Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Áp dụng phương pháp ahp để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp từ ấn độ cho trường hợp công ty rudolf lietz việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
………………...

VÕ THỊ THU HƯỜNG

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA
CHỌN NHÀ CUNG CẤP TỪ ẤN ĐỘ CHO TRƯỜNG HỢP
CÔNG TY RUDOLF LIETZ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60 34 01 02

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM ngày . . . . . tháng . . . . năm 2016



Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ khóa luận thạc sĩ)
1.............................................................
2.............................................................
3.............................................................
4.............................................................
5.............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá KL và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Võ Thị Thu Hường

MSHV: 13170670

Ngày, tháng, năm sinh: 26/08/1987

Nơi sinh: Bình Thuận


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số : 603405

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Áp dụng phương pháp AHP để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp từ Ấn Độ cho
trường hợp công ty Rudolf Lietz Việt Nam.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp để phù hợp với mục tiêu, chiến lược
hoạt động trong ngắn và dài hạn của công ty
 Đề xuất mơ hình lựa chọn nhà cung cấp tại công ty Rudolf Lietz Việt Nam.
 Áp dụng phương pháp AHP để tìm ra nhà cung cấp tốt nhất.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 23/05/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 07/10/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Mạnh Tuân
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên tôi xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô thuộc Khoa Quản Lý Công Nghiệp
trường Đại Học Bách Khoa TP. HCM đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong
thời gian học cao học vừa qua.
Sau đó, tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Mạnh Tuân đã
tận tình hướng dẫn, định hướng và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể công ty Rudolf Lietz Việt
Nam và các anh/ chị phịng mua hàng ở cơng ty Dược Phẩm 3/2, công ty Dược Phẩm
NIC Pharma, Công ty Dược Phẩm Vacopharm đã tạo điều kiện cung cấp những tài liệu
quý báu và hỗ trợ cho tôi rất nhiều để thực hiện đề tài này.
Kết quả đạt được của khóa luận ngồi sự nỗ lực của tơi cịn là kết quả sự giúp đỡ
của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn thầy cô, bạn bè và
đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin được dành lời tri ân sâu sắc cho ba mẹ những người đã ni dạy,
hết lịng quan tâm và động viên để tơi có thể hồn thành khóa học này.


ii

TÓM TẮT
Mục tiêu của đề tài này là: (1) Đề xuất mơ hình lựa chọn nhà cung cấp tại cơng ty
Rudolf Lietz Việt Nam, (2) Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp để phù
hợp với mục tiêu, chiến lược hoạt động trong ngắn và dài hạn của cơng ty, (3) Áp dụng
phương pháp AHP để tìm ra nhà cung cấp tốt nhất.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu và xây dựng các tiêu
chí đánh giá nhà cung cấp ngun liệu. Sau đó, tiến hành phân tích và đánh giá các
phương pháp thay thế theo từng tiêu chí. Ứng dụng phương pháp AHP để thực hiện đề
tài này và sử dụng phần mềm Expert Choice để hỗ trợ xử lý số liệu.
Kết quả của ngun cứu cho thấy có 8 tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn nhà
cung cấp nguyên liệu Dược đối với công ty Rudolf Lietz bao gồm như sau: chất lượng,

giá cả, chính sách bảo hành, giao hàng, danh tiếng và xếp hạng trong ngành, thái độ, độ
tin cậy, độ linh hoạt. Dựa vào danh sách các nhà cung cấp Ấn Độ đang làm việc với
công ty Rudolf Lietz mảng đường tiêu hóa với dịng sản phẩm chống gây loét dạ dày
bao gồm bốn công ty như sau: Dr. Reddy’s, Metrochem, Spansules, Niftylabs.
Kết quả phân tích cuối cùng thể hiên cơng ty Dr. Reddy’s có ưu thế hơn so với ba
cơng ty Metrochem, Spansules, Niftylabs. Do đó, người ra quyết định nên lựa chọn
công ty Dr. Reddy’s làm nhà cung cấp chính ngun liệu mảng đường tiêu hóa với
dịng sản phẩm chống gây loét dạ dày để tập trung phát triển đến các khách hàng Dược
Phẩm Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2018.


iii

ABSTRACT
The objective of this topic are: (1) Develop criteria for selecting suppliers for
compliance with the objectives, strategies and activities in the short term in Rudolf
Lietz Viet Nam, (2) Propose model selection supplier ingredient active Pharmaceutical
in Rudolf Lietz Viet Nam, (3) Application AHP in selection best supplier in Rudolf
Lietz Viet Nam.
The study was performed through data collection and developed assessment
criteria for suppliers. Then, analysing and evaluating alternatives for each criterion.
Having the application of AHP method to perform this subject and using Expert Choice
software to support data processing.
The study’s result showed that there were eight important criterial for suppliers
selection of Rudolf Lietz company, such as: quality, price, warranties and claim
policies, delivery, reputation and position in industry, attitude, reliability, flexibility.
Depending on Indian suppliers list that are working with Rudolf Lietz in treat
symptoms of gastroesophageal reflux disease, including four companies: Dr. Reddy’s,
Metrochem, Spansules, Niftylabs.
Final analysing result demontrated that Dr. Reddy’s company had the advantage

over three companies such as Metrochem, Spansules, Niftylabs. Therefore, the decision
maker should choose Dr. Reddy’s company to be the main supplier in treat symptoms
of gastroesophageal reflux disease, in order to focus on development of Vietnam
pharmaceutical customers in the period of 2015 – 2018.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, có sự hỗ trợ từ giáo viên
hướng dẫn là TS. Nguyễn Mạnh Tuân.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội
Đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Võ Thị Thu Hường


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... ix

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................ 1
1.1.

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ..................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 3

1.4.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN .................................................................................. 4

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 5

1.5.1.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................. 5

1.5.2.

Nhu cầu thông tin ............................................................................................ 6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......... 10
2.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC ............................................... 10

2.1.1.

Ngành Dược thế giới ....................................................................................... 10

2.1.2.

Ngành Dược Việt Nam .................................................................................... 13

2.1.3

Một số khái niệm căn bản. ............................................................................... 16

2.2.

LÝ THUYẾT VỀ MUA HÀNG ...................................................................... 18


vi

2.2.1.

Lý thuyết về mua hàng .................................................................................... 18

2.2.2


Khung lý thuyết lựa chọn nhà cung cấp. ......................................................... 20

2.2.3.

Lý thuyết về ra quyết định. ............................................................................. 27

2.3.

PHƯƠNG PHÁP AHP ĐỂ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP ........................ 29

2.3.1.

Bối cảnh ra đời................................................................................................. 29

2.3.2.

Các bước AHP ................................................................................................. 29

2.3.3.

Ưu và nhược điểm của phương pháp AHP...................................................... 31

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY RUDOLF LIETZ ............................... 33
3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY RUDOLF LIETZ VIET NAM ...................................... 33
3.2. QUY TRÌNH GIAO DỊCH MỘT ĐƠN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI RUDOLF
LIETZ ......................................................................................................................... 35
3.3 THỰC TRẠNG TẠI RUDOLF LIETZ .................................................................. 36
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP VÀ
PHÂN TÍCH SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ ...................................... 38
4.1 XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP ........................... 38

4.1.1 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp ...................................................... 38
4.1.2 Quy trình lựa chọn nhà cung cấp áp dụng tại công ty Rudolf Lietz .................... 40
4.2 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH GIỮA CÁC PHƯƠNG ÁN ..................................... 41
4.2.1 Ma trận kết quả trọng số giữa các tiêu chí chính .............................................. 41
4.2.2 Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo từng tiêu chí ................. 44
4.2.2.1. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí chất lượng ... 44
4.2.2.2. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí giá cả ........... 45


vii

4.2.2.3. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí chính sách bảo
hành. .............................................................................................................................. 46
2.2.2.4. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí giao hàng. .... 48
2.2.2.5. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí danh tiếng và
xếp hạng trong ngành ................................................................................................... 49
2.2.2.6. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí thái độ ......... 51
2.2.2.7. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp theo tiêu chí độ tin cậy ..... 52
2.2.2.8. Ma trận kết quả trọng số giữa các nhà cung cấp tiêu chí độ linh hoạt. ........ 53
4.2.3 Ứng dụng Expert Choice 11.0 xử lý số liệu ......................................................... 54
4.2.3.1 Kết quả xử lý số liệu các tiêu chí chính .......................................................... 54
4.2.3.2 Mơ tả kết quả lựa chọn nhà cung cấp sau khi xử lý bằng Expert Choice ..... 55
4.2.4 So sánh các phương án, nhận xét kết quả và đề xuất ........................................... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 60
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 60
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 61
5.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 65
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SPANSULES

PHARMACEUTICAL - ẤN ĐỘ .................................................................................. 67
PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY METROCHEM API
PRIVATE LIMITED - ẤN ĐỘ..................................................................................... 69
PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ......................................... 71


viii

PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ......................................... 74
PHỤ LỤC 5: BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG TIÊU CHÍ CHÍNH ................................. 76
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHUYÊN GIA................................................................ 78
PHỤ LỤC 7: PHẢN HỒI CỦA CÁC CHUYÊN GIA SAU KHI KHẢO SÁT TIÊU CHÍ
CHÍNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP ..................................................................... 80
PHỤ LỤC 8: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI VỚI CHUYÊN GIA .................... 83
PHỤ LỤC 9: BẢNG SO SÁNH CẶP HAI PHƯƠNG ÁN THAY THẾ ..................... 85
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................. 89


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 5
Hình 2.1. Doanh thu tiêu thụ thuốc trên tồn thế giới giai đoạn 2004 – 2018 .............. 12
Hình 2.2. Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc và mực chi tiêu bình quân đầu người tại
Việt Nam từ 2005 -2028 ............................................................................................... 15
Hình 2.3. Chuỗi giá trị của ngành cơng nghiệp dược Việt Nam ................................... 16
Hình 2.4. Những hoạt động của quá trình mua hàng .................................................... 19
Hình 2.5. Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ............................................... 20
Hình 2.6. Sơ Đồ cấu trúc thứ bậc để lựa chọn Nhà Cung Cấp –một nghiên cứu tại nhà
máy sản xuất thuốc Generic .......................................................................................... 25

Hình 2.7. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc ................................................................................... 29
Hình 3.1. Logo cơng ty Rudolf Lietz, Inc. .................................................................... 34
Hình 3.2. Quy trình giao dịch một đơn hàng thương mại tại Rudolf Lietz. ................. 35
Hình 4.1. Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp theo phương pháp AHP đề
xuất cho công ty Rudolf Lietz ....................................................................................... 40
Hỉnh 4.2. Mơ hình đánh giá các tiêu chí chính được xử lý bởi Expert Choice. ........ 55
Hình 4.3. Kết quả phân tích AHP cho các phương án thay thế ................................. 56
Hình 4.4. Kết quả trọng số toàn cục giữa các phương án thay thế ............................ 56


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Dự kiến thu thập thông tin dữ liệu ................................................................ 7
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện các tiêu chí trong q trình lựa chọn nhà cung ứng ....... 21
Bảng 2.2: Đánh giá trung bình các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp ở Trung Quốc ..... 24
Bảng 2.3: Thang điểm so sánh các chỉ tiêu ................................................................... 30
Bảng 2.4: Chỉ số ngẫu nhiên RI .................................................................................... 31
Bảng 4.1: Tần suất xuất hiện của các tiêu chí chính ..................................................... 39
Bảng 4.2: Kết quả cho điểm từng tiêu chí của các chuyên gia ..................................... 42
Bảng 4.3: Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các tiêu chí chính ........................ 42
Bảng 4.4: Ma trận trọng số giữa các tiêu chí chính ..................................................... 43
Bảng 4.5: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí chất lượng ............. 44
Bảng 4.6: Xếp hạng của các phương án thay thế theo tiêu chí chất lượng ................... 44
Bảng 4.7: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí giá cả .................... 45
Bảng 4.8: Xếp hạng của các phương án thay thế theo tiêu chí giá cả .......................... 46
Bảng 4.9: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí chính sách bảo hành
....................................................................................................................................... 47
Bảng 4.10: Xếp hạng của các phương án thay thế theo tiêu chí chính sách bảo hành . 47
Bảng 4.11: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí giao hàng ............ 48

Bảng 4.12: Xếp hạng của các phương án thay thế theo tiêu chí giao hàng .................. 48
Bảng 4.13: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí danh tiếng và xếp
hạng trong ngành ........................................................................................................... 49
Bảng 4.14: Xếp hạng của các phương án thay thế theo tiêu chí danh tiếng và xếp hạng
....................................................................................................................................... 50
Bảng 4.15: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí thái độ ................. 51
Bảng 4.16: Xếp hạng của các phương án thay thế theo tiêu chí thái độ ....................... 51
Bảng 4.17: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí độ tin cậy ............ 52
Bảng 4.18: Xếp hạng của các phương án thay thế theo tiêu chí độ tin cậy ................. 52


xi

Bảng 4.19: Bảng ma trận so sánh phương án thay thế theo tiêu chí độ linh hoạt ......... 53
Bảng 4.20: Xếp hạng các phương án thay thế theo tiêu chí độ linh hoạt ..................... 54


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam với số dân hơn 90 triệu người, đang phát

triển rất nhanh với khoảng 185 doanh nghiệp sản xuất thuốc . Trong đó, có khoảng 100
doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược và 5
doanh nghiệp sản xuất vắcxin, sinh phẩm y tế. Theo tổng hợp từ tạp chí Dược Phẩm và
trang thiết bị Y Tế năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Dược là 17% /
năm và trong năm 2014 là 15% với ưu điểm của dược phẩm là sản phẩm không thay thế.

(Lê Quốc Phương, 2015)
Nền công nghiệp dược Việt Nam vẫn chưa phát triển cơng nghệ hóa dược, do đó
hầu hết nguyên liệu sản xuất dược phẩm đều phải nhập khẩu.
Theo các số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2013, 90% nguyên liệu sản
xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là
hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam lớn nhất
trong nhiều năm, lần lượt chiếm 51,4% và 18,3% tổng giá trị nhập khẩu năm 2013.
Các công ty Dược thường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thông qua 2 con đường:


Con đường trực tiếp: Làm việc và thỏa thuận trực tiếp với các cơng ty có văn
phịng đại diện tại Việt Nam hoặc đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài và nhập khẩu
về Việt Nam.



Con đường gián tiếp: Thông qua các công ty trung gian chuyên về cung ứng
nguyên liệu dược phẩm.
Điều này là cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu Dược như Rudolf

Lietz Việt Nam, là một trong những văn phịng đại diện nước ngồi có trụ sở chính tại
Philippin với hơn 40 năm kinh nghiệm trong mảng Dược và hơn 150 Nhà Cung Cấp từ
các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Isreal, Pháp, Đức, Mỹ,…., Rudolf Lietz tham gia rất sớm
vào mảng cung cấp nguyên liệu Dược Việt Nam từ năm 1994, với kinh nghiệm hơn 20
năm cung cấp tá dược và hoạt chất, Rudolf Lietz vẫn đang từng ngày phát triển và giữ


2

vững vị trí của mình trước những đối thủ lớn như: Brenntag, Develing, Rosechem….

Theo thống kê doanh thu năm 2014 tại Rudolf Lietz Việt Nam, doanh thu từ thị trường
Trung Quốc chiếm 21%, thị trường Ấn Độ chiếm 52% và các thị trường khác bao gồm:
Pháp, Đức, Mỹ, Isreal,.. chiếm 27%
Lý giải sự sụt giảm doanh số tại thị trường Trung Quốc, Ban lãnh đạo cơng ty cho
rằng lí do đến từ đối thủ là những công ty nhỏ, văn phòng đại diện trong nước chỉ từ 110 nhân viên với chiến lược cạnh tranh trực tiếp về giá từ các sản phẩm có nguồn gốc
Trung Quốc, họ sẵn sàng giảm lợi nhuận tới mức tối thiểu 0,5 – 1% lợi nhuận trên giá
trị đơn hàng để có thể tiếp cận khách hàng mới, có chi phí để duy trì hoạt động và phát
triển thị trường. Đây cũng chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Rudolf ở mảng nguyên
liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc mà Rudolf đang làm việc qua các công ty Trading
Trung Quốc và không có hợp đổng làm đại diện chính thức tại Việt Nam.
Để duy trì và tăng trưởng doanh số của mảng Dược trong năm 2015, ban lãnh đạo
công ty chú trọng vào các Nhà sản xuất Ấn Độ mà công ty đang làm đại diện độc quyền
tại Việt Nam vì khơng có sự cạnh tranh về giá với cùng một nhà sản xuất, sản phẩm có
chất lượng ổn định, ít biến động về giá và có thể hỗ trợ đầy đủ tài liệu kỹ thuật giúp cho
các công ty sản xuất dễ dàng trong việc đăng kí tại số Visa mới như: phiếu kiểm nghiệm,
phương pháp kiểm, độ ổn định, phiếu thẩm định nguyên liệu từ bên thứ ba, GMP nhà
máy, CEP…
Hơn nữa, theo thông tư mới áp dụng năm 2015 của Bộ Y Tế và Tổng Cục đăng kí
Dược, sản phẩm khi được cấp Visa để sản xuất phải tuân theo các yêu cầu về nguyên
liệu như nhà sản xuất, tiêu chuẩn… đã đăng kí trong số Visa, đây là một lợi thế của công
ty, giúp công ty tránh sự cạnh tranh về giá và bị đổi nguồn bởi khách hàng.
Năm 2014, trước tình hình căng thẳng Biển Đơng, thì xu hướng của ban lãnh đạo,
trưởng phòng mua hàng tại các Nhà máy sản xuất Dược là thay thế dần nguồn nguyên
liệu Dược có nguồn gốc từ Trung Quốc sang các thị trường khác như: Ấn Độ, Czech,
Pháp, Canada… để có nguồn nguyên liệu thay thế khi có biến động và tránh phụ thuộc
vào thị trường Trung Quốc


3


Chính vì những lý do trên nên việc lựa chọn Nhà Cung Cấp có uy tín, có năng lực
sản xuất ổn định, có nguồn nguyên liệu đạt chất lượng, đáp ứng các nhu cầu khắt khe
của khách hàng Dược giữa những Nhà sản xuất Ấn Độ mà công ty đang làm đại diện là
một trong điều kiện tiên quyết giúp Rudolf Lietz phát triển bền vững trong tương lai.
Đây cũng là lý do hình thành đề tài: “ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP TRONG
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP TỪ ẤN ĐỘ CHO TRƯỜNG HỢP
RUDOLF LIETZ VIỆT NAM”
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Đề xuất mơ hình lựa chọn nhà cung cấp tại công ty Rudolf Lietz Việt Nam.
 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp để phù hợp với mục tiêu, chiến lược
hoạt động trong ngắn và dài hạn của công ty
 Áp dụng phương pháp AHP để tìm ra nhà cung cấp tốt nhất.
1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chỉ được thực hiện trong phạm vi như sau:

 Đối tượng nghiên cứu: Các nhà cung cấp nguyên liệu dược (active pharmaceutical
ingredient) mảng chống viêm loét dạ dày và trào ngược thực quản tại thị trường
Ấn Độ mà tập đồn Rudolf Lietz đang có hoạt động giao dịch tại thị trường Việt
Nam.
 Phạm vi khảo sát: Đề tại thực hiện giới hạn trong ban lãnh đạo quyết định chọn
Nhà Cung Cấp chiến lược tại cơng ty Rudolf Lietz Việt Nam bao gồm: Trưởng
phịng kỹ thuật mảng nguyên liệu dược, trưởng phòng kinh doanh mảng nguyên
liệu dược, trưởng Đại Diện của Rudolf Lietz ở thị trường Việt Nam và 3 trưởng
phòng mua hàng tại các nhà máy sản xuất dược ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
 Thời gian: 5/2016 – 10/2016



4

1.4.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Kết quả của bài khóa luận nhằm đề xuất cho Ban Giám Đốc của Rudolf Lietz một
phương pháp đánh giá Nhà Cung Cấp khách quan và tìm ra được Nhà Cung Cấp phù
hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty để tập trung phát triển dịng sản phẩm
của Nhà Cung Cấp đó tại thị trường Việt Nam nhằm tạo lợi thế cạnh và sự phát triển ổn
định, lâu dài trong tương lai.


5

1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết

Định nghĩa mua
hàng và lý thuyết
phương pháp AHP
Xây dựng các tiêu
chí đánh giá nhà

cung cấp

Mơ hình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu

Xây dựng tiêu chí

Cơng ty Rudolf Lietz
Việt Nam

Kiểm nghiệm
Kiểm
nghiệm
tiêu
tiêu chí
chí

Chọn ra 4 nhà cung
cấp từ Ấn Độ mảng
nguyên liệu Dược

No

Yes
Xử lý dữ liệu bằng
AHP và phần mềm
Expert Choice

Phân tích kết quả


Thiết kế bảng câu hỏi

Khảo sát và phỏng
vấn chuyên sâu nhóm
chuyên gia

Kết luận và kiến nghị
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (mơ phỏng theo Lê Nguyễn Hậu, 2014)
Diễn giải sơ đồ quy trình nghiên cứu:
 Bước 1: Xác định mục tiêu cần nghiên cứu
 Bước 2: tìm hiểu lý thuyết về mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp
 Bước 3: tìm hiểu lý thuyết phương pháp AHP và công ty Rudolf Lietz Việt
Nam
 Bước 4: Chọn ra 4 nhà cung cấp từ Ấn Độ và thiết kế bảng câu hỏi


6

 Bước 5: Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp  áp dụng phương pháp
AHP  chạy phần mềm Expert Choice 11.0
 Bước 6: Phân tích và so sánh các phương án lựa chọn.
 Bước 7: lựa chọn nhà cung cấp và kiến nghị
1.5.2. Nhu cầu thông tin
 Thông tin sơ cấp: Tiến hành khảo sát với ban quản trị cơng ty Rudolf và ba
trưởng phịng mua hàng cơng ty sản xuất Dược về tình hình cung ứng nguyên
liệu của các nhà cung cấp được khảo sát và các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp,
sau đó tác giả sẽ tiến hành so sánh đánh giá các cặp tiêu chí.
 Thơng tin thứ cấp: thơng tin tổng quan về công ty Rudolf Lietz Việt Nam,
thông tin về lịch sử giao dịch thương mại và năng lực của bốn nhà cung cấp

được lựa chọn, thu thập các thông tin của bốn nhà cung cấp về khả năng đáp
ứng các tiêu chí được lựa chọn.
Chi tiết về nội dung thu thập dữ liệu được thể hiện ở bảng 1.1


7

Bảng 1.1. Dự kiến thu thập thông tin dữ liệu
Loại
thông tin
Mục đích

-

Nội dung

Cách xử lý thơng

Cách thu thập

tin

Thời gian
thu thập
Thơng tin Xây dựng các tiêu Liệt kê tất cả những

 Phỏng vấn Ban giám

sơ cấp


chí chính trong tiêu chí chính sau khi

đốc của công ty Rudolf các bảng khảo sát

việc lựa chọn nhà tham khảo các bài

Lietz Việt Nam

kết hợp với việc

nghiên cứu trước đó

 Gửi bảng khảo sát tới

tham khảo những

như:

Ban Giám Đốc cơng ty nghiên cứu trước đó

01/05
01/07

– cung cấp

So sánh đối chiếu

 Giá

Rudolf Lietz và ba trưởng trên thế giới nhằm


 Chất lượng

phòng thu mua của nhà tìm ra các tiêu chí

 Tài chính

máy sản xuất Dược nhằm chính trong việc lựa

 Kỹ thuật

tìm ra những tiêu chí chọn nhà cung cấp

 Nhận thức rủi ro

quan trọng trong việc lựa nguyên liệu Dược

 Hạn chế thương chọn nhà cung cấp.
mại
 Văn hóa và truyền
thơng
 Lịch sử nhà cung
cấp…
Xác định mức độ Bảng khảo sát, so
Thông tin ưu tiên giữa các sánh, đánh giá giữa
sơ cấp

cặp tiêu chí chính các cặp tiêu chí chính
về mức độ ưu tiên


 Làm bảng so sánh cặp Lập ma trận so sánh
giữa các tiêu chí chính. từ kết quả khảo sát
 Gửi bảng khảo sát tới Tiến hành tính tốn,
chun gia của công ty xử lý số liệu
Rudolf Lietz và

ba


8

01/07

-

15/07

trong việc lựa chọn

chuyên gia là trưởng

nhà cung cấp

phòng mua hàng nhà

 Ví dụ: như so

máy sản xuất dược

sánh giữa tiêu chí giá

cả với những tiêu chí
khác như: chất lượng
sản phẩm, độ nổi
tiếng của nhà cung
cấp…
Thông tin về nhà Thu thập thơng tin đến Lưu trữ để chun
cung cấp, dịng sản các nhà cung cấp cần gia sử dụng làm tài
mặt khảo sát

phẩm, những
Thông tin Thu thập thông hàng

thế

sơ cấp

chứng

tin về những nhà những

liệu tham khảo khi
đánh giá nhà cung

mạnh,
chỉ

cấp

cung cấp được đang có, chính sách,
15/07

09/08

– chọn

đưa

nghiên cứu

vào tầm nhìn , hoạt động
của nhà cung cấp…

Thông tin Thông tin tổng Lịch sử hình thành
thứ cấp

quan về cơng ty Bộ máy lãnh đạo

Hồ sơ dữ liệu lưu trữ tại Được sử dụng để
công ty Rudolf Lietz Việt làm tư liệu tham

Rudolf Lietz Việt Uy tín trên thị trường Nam
15/07
09/08

– Nam

Danh sách các nhà
cung cấp đang làm
việc mảng nguyên
liệu đang khảo sát
Tiêu chí chung để lựa

chọn nhà cung cấp tại
cơng ty Rudolf Lietz

khảo cho đề tài
nghiên cứu


9

Thông tin Lý thuyết về lựa Lý thuyết mua hàng
thứ cấp
01/05
01/07

Sách và các bài báo Được sử dụng để

chọn nhà cung Lý thuyết ra quyết nghiên cứu khoa học trên làm cơ sở lý thuyết
– cấp

định
Lý thuyết về phương
pháp AHP

thế giới

cho để tài nghiên
cứu


10


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC

2.1.1. Ngành Dược thế giới
Ngành dược phẩm thế giới đã phát triển được gần 100 năm từ những năm 20 của
thế kỷ trước. Nếu tính theo quy mô phát triển công nghiệp, lĩnh vực này đã có lịch sử
gần 50 năm (Tri.H.H, 2015)
Đặc điểm của ngành Dược hiện nay là có sự phân hóa lớn giữa nhóm quốc gia phát
triển và đang phát triển


Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất trên

thế giới, khoảng 800 USD/người/năm.


Mức tiêu thụ bình qn đầu người trên tồn thế giới đang ở mức 186 USD.

Nếu so với mức bình quân này, Ấn Độ đang là quốc gia có mức chi tiêu bình quân
đầu người thấp nhất thế giới dù dân số đơng thứ 2 thế giới (hơn 1,2 tỷ người).
Nhóm các nước đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam) có mức chi tiêu cho thuốc
bình quân đầu người chỉ 96 USD, thấp hơn 48% so với mức bình quân chung của
thế giới. Chỉ số này tại Trung Quốc cũng khá thấp, chỉ khoảng 121
USD/người/năm.
 Thuốc điều trị ung thư, tiểu đường, hơ hấp, béo phì, hệ miễn dịch… sẽ là
trọng điểm sản xuất từ nay đến 2016.
 Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn chiếm 59% tổng tiền tiêu thụ thuốc toàn

cầu vào năm 2016.
 Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nước có ngành cơng nghiệp dược đang
phát triển (pharmerging countries), dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil.
Tốc độ tăng trưởng bình qn của nhóm này từ 11% - 14%/năm.


11

 Thuốc generic vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho các nước đang phát triển, tuy
nhiên, trong dài hạn, nhóm thuốc này chỉ có thể chiếm tỷ trọng bình quân 10%
tổng tiền sử dụng thuốc toàn cầu.
 Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu và thuốc
thành phầm lớn nhất thế giới.
 50% tổng chi tiêu thuốc men toàn cầu đang dành để điều trị 5 nhóm bệnh
chính: ung thư, tiểu đường, hen suyễn hơ hấp, hệ miễn dịch và kiểm sốt mỡ máu
với ngun nhân chủ yếu đến từ tình trạng ơ nhiễm môi trường sống ngày một
nghiêm trọng trên quy mô tồn thế giới
Tình hình tiêu thụ thuốc hiện tại và dự đoán trong tương lai
Giai đoạn 2004 – 2013, tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới tăng trưởng
bình quân 5,8%/năm từ mức 455 tỷ USD năm 2004 lên mức 717 tỷ USD năm 2013.
Giai đoạn 2014 – 2018, theo ước tính của Evaluate Pharma, mức tiêu thụ thuốc
tồn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2014 – 2018 khoảng 5,7%/năm. Trong đó, tăng trưởng của các thuốc kê toa có
bản quyền phát minh (patent drug) đạt khoảng 5,5%/năm, tăng trưởng của các thuốc
generic (thuốc mô phỏng theo thuốc phát minh khi hết hạn bảo hộ độc quyền) đạt khoảng
7,1%/năm.
Tỷ trọng nhóm thuốc generic: được dự báo vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ
cấu tiêu thụ thuốc toàn cầu. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu thuốc generic năm 2018 được dự
đốn chỉ chiếm khoảng 10,3%, tăng khơng đáng kể so với mức 9,8% của năm 2013.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xu hướng này là tình trạng bệnh tật ngày càng gia tăng do

ô nhiễm môi trường, con người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, từ đó,
nhiều chứng bệnh mới xuất hiện, đáng chú ý là các bệnh liên quan đến ung thư và di
truyền học.


×