Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của rễ thương lục (phytolacca americana)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THÁI THỊ NGUYÊN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA RỄ THƯƠNG LỤC (PHYTOLACCA
AMERICANA )
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số

: 60 42 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 08/2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS TRẦN CÔNG LUẬN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS TRẦN TRUNG HIẾU
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS HOÀNG MỸ DUNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 22 tháng 07 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. Chủ tịch hội đồng: PGS. TS NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG


2. Thư ký hội đồng: PGS. TS NGUYỄN THÚY HƯƠNG
3. Ủy viên Phản biện 1: TS. TRẦN TRUNG HIẾU
4. Ủy viên Phản biện 2: TS HOÀNG MỸ DUNG
5. Ủy viên Hội đồng: PGS. TS LÊ PHI NGA
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: THÁI THỊ NGUYÊN

MSHV: 12310741

Ngày, tháng, năm sinh: 28/06/1983

Nơi sinh: Tỉnh Quảng Trị

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học


Mã số : 60 42 80

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của rễ
thương lục (Phytolacca americana)
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Khảo sát hóa thực vật của rễ cây thương lục, xác
định hoạt tính kháng vi sinh vật, hoạt tính kháng oxy hóa ở các phân đoạn cao, độc
tố từ rễ thương lục. Tách chiết hợp chất ở phân đoạn cao n butanol
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 11/01/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/06/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS. TS Trần Công Luận

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2016.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)

ii


LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của nhiều tập
thể và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
 PGS. TS. Trần Công Luận, người thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng, động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

 Tập thể các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ sinh học trường Đại học Bách
khoa TP. HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức nền tảng quý báu
cho tôi.
 Các thầy cô, anh chị và các bạn ở Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường làm việc vui vẻ trong thời gian
tôi thực hiện đề tài ở đây.
 Anh Phùng Văn Trung trưởng phịng hóa học các hợp chất thiên nhiên ở viện
Cơng nghệ hóa học đã giúp tơi trong q trình tách các hợp chất hóa học
 Các thầy cơ và các anh chị ở phịng vi sinh và phòng ký sinh trùng Khoa dược
Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
này.
 Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè tôi, những người đã
luôn bên tôi động viên giúp đở để tôi có thể hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2016

iii


TĨM TẮT
Thương lục (Phytolacca ameriacana) là lồi cây có khả năng trị các bệnh như
phù thủng, u nhọt, bệnh ngoài da. Tuy nhiên, đây lại là lồi cây có độc tính, việc sử
dụng nhiều có thể gây ngộ độc, dẫn tới tử vong. Trong một nghiên cứu nhằm xác định
các thành phần hóa học cũng như các đặc tính sinh học của lồi thực vật này, chúng tơi
đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của rễ
thương lục (Phytolacca ameriacana)”.
Nghiên cứu của chúng tơi gồm hai nội dung chính. Trước tiên, chúng tôi xác định
một số chỉ tiêu cơ bản của dược liệu. Giai đoạn hai, chúng tôi xác định một số đặc tính
sinh học như: khả năng chống oxy hóa và nồng độ ức chế tối thiểu các vi sinh vật, phân

đoạn có khả năng kháng vi sinh tốt được tiến hành sắc ký cột để cô lập và xác định cấu
trúc hóa học một số hợp chất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rễ cây thương lục chứa các nhóm chất như
triterpenoid, saponin, chất khử, polyuronic với hàm lượng tương đối cao. Trong đó,
hàm lượng saponin tồn phần khoảng 2,95%. Kết quả thử độc cấp tính cũng cho thấy
rễ cây thương lục có độc tính khá cao với liều LD50 trên chuột đạt 11,38 g/kg. Khả
năng kháng vi sinh vật không phải là ưu điểm của rễ cây thương lục. Trong số 5 loại
cao chiết khảo sát, chỉ có cao n butanol là có khả năng kháng tất các các vi sinh vật
khảo sát (Staphylococcus aureus, E. coli, Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa,
Saccharomyces cerevisiae, Candida albicans, Aspergillus niger với chỉ số MIC lần
lượt là 60; 30; 3,75; 30; 0,256; 2,048 và 2,048 mg/ml). Khả năng chống oxy hóa giảm
dần theo thứ tự cao etyl acetate, cao n hexan, cao metanol, cao n butanol và cao nước
với giá trị IC50 lần lượt đạt 337,728; 578,118; 815,718; 833,775 và 1608,565 (µg/ml).
1

Tiến hành sắc ký cột và phân tích dữ liệu phổ H,

13

C-NMR, DEPT, COSY, HSQC,

HMBC, chúng tôi xác định được trong cao n butanol có chứa 2 hợp chất là Adenosine
và Phytolaccoside E.

iv


ABSTRACT
Phytolacca ameriacana is a plant which can treat some diseases such as oedema,
pimple, skin. However, this plant has toxicity, using it a lot can be poisoned and lead

to death. In a study aim to define chemical components and biology characteristics of
this plant, we carried out the thesis: “Researching chemical components and testing
biology characteristic of the root of Phytolacca ameriacana”.
The study consisted of 2 main

parts. Firstly, we determined some basic

specifications of medicine. Secondly, we determined some biology characteristics such
as: the ability of oxidation resistance and MIC. The fragment can resist well
microbiology will be extracted by chromatography column.
The results showed that the root of Phytolacca ameriacana contains some
compounds with high content such as triterpenoid, saponin, polyuronic. Among that,
the quantity of total saponin is about 2,95%. The result of testing acute toxicity also
showed that the root of this plant contains high toxicity with dose LD50 on mouse is
11,38 g/kg. The ability of microbiology resistance was not the strength of Phytolacca
ameriacana. Among 5 fragment extracts were surveyed, only n butanol extract had
ability to resist all given microbiology (Staphylococcus aureus, E. coli, Bacillus
subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Sacchromyces cerevisiae, Candida albicans,
Aspergillus niger with MIC indicator respectively was 60; 30; 3,75; 30; 0,256; 2,048
và 2,048 ( mg/ml). The ability of oxidation resistance in descending order was ethyl
acetate extract, n hexan extract, methanol extract and n butanol extract with IC50 values
archived 337,728; 578,118; 815,718; 833,775 and 1608,565 (µg/ml) respectively.
1

13

Carrying out chromatography columm and analyzing the data of H, C-NMR, DEPT,
COSY, HSQC and HMBC spectrogram, we found that n butanol extract contains
Adenosine and Phytolaccoside E .


v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của luận văn là do tôi làm không sao chép lấy kết quả
từ một nguồn khác.

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CFU:

(Colony forming unit) đơn vị tạo khuẩn lạc

EtOAc:

Etyl acetate

DPPH:

2,2- diphenyl-1-picrylhydrazyl

DMSO:

Dimethylsulphoxide

FA:


Acid fomix

HPLC:

High-performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao)

MeOH:

Metanol

MHA:

Mueller Hinton Agar (Môi trường Mueller Hinton)

MIC:

Minimal Inhibitory Concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)

SDA:

Sabrouraud Dextrose Agar

SKLM:

Sắc ký lớp mỏng

TSA:

Tryptic Soy Agar


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thương lục Mỹ Phytolacca americana
Hình 1.2: Cơ chế chung của một phản ứng gốc tự do.
Hình 2.1: Tóm tắt quy trình chiết xuất trong phân tích thành phần hóa thực vật
Hình 2.2: Quy trình chiết xuất cao phân đoạn từ rễ thương lục.
Hình 2.3: Công thức cấu tạo của 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl.
Hình 2.4: Cơ chế phản ứng giữa chất kháng oxy hóa và DPPH.
Hình 3.1: Kết quả định tính saponin
Hình 3.2: Sắc ký lớp mỏng cao metanol tổng và các phân đoạn
Hình 3.3: Định tính hoạt tính kháng oxy hóa các phân đoạn cao
Hình 3.4: Hoạt tính qt gốc tự do DPPH của cao metanol
Hình 3.5: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao n hexan
Hình 3.6: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao etyl acetate
Hình 3.7: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao n butanol
Hình 3.8: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao nước
Hình 3.9: Hoạt tính quét gốc tự do DPPH của chứng dương vitamin C
Hình 3.10: Kết tinh của hợp chất MN1
Hình 3.11: Sắc ký lớp mỏng chất MN1 hệ 1
Hình 3.12: Sắc ký lớp mỏng chất MN1 hệ 2
Hình 3.13: Sắc ký lớp mỏng chất M2 hệ 1
Hình 3.14: Sắc ký lớp mỏng chất M2 hệ 2
Hình 3.15: Các tương tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất MN1
Hình 3.16: Các tương tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất M2
viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các phytolaccoside trong rễ thương lục
Bảng 2.1: Các phản ứng hóa học định tính những nhóm hợp chất
Bảng 2.2: Thể tích các hóa chất và mẫu thử sử dụng
Bảng 3.1: Độ ẩm bột dược liệu
Bảng 3.2: Độ tro tồn phần
Bảng 3.3: Độ tro khơng tan trong HCl
Bảng 3.4: Kết quả phân tích sơ bộ hóa thực vật trong rễ thương lục
Bảng 3.5: Kết quả định lượng saponin toàn phần trong rễ thương lục
Bảng 3.6: Bảng kết quả độc tính cấp cao metanol rễ thương lục
Bảng 3.7: Kết quả thu cao toàn phần từ rễ thương lục
Bảng 3.8: Kết quả thu cao phân đoạn bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng
Bảng 3.9: MIC (mg/ml) của các mẫu cao trên các vi khuẩn
Bảng 3.10: MIC (μg/ml) của các mẫu cao trên các nấm
Bảng 3.11: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao chiết metanol
Bảng 3.12: Thơng số thử hoạt tính qt gốc tự do DPPH của cao chiết n hexan
Bảng 3.13: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao chiết etyl acetate
Bảng 3.14: Thơng số thử hoạt tính qt gốc tự do DPPH của cao chiết n butanol
Bảng 3.15: Thông số thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH của cao nước
Bảng 3.16: Thơng số thử hoạt tính qt gốc tự do DPPH của chứng dương vitamin C
Bảng 3.17: Giá trị IC 50 của các phân đoạn cao
Bảng 3.18: Kết quả sắc ký qua cột cổ điển
ix


Bảng 3.19: Dữ liệu phổ 13C, 1H–NMR, HMBC của MN1 và so sánh với tài liệu tham
khảo
Bảng 3.20: Dữ liệu phổ 13C, 1H–NMR, HMBC của MN1 và so sánh với tài liệu tham
khảo

x



MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................ ii
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... iii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iv
ABSTRACT ............................................................................................................. v
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ix
MỤC LỤC ............................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Tổng quan về cây thương lục: ........................................................................... 3
1.1.1. Danh pháp và phân loại: ................................................................................. 3
1.1.2. Hình thái học: ................................................................................................. 3
1.1.3. Sinh thái học và phân bố ................................................................................ 4
1.1.4. Thành phần hóa học: ...................................................................................... 5
1.1.5. Cơng dụng và bộ phận dùng........................................................................... 7
1.1.6. Độc tính của thương lục ................................................................................. 9

xi


1.2. Tình hình nghiên cứu thương lục: ..................................................................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ................................................................ 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: .............................................................. 13
1.3. Gốc tự do và sự oxy hóa ................................................................................. 13
1.3.1. Gốc tự do: ..................................................................................................... 13

1.3.2. Chất kháng oxy hóa ...................................................................................... 15
1.4. Saponin .......................................................................................................... 15
1.4.1. Định nghĩa: ................................................................................................. 15
1.4.2. Phân loại ..................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................... 19
2.1. Vật liệu ............................................................................................................ 19
2.1.1. Ngun liệu .................................................................................................. 19
2.1.2. Dung mơi, hóa chất ...................................................................................... 19
2.1.3. Thiết bị ......................................................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 20
2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu................................................................. 20
2.2.1.1. Xác định độ ẩm dược liệu ......................................................................... 20
2.2.1.2. Xác định tro toàn phần: ............................................................................ 20
2.2.1.3. Xác định tro không tan trong acid clohydric............................................. 21
2.2.1.4. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học: ........................................................ 21

xii


2.2.2. Định tính và định lượng saponin chứa trong nguyên liệu:........................... 24
2.2.2.1. Định tính saponin trong nguyên liệu: ........................................................ 24
2.2.2.2. Định lượng saponin bằng phương pháp Namba: ..................................... 25
2.2.3. Khảo sát độc tính cấp ................................................................................... 25
2.2.4. Phương pháp chiết xuất dược liệu và thu phân đoạn cao ............................. 27
2.2.4.1 Chiết xuất cao toàn phần ............................................................................ 27
2.2.4.2. Chiết các phân đoạn cao từ cao toàn phần ................................................ 27
2.2.4.3. Sắc ký lớp mỏng (SKLM) ......................................................................... 30
2.2.5. Khảo sát hoạt tính sinh học: ........................................................................ 30
2.2.5.1. Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật ......................................................... 30
2.2.5.2. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa: ............................................................ 31

2.2.6. Phân lập các hợp chất: .................................................................................. 35
2.2.6.1. Sắc ký cột cổ điển: .................................................................................... 35
2.2.6.2. Sắc ký trung áp: ......................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN........................................................... 38
3.1. Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu: ................................................................. 38
3.1.1. Xác định độ tinh khiết của nguyên liệu........................................................ 38
3.1.2. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật:..................................................... 39
3.1.3. Kết quả định tính và định lượng saponin: .................................................... 40

xiii


3.1.4. Kết quả độc tính cấp:.................................................................................... 42
3.2. Chiết xuất dược liệu và thu cao phân đoạn: .................................................... 43
3.2.1. Kết quả chiết xuất cao toàn phần: ............................................................... 43
3.2.2. Kết quả chiết cao phân đoạn ........................................................................ 43
3.2.3. Kết quả sắc ký lớp mỏng phân đoạn cao: .................................................... 44
3.3. Kết quả kiểm tra hoạt tính sinh học của rễ thương lục: .................................. 46
3.3.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật: ......................................................................... 47
3.3.2. Kết quả kháng oxy hóa: ............................................................................... 49
3.3.2.1. Định tính hoạt tính kháng oxy hóa: ........................................................... 49
3.3.2.2.Kết quả hoạt tính kháng oxy hóa trên các phân đoạn cao:......................... 50
3.4. Kết quả phân lập hợp chất: ........................................................................ 57
3.4.1. Phân lập các hợp chất: .................................................................................. 57
3.4.2. Xác định cấu trúc của các hợp chất: ............................................................. 63
3.5. Đánh giá về hai hợp chất MN1 và M2: ........................................................... 71
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 72
4.1. Kết luận: ................................................................................................... 72
4.2. Kiến nghị:................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 74

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 79

xiv


MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triễn
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Song song với những tiện lợi của
cuộc sống hiện đại thì vấn đề về môi trường, sức khỏe cũng đặt ra nhiều thách thức.
Chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm
trong xã hội. Con người từ xưa đến nay đã biết sử dụng thuốc để chống chọi bệnh
tật và phục hồi sức khỏe cho con người. Khi dùng thuốc điều mà ta quan tâm là hiểu
rỏ về tác dụng của nó để tránh những trường hợp ngộ độc hay những tác dụng phụ
của thuốc. Ngày nay khi mà hầu hết các bệnh thông dụng đều có các loại thuốc
thơng dụng để điều trị thì điều được quan tâm là tác dụng phụ của thuốc, để đáp ứng
vấn đề này thì các thuốc có nguồn gốc tự nhiên đang được nghiên cứu để có những
ứng dụng nhiều hơn. Một trong những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên đáng
được quan tâm đó là thực vật
Thương lục (Phytolacca acinosa Roxb, thương lục Mỹ Phytolacca
americana) là một cây thuốc có nguồn góc từ vùng Bắc Mỹ được du nhập vào Việt
Nam. Đây là loại cây có củ nhìn giống củ nhân sâm nhưng cơng dụng dược lý của
nó thì hoàn toàn khác, trong dân gian thương lục dùng để trị những bệnh như phù
thũng, mụn nhọt, bệnh ngoài da với liều lượng nhỏ. Một điều đáng lưu ý ở đây mặc
dù là một cây thuốc nhưng thương lục có tính độc có thê gây ngộ độc có thể dẫn tới
tử vong nếu uống quá liều lượng.
Ở Việt Nam những năm gần đây cũng có những trường hợp ngộ độc đáng
tiếc xảy ra khi người dân nhầm tưởng thương lục với nhân sâm. Để giúp hiểu rỏ hơn
về thương lục cũng như tránh sự nhầm lẫn giữa thương lục với nhân sâm mà tôi
chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và thử hoạt tính sinh học của rễ
thương lục (Phytolacca ameriacana)”. Với mong muốn đưa ra những hình ảnh,

một số công dụng của cây thương lục cũng như biết được độc tính của thương lục,
giúp mọi người thận trọng hơn khi sử dụng những bài thuốc có sử dụng thương lục
với những liều lượng phù hợp.
Đề tài xây dựng với những nội dung sau:
1


-

Xác định được độc tính cấp trên chuột của rễ thương lục

-

Xác định được hoạt tính kháng vi sinh vật và kháng oxy hóa của rễ thương
lục.

-

Phân lập được một số hợp chất chứa trong rễ thương lục
Nhằm mục đích biết được thành phần một số hợp chất chứa trong rễ thương

lục, cẩn thận với liều lượng sử dụng thương lục khi sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây thương lục:
1.1.1. Danh pháp và phân loại: [9], [15], [22], [26]
Cây thương lục còn được biết đến với các tên gọi khác thủy la bặc, sơn la

bặc, trưởng bất lão, kim thất nương, … tên tiếng Anh pokeweed, pokesallet,
pokeberry, ..
Thương lục Mỹ có tên khoa học là Phytolacca americana (cịn có tên khác
Phytolacca decandra) nằm trong hệ thống phân loại như sau:
Giới:

Thực vật

(Plantea)

Ngành:

Ngọc lan

(Magnoliophyta)

Lớp:

Ngọc lan

(Magnoliopsida)

Phân lớp:

(Caryophyllidae)

Bộ:

Cẩm chướng


(Caryophyllales)

Họ:

Thương lục

(Phytolaccaceae)

Chi:

Phytolacca

Loài:

Thương lục Mỹ

(Phytolacca americana)

1.1.2. Hình thái học: [1], [9]
Thương lục là loại cây nhỏ sống lâu năm rễ củ mập, hình trụ có ngấn ngang.
Thân hình trụ, nhẵn, hơi hóa gỡ ở gốc, phân cành ở gần ngọn.
Lá mọc so le, hình bầu dục, mũi mác, dài 10 ÷ 20 cm, rộng 6 ÷ 8 cm, gốc
thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài.
Cụm hoa mộc đối diện với lá thành chùm, dài hơn lá, thường cong xuống,
cuống có cạnh, nhẵn; hoa màu trắng pha hồng; lá bắc 3; hoa bao có 5 phiến bằng
nhau, nhọn đầu; nhị 8 ÷ 10; bầu có 8 ÷ 10 nỗn.
Cây thương lục Mỹ cao 2 ÷ 3 mét, cành thường có màu đỏ tía. Hoa mọc
thành chùm màu trắng sau chuyển sang hồng.
3



Quả có tới 10 múi trong đó có hạt. Cây thương lục Mỹ được trồng làm cảnh
và làm thuốc. Trồng bằng hạt hay mầm rễ.

(a)

(b)

(c)

(d)
Hình 1.1: (a): Thương lục Mỹ (Phytolacca americana). Và các bộ phận hoa
(c), quả (b), củ hay rễ (d)
1.1.3. Sinh thái học và phân bố:
Thương lục là cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng. Cây sinh trưởng và phát
triễn tốt trong điều kiện ẩm mát quanh năm; với nhiệt độ khơng khí trung bình là 15
4


÷ 18 0C. Thương lục ra hoa quả nhiều hàng năm. Dưới gốc cây mẹ, thường thấy các
cây con mộc từ hạt và sẽ có hoa quả ngay trong năm đầu tiên. [9]
Thương lục có nguồn gốc từ Bắc Mỹ sau đó du nhập vào châu Âu (Sauer
1952). Sau đó lan sang các châu lục khác và bây giờ có mặt ở Nam Phi, Nhật Bản,
Australia, New Zealand, Argentina, … (Edwards et al. 1988) [21]
1.1.4. Thành phần hóa học:
Rễ thương lục:
Rễ thương lục có chức các saponin với tên gọi là phytolaccoside A, B, C, D,
D2, E, F và G [21], [43]
Bảng 1.1: Các phytolaccoside trong rễ thương lục
Phytolaccoside

A

3-O-β-ᴅ-xylopyranosyl-esculentic acid 3-O methyl ester

B

3-O-β-ᴅ-glucopyranosyl-jaligonic acid 3-O methyl ester

D

3-O-[β-ᴅ-glucopyranosyl
esculentic acid 3O methyl ester

(1→4)-β-ᴅ-xylopyranosyl]

D2

3-O-[β-ᴅ-glucopyranosyl
esculentic acid 3O methyl ester

(1→2)-β-ᴅ-xylopyran'Jsyl]

E

3-O-[β-ᴅ-glucopyranosyl
jaligonic acid 3O methyl ester

(1→4)-β-ᴅ-xylopyranosyl]

F


3-O-[α-ᴌ-rhamnopyranosyl
(1→
2)-β-ᴅ-glucopyranosyl
(1→2) β-ᴅ-xylopyranosyl] esculentic acid-3-O methyl ester

G

3-O-β-ᴅ-xylopyranosyl-jaligonic acid

Lá thương lục:
Lá thương lục chứa các sắc tố màu, flavonoid, acid phenolic
Sắc tố màu được biết đến là betanin, betanidin và betaxanthin [18], [45]

5


 Flavonoid trong lá kaempferol và quercetin
 Kaempferol bao gồm các hợp chất: 3-O-β-ᴅ-glucopyranoside, 3-O-βᴅ-xylopyranosyl

(1→2)-β-ᴅ-glucopyranoside,

3-O-α-ᴌ-

rhamnopyranosyl (1→2) β-ᴅ-glucopyranoside, 3-O-diglucoside.
 Quercetin có 3-O-glucoside
Acid phenolic bao gồm các chất: p-hydroxybenzoic, vanillic, sinapic, pcoumaric, ferrulic và caffeic
Quả và hạt thương lục:
Đã xác định được có 17 betacyanin và betaxanthin trong dịch chiết quả cây
thương lục [18]

Acid 3-acetyloleanolic, acid 3-acetylaleuritolic được tìm thấy trong hạt
thương lục [43]
Một số rượu triterpen cũng đã được tìm thấy trong hạt thương lục như
cycloartenol, 24-methylenecycloartenol, parkeol, 24-methylene-24-dihydroparkeol,
lanosterol, euphol, butyrospermol, tirucallol, tirucalla-7,24-dienol, dammaradienol,
24-methylenedammarenol, α-amyrin, β-amyrin, lupeol, germanicol, taraxasterol, ψtaraxasterol, taraxerol và myricadiol.[43]
Bên cạnh đó những neolignans có tên americanins A, B, D và isoamericanin
A cũng được tìm thấy trong hạt thương lục.
 Một thành phần đang được quan tâm là protein thương lục, protein
thương lục được gọi là PAP (pokeweed antiviral protein) là một loại
protein có tính kháng virus được biết đến năm 1925 (Duggar and
Amstrong 1925). Chiết suất của thương lục cho thấy hoạt động ức chế
truyền virus ở thực vật (Wyatt và Sheperd 1969), sự sao chép virus cúm
(Tomlinson et al. 1974) và virus bại liệt (Ussery et al. 1977) trong tế bào
động vật. [22]

6


 PAP là một loạt các đồng vị các PAP khác nhau, protein PAP đầu tiên
được báo cáo là một protein 13 kDa (Wyatt và Schepherd 1969), sau đó
các đồng vị khác được tìm thấy PAP II 30 kDa (Irvin et al. 1980), PAP –
S (31 kDa) (Barbieri et al. 1982) và PAP – R 30 kDa được phân lập từ rễ
(Bolognesiet al. 1990). Tất cả các PAP thuộc lại protein – ribosom bất
hoạt gọi tắt là RIP.
1.1.5. Công dụng và bộ phận dụng: [1], [8], [30], [33]
 Thân và lá:
Thân và lá luộc chín thì được dùng như một loại rau thực phẩm
 Quả:
Quả được sử dụng làm một loại bánh và ngày xưa người châu Âu dùng quả

như một loại màu thực phẩm để nhuộm rượu vang.
Quả thương lục cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, viêm khớp
 Rễ:
Rễ thương lục trong dân gian được sử dụng như một loại thuốc để chữa các
bệnh như viêm kết mạc, thấp khớp mãn tính, rối loạn tiêu hóa, ung thư, các bệnh
ngoài da như nấm, ghẻ lở.
Trong y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh phù thũng, trương mãn, cước
khí, mụn nhọt, đầu đinh, vàng da. Liều dùng: 4,5 – 10 g/ ngày, dưới dạng nước sắc
hoặc thuốc bột. Dùng ngoài, đắp tại chổ.
Dịch chiết rễ thương lục dùng như một loại thuốc trị bệnh ngoài da
Saponin trong thương lục được biết đến với tác dụng kháng viêm
Ngoài ra thương lục còn kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa một số
bệnh mỏi mệt toàn thân, đi tiểu ít và bệnh thận.
 Một số bài thuốc chữa bệnh có thương lục:
 Chữa phù tồn thân, thở gấp, khát, đại tiểu tiện không thông:

7


 Thương lục
 Trạch tả
 Xích tiểu đậu (sao)
 Khương hoạt
 Đại phúc bì
 Mộc thơng
 Tần cửu
 Thổ phục linh
 Hạt cau
Các vị lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 12 g, thêm gừng tươi 3 nhát, sắc
nước uống.

 Chữa cổ trướng:
 Thương lục

6g

 Đơng qua bì

30 g

 Xích tiểu đậu

30 g

 Tả trạch

2g

 Phục linh bì

24 g

Sắc nước uống
 Chữa mụn nhọt, đầu đinh:
 Thương lục

15 g

 Bồ công anh

60 g


Sắc nước rửa.
 Chữa bụng trướng bí đái:
 Rễ thương lục tươi

100 g

8


 Tỏi ta tươi

500 g

Giả nát đắp ở rốn
1.1.6. Độc tính của thương lục:
Thương lục có độc tính mãnh liệt có thể gây sẩy thai [9]
Phần độc nhất của thương lục là rễ của nó. Ngộ độc thương lục có triệu
chứng đầu tiên là triệu chứng trong cổ họng tiếp theo là buồn nơn, tiết nước bọt, tốt
mồ hơi, đau bụng, tiêu chảy ra máu, nhức đầu, chống mặt, hạ huyết áp và nhịp tim
nhanh. Tiểu khơng kiểm sốt, hơn mê, run chân tay; đôi khi thị giác bị rối loạn, suy
yếu hơ hấp, co giật [33].
Rễ thương lục có chứa một chất độc đắng tên là phytolaccatoxin là một
saponin có thể gây kích thích niêm mạc, dung huyết. Liều cao gây dãn đồng tử, co
giật răng cắn chặt, có thể gây chết người [8].
Có một số trường hợp ngộ độc thương lục được ghi nhận:
-

Ngộ độc do ăn, uống những bộ phận trên cây thương lục. Trường hợp ghi
nhận là 20 trong số 46 người tham gia trại chiếm 43% đã ăn salad chế biến từ

lá thương lục non được nấu chín đã có triệu chứng bị ngộ độc như buồn nơn,
đau bụng, nơn mữa, nóng trong dạ dày và tiêu chảy (Anonymous, 1981).
Bệnh xuất hiện sau 30 phút đến 5 giờ khi dùng hơn 1 muỗng salad, kéo dài 1
– 48 giờ điều trị

-

Năm 1900 tiến sĩ Dr. Cecil French D.V.S đã ghi nhận trường hợp ngộ độc
của chính mình khi ăn nhầm thương lục. Các triệu chứng của ơng sau đó
cũng là khơ rát cổ họng, rối loạn thị lực, tiết nước bọt, đau bụng dữ dội. Sau
đó ơng phải nhập viện để điều trị

1.2. Tình hình nghiên cứu thương lục:
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Tác dụng kháng vi sinh vật:

9


Nghiên cứu tại đại học Yeungnam, Hàn Quốc đã nghiên cứu khả năng kháng
hai vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Vi khuẩn được thử nghiệm là hai vi khuẩn gây
bệnh nha chu Porphyromonas gingivalis và Streptococcus mutans và một vi khuẩn
gây bệnh khác là E. coli. Bộ phận thử nghiệm là phần trên mặt đất (thân, lá).
Thương lục được chiết bằng metanol 80% sau đó các chất có độ phân cực khác
nhau được chiết bằng các dung mơi có độ phân cực tăng dần n hexan, chloroform,
etanol và n butanol. Các hợp chất hiện diện trong cây (Phytolacca americana) như
kaempferol, quercetin, quercetin 3-glucoside, isoqueritrin và acid ferulic được sử
dụng thử hoạt tính kháng khuẩn chuẩn. Kết quả thu được dịch chiết thơ có tính
kháng khuẩn rất mạnh 100% với Porphyromonas gingivalis và 44% với
Streptococcus mutans ở nồng độ 1,8 mg/ml. Dịch chiết các phân đoạn thì có n

hexan và chloroform kháng Porphyromonas gingivalis mạnh với lần lượt là 92% và
91% ở nồng độ 0,2 mg/ml . Với các hợp chất tự nhiên thì Kaempferol ức chế mạnh
cả hai vi khuẩn gây bệnh còn quercetin chỉ ức chế Streptococcus mutans mà còn
tùy thuộc nhiệt độ. Với vi khuẩn gây bệnh khác là E.coli thì dịch chiết ít có tác
dụng. Từ điều này cho thấy dịch chiết cây thương lục có thể ứng dụng để làm thuốc
chống các bệnh về răng miệng [25]
Chiết xuất metanol của phần trên mặt đất của thương lục (Phytolacca
americana) có thể chống lại một số bệnh ở thực vật. Trong thí nghiệm này khả năng
chống lại một số bệnh như bệnh đạo ôn (rice blast) (do Magnaporthe oryzae gây
ra), lúa khô vằn (rice sheath blight) (do Rhizoctonia solani), mốc xám cà chua
(tomato gray mold) (do Botrytis cinerea), cà chua mốc sương (tomato late blight)
(do Phytophthora infestans), lúa mì rỉ (wheat leaf rust) (do Puccinia recondita),
barley powdery mildew (Blumeria graminis f. sp. hordei), và pepper anthracnose
(do Colletotrichum coccodes). Kết quả cho thấy chiết xuất metanol của thương lục
có hiệu quả lên 3 bệnh đó là bệnh đạo ơn, mốc xám cà chua và ca chua mốc sương.
Với nồng độ 3000 ppm thì dịch chiết metanol thương lục có thể ức chế các bệnh
đạo ôn, cà chua mốc xám và cà chua mốc sương lần lượt là 62,5%; 85,0% và 82,1%
[21]

10


×