với tỉ lệ acid
amin thiết yếu trên tổng số acid min là 45,8%.
1.1.3. Một số chất có hoạt tính sinh học trong rong biển
Trong rong biển có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học nhƣ polyphenol,
alkaloid, flavonoid, polysaccharide, anthraquinones, terpenoid và tannin. Nhiều hoạt
tính sinh học của những hợp chất này đã đƣợc nghiên cứu nhƣ chống oxy hóa, ngăn
ngừa các bệnh ung thƣ, đái tháo đƣờng, kháng vi khuẩn, virus...
*Polyphenol: Polyphenol đƣợc phân loại theo nguồn gốc, chức năng sinh học
và cấu trúc hóa học. Theo cấu trúc hóa học thì polyphenol có thể đƣợc phân loại thành
axit phenolic, flavonoid, stilben, lignans và các hợp chất phenolic khác. Hoạt tính sinh
học của polyphenol đƣợc cơng bố nhiều nhất là hoạt tính chống oxy hóa. Hoạt tính này
đƣợc nghiên cứu thông qua khảo sát quét các gốc DPPH, gốc hydroxy (-OH), các
anion nhƣ superoxide anion (O2), khử sắt (III), tạo phức chelat với ion hóa trị (II) và
oxy hóa lipid của chúng. Gần đây, đã có một số cơng trình cơng bố về hoạt tính chống

viêm nhiễm, kháng vi sinh vật, chống dị ứng, kháng virus HIV và điều hòa đƣờng
huyết. Manuel và cộng sự (2018) đã xác định đƣợc tỷ lệ lớn nhất của các hợp chất
phenolic có trong tảo xanh và trong tảo đỏ là bromophenol, axit phenolic và
flavonoid. Namvar và cộng sự (2013) đã xác định đƣợc trong rong biển Sargassum
muticum thu đƣợc từ Vịnh Ba Tƣ các hợp chất polyphenol có các đặc tính chống oxy
hóa, chống đơng máu và chống ung thƣ. Rajauria (2017) bằng phƣơng pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao đã xác định đƣợc trong dịch chiết thu đƣợc từ rong biển
nâu Himanthalia elongate có các hợp chất chống oxy hóa phenolic bao gồm bốn axit
8


phenolic (axit gallic, axit chlorogen, axit caffeic và axit ferulic), hai flavonoid
(quercetin và myricetin) và phloroglucinol, polyphenol đặc trƣng nhất trong rong biển.
Tƣơng tự nhƣ vậy, Fernandez (2018) đã xác định tổng hàm lƣợng hợp chất phenolic
trong bốn loại rong biển Phorphyra, Laminaria, Undaria và Himanthalia elongata
cũng có khả năng chống oxy hóa trong ống nghiệm.
*Flavonoid: Flavonoid là nhóm hợp chất phenol có cấu tạo khung theo
kiểu C6-C3-C6, có các phân nhóm là anthoxanthin, flavanonne, flavanonol, flavan,
anthocyanidin. Các nghiên cứu gần đây đã xác định đƣợc khả năng chống oxy hóa,
chống ung thƣ và kháng khuẩn của một số hợp chất flavonoid từ rong biển. Farasat và
cộng sự (2014) đã nghiên cứu hàm lƣợng flavonoid từ 4 loài rong lục (Ulva clathrata,
Ulva linza linnaeus, Ulva flexuosa wulfen và Ulva intestinalis linnaeus) tại vùng biển
phía Bắc ở Vịnh Ba Tƣ. Hàm lƣợng flavonoid tổng số của những loài rong này dao
động từ 33,10 đến 8,05 mg RE/g rong khô. Các hợp chất flavonoid là thành phần
chính đóng góp vào khả năng chống oxy hóa của dịch chiết những lồi rong này.
Kanatt và cộng sự (2015) nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của hợp chất flavonoid
từ lồi rong đỏ Kappaphycus alvarezii ở vùng biển Iceland, kết quả cho thấy hàm
lƣợng flavonoid thu đƣợc từ loài rong này khi chiết bằng dung môi hexan là cao nhất
(15,93%) và khả năng khử gốc tự do cao nhất có thể đạt đƣợc trong 5 µg/ml. Nghiên
cứu của Meenakshi và cộng sự (2009) về khả năng chống oxy hóa của 2 lồi rong biển

Ulva lactuca và Sargassum wightii ở vùng biển Rameshwaram Ấn Độ cho thấy hàm
lƣợng flavanoid có khả năng chống oxy hóa tƣơng ứng đối với 2 loài rong này là 2,02
mg GAE/g và 1,16 mg GAE/g rong khô.
* Polysaccharide: Polysaccharide là một phức hợp carbohydrate, là polymer
đƣợc tạo thành từ các monosaccharide nhờ liên kết glycoside, có kích thƣớc lớn và
thƣờng phân nhánh. Các loại polysaccharide có trong rong biển nhƣ carrageenan, agar
và alginate. Nhiều hoạt tính sinh học quan trọng của polysaccharide đã đƣợc nghiên
cứu bao gồm khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxy hóa...Các hợp chất
polysaccharide phổ biến đƣợc tìm thấy trong rong biển bao gồm: ulvans, alginate,
fucoidan, laminarin, carageenan và các oligosaccharide (Vera và cộng sự, 2011). Kết
quả báo cáo của Kraan (2012) về hàm lƣợng polysaccharide tổng số của một số lồi
rong tại vùng biển phía Tây Bắc Châu Âu cho thấy hàm lƣợng trên rong Laminaria là
9


38%, rong Rubus là 62%, Ascophyllum là 42-64%, Undaria là 35-45%, Sargassum là
4%, Ulva là 15-65%, Porphyta là 40% và Gracilaria là 36%.
*Alkaloid: Phân tử alkaloid ln ln có chứa C, H, N và rất hay gặp oxy. Một
số hợp chất alkaloid có chứa lƣu huỳnh. Trong alkaloid thƣờng gặp là amin bậc 1, bậc
2 và bậc 3. Thông thƣờng nitơ tham gia vào nhân dị vịng nhƣng đơi khi cũng có thể ở
ngồi vịng. Rong biển cũng có chứa một lƣợng đáng kể alkaloid; trong rong biển
alkaloid tồn tại ở các dạng là alkaloid phenylethylamine, idole và một số alkaloid
khác. Tyramine là một loại alkaloid đƣợc tìm thấy trong loài rong nâu là Laminaria
saccharina và 2 loài rong đỏ là Chondrus crispus và Polysiphonia urceolata (Guven
và cộng sự, 2010).
1.1.4. Nguồn lợi rong biển
Trên thế giới rong biển có nguồn lợi rất lớn tuy nhiên sản lƣợng mỗi loại rong
đƣợc khai thác và sử dụng hàng năm không đồng đều giữa các quốc gia. Năm 2015
tổng lƣợng rong thu đƣợc trên thế giới là 30,4 triệu tấn trong đó có 1,1 triệu tấn rong
tự nhiên. Chile là nƣớc có trữ lƣợng rong tự nhiên lớn nhất với 345.704 tấn, tiếp theo

là Trung Quốc, Nauy và thứ tƣ là Nhật Bản với 93.300 tấn. Nhật Bản là nƣớc dẫn đầu
về sản lƣợng rong lục với khoảng 4.000 tấn khơ, trong đó sản lƣợng nuôi trồng ƣớc đạt
khoảng 2.500 tấn; kế tiếp là Hàn Quốc với khoảng 1.000 tấn; Philipin khoảng 800 tấn
(FAO, 2018).
Ở Việt Nam rong biển chiếm số lƣợng loài lớn đã xác định đƣợc khoảng 827 loài
rong biển với trữ lƣợng tự nhiên cao, trong đó gồm 268 lồi rong lục (Chlorophyta), 147
loài rong nâu (Phaeophyta), 412 loài rong đỏ (Rhodophyta) (Tu, 2015). Diện tích ni
trồng rong biển ở Việt Nam hiện hơn 10.000 ha, sản lƣợng hơn 101.000 tấn rong
tƣơi/năm. Rong biển đƣợc nuôi trồng tập trung ở các vùng ven biển, Bắc Bộ gần 6.600 ha,
Bắc Trung Bộ hơn 2.000 ha, Nam Trung Bộ 1.400 ha và Đồng Bằng Sơng Cửu Long 100
ha. Riêng Khánh Hịa có hơn 300 ha; trong đó rong sụn chiếm đến 80%, tập trung tại các
địa phƣơng Cam Lâm, Cam Ranh và Vạn Ninh; 20% cịn lại là rong nho thả ni tại các
vùng Cam Lâm và Ninh Hịa…
Khánh Hịa có điều kiện khí hậu nhiệt đới, vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi với
chiều dài bờ biển khoảng 200 km, bãi triều đáy đá và san hơ, diện tích các thủy vực lại
10


lớn nên rất thích hợp cho việc ni trồng và phát triển rong biển. Vì thế, nguồn rong ở
Khánh Hịa rất đa dạng, phong phú. Kết quả tìm hiểu về một số lồi rong phổ biến tại
vùng biển Khánh Hịa đƣợc trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Khu vực phân bố của một số lồi rong lục tại Khánh Hịa
Ngành

Lồi rong

Khu vực phân bố

Tài liệu tham khảo


Enteromorpha prolifera

Ba Làng

Ulva lactuca

Xóm Cồn

Ulva reticulata

Bãi Tiên

Boodlea composite

Hòn Mun

Rong

Struvea anastomosans

Bãi Tiên

Tsutsui và cộng sự (2005)

Lục

Valonia fastigiata

Hòn Tằm


Tu (2015)

Ventricaria ventricosa

Hòn Mun

Caulerpa taxifolia

Bãi Tiên

Halimeda opuntia

Bãi Miếu

Halimeda velasquezii

Bãi Tiên

1.2. Tổng quan về enzyme α-glucosidase
1.2.1. Cấu trúc và chức năng
Enzyme α-glucosidase có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Glucoinvertase,
glucosidoivertase, maltase glucoamylase, glucosidosucrase, nitrophenyl–α–Dglucosidase, transglucosidase, glucosidoinvertase, α-Dglucosidase, α-glucosidase
hydrolase, α-1,4-glucosidase, maltase. Enzyme α-glucosidase (EC.3.2.1.20) có trên màng
bàn chải ruột non của động vật và ngƣời, enzyme này chiếm khoảng 2% tổng số protein.
Enzyme này phân bố trên toàn ruột non với hoạt tính tăng chậm dần bộ chiều dài và đạt
đỉnh ở hồi tràng. Ngồi ra, α-glucosidase cịn đƣợc tìm thấy ở biểu mơ thận. Enzyme αglucosidase có 2 tiểu phần: tiểu phần N tận A và tiểu phần C tận B, cả 2 tiểu đơn vị này
đều có trọng lƣợng phân tử ~100 kDa và thuộc gia đình GH31 phân nhóm 1 do có chuỗi
WiDMNE trong trung tâm xúc tác (Hình 1.5) (; Sim và cộng sự, 2008; Ren và cộng sự,
2011).
11



×