Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ dựa trên cmmi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------------o0o--------------------------

NGUYỄN MINH HIẾU
CẢI TIẾN QUY TRÌNH VÀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM CHO CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN
MỀM VỪA VÀ NHỎ DỰA TRÊN CMMI

Chuyên ngành : HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số

: 60.34.04.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 7- 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------------o0o--------------------------

NGUYỄN MINH HIẾU

CẢI TIẾN QUY TRÌNH VÀNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM CHO CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN
MỀM VỪA VÀ NHỎ DỰA TRÊN CMMI


CHUYÊN NGÀNH : HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
MÃ SỐ
: 60.34.04.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 7- 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS ĐẶNG TRẦN KHÁNH

Cán bộ chấm nhận xét 1

: TS LÊ LAM SƠN

Cán bộ chấm nhận xét 2

: TS NGUYỄN TUẤN ĐĂNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 18 tháng 07 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS NGUYỄN THANH BÌNH
2. TS TRƯƠNG TUẤN ANH
3. TS LÊ LAM SƠN
4. TS NGUYỄN TUẤN ĐĂNG
5. PGS.TS VŨ THANH NGUYÊN

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS NGUYỄN THANH BÌNH

TRƯỞNG KHOA KH& KTMT


ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐÔC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN MINH HIẾU

MSHV : 7140649

Ngày, tháng, năm sinh : 04 – 08 -1990

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành : Hệ Thống Thông Tin Quản Lý

Mã số


: 60.34.04.05

I. TÊN ĐỀ TÀI: CẢI TIẾN QUY TRÌNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM CHO CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VỪA VÀ NHỎ DỰA TRÊN
CMMI
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Tổng hợp tầm quan trọng và các vấn đề trong việc cải tiến quy trình và nâng cao
chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ.
 Đề xuất phương pháp giúp một doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành triển khai và
đạt được CMMI từ nền tảng ban đầu cho đến mức 5 (mức cao nhất).
 Thực hiện kiểm nghiệm và đánh giá phương pháp đề xuất khi triển khai CMMI
tại công ty cổ phần công nghệ DTT.
 Thu thập, so sánh, đánh giá các dữ liệu trong việc triển khai và chỉ ra những hạn
chế, khuyết điểm phục vụ cho những nghiên cứu trong tương lai.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

:

11/6/2016

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

:

17/6/2016

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

:


PGS.TS ĐẶNG TRẦN KHÁNH.

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KH & KTMT
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban chủ nhiệm ngành Hệ Thống Thông Tin Quản
Lý trường Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh và tồn thể q Thầy Cơ tham gia
giảng dạy chương trình đào tạo Thạc sĩ của ngành đã truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy: PGS.TS. Đặng Trần Khánh, đã
trực tiếp giảng dạy môn Bảo Mật Thông Tin Cho Nhà Quản Lý, và hướng dẫn tơi hồn
thành luận văn này. Thầy đã hỗ trợ tôi rất nhiều về phương pháp và định hướng đúng đắn
trong q trình tơi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh/chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình tham gia học tập và hồn thành
luận văn.


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Phần lớn các tổ chức phát triển phần mềm trên khắp thế giới là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Những tổ chức này đều nhận ra tầm quan trọng của việc cải tiến quy trình và phương
pháp làm việc đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình nhưng họ thiếu tri
thức và tài nguyên để thực hiện việc cải tiến này. Việc thực hiện thành cơng các chương
trình cải tiến quy trình phần mềm (SPI) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hầu như

không khả thi do giới hạn của tổ chức trong chi phí khi thực hiện các chương trình này,
các giới hạn về tài nguyên của tổ chức....
Luận văn này cung cấp một hướng dẫn trong việc lựa chọn và triển khai các vùng quy
trình trong mơ hình CMMI. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện thành cơng các
chương trình cải tiến phần mềm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


ABSTRACT
The majority of software development organizations all over the world are small and
medium enterprises. These organizations have realized that it is crucial for their business
to improve their processes and working methods but they are lacking the knowledge and
resources to do it. Successful implementation of Sofware Process Improvement in small
and medium-sized software enterprises (SMEs) is generally not possible because such
organizations are not capable of investing the cost of implementing these programs.
Limited resources and strict deadlines to complete the projects make it further difficult to
implement SPI programs which can also affect quality issues in software project.
This thesis provide a guidance to selecting and deploying relevant process areas from
the CMMI-DEV model. This will facilitate the maturity of software process improvement
in SMEs.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ nội dung và số liệu trong luận văn do tôi nghiên cứu,
khảo sát và thực hiện. Những dữ liệu thu thập được khảo sát một cách khách quan và trung
thực.


1

Mục Lục

Mở đầu ............................................................................................................................................. 8

I.
1.

Giới thiệu đề tài ........................................................................................................................... 8

2.

Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................................... 9

3.

Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................................... 10

4.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan ...................................................................................... 10

5.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 14

II. Giới thiệu tổng quan CMMI ........................................................................................................ 16
1.

CMMI là gì ................................................................................................................................ 16

2.


Các loại mơ hình CMMI........................................................................................................... 18

3.

Các thành phần của CMMI ..................................................................................................... 20

4.

Các mức độ trưởng thành của CMMI .................................................................................... 21

5.

Ưu điểm, hạn chế của CMMI .................................................................................................. 25

III.

Kinh nghiệm áp dụng CMMI tại Việt Nam và nước ngồi................................................... 27

1.

Kinh nghiệm áp dụng tại một số cơng ty Việt Nam ............................................................... 27

2.

Kinh nghiệp áp dụng tại một số cơng ty nước ngồi ............................................................. 32

IV. Xây dựng các bước đề xuất cải tiến qui trình và chất lượng sản phẩm cho các doanh
nghiệp phần mềm vừa và nhỏ dựa trên CMMI ................................................................................ 35
1.


Giới thiệu ................................................................................................................................... 35

2.

Hướng tiếp cận .......................................................................................................................... 37

3.

Các bước đề xuất ....................................................................................................................... 39

4

Mơ tả các quy trình ................................................................................................................... 42

V. Thực hiện cải tiến vùng quy trình phát triển và quản lý yêu cầu tại công ty DTT. ............... 47
1. Phân tích quy trình phát triển u cầu hiện tại của cơng ty. ................................................... 47
2.

Đánh giá quy trình hiện tại so với chuẩn CMMI ................................................................... 50

2.

Quy trình đề xuất ...................................................................................................................... 60

3.

Đánh giá quy trình mới với chuẩn CMMI.............................................................................. 64

VI.


Kết luận và hướng phát triển ................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 71
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 73


2

Danh sách hình
Hình 2. 1 - Lịch sử phát triển CMMI ....................................................................................................... 17
Hình 2. 2 - Ba yếu tố quan trọng trong một tổ chức ................................................................................. 18
Hình 2. 3 - Các mức độ trưởng thành của CMMI ................................................................................... 22
Hình 4. 1 - Cách tiếp cận staged của CMMI............................................................................................ 35
Hình 4. 2 - Cách tiệp cận continuous của CMMI .................................................................................... 36
Hình 4. 3 - Các bước thực hiện trong quá trình cải tiến quy trình ........................................................... 37
Hình 4. 4 - Chu trình thực hiện cải tiến quy trình .................................................................................... 38
Hình 5. 1 - Quy trình phát triển yêu cầu hiện tại tại doanh nghiệp .......................................................... 47
Hình 5. 2- Dữ liệu triển khai SP 1.1 trong các dự án ................................................................................ 53
Hình 5. 3- Dữ liệu triển khai SP 1.2 trong các dự án ................................................................................ 58
Hình 5. 4 - Quy trình phát triển yêu cầu đề xuất ...................................................................................... 61

Danh sách bảng
Bảng 4. 1 - Các bước thực hiện quá trình cải tiến quy trình ..................................................................... 38
Bảng 4. 2 - Vùng quy trình phát triển yêu cầu ......................................................................................... 43
Bảng 4. 3 - Vùng quy trình quản lý yêu cầu ............................................................................................. 45
Bảng 5. 1 - Vai trị và trách nhiệm trong quy trình phát triển yêu cầu hiện tại ........................................ 49
Bảng 5. 2 - Biểu mẫu cho việc đánh giá quy trình .................................................................................... 50
Bảng 5. 3 - Kết quả đánh giá Software Practice 1.1 của vùng quy trình quản lý yêu cầu......................... 51
Bảng 5. 4 - Kết quả đo lường việc thực hiện các Sofware Practice trong Requirement Management ....... 54
Bảng 5. 5 - Kết quả đánh giá Software Practice trong vùng quy trình phát triển yêu cầu ........................ 55

Bảng 5. 6 - Kết quả đo lường việc thực hiện các Sofware Practice trong Requirement Development ....... 59


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chỉ mục

Từ viết tắt

Ý nghĩa

A

Artifact

Các sản phẩm được tạo ra
trong quá trình phát triển
phần mềm.

C

CMMI models

Tập hợp các hướng dẫn
giúp tố chức cải thiện quy
trình của mình.

Continuous Representation


Một mơ hình trong đó mỗi
cấp độ trưởng thành cung
cấp một đề nghị cải tiến
cho từng vùng quy trình cụ
thể.

Customer Requirement

Kết quả của việc khơi gợi,
củng cố và giải quyết các
mâu thuẫn giữa nhu cầu,
mong đợi, các ràng buộc,
giao diện của sản phẩm
của các bên liên quan và
được sự chấp nhận của
khách hàng

D

Defect

Một khiếm khuyết trong
một thành phần hoặc hệ
thống mà nó có thể làm
cho thành phần hoặc hệ
thống khơng thực hiện
đúng chức năng u cầu
của nó.


G

Generic goal

Mơ tả các đặc điểm phải để
thể chế hóa quy trình trong
tổ chức.


4
Generic practice

Mô tả các hoạt động để đạt
được generic goal.

GUI

Giao diện đồ họa người
dùng.

I

IDEAL

Một mơ hình cải tiến phục
vụ như một lộ trình để khởi
tạo, lập kế hoạch và thực
hiện các hoạt động cải tiến.

M


Minutes of Meeting

Biên bản ghi lại các cuộc
họp trong và ngồi tổ chức.

O

Organizational Training

Vùng quy trình có mục
đích phát triển các kỹ năng
và tri thức của các thành
viên trong tổ chức để họ có
thể thực hiện hiệu quả vai
trị của mình trong các dự
án trong mơ hình CMMI.

P

Process & product Quality
Assurance

Vùng quy trình có mục
đích cung cấp cho nhân
viên và các cấp quản lý có
cái nhìn tồn cảnh vào
cách quy trình làm việc và
các cơng việc liên quan
đến sản phẩm trong mơ

hình CMMI.

Process & product Quality
Assurance

Vùng quy trình có mục
đích cung cấp cho nhân
viên và các cấp quản lý có
cái nhìn tồn cảnh vào
cách quy trình làm việc và
các công việc liên quan
đến sản phẩm trong mô


5
hình CMMI.

Q

Product Integration

Vùng quy trình có mục
đích tích hợp các thành
phần của sản phẩm vào
trong sản phẩm, đảm bảo
sản phẩm sau khi được tích
hợp hoạt động đúng như
yêu cầu được đặt ra ( đáp
ứng đầy đủ các chức năng
và các thuộc tính chất

lượng) trong mơ hình
CMMI.

Project Proposal

Đề xuất trình bày những
thiết kế, dự tốn của cơng
ty về dự án.

Product requirement

Chuyển các yêu cầu của
khách hàng sang ngôn ngữ
của các nhà phát triển.

Peer Review

Xem xét các sản phẩm
công việc của các đồng
nghiệp trong suốt quá trình
phát triển sản phẩm để xác
định và loại bỏ các lỗi.

Prototype

Mơ hình mơ phỏng sơ bộ
về sản phẩm cho khách
hàng có cái nhìn sơ bộ về
sản phẩm.


Quality Attribute Scenario

Các kịch bản mô tả các


6
thuộc tính chất lượng
R

Requiremet Specification

Tài liệu đặc tả các yêu cầu

Requiremet Traceability
Matrix

Bảng ma trận mô tả mối
quan hệ giữa các yêu cầu –
nguồn gốc của các yêu cầu
nhằm mục đích dễ dàng
truy vết yêu cầu khi có vấn
đề.

Rational unified process

Là một quy trình phát triển
phần mềm được hãng
Rational phát triển.

.


S

Software Project Planning

Vùng quy trình có mục
đích thiết lập và duy trình
kế hoạch thực hiện dự án
trong mơ hình CMMI

Software Project Tracking
and Oversight

Vùng quy trình có mục
đích cung cấp thơng tin về
tiến độ thực hiện dự án
nhằm mục đích thực hiện
những hành động khắc
phục thích hợp khi hoạt
động của dự án bị chệch đi
đáng kể so với kế hoạch
của dự án trong mơ hình
CMMI.

Specific Goal

Mơ tả các đặc điểm cần
phải được đáp ứng đối với
từng vùng quy trình.


Specific Practice

Mơ tả các hoạt động quan
trọng để đạt specific goal
tương ứng.


7

T

U

Staged Representation

Một mơ hình trong đó việc
đạt được các mục tiêu của
một tập hợp quy trình thiết
lập một mức độ trưởng
thành, mỗi level xây dựng
một nền tảng cho level tiếp
theo.

Test Plan

Tài liệu mô tả phạm vi,
nhân lực và kế hoạch của
các hoạt động kiểm thử dự
kiến.


Test case.

Mô tả dữ liệu đầu vào,
hành động hoặc sự kiện,
kết quả mong đợi để xác
định một chức năng của
ứng dụng phần mềm hoạt
động đúng hay không

Use case

Kỹ thuật được dùng
trong kỹ thuật phần
mềm và hệ thống để nắm
bắt yêu cầu chức năng của
hệ thống. Use case mô tả
sự tương tác đặc trưng giữa
người dùng bên ngoài
(actor) và hệ thống.


8

I. Mở đầu
1. Giới thiệu đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta và thế giới có những bước phát triển
vượt bậc. Sự gia nhập của Việt Nam vào các tổ chức và hiệp định thương mại thế giới đã
đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối Việt Nam, đặc biệt là đối với ngành công nghệ
thông tin của nước ta - một lĩnh vực đang gây sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngồi.
Những thách thức đó địi hịi nền kinh tế Việt Nam phải có những hướng đi mới một cách

phù hợp có sự vận dụng sáng tạo những thành tựu của các nước đi trước.
Theo số liệu thống kê tính đến quý 3 năm 2015, tổng doanh thu công nghiệp cơng nghệ
thơng tin ước tính đạt hơn 27 tỷ USD. Tổng số nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông
tin ước tính đạt 350.000 người. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp phần mềm tại Việt
Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm đến 96% - theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa
và Nhỏ Việt Nam (VINASME)). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực cạnh tranh
còn hạn chế, hệ thống quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức dẫn đến doanh nghiệp thiếu năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nhận thấy điểm
yếu đó, một số doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm tới chất lượng và cải tiến hệ thống quy
trình phát triển phần mềm của mình. Trong thị trường hiện nay, có rất nhiều mơ hình và
hướng dẫn có thể giúp tổ chức cải thiện chất lượng và quy trình của mình. Tuy nhiên, các
cách tiếp cận này đa phần chỉ tập trung vào một phần cụ thể của doanh nghiệp mà khộng
phải là một cách tiếp cận có hệ thống đến những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Capability Maturity Model Integration (CMMI) cung cấp một cách tiếp cận để tránh
những rào cản này. Trên thế giới, mơ hình CMMI được áp dụng khá phổ biến ở các doanh
nghiệp sản xuất phần mềm, áp dụng CMMI thành công giúp tạo ra môi trường làm việc
chuyên nghiệp, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả công việc, hạn chế lỗi xảy ra,
giảm thời gian xử lý lỗi tăng chất lượng sản phẩm và tối ưu hố chi phí. Theo số liệu thống
kê trên trang Web của viện Software Engineering Institute (SEI), một số quốc gia dẫn đầu
về số lượng chứng chỉ CMMI như Trung Quốc, Mỹ, Ấn độ, Tây Ban Nha, Nhật Bản...
Ở Việt Nam,trong mấy năm qua, nhiều doanh nghiệp phần mềm đang nỗ lực nâng cao
quy trình đảm bảo chất lượng và trình độ công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng các


9
tiêu chuẩn quản lý chất lượng vẫn còn rất hạn chế. Chủ yếu là các doanh nghiệp lớn có
tiềm lực tài chính, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới quan tâm đúng mức
đến việc đầu tư, xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Một số
doanh nghiệp đi đầu trong việc triển khai áp dụng CMMI phải kể đến là: CSC Việt Nam,
FPT, Viettel, TMA...Với các doanh nghiệp phần mềm có quy mô vừa và nhỏ, sự hạn chế

về nguồn nhân lực và tài chính đã gây nên những khó khăn khi tự triển khai áp dụng mơ
hình CMMI mà khơng được sự hỗ trợ từ tổ chức tư vấn.
Với tầm nhìn và nhận thấy tầm quan trọng của việc triển khai CMMI đối với các doanh
nghiệp phần mềm vừa và nhỏ tại Việt Nam, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hướng áp
dụng mơ hình CMMI cho doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài
luận văn của mình.
Đề tài này nghiên cứu tìm hiểu về mơ hình CMMI để đưa ra hướng áp dụng triển khai
mơ hình CMMI cho doanh nghiệp phần mềm có quy mơ vừa và nhỏ, và áp dụng thí điểm
đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm là Công ty cổ phần công
nghệ DTT.
Để giải quyết bài toán này, tác giả tiến hành nghiên cứu một số mơ hình được đề xuất
áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới, bên cạnh đó kết hợp thông qua các bài
học kinh nghiệm triển khai của các doanh nghiệp ở Việt Nam đã áp dụng thành cơng
CMMI, tìm hiểu các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
khi muốn cải tiến quy trình sản xuất. Từ đó đề xuất ra một hướng tiếp cận cho việc cải tiến
quy trình phát triển theo mơ hình CMMI cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề cương, tác giả đã tìm hiểu và hiện thực bài tốn nhằm đáp
ứng các mục tiêu sau:
 Tổng hợp tầm quan trọng và các vấn đề trong việc cải tiến quy trình và nâng cao
chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ.
 Đề xuất phương pháp và các bước thực hiện đối với từng quy trình giúp một
doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành triển khai và đạt được CMMI từ nền tảng ban
đầu cho đến mức 5 (mức cao nhất).


10
 Thực hiện kiểm nghiệm và đánh giá phương pháp đề xuất khi triển khai vùng
quy trình phát triển yêu cầu của mơ hình CMMI tại cơng ty cổ phần công nghệ
DTT.

 Thu thập, so sánh, đánh giá các dữ liệu trong việc triển khai và chỉ ra những hạn
chế, khuyết điểm phục vụ cho những nghiên cứu trong tương lai.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu này sẽ xây dựng một hướng triển khai CMMI phù hợp cho các doanh
nghiệp phần mềm vừa vỏ nhỏ từ một mức bất kỳ để đạt được mức 5. Điều này giúp cho
các doanh nghiệp sử dụng nghiên cứu này để đạt được chứng chỉ CMMI, từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1 Ý nghĩa thực tiễn
Đối với tác giả, sau khi thực hiện đề tài sẽ đề xuất, tham mưu cho công ty cổ phần công
nghệ DTT về hướng triển khai để đạt được CMMI mức 5, từ đó q cơng ty sẽ có các biện
pháp triển khai phù hợp và khả thi để đạt được mục tiêu của mình.
4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề cải tiến quy trình và chất lượng sản phẩm là một chủ đề quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng sản phẩm và vị thế của doanh nghiệp. Xung quanh chủ đề này có rất
nhiều nghiên cứu và cơng trình khoa học của nhiều nhóm tác giả đề xuất việc cải tiến các
quy trình từ các tổ chức nhỏ cho đến các tổ chức lớn.
Một nghiên cứu của tác giả Barbara E.Deron thuộc tập đồn hệ thống thơng tin Litton
thực hiện. Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra hướng tiếp cận khi doanh nghiệp triển khai
CMMI từ mức 0 đến mức 3. Nghiên cứu được thực hiện trên 25 công ty khác nhau cùng
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phần mềm trong vòng 7 năm. Kết quả chỉ ra rằng, để
đạt được CMMI mức 3, một công ty phải đáp ứng các mục tiêu của mọi vùng quy trình
(KPA) ở mức 3 và mức 2. Tuy nhiên, các tổ chức có thể rút ngắn thời gian thực hiện


11
xuống bằng cách phân tích, nghiên cứu thực hiện một số quy trình đáp ứng một số mục
tiêu của các KPA ở mức 3 trong khi đang hoàn thiện, đáp ứng các KPA ở mức 2.
Tiếp theo, một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tại IBM đã mơ tả cách thức đạt được

CMMI mức 2 và mức 3 thông qua rational unified process (RUP). Nghiên cứu nhằm mục
đích chỉ ra cách thức làm thế nào mà rational unified process có thể hỗ trợ các tổ chức
đang cố gắng để đạt được chứng chỉ CMMI mức 2 và mức 3. Nhóm tác giả đã sử dụng các
đặc điểm của mơ hình RUP như các giai đoạn phát triển được lặp đi lặp lại, sử dụng mơ
hình use case trong giai đoạn phát triển, cách thức thu thập các phương pháp đo lường, các
bài học kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn phát triển... để chỉ ra sự tương quan cũng như cách
thức để đáp ứng các mục tiêu của các vùng quy trình ở các mức 2 và 3. Tuy nhiên, hạn chế
của nghiên cứu là nó khơng thể chỉ ra cách để giúp tổ chức đạt đến mức 5 thông qua RUP
mà chỉ dừng lại ở mức 3.
Một nghiên cứu của 2 tác giả Will Hayes và Dave Zubrow từ viện công nghệ phần mềm
thuộc đại học Carnegie Mellon đã chỉ ra các KPA có tỷ lệ thất bại cao khi thực hiện đánh
giá từ mức 1 sang mức 2 và mức 3. Điều này có thể giúp các tổ chức nhỏ có thể tập trung
vào KPA nào khi tiến hành đạt CMMI. Nghiên cứu được thực hiện trên 48 tổ chức khác
nhau có ít nhất 2 lần tham gia đánh giá CMMI. Kết quả chỉ ra rằng, ở lần đánh giá đầu
tiên, 100% tổ chức có vấn đề ở vùng quy trình Project Planning (PP) và trên 80% tổ chức
có vấn đề ở Project Monitoring and Control (PMC). Bên cạnh đó, đối với các tổ chức đã
đạt được mức 2 của CMMI thì Quản lý yêu cầu và Quản lý cấu hình là những KPA có tỷ
lệ vấn đề lớn nhất. Điều này chỉ ra rằng, các KPA liên quan đến quản lý dự án là những
KPA khó nhất để thực hiện việc cải tiến quy trình. Tiếp tục thực hiện việc đánh giá các tổ
chức này ở lần đánh giá thứ 2, kết quả tiếp tục chỉ ra rằng các tổ chức ở mức 1 thì 100% tổ
chức tiếp tục có vấn đề với PP và PMC, ngược lại các tổ chức ở mức 2 thì tỷ lệ có vấn đề
ở 2 KPA trên ở mức rất thấp. Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận các KPA liên quan đến
quản lý dự án là khó nhất, tiếp theo là các KPA về quản lý cấu hình và Process & product
Quality Assurance và cuối cùng là các KPA về quản lý yêu cầu. Tiếp tục lần khảo sát thứ
3 đối với các tổ chức đã lên được mức 3 thì các KPA về Product Integration (PI) có vấn đề
lớn nhất, tiếp theo là Organizational Training (OT). Kết quả này chỉ ra sự khác biệt đáng


12
chú ý nhất giữa mức 1 và mức 2 trong mơ hình CMMI là các KPA về Project Planning và

Project Monitoring and Control. Điều này sẽ giúp các tổ chức nhỏ hướng sự quan tâm của
mình vào các KPA cụ thể khi triển khai CMMI.
Một nghiên cứu của nhóm tác giả G.K.Viju, Mohammed Merghany Abd Elsalam,
Khalid Ahmed Ibrahim, Mohammed Jassim đăng trên tạp chí Soft Computing and
Engineering (IJSCE) đã chỉ ra những vấn đề mà các tổ chức nhỏ cần đáp ứng để đạt được
sự thành công khi triển khai CMMI và các vấn đề mà các tổ chức nhỏ hay mắc phải khi áp
dụng CMMI vào trong tổ chức. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra 5 điểm quan trọng mà các tổ
chức nhỏ cần tuân theo khi thực hiện CMMI gồm: sự hỗ trợ từ cấp quản lý, nhân sự đầy
đủ, áp dụng những nguyên tắc quản lý dự án vào trong việc cải tiến quy trình, tích hợp với
tiêu chuẩn ISO 9001, sự hỗ trợ từ các chun gia về cải tiến quy trình. Bên cạnh đó, nhóm
tác giả cũng chỉ ra các thử thách mà các tổ chức nhỏ phải đối mặt bao gồm: xử lý yêu cầu,
chuẩn hóa và xử lý các tài liệu, quản lý dự án, phân bổ tài nguyên, đo lường tiến độ thực
hiện các dự án, quá trình đánh giá và kiểm định trong tổ chức, các vấn đề về training.
Cũng với quan điểm làm thế nào để áp dụng CMMI dành cho các tổ chức nhỏ, nhóm
tác giả Francisco Alvarez R, Jaime Muñoz A và Alfredo Weitzenfeld R đến từ trường đại
học Autónoma de Aguascalientes – Mexico đã đề xuất cách tiếp cận để giúp cho các tổ
chức nhỏ phù hợp với CMMI. Nghiên cứu được thực hiện với 20 cơng ty có số lượng nhân
viên giống nhau ở Mexico. Mục đích của nghiên cứu là chỉ ra CMMI phù hợp với các tổ
chức nhỏ thông qua việc điều chỉnh các quy trình phát triển trong cơng ty. Nhóm nghiên
cứu đã chỉ ra các thách thức mà hầu hết các tổ chức nhỏ đều đối mặt khi thực hiện CMMI
bao gồm: các vấn đề trong việc chuẩn hóa và xử lý các tài liệu, địi hỏi nhiều nguồn lực,
chi phí cho việc đào tạo quá cao, quản lý dự án, các vấn đề về đo lường trong dự án, quá
trình xử lý yêu cầu từ khách hàng. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã áp dụng mơ hình của mình
(bao gồm 3 bước) và phân tích dữ liệu thu được trong 20 công ty trong suốt 12 tháng. Ở
bước đầu tiên liên quan đến việc sửa đổi những quy trình phát triển dự án hiện tại trong
công ty. Bước thứ hai là áp dụng các Specific Practice (SP) vào trong tổ chức. Bước 3 bao
gồm thiết kế chương trình đào tạo và tái tổ chức các vai trò trong tổ chức, Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng nỗ lực cho việc chuẩn hóa các tài liệu được giảm xuống, chất lượng sản



13
phẩm vẫn được duy trì, chu kỳ kiểm sốt và chuẩn hóa tài liệu được rút ngắn xuống trong
các dự án ngắn. Tuy chưa đưa ra được một mơ hình cụ thể để phát triển CMMI dành cho
các tổ chức nhỏ nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra 2 kết quả : (1) việc áp dụng CMMI là có
thể thực hiện được và góp phần vào việc cải tiến quy trình phần mêm của các tổ chức này,
(2) hiệu quả của các quy trình phần mềm có thể được đo lường bằng cách đạt được các
Specific Practice. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề để các tổ chức mạnh dạn vào việc
triển khai CMMI trong các tổ chức của mình.
Nghiên cứu trong nước
Một nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Hà từ trường Đại học quốc gia Hà Nội đã
nghiên cứu việc đánh giá CMMI mức 5 tại công ty FPT. Đề tài nghiên cứu tập trung vào
việc trình bày quá trình đánh giá CMMI mức 5 tại FPT. Quy trình đánh giá được tác giả
đưa ra được nêu theo đúng tiêu chuẩn của viện SEI ( nơi đánh giá CMMI trên toàn thế
giới). Tác giả đưa ra các bước cần chuẩn bị, các yêu cầu đánh giá cho từng vùng quy trình
trong tổ chức tương ứng với mỗi mức. Đối với từng vùng quy trình, tác giả đưa ra các
điểm mạnh, điểm yếu cũng như các điểm cần cải tiến. Kết quả nghiên cứu đã cho ta thấy
một cách tổng quan về các bước cần làm khi thực hiện triển khai CMMI ở một tổ chức mà
cụ thể ở đây là FPT.
Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến từ trường Đại học kinh tế quốc dân đã
nghiên cứu nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CMMI trong quản lý chất lượng tại cơng
ty FPT. Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc chỉ ra các mặt hạn chế khi thực hiện CMMI
trong tổ chức cũng như nguyên nhân của nó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt
động về quản lý – tương tác với khách hàng cũng như các hoạt động về việc thẩm tra &
đánh giá là những vùng quy trình có nhiều vấn đề nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên
nhân xuất hiện tình trạng trên là do đội ngũ nhân viên thiếu những kỹ năng cần thiết trong
việc áp dụng CMMI cũng như hoạt động tuyển dụng và đào tào chưa thực sự hiệu quả. Từ
đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp về nhân sự từ việc thiết lập kế hoạch tuyển dụng, đào
tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho đến việc tăng cường tính kỷ luật và trách nhiệm
trong đội ngũ nhân viên để giúp nâng cao hiệu quả áp dụng mơ hình CMMI trong quản lý
chất lượng tại công ty.



14
Tóm lại, qua các nghiên cứu có thể thấy việc cải tiến quy trình phần mềm đã được
chứng minh là tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức để đáp ứng các mục tiêu
kinh doanh của công ty. Nhu cầu cải tiến quy trình của các tổ chức nhỏ cũng tương tự như
các tổ chức lớn bởi vì họ đều muốn đạt được kết quả tốt hơn trong việc quản lý dự án, phát
triển sản phẩn – dịch vụ và thỏa mãn yêu cầu từ khách hàng. Tuy nhiên, sự hạn chế về tài
nguyên trong tổ chức cũng như những bất cập trong việc triển khai CMMI ở tổ chức là rào
cản dành cho các tổ chức nhỏ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chưa cho thấy một hướng tiếp
cận tổng quan – cụ thể đối với việc phát triển CMMI từ mức ban đầu lên đến mức 5 mà đa
phần chỉ phát triển đến mức 3 đối với một tổ chức cụ thể và trong một hoàn cảnh cụ thể.
Đề tài nghiên cứu này sẽ phát triển một mơ hình phù hợp cho các tổ chức nhỏ ở Việt Nam
trong việc cải tiến quy trình và chất lượng sản phẩm của mình. Đó chính là hướng đi mà
tác giả dự kiến sẽ nghiên cứu trong đề tài luận văn của mình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua ba giai đoạn : (1) nghiên cứu mơ hình triển khai và (2)
áp dụng mơ hình triển khai vào thực tế, (3) đánh giá dữ liệu.
5.1 Nghiên cứu mơ hình triển khai
Đầu tiên, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu các cơng trình khoa học và các đề tài nghiên
cứu liên quan trong và ngoài nước trong việc giải quyết bài toán nâng cao chất lượng sản
phẩm và cải tiến quy trình phần mềm.
Cùng với đó, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu về hiện trạng của các doanh nghiệp phần
mềm vừa và nhỏ: các đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này, các yêu cầu và ràng buộc
cần phải thỏa mãn của các loại hình doanh nghiệp này trong việc cải tiến quy trình làm
việc và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sau đó, tác giả sẽ tổng hợp lại các đặc điểm của doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ,
các mơ hình trong việc cải tiến quy trình phần mềm và nâng cao chất lượng sản phẩm rồi
phân tích theo mục tiêu của bài tốn đặt ra.
Sử dụng cách phân tích số lần sử dụng của các vùng quy trình của CMMI trong các mơ

hình áp dụng cho các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ tại một số cơng ty trên thế giới
để tìm ra vùng quy trình chủ yếu. Cùng với đó, kết hợp với phân tích tỷ lệ lỗi xuất hiện ở


15
các vùng quy trình khi triển khai CMMI ở các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ trên
thế giới. Kết hợp hai kết quả trên, phân tích để xây dựng vùng quy trình trọng tâm. Từ
vùng quy trình này kết hợp phân tích mục đích và mối liên hệ giữa các vùng quy trình của
mơ hình CMMI để chọn ra các vùng quy trình tương ứng với từng giai đoạn để triển khai
CMMI. Cùng với đó, dựa vào phân tích các specific goal và specific pratice đối với từng
vùng quy trình, tác giả sẽ đưa ra các bước thực hiện chi tiết khi triển khai các vùng quy
trình trong các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ.
5.2 Áp dụng mô hình triển khai
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đối chiều mơ hình triển khai với thực tế tại cơng
ty DTT để xác nhận độ chính xác của mơ hình.
Tác giả sẽ so sánh, đối chiếu với cách triển khai CMMI tại công ty cổ phần công nghệ
DTT với cách thức mà tác giả đã xây dựng ở phần trước. So sánh các dữ liệu, các bước khi
triển khai ở từng vùng quy trình để xác minh sự chính xác của vùng quy trình mà tác giả
đã đề xuất.
Cùng với đó, tác giả sẽ đề xuất ban lãnh đạo tiến hành thử nghiệm mơ hình vào một đội
dự án đang triển khai dự án thực tế tại công ty để kiểm chứng sự chính xác của vùng quy
trình phát triển yêu cầu khi triển khai CMMI. Tác giả sẽ thu thập, phân tích dữ liệu của
vùng quy trình quản lý u cầu hiện tại tại cơng ty. Sau đó, đề xuất các bước trong mơ
hình để đạt được mức 3 đối với vùng quy trình này, triển khai các bước này vào trong đội
dự án và thu thập lại dữ liệu từ thực tế để chứng minh sự chính xác của mơ hình đề xuất.
Dữ liệu thu thập sẽ tập trung vào việc so sánh mức độ hoàn thành các specific goal và
practice trong vùng quy trình phát triển yêu cầu trước và sau khi áp dụng.
5.3 Đánh giá dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập từ các bước trên sẽ được tổng hợp, so sánh, đánh giá các kết
quả trong việc triển khai và chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của mơ hình để từ đó có thể

phục vụ cho những nghiên cứu trong tương lai.


16

II. Giới thiệu tổng quan CMMI
1. CMMI là gì
Trong giai đoạn công nghệ phát triển như hiện nay, để tồn tại và phát triển địi hỏi các
cơng ty phải cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, thời gian nhanh hơn
và giá cả phải cạnh tranh hơn. Chính vì vậy càng về sau này sản phẩm ra đời càng địi hỏi
độ phức tạp cao hơn, cơng nghệ hiện đại hơn gấp nhiều lần so với trước đây. Bên cạnh đó
vấn đề tổ chức, quản lý phải đảm bảo có thể thích nghi và đáp ứng được những u cầu
cao về cơng nghệ và tính năng phức tạp của sản phẩm từ phía người dùng.
Trong số những mơ hình, tiêu chuẩn, phương pháp luận hay các hướng dẫn hiện có mặc
dù có thể giúp cho tổ chức cải thiện được cách làm kinh doanh, nhưng phần lớn nó chỉ tập
trung vào hướng làm kinh tế là chủ yếu, mà không đưa ra được hướng tiếp cận một cách
hệ thống vào những vấn đề mà hầu hết các tổ chức gặp phải. Chính vì chỉ tập trung kinh
doanh nên vơ tình những mơ hình cũ này lại trở thành rào cản mà tổ chức cần phải cải
thiện để đảm bảo cho mục tiêu phát triển trong tương lai.
CMMI ra đời cung cấp cơ hội để các tổ chức có thể tránh hoặc loại bỏ được những rào
cản, hạn chế nói trên.CMMI được viết tắt từ Capability Maturity Model Integration – Mơ
hình năng lực trưởng thành. Mơ hình này tập trung mơ tả các quy trình, ngữ cảnh, cách
tiếp cận tổ chức công việc để đạt hiệu quả cao. CMMI được định ra như một phương
pháp để đánh giá và đo sự trưởng thành của quá trình phát triển phần mềm của một tổ
chức.Các giai đoạn hình thành và phát triển của CMMI được thể hiện qua hình 2.1 dưới
đây.


17


Hình 2. 1 - Lịch sử phát triển CMMI
CMMI (Capability Maturity Model Integration) – Mơ hình tích hợp năng lực trưởng
thành, là mơ hình tích hợp của nhiều CMMs (Capability Maturity Models). Được dùng để
quản lý chất lượng cho các tổ chức. Nó có thể được sử dụng để định hướng quản lý, định
hướng phát triển cho một dự án, một bộ phận của tổ chức hoặc toàn bộ tổ chức đó.
CMMI được tạo ra và duy trì bởi một nhóm gồm có các thành viên của chính phủ Mỹ
và Software Engineering Institute (SEI) – Viện công nghệ phần mềm Mỹ. SEI đã nghiên
cứu và xác định ra một số yếu tố mà một tổ chức cần tập trung vào để có thể cải thiện
được q trình kinh doanh. Trong số đó, có 3 yếu tố quan trọng: con người, thủ tục, và
phương pháp. Như vậy làm sao để liên kết các yếu tố này lại với nhau. Hình 2.2 dưới đây
là minh họa cho mối quan hệ giữa 3 yếu tố này.


×