GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG
DƯƠNG
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn
tại chi nhánh NHCT Chương Dương.
Quan điểm, định hướng chung của NHCT Việt Nam và định
hướng riêng của chi nhánh Chương Dương.
Để đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng Công thương
Việt Nam và Ban Giám đốc Chi nhánh đã đề ra phương hướng phát triển
làm cơ sở cho các hoạt động tín dụng ngắn hạn ở Chi nhánh trong năm
2005.
Đẩy mạnh công tác huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, trên cơ sở khai
thác các nguồn tiền của các tổ chức kinh tế, xã hội và tiền gửi của dân cư.
Giữ gìn các khách hàng truyền thống, có cơ chế chính sách mềm dẻo,
có sự thường xuyên trao đổi tư vấn để nắm bắt khách hàng nhằm phục vụ
được tốt hơn.
Rà soát và kiểm tra lại dư nợ cho vay đối với từng khách hàng, trên cơ
sở đó tăng thị phần cho vay đối với khách hàng sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm đối với ngân hàng và
giảm dư nợ cho vay đối với khách hàng không hội tụ đủ các điều kiện vay
vốn. Đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế trên cơ sở cho vay
có tài sản đảm bảo, tiếp tục tiếp thị các khách hàng mới, tiếp cận các dự án
mới
Tiếp tục giải quyết tồn tại cũ, xử lý tài sản để thu hồi nợ quá hạn, nợ
khó đòi.
Nâng cao chất lượng hạch toán kế toán và thông tin kinh tế. Phối hợp
với phòng Kinh doanh theo dõi và thu hồi nợ đến hạn, quá hạn và lãi treo.
Tiết kiệm các khoản chi phí, tận thu các khoản nợ đã xử lý.
Tăng cường công tác kiểm tra trên cơ sở bám sát trương trình kiểm tra
của NHCT Việt Nam.
Trên đây là quan điểm, định hướng chung của NHCT Việt Nam để
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của các Chi nhánh NHCT
nói chung. Ngoài ra theo em còn có thể sử dụng một số giải pháp sau đây
để đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại.
3.1.1. Tăng cường hoạt động huy động vốn.
Đối với hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và với Chi nhánh
NHCT Chương Dương nói riêng thì nghiệp vụ huy động vốn ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng mở rộng qui mô tín dụng của Chi nhánh.
Huy động tiền gửi
Khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh
vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ. Đối tượng này khi mở tài khoản tiền gửi
với mục đích chính là được sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng,
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Vì vậy với
loại hình này Chi nhánh phải có những biện pháp sau.
- Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để các doanh nghiệp mở tài khoản
tiền gửi. cách linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp để chi trả
phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chi nhánh dùng các công cụ tác động mạnh đến việc khác hàng quyết
định gửi tiền gửi thanh toán và đặt quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh.
Chi nhánh có những chính sách ưu tiên, ưu đãi nếu khách hàng gửi tiền gửi
thanh toán như cho phép khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán với
chi phí rất nhỏ như phí mở L/C, phí mở séc … Đặc biệt Chi nhánh có những
mức lãi suất tương đối thấp so với mặt bằng chung khi cấp tín dụng ngắn
hạn cho khách hàng.
Huy động tiết kiệm
Như ta đã biết tình trạng tích trữ vàng, ngoại tệ và các tải sản có giá trị đang
rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Muốn thu hút được nguồn vốn quan trọng này,
ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để đa dạng hoá các loại hình tiền gửi
tiết kiệm với nhiều kỳ hạn, mức lãi suất hâp dẫn. Kèm theo là những hình thức hấp
dẫn đối với khách hàng như quay số dự thưởng….
3.1.2. Thiết lập mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng.
Nhờ có được một chính sách khách hàng hợp lý nên hiện nay Chi nhánh đã
triển khai tốt công tác tiếp cận khách hàng. Hoàn thành nhiệm vụ nâng cao chất
lượng tín dụng ngắn hạn, Chi nhánh Ngân hàng Công thương chi nhánh Chương
Dương phải tiếp tục đẩy mạnh công tác này để thu hút thêm đông đảo khách hàng
tiềm năng.
Việc đầu tiên là Chi nhánh phải giữ được những khách hành truyền thống, đặc
biệt là những khách hàng lớn có mối quan hệ lâu năm với Chi nhánh như Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty điện lực Hà Nội, Công ty đầu tư xây dựng Cầu
Đuống, Nhà máy gạch Tuy nen Sóc Sơn, Công ty Xăng dầu hàng không, Gạch
Granite - Công ty Thạch Bàn, công ty Cầu 12. Đây đều là những công ty lớn có
tình hình tài chính mạnh, có uy tín, đem lại lợi nhuận lớn, thường xuyên cho Chi
nhánh. Để duy trì được quan hệ lâu dài với những “vị khách đặc biệt này”, Chi
nhánh phải cho thấy sự ưu tiên dành cho họ. Đó là Chi nhánh luôn cung cấp dịch
vụ cho các công ty này với thủ tục nhanh gọn nhất, lãi suất ưu tiên nhất. Để thực
hiện được nhiệm vụ này, ngoài việc nâng cao trình độ cán bộ cấp tín dụng, Chi
nhánh phải liên tục thu thập thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của những
công ty, tổng công ty trên để khi họ có yêu cầu vốn lưu động thì Chi nhánh không
mất quá nhiều thời gian để phân tích tín dụng. Như vậy sẽ nhanh chóng đáp ứng
vốn tín dụng ngắn hạn cho những công ty này. Qua đó sẽ giữ được những khách
hàng truyền thống.
Tiếp theo, không chỉ quan tâm đến việc duy trì quan hệ với khách hàng
truyền thống, Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương còn phải quan tâm
đến việc mở rộng quan hệ, thu hút những khách hàng tiềm năng mới. Về
phía Chi nhánh, ngoài việc tạo ấn tượng cho khách hàng bằng đội ngũ cán
bộ có năng lực, năng động, nhiều kinh nghiệm và có trách nhiệm thì Chi
nhánh còn phải tập trung quảng cáo khuếch trương các dịch vụ tín dụng
ngắn hạn, đặc biệt là các sản phẩm mới. Để làm được điều đó đòi hỏi Ngân
hàng phải ngày một đổi mới phương thức hoạt động, thanh toán, tiếp thị,
quảng cáo... nhằm tạo ra một hình ảnh an toàn trong con mắt của doanh
nghiệp.
Theo ý kiến chủ quan của em thì Chi nhánh nên tách bộ phận phụ
trách việc tham mưu cho Ban giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh thuộc
phòng Tổng hợp tiếp thị để thành lập phòng Marketing chuyên về nghiên
cứu khách hàng, xác định thị trường, mục tiêu, đề ra và định hướng hoạt
động một cách bài bản, với một đội ngũ nhân viên nhạy bén, am hiểu.
Hiện nay khách hàng chủ yếu được Chi nhánh NHCT Chương Dương cấp tín
dụng ngắn hạn thuộc khối doanh nghiệp nhà nước. Chi nhánh cần phải chú ý nhiều
hơn đến khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang phát triển với tốc độ rất nhanh.
Đặc biệt là với kinh tế hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các ngành
mà sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như xây dựng, vận tải, thương nghiệp, công
nghiệp chế biến.
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách
hàng mới đòi hỏi ngân hàng phải có một chính sách ưu đãi, mềm dẻo, phù hợp
nhằm tác động tích cực thu hút khách hàng gửi tiền cũng như thực hiện vay vốn
ngắn hạn. Đây chính là một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao chất
lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương.
3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án tín dụng ngắn
hạn.
Đây là nhân tố quyết định việc có cho vay hay không đối với một dự
án tín dụng. Có một mâu thuẫn là nếu quy trình thẩm định dự án tín dụng
của ngân hàng quá kĩ càng, thủ tục phức tạp sẽ làm giảm số lượng khách
hàng đến vay vốn, trong khi đó hoạt động tín dụng lại mang lại lợi nhuận
lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Hiện này các NHTM cổ phần
thường hạ thấp tiêu chí đánh giá chất lượng của các dự án vay vốn để cạnh
tranh với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước vốn có thuân lợi vể
vốn. Vì vậy đây sẽ là thách thức chung đối với hệ thống NHTM Nhà nước
cũng như với Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương.
Để nâng cao công tác thẩm định dự án tín dụng ngắn hạn ở Chi nhánh
NHCT Chương Dương, theo em có thể sử dụng một số giải pháp sau:
- Nâng cao trình độ phân tích dự án tín dụng ngắn hạn cũng như đạo
đức, trách nhiệm của nhân viên chuyên trách thẩm định dự án tín dụng
ngắn hạn.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ việc ra quyết định tín
dụng: Nếu ngân hàng không có đầy đủ các thông tin chính xác thì có thể
khiến cho ngân hàng lặp phải sai lầm lựa chọn đối nghịch trong việc ra
quyết định tín dụng .
+ Mở rộng nguồn cung cấp thông tin về khách hàng: Ngoài những thông tin
do khách hàng trực tiếp thông báo cho Chi nhánh thì cán bộ thẩm định phải tìm
kiếm thêm thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau như trực tiếp khảo sát ở
cơ sở của khách hàng, thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp
đó, từ các ngân hàng bạn mà khách hàng đã từng quan hệ, từ các trung tâm thông
tin chuyên nghiệp hoặc cũng có thể từ các mối quan hệ cũ của cán bộ tín dụng.
+ Xử lý phân loại thông tin theo các tiêu thức khác nhau và sắp xếp, lưu trữ
một cách khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm.
- Xây dựng và thực hiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng xin cấp
tín dụng ngắn hạn: Đây là biện pháp xử lý những thông tin về khách hàng
mà Chi nhánh thu được để xem xét việc cấp hay từ chối cấp tín dụng ngắn
hạn cho khách hàng.
Vốn chủ sở hữu
+ Hệ số tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Hệ số tài trợ càng lớn khả năng trả nợ là càng lớn. Trên lý thuyết thì nếu hệ số tài
trợ lớn hơn hoặc bằng 0,75 là lý tưởng cho việc cấp tín dụng.
Vốn bằng tiền+Đầu tư ngắn hạn
+ Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền+Đầu tư ngắn hạn
+ Khả năng chi trả =
Tổng tài sản lưu động
Đối với việc thẩm định dự án tín dụng ngắn hạn thì hai chỉ tiêu khả
năng thanh toán nhanh và khả năng chi trả của khách hàng là rất cần thiết
vì những chỉ tiêu này đảm bảo khả năng thanh toán khoản nợ gốc và lãi
đúng hạn của khách hàng. Hệ số khả năng thanh toán nhanh hợp lý là lớn
hơn 0,5. Trong khi hệ số khả năng chi trả là trong khoảng 0,1 đến 0,5.
Ngoài những chỉ tiêu tài chính chủ yếu được Chi nhánh sử dụng nói
trên thì khi xem xét khả năng cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hành, Chi
nhánh còn phải sử dụng một số chỉ tiêu mang tính xã hội như:
+ Năng lực pháp lý của khách hàng.
+ Tính cách và uy tín của khách hàng.
+ Năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng
3.1.4. Tăng cường công tác quản lý nợ ngắn hạn.
Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải theo dõi hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sử dụng khoản vốn tín dụng ngắn
hạn được cấp. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện
sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình
hình.
3.1.4.1. Quản lý nợ.
Liên túc đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng ngắn hạn để phân loại các
khoản tín dụng ngắn hạn thành khoản nợ tín dụng có khả năng tổn thất hay khoản
nợ tín dụng bình thường. Sau khi đã phân loại các khoản tín nợ trên ta sé tiếp tục
đánh giá các khoản nợ tín dụng ngắn hạn có khả năng tổn thất theo các mức độ tổn
thất khác nhau.
- Nợ có mức tổn thất thấp: Đây là những khoản nợ có đủ tài sản thế chấp
nhưng khả năng trả nợ vay của khách hàng rất kém.
- Nợ có mức tổn thất trung bình: Đây là những khoản nợ không có đủ tài sản
thế chấp, quá hạn từ 6 tháng trở lên. Nếu rủi ro xảy ra thì Ngân hàng sẽ mất
một phần vốn tín dụng ngắn hạn đã cấp.
- Nợ có mức tổn thất cao: Đây là những khoản nợ mà Chi nhánh có thể không
thu hồi được khoản nợ hay chỉ thu về được một phần không đáng kể.
Việc phân loại các khoản nợ có vấn đề như trên sẽ giúp cho Ban lãnh đạo Chi
nhánh dễ dàng nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu và có những biện pháp xử lý.
Căn cứ để cán bộ tín dụng đánh giá :
- Trách nhiệm của khách hàng đối với nợ vay ngân hàng qua việc họ sao
nhãng việc trả nợ hay không?
- Doanh thu, lợi nhuận của khách hàng tăng hay giảm; Sức cạnh tranh của
hàng hoá như thế nào.
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng luân chuyển tiền mặt
có đáp ứng được cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ đến hạn không. Nợ
phải thu nhiều hay ít, dễ thu hay khó thu.
- Giá trị thực tế của tài sản đảm bảo có đủ bù đắp nợ vay hay không nếu xảy
ra trường hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán.
3.1.4.2. Xử lý nợ quá hạn.
Chi nhánh phải tiến hành các biện pháp để ngăn chặn phát sinh nợ quá
hạn mới, cùng với việc tích cực giải quyết nợ quá hạn đã tồn đọng. Để