Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) thế hệ g4 từ nguồn tôm gia hóa của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁC
GIA ĐÌNH TƠM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
THẾ HỆ G4 TỪ NGUỒN TƠM GIA HĨA CỦA VIỆN
NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN III

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC QUỲNH

ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁC
GIA ĐÌNH TƠM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
THẾ HỆ G4 TỪ NGUỒN TƠM GIA HĨA CỦA VIỆN
NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN III
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã ngành


8620301

Mã học viên:

59CH274

Quyết định giao đề tài:

1154/QĐ-ĐHNT ngày 27/9/2018
824/QĐ-ĐHNT ngày 23/7/2019

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN MINH
Chủ tịch Hội Đồng:
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của
các gia đình tơm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,1931) thế hệ G4 từ
nguồn tơm gia hóa của Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản III” là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học
nào khác cho tới thời điểm này. Các kết quả thu được trong luận văn này là một phần kết
quả nghiên cứu thuộc Dự án cấp Bộ “ Chọn giống tôm chân trắng ” giai đoạn từ năm
2014-2019.
Khánh Hòa, tháng 7 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Quỳnh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q phịng
ban trường Đại học Nha Trang, Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tơi được hồn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
TS. Nguyễn Văn Minh, giám đốc trung tâm Ths. Nguyễn Hữu Hùng đã giúp tơi hồn
thành đề tài . Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Quỳnh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tơm chân trắng .........................................................3
1.1.1. Vị trí phân loại.......................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm phân bố ..................................................................................................3
1.1.3. Tính ăn và nhu cầu dinh dưỡng .............................................................................4
1.1.4. Sinh trưởng và lột xác ...........................................................................................5
1.1.5. Đặc điểm sinh sản..................................................................................................6
1.2. Tình hình ni tơm chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam ....................................7
1.2.1. Trên thế giới ..........................................................................................................7
1.2.2. Tại Việt Nam .........................................................................................................8
1.3. Tình hình nghiên cứu chọn giống thủy sản trên thế giới........................................11
1.3.1. Nghiên cứu chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản..........................................11
1.3.2. Chọn giống trên tôm thẻ chân trắng. ...................................................................12
1.4. Tình hình nghiên cứu chọn giống thủy sản ở Việt Nam ........................................15
1.5. Nghiên cứu phát triển giống tôm thẻ chân trắng ....................................................17
1.5.1. Nghiên cứu phát triển giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới.............................17
1.5.2. Nghiên cứu phát triển giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam .............................19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................22
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ........................................................22
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.............................................................................22

v


2.3 Nguồn gốc tôm bố mẹ .............................................................................................22
2.4. Tạo các gia đình tơm G4.........................................................................................23
2.5. Theo dõi tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân trắng chọn giống thế

hệ G4 nuôi trong bể .......................................................................................................26
2.6. Đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân trắng chọn giống thế
hệ G4 nuôi trong ao đất .................................................................................................26
2.7. Các chỉ tiêu cần xác định........................................................................................26
2.8. Thu thập và phân tích số liệu..................................................................................26
2.9. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29
3.1. Kết quả tạo quần đàn tôm chân trắng chọn giống thế hệ G4 (150 gia đình)..........29
3.1.1. Biến động yếu tố mơi trường trong các bể nuôi tôm bố mẹ................................29
3.1.2. Tỷ lệ sống tơm ở 150 gia đình từ Nauplius đến Postlarvae 15............................29
3.2. Theo dõi tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân trắng chọn giống thế
hệ tơm G4 của 150 gia đình từ PL15 đến kích cỡ đánh dấu (2 – 3g) trong bể. ............30
3.2.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong bể ương..................................................30
3.3. Đánh giá tăng trưởng, tỷ lệ sống các gia đình tơm chân trắng chọn giống thế hệ G4
nuôi trong ao đât ............................................................................................................33
3.3.1. Các yếu tố mơi trường trong các ao thí nghiệm ..................................................33
3.3.2. Kết quả phân nhóm các tổ hợp lại .......................................................................34
3.3.3. Khối lượng tơm ở các nhóm gia đình ni ngồi ao đất .....................................34
3.3.4. Chiều dài tơm ở các gia đình ni ngồi ao đất ..................................................38
3.3.5. Tỷ lệ sống của tơm ở được ni ngồi ao đất .....................................................40
3.3.6. Chỉ số “chọn” các tổ hợp lai................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...........................................................................................42
4.1. Kết luận...................................................................................................................42
4.2. Khuyến nghị ...........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

: đồng bằng sông Cửu Long

EMS (Early Mortality Syndrome)

: bệnh chết sớm trên tôm

FAO (Food and Agriculture
Organization of the United Nation)
FCR (Feed Conversion Ratio)

: tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc
: hệ số chuyển đổi thức ăn

IHHNV ( Infectious hypodermal and : bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô dưới vỏ
hematopoeitic virus)
MBV (Monodon Baculovirus)

: Vi rút gây bệnh cịi.

NN&PTNT

: Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản


SPF (Specific Pathogen Free)

: tôm sạch bệnh

TSV (Taura syndrome virus)

: virus gây hội chứng Taura

WSSV (White spot syndrome virus) : virus gây hội chứng đốm trắng
YHV (Yellow head vius)

: Vi rút gây bệnh đầu vàng

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng của nước ta, .......9
Bảng 3.1. Các thông số môi trường bể nuôi tôm bố mẹ................................................29
Bảng 3.2. Các thông số môi trường trong bể ương .......................................................31
Bảng 3.3. Kết quả theo dõi bệnh tôm giai đoạn ương nuôi trong bể.............................33
Bảng 3.4. Diễn biến các yếu tố mơi trường trong ao đất...............................................33
Bảng 3.5. Kết quả phân nhóm 150 gia đình tơm thế hệ G4 ........................................ 34

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tơm chân trắng Litopenaeus vannamei...........................................................3
Hình 1.2. Vịng đời của tơm chân trắng ..........................................................................4

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................22
Hình 2.2. Hệ thống bể ương ni ấu trùng ....................................................................24
Hình 2.3. Màu được dùng để đánh dấu các tổ hợp lai...................................................26
Hình 3.1. Tỷ lệ sống từ Nau – PL12 của 150 gia đình ..................................................30
Hình 3.2. Tỷ lệ sống từ PL12 – PL50 của 150 gia đình ................................................32
Hình 3.3. Khối lượng của tơm G4 ở các nhóm ni ngồi ao đất.................................36
Hình 3.4. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng.......................................................36
Hình 3.5. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng khối lượng......................................................37
Hình 3.6. Chiều dài tơm G4 ở các tổ hợp lai khi kết thúc thí nghiệm...........................38
Hình 3.7. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài..........................................................39
Hình 3.8. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng chiều dài.........................................................40
Hình 3.9. Tỷ lệ sống các tổ hợp lai khi kết thúc thí nghiệm .........................................40
Hình 3.10. Chỉ số “chọn” các tổ hợp lai........................................................................41

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong ni trồng thủy sản nước ta, tôm thẻ chân trắng được xác định là một
trong hai đối tượng tôm nuôi nước lợ chủ lực của nước ta, nhu cầu giống tôm thẻ chân
trắng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên phần lớn tôm bố mẹ tôm
thẻ chân trắng cung cấp cho các trại sản xuất tôm giống đều phải nhập từ nước ngồi.
Để có đủ lượng con giống cho ni trồng thủy sản, hàng năm nước ta cần khoảng
200.000 cặp tôm bố mẹ tơm thẻ chân trắng. Do chúng ta chưa hồn tồn chủ động
chọn tạo được tơm bố mẹ đảm bảo chất lượng trong nước nên phần lớn phải nhập khẩu
từ các nước như Mỹ, Singapore, Indonesia, Thái Lan. Việc nguồn tôm bố mẹ tôm thẻ
chân trắng phần lớn phụ thuộc vào tôm nhập nội dẫn đến giá tôm bố mẹ cao, giá con
giống sản xuất ra đắt, không chủ động về thời gian sản xuất, khơng kiểm sốt được
chất lượng tôm bố mẹ, dẫn đến một số trại nuôi dưỡng tôm thịt thành tôm bố mẹ để
sản xuất giống do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng tơm giống sản xuất cung cấp cho

người nuôi gây thiệt hại cho sản xuất. Việc phát triển đàn tôm chân trắng bố mẹ có
chất lượng và nguồn gốc rõ ràng là hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy nghề nuôi trồng
thủy sản phát triển một cách bền vững. Đề tài thực hiện với hai nội dung chính: (1)
Theo dõi tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân trắng chọn giống thế hệ G4
giai đoạn ương nuôi từ ấu trùng lên tơm có khối lượng 2 – 3 g (PL50) trong bể; (2)
Đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân trắng chọn giống thế hệ
G4 nuôi trong ao đất.
 Chủ đề và mục tiêu nghiên cứu
Chủ đề nghiên cứu: Đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân
trắng (Litopenaeus vannamei Boone,1931) thế hệ G4 từ nguồn tơm gia hóa của Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá mức độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của các tổ hợp lai tôm chân trắng thế
hệ G4 từ nguồn tơm gia hóa của Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản III, góp phần
trong việc hình thành đàn tôm vật liệu phục vụ cho việc chọn giống tôm có mức độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống cao.
 Những phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Áp dụng phương pháp mật độ thể tích để định lượng trứng, ấu trùng tôm.

x


- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để bố trí thí nghiệm, lấy mẫu, xử
lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép
với sự hỗ trợ của một số phần mềm Excel, SPSS.
 Các kết quả chính:
- Tỷ lệ sống của 150 gia đình ương ni từ Nauplius đến Postlarvae 15: Tỷ lệ
sống trong quá trình ương ni cao nhất là 50,67% thuộc về gia đình tơm số 97, tiếp
theo là gia đình tơm số 98 là 49,85%, tỷ lệ sống thấp nhất là gia đình tôm số 103 với
31,45%.

- Tăng trưởng và tỷ lệ sống các nhóm gia đình tơm ương ni trong bể tới kích
cỡ bắn dấu: Khối lượng trung bình của 150 gia đình tơm đạt từ 1,98 ± 0,30g đến 2,51
± 0,21 g; chiều dài tôm dao động trong khoảng từ 56,13 ± 3,18 mm đến 68,43 ± 4,34
mm; tỷ lệ sống dao động 49,50% tới 95,75%.
- Tăng trưởng và tỷ lệ sống các nhóm gia đình tơm ni ngồi ao đất: Chia 150
gia đình thành 07 nhóm gia đình riêng lẻ. Kết quả nhóm 3, tơm đạt khối lượng cao
nhất 26,35 ± 0,44 g, sai khác có ý nghĩa so với các tổ hợp còn lại (p<0,05); theo sau là
khối lượng của nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt là 25,07 ± 0,18 g và 23,97 ± 0,49 g; tiếp
theo nhóm 2, nhóm 1 và 6 có khối lượng lần lượt là 22,42 ± 0,49 g; 21,50 ± 0,41 và
20,55 ± 0,40 g; thấp nhất là nhóm 7 có khối lượng 19,10 ± 0,50 g và sai khác có ý
nghĩa so với các tổ hợp cịn lại (p<0,05). Nhóm 6, tơm đạt tỷ lệ sống (SR) cao nhất
75,21 ± 11,84%; nhóm 4 có SR thấp nhất 63,33 ± 9,81% tuy nhiên sự sai khác này là
khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận và kiến nghị
- Kết quả ương nuôi trong bể từ Postlarvae 15 tới khi đạt kích cỡ đánh dấu: Tỷ
lệ sống đạt cao nhất ở gia đình số 3 (95,75%), đạt thấp nhất ở gia đình 66 (49,50%).
- Tăng trưởng, tỷ lệ sống của các nhóm gia đình ngồi ao đất: Tăng trưởng đạt
cao nhất ở nhóm 3 (26,41 ± 1,45g), đạt thấp nhất nhóm 7 (19,10 ± 0,50g). Tỷ lệ sống
đạt cao nhất ở nhóm 5 (86,59 ± 10,95%), đạt thấp nhất ở nhóm 7 (73,67±1,45%).
 Khuyến nghị
Đề xuất chọn các nhóm tốt nhất theo hướng ưu tiên: nhóm 3: nhóm 5: nhóm 4:
nhóm 2: nhóm 1: nhóm 6: nhóm 7
Từ khóa: tăng trưởng, tôm chân trắng, tổ hợp lai, tỷ lệ sống.
xi


MỞ ĐẦU
Trong nuôi trồng thủy sản nước ta, tôm sú và tôm chân trắng vẫn là nguồn nuôi
sống phần lớn cộng đồng người dân ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và vùng

duyên hải miền Trung. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở Việt
Nam đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh khác nhau, gây thiệt hại lớn cho sản xuất.
Một trong những dịch bệnh gây thiệt hại lớn trong nuôi tôm là do vi rút, bệnh hoại tử
gan tụy cấp (AHPNS).
Năm 2017, tổng diện tích ni tơm nước lợ gồm cả tơm sú và tôm thẻ chân trắng
của cả nước đạt 694.645 ha, trong đó diện tích ni tơm sú 600.399 ha (chiếm 86,4%)
và diện tích ni tơm thẻ chân trắng 94.246 ha (chiếm 15,6%). Sản lượng giống tôm
nước lợ cả nước đạt hơn 104,4 tỷ con, được sản xuất từ 1.863 cơ sở sản xuất giống,
trong đó có 566 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Nhu cầu con giống cho nuôi
thương phẩm tôm thẻ chân trắng khoảng 100 tỷ con/năm [24]. Tuy nhiên phần lớn tôm
bố mẹ tôm thẻ chân trắng cung cấp cho các trại sản xuất tôm giống đều phải nhập từ
nước ngồi. Để có đủ lượng con giống cho nuôi trồng thủy sản, hàng năm nước ta cần
khoảng 200.000 cặp tôm bố mẹ tôm thẻ chân trắng. Do chúng ta chưa hoàn toàn chủ
động chọn tạo được tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng trong nước nên phần lớn phải nhập
khẩu từ các nước như Mỹ, Singapore, Indonesia, Thái Lan. Việc nguồn tôm bố mẹ tôm
thẻ chân trắng phần lớn phụ thuộc vào tôm nhập nội dẫn đến giá tôm bố mẹ cao, giá
con giống sản xuất ra đắt, không chủ động về thời gian sản xuất, khơng kiểm sốt
được chất lượng tơm bố mẹ, dẫn đến một số trại nuôi dưỡng tôm thịt thành tôm bố mẹ
để sản xuất giống do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng tôm giống sản xuất cung cấp
cho người nuôi gây thiệt hại cho sản xuất. Tôm thẻ chân trắng được xác định là một
trong hai đối tượng tôm nuôi nước lợ chủ lực của nước ta, nhu cầu giống tôm thẻ chân
trắng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, Do vậy, việc phát triển đàn tôm chân
trắng bố mẹ có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng là hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy
nghề nuôi trồng thủy sản phát triển một cách bền vững.
Trước thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của
các gia đình tơm chân trắng (Litopenaeus vannamei (Boone,1931) thế hệ G4 từ
nguồn tơm gia hóa của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III”.
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu, ý nghĩa khoa học - thực tiễn và nội dung
chính như sau:
1



Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá mức độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của các tổ hợp lai tôm chân trắng thế
hệ G4 từ nguồn tơm gia hóa của Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản III.
- Góp phần trong việc hình thành đàn tơm vật liệu phục vụ cho việc chọn giống
tơm có mức độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao.
Nội dung:
- Tạo quần đàn tôm chân trắng chọn giống thế hệ G4 (150 gia đình).
- Theo dõi tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân trắng chọn giống thế
hệ G4 giai đoạn ương ni từ ấu trùng lên tơm có khối lượng 2 – 3 g (PL50) trong bể.
- Đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của các gia đình tơm chân trắng chọn giống
thế hệ G4 nuôi trong ao đất.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: cung cấp dữ liệu về đặc điểm các tổ hợp lai tạo cơ sở cho các
chương trình chọn giống tôm chân trắng.
- Ý nghĩa thực tiễn: chủ động tạo nguồn tôm chân trắng bố mẹ chất lượng từ việc
lai tạo các dịng tơm khác nhau cung cấp cho ngành sản xuất giống, giảm chi phí nhập
khẩu tơm bố mẹ, tạo điều kiện thuận lợi kiểm soát chất lượng tôm bố mẹ và tôm giống.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số đặc điểm sinh học của tơm chân trắng

1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Arthropoda

Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Lồi:Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) [8]

Hình 1.1. Tơm chân trắng Litopenaeus vannamei [89]
Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương, tơm chân trắng
Tên tiếng Anh: Camaron blanco, Pacific White shrimp, Whiteleg shrimp
Tên Việt Nam: Tôm chân trắng, tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Tôm chân trắng tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng biển Tây bắc Thái Bình
Dương, châu Mỹ từ ven biển Mexico đến miền trung Peru, nhiều nhất ở vùng biển gần
Ecuador, tại ven biển Esmieraldes quanh năm đều bắt được tơm cái mang trứng [13].
Đây là lồi tơm được nuôi phổ biến nhất ở Tây bán cầu.
Trong vùng biển tự nhiên tôm chân trắng ở dọc bờ cho đến độ sâu 72m, nơi đáy
cát [42], nhiệt độ nước ổn định từ 25-320C, độ mặn từ 28-34 ‰, pH từ 7,7-8,3.
Ở giai đoạn ấu trùng (larvae), tôm ấu niên (juvenile) và tơm gần trưởng thành có
tập tính sống ở ven biển gần bờ, rừng ngập mặn, ở khu vực cửa sông giàu dinh dưỡng.
Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ và sống ở những vùng nước sâu hơn. Vòng đời
tơm chân trắng trong tự nhiên được trình bày ở Hình 1.2.
3


Hình 1.2. Vịng đời của tơm chân trắng [42]
Tơm chân trắng thích nghi với biến động độ mặn rộng từ 0,5-45 ‰, chúng có thể
sinh trưởng trong nước ngọt, lợ, mặn. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tơm
chân trắng tùy thuộc vào kích cỡ, dao động trong khoảng 28-30 oC ở giai đoạn hậu ấu
trùng [68], cao hơn 5 oC đối với giai đoạn tôm nhỏ (< 5g), và khoảng 27 oC cho giai
đoạn tiền trưởng thành [81]. Ban ngày tơm vùi mình trong bùn, ban đêm mới bò đi

kiếm ăn.
Một số nghiên cứu khác cho rằng, tơm chân trắng có khả năng sống ở các vùng
nước lợ có độ mặn 1-2 ‰ và ở các vùng có độ mặn đến 50 ‰ [66]. Tuy nhiên, Boyd
(2002) cho rằng độ mặn thích hợp cho ni tơm chân trắng là 15 – 25‰ [31].
1.1.3. Tính ăn và nhu cầu dinh dưỡng
Tơm chân trắng là lồi ăn tạp, thức ăn bao gồm thực vật, động vật ở dạng xác
phiêu sinh vật, cặn bã chất hữu cơ, lab –lab, các sinh vật đáy cho đến thức ăn viên khô,
thức ăn tươi sống (trong nuôi thâm canh) [76]. Thức ăn của tơm chân trắng cần một tỷ
lệ thích hợp các chất chủ yếu trong thành phần dinh dưỡng như protid, lipid, gluxid,
vitamin và muối khống. Dinh dưỡng thiếu hoặc khơng cân đối về tỷ lệ các thành phần
đã nêu trên đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của tôm [93].
Trong nghiên cứu nhu cầu protein của tôm chân trắng, Smith và cộng sự đã cho
rằng, hàm lượng protein phù hợp trong thức ăn của tôm khoảng 36% hoặc cao hơn
[72].Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu khác, các tác giả Cousin và cộng sự (1993),
Aranyakananda (1993) cho rằng hàm lượng protein phù hợp trong thức ăn của tôm
chân trắng vào khoảng 30% [39] và 15% [27]. Một số tác giả khác như Kureshy và
4


Davis (2002), Pascual và cộng sự (2004) khẳng định 5% protein trong khẩu phần ăn là
ngưỡng duy trì của tơm chân trắng và 40% protein trong khẩu phần ăn là mức tối ưu
[54, 67]. Nghiên cứu của Villalon (1991) cho rằng, tơm chân trắng khơng địi hỏi thức
ăn có hàm lượng protein cao như tôm sú (Penaus monodon) hay tôm he Nhật Bản (P.
japonicus), 35% protein coi như là thích hợp hơn cả, trong đó khẩu phần thức ăn có
mực tươi rất được tôm ưa chuộng [81].
Trong các ao nuôi thâm canh, thức ăn dùng để nuôi tôm chân trắng thường có
hàm lượng protein 40-45% [72]. Nghiên cứu của Velasco (2000) cho thấy khơng có sự
khác biệt nào về sinh trưởng của tơm ni giữa 2 loại thức ăn có hàm lượng protein 25
và 33% được sử dụng [84]. Tuy nhiên, hàm lượng protein cũng thay đổi do tác động
bởi nhiều yếu tố như: thành phần khác của thức ăn [22], chất lượng của protein [49],

chất lượng nước [45], và các điều kiện thí nghiệm như: mật độ, kích cỡ, số lần cho ăn
[66, 70].
Lim và cộng sự (1997) đã chỉ ra rằng hàm lượng omega-3 cao trong dầu cá mồi
rất tốt cho sinh trưởng của tôm chân trắng. Trong các loại dầu thực vật, loại dầu giàu
linolenic acid (18: 3n-3) có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại dầu giàu linoleic acid
(18: 3n-6). Tác giả kết luận rằng cả 2 loại acid béo n-6 và n-3 cần thiết trong khẩu
phần ăn, tuy nhiên, acid béo khơng bão hịa cao ( n-3 HUFA) tạo ra mức tối ưu cho sự
phát triển, hiệu quả thức ăn và tỷ lệ sống [59].
Araujo và Lawrence (1991) đã cho rằng, tôm chân trắng nhỏ (4-6g) có khả năng
kéo dài chuỗi LNA để tổng hợp eicosapentaenoic (20:5n-3, EPA) và decosahexaenoic
(22:6n-3, DHA) khi chúng được cho ăn thức ăn có bổ sung dầu lạnh, nhưng hàm lượng
acid béo trong tơm ni có bổ sung dầu cá mịi tương đồng với tơm tự nhiên [28].
1.1.4. Sinh trưởng và lột xác
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn đều ảnh hưởng nhiều đến
sự lột xác của tôm.
Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 32-32oC, độ mặn 20-24 ‰, từ
tôm Postlarvae đạt đến tơm có kích cỡ trung bình 40 g/con, chiều dài thân 14 cm mất
khoảng 180 ngày nuôi [72].
Trong điều kiện ni thương phẩm, tơm chân trắng vẫn có thể sinh trưởng, phát
triển tốt ở mật độ cao hơn nhiều so với tơm sú P. monodon (có thể lên đến 100
con/m2). Với mật độ thả 100 con/m2 thì sau 60 ngày tơm có thể đạt kích cỡ thương
5


phẩm (23 g/con), trong khi tơm sú phải mất ít nhất 90 ngày thì khối lượng trung bình
mới đạt khoảng 20 g/con. Năng suất trung bình có thể đạt tới 44 tấn/ha/vụ nếu được
nuôi trong điều kiện lý tưởng: mật độ 75 con/m2, oxy hòa tan 8 ppm, độ trong 55 cm,
nhiệt độ nước 28oC, pH=8 [72].
Tương tự vậy, trong điều kiện nuôi ở mật độ cao, tôm chân trắng có thể tiếp tục
sinh trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn (1g/tuần) [77].

Ở các nước châu Á như Indonexia và Thái Lan, trong điều kiện nuôi thương
phẩm ở ao đất, tốc độ sinh trưởng của tôm thường đạt 1,0 – 1,5 g/tuần, tỷ lệ sống đạt
80 – 90% ở mật độ 60 – 150 con/m2. Trong điều kiện nuôi tuần hồn, năng suất của
tơm chân trắng cao hơn nhiều so với tôm sú. Một số nghiên cứu cho rằng , tơm chân
trắng có u cầu chất lượng mơi trường nuôi không cao như đối với tôm sú và tôm
xanh L. stylirostris.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục sinh dục của tôm chân trắng đực và cái thường từ 6 – 7 tháng
tuổi trở lên. Tơm cái có thể tham gia sinh sản lần đầu có khối lượng trên 28 g, và ở
tôm đực là 20 g [37].
Tôm chân trắng có sự phân biệt giới tính đực, cái, thường tơm cái có kích cỡ lớn
hơn tơm đực, tơm cái đẻ trứng ra môi trường và không mang trứng trong phần bụng
[62], giống như một số lồi tơm thuộc giống Penaus, tôm chân trắng cái đẻ trứng ở
vùng xa bờ, phôi và ấu trùng tơm theo dịng nước được di chuyển vào gần bờ trong
q trình phát triển. Tơm hậu ấu trùng di chuyển vào vùng cửa sơng, nơi có nguồn
dinh dưỡng phong phú và độ mặn thấp. Chúng sinh trưởng ở các vùng này và di
chuyển ra xa bờ khi trưởng thành để tiến hành giao vĩ và đẻ trứng. Trong tự nhiên tôm
mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70m nước, độ mặn 35 ‰, nhiệt độ nước 26-28oC [47]. Q trình
di cư sinh sản của tơm chân trắng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường cũng
như các yếu tố địa lý.
Mùa vụ đẻ trứng của tôm he và tơm chân trắng nói riêng phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên của từng vùng biển, tại vùng biển Esmieraldes quanh năm đều bắt được tôm
cái mang trứng [20].
Tôm cái đẻ trứng vào thời điểm 21h- 3 h. Thời gian bắt đầu đẻ tới khi đẻ xong
chỉ 1-2 phút. Buồng trứng tơm cái thành thục có màu hồng, trứng tơm sau khi đẻ có
màu vỏ đỗ xanh.
6


Sức sinh sản của tôm chân trắng tùy thuộc vào kích thước, khối lượng và nguồn

gốc tơm. Tơm cái có khối lượng 30-45g đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng với kích
thước đường trứng khoảng 0,22 mm [77]. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm
lại phát dục tiếp. Thời gian giữa hai lần đẻ cách nhau 2-3 ngày, con đẻ nhiều nhất trên
10 lần/năm, thường sau khi đẻ 3-4 lần liên tiếp thì tơm có một lần lột vỏ. Trứng thụ
tinh sau 14-16 giờ nở ra Nauplius. Quá trình biến thái của ấu trùng cũng trải qua 6 giai
đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea, 3 giai đoạn Mysis đến Postlarvae [77].
1.2.

Tình hình ni tơm chân trắng trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được ni vào khoảng thập niên. Trước năm 2000, lồi tôm này
chủ yếu được nuôi ở các nước thuộc khu vực Nam và Trung Mỹ. Sau năm 2000, lồi tơm
này đã được di nhập và nuôi phổ biến ở các nước Nam và Đông Á, đến nay đã trở thành
đối tượng ni có sản lượng cao nhất, vượt qua sản lượng của tơm sú (Penaeus monodon)
là lồi tơm bản xứ đã được nuôi ở khu vực này trong nhiều năm [30]. Theo thống kê của
FAO (2006), sản lượng tôm chân trắng nuôi được hàng năm ở các quốc gia khác nhau
trên thế giới được xếp theo thứ tự như sau: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil,
Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam,
Malaysia, Đài Loan, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Mỹ, Ấn Độ,
Philippines, Campuchia...
Trung Quốc là nước có sản lượng ni tơm chân trắng lớn nhất thế giới, tăng từ
năm 2007 (1,112 triệu tấn) đến năm 2012 (1,541 triệu tấn), xếp sau là Thái Lan tăng từ
509 nghìn tấn (năm 2007) lên 589 nghìn tấn (năm 2012), tiếp đến là các nước Nam
Mỹ. Sản lượng có xu hướng giảm vào năm 2013 do dịch bệnh EMS và hội chứng gan
tụy cấp tính. Tuy nhiên, dịch bệnh được kiểm soát và tăng sản lượng trở lại vào các
năm tiếp theo [82]. Hình thức ni chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh.
Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Philippine, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam đã tiến
hành nhập nội và thuần hóa tơm chân trắng. Trong thực tế, việc nhập thử nghiệm nuôi tôm
chân trắng vào châu Á được bắt đầu ở Philippin từ những năm 1978-1979 [45].

Các số liệu này đã chứng tỏ rằng, đến nay tôm chân trắng đã trở thành đối tượng
nuôi quan trọng của nhiều quốc gia châu Á, gồm Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và
hiện lồi tơm này đang chiếm tỷ phần quan trọng trong sản lượng tôm nuôi của mỗi
quốc gia và thế giới.
7


1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong ngững nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á nhập
giống tôm thẻ chân trắng, nhưng lại là nước phát triển nuôi loài này vào loại chậm
nhất. Mặc dù vậy, qua nhiều năm nuôi, tôm thẻ chân trắng đưa lại hiều quả kinh tế, đặc
biệt ở những vùng đất hoang hóa.
Đầu những năm 2000, Việt Nam hạn chế phát triển lồi tơm này do lo ngại sự
lan truyền bệnh từ tôm chân trắng sang tơm sú là lồi bản địa đang được phát triển
nuôi rộng rãi. Đến năm 2006, ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng
tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm ni tại khu vực ĐBSCL.
Hiện nay diện tích ni tơm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sơng Cửu
Long (chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước).
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2017, diện tích tơm chân trắng là 98,7 nghìn ha;
tăng 4,7% so với năm 2016; sản lượng tơm chân trắng 427 nghìn tấn, tăng 8,5% so với
năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu tôm chân trắng đạt 2,5 tỷ USD; chiếm 65,6% tổng
xuất khẩu tôm và tăng 29,2% so với năm 2016 [24].
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, trừ năm 2015, diện tích và sản lượng tôm
chân trắng đều giảm do thời tiết bất lợi, dịch bệnh nhiều, các năm cịn lại, diện tích và
sản lượng tôm chân trắng liên tục tăng. Từ 38.169 ha trong năm 2012, diện tích tơm
chân trắng đã tăng lên 98.700 ha trong năm 2017. Từ sản lượng chỉ 177.817 tấn trong
2012, sản lượng tôm chân trắng đã liên tục gia tăng và đạt 427.000 tấn trong năm
2017. Đáng chú ý, năm 2013, diện tích ni và sản lượng tơm chân trắng đều tăng
mạnh trên 50% vì đây là năm đánh dấu ngành tôm nuôi nước lợ phục hồi sản xuất,
được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh EMS, xác định được hướng phát triển

rõ ràng, đặc biệt là tôm chân trắng [24].
Năm 2013 cũng là năm đầu tiên tôm chân trắng vượt qua tôm sú về giá trị xuất
khẩu. Trước năm 2012, tôm chân trắng luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn tôm sú trong tổng
cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu. Từ năm 2013, tỷ trọng tôm chân trắng luôn cao hơn
tôm sú. Tỷ trọng tôm chân trắng tăng liên tục từ 2013 đến nay. Năm 2017, tỷ trọng
tôm chân trắng đạt 65,6% trong tổng xuất khẩu các mặt hàng tôm Việt Nam [24].
8


Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất ni tơm thẻ chân trắng của nước ta,
năm 2012-2017
Năng suất bình quân

Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

2012

38.169

177.817

4.659

2013

60.270


280.000

4.646

20014

85.540

357.800

4.183

2015

84.000

344.600

4.102

2016

94.200

393.400

4.176

2017


98.700

427.000

4.326

(kg/ha)

Nguồn: Tổng cục thủy sản
Với thời gian nuôi ngắn, năng suất cao trong khi giá bán khá ổn định, tôm chân
trắng được coi là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành nuôi trồng thủy
sản. Năm 2018, sản lượng tôm chân trắng đạt 430 nghìn tấn, tăng 0,7% so với năm
2017 [24].
Tơm chân trắng đã và đang được nuôi ở nhiều địa phương trong cả nước, diện
tích ni và sản lượng tơm chân trắng đang tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên số lượng con
giống sản xuất ở Việt Nam chưa đủ cung cấp theo yêu cầu của người nuôi và chất
lượng con giống vẫn chưa được quản lý chặt chẽ đó là các rủi ro tiềm ẩn cho nghề nuôi
tôm chân trắng ở Việt Nam. Việc nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất con giống
sạch bênh, kháng bệnh, đảm bảo chất lượng tốt là nhu cầu cấp thiết.
Từ một số mơ hình nuôi thành công, tôm chân trắng đang ngày càng được các
hộ nuôi trồng thuỷ sản quan tâm phát triển. Năm 2012, trong khi diện tích thả giống
tơm sú đạt 619,4 nghìn ha - giảm 7,1% so với năm 2011; và sản lượng thu hoạch
298,6 nghìn tấn - giảm 6,5% so với năm 2011; thì diện tích thả giống tơm chân trắng
tăng15,5% - đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch tăng 3,2% - đạt 177,8 nghìn
tấn. Tình hình diễn ra tương tự với 7 tháng đầu năm 2013, trong khi diện tích thả giống
tơm sú giảm (chỉ đạt 560 nghìn ha, bằng 94,4% mức cùng kỳ năm ngối) và sản lượng
thu hoạch là 85 nghìn tấn (bằng 80% mức cùng kỳ năm ngối) thì diện tích thả giống
tơm chân trắng tăng (đạt xấp xỉ 24 nghìn ha, bằng 116% so với cùng kỳ năm ngoái),
sản lượng thu hoạch là 30 nghìn tấn (gần bằng 142% mức cùng kỳ năm 2012) [24].

9


Theo số liệu của Cục Nuôi trồng Thủy sản, đến tháng 8/2008, tổng diện tích ni
tơm nước lợ của 7 tỉnh ven biển ĐBSCL là 539.607 ha, chiếm 89,3% tổng diện tích cả
nước; trong đó ni tơm chân trắng 807 ha. Các tỉnh Nam Bộ có tổng diện tích ni
tơm chân trắng gần 3.500 ha, trong đó nhiều nhất là Long An (1.535 ha), các tỉnh như
Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu và Kiên Giang mỗi tỉnh nuôi từ 100-400 ha. Năng suất
trung bình trên 6 tấn/ha/vụ.
Tính đến tháng 6/2010, các tỉnh Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú
Yên, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận có tỷ lệ ni tơm chân trắng là từ 70-100%
diện tích ni tơm. Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt của diện tích nuôi tôm chân trắng
như hiện nay, nhất là khu vực ven biển Miền Trung, tình hình bệnh tơm có chiều
hướng tăng. Năm 2009, tỉ lệ diện tích ni tơm bị bệnh trên diện tích ni tơm các tỉnh
Khánh Hịa là 60%, Phú Yên là 49%, Ninh Thuận là 40%.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, diện tích ni tơm chân trắng năm 2010 của
cả nước là 25.300 ha, sản lượng đạt 135.000 tấn, thu về 414,6 triệu USD giá trị xuất
khẩu; trong đó diện tích ni tơm sú cao hơn nhiều nhưng sản lượng không tăng tương
xứng, điều này cho thấy tơm chân trắng được ni tập trung hơn, do đó hiệu quả sử
dụng diện tích mặt nước cao hơn so với tôm sú.
Kết quả nuôi thử nghiệm tôm chân trắng nuôi tại Bạc Liêu, cho thấy sau 125
ngày nuôi tôm đạt khối lượng 25-30 g/con và tỷ lệ sống 70% với năng suất trung bình
3 tấn/ha/vụ [3]; tơm chân trắng nuôi thử nghiệm ở Phú Yên, sau 90-120 ngày, khối
lượng tôm đạt 20-25 g/con, tỷ lệ sống đạt gần 90% [17].
Tơm chân trắng được ni chủ yếu với hai hình thức thâm canh và bán thâm
canh với năng suất tương ứng là 5-8 tấn/ha/vụ và 1,5-3 tấn/ha/vụ, năng suất tôm đạt
cao nhất 12-14 tấn/ha/vụ [18, 19]. Với sự phát triểm mạnh của nghề nuôi thương phẩm
số lượng tôm giống sản xuất trong nước không đáp ứng đủ, do vậy một lượng lớn con
giống được nhập nội từ Trung Quốc.
Tôm chân trắng được nuôi ở các vùng đất nhiễm mặn với mật độ nuôi 30 con/m2.

Sau 95 ngày nuôi, tôm đạt trung bình 19 g/con, năng suất đạt 1.690 kg/ha/vụ, với tỷ lệ
sống đạt 30% [1].
Như vậy, tôm chân trắng đã và đang được nuôi ở nhiều địa phương trong cả
nước, diện tích ni và sản lượng tơm chân trắng đang tăng lên mỗi năm, tuy nhiên số
lượng con giống sản xuất ở Việt Nam chưa đủ cung cấp theo yêu cầu của người nuôi
10


và chất lượng con giống vẫn chưa được quản lý chặt chẽ đó là các rủi ro tiềm ẩn cho
nghề nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam. Việc nghiên cứu để xây dựng được quy trình
sản xuất con giống tại chỗ, đảm bảo chất lượng giống tốt và không mang các mầm
bệnh nguy hiểm là một nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn của nghề nuôi tôm chân trắng ở
Việt Nam.
1.3. Tình hình nghiên cứu chọn giống thủy sản trên thế giới
1.3.1. Nghiên cứu chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản
Theo (Gjedrem, 2005), nuôi trồng thủy sản hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nguồn
con giống chưa qua chọn lọc [51]. Các chương trình chọn giống trong ni trồng thủy
sản cịn ít có thể là do khó khăn trong việc khép kín vịng đời, xác định cá thể đối với
các loài thủy sản phức tạp hơn và chưa thực sự được quan tâm. Tuy nhiên trong những
năm gần đây với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu thực tiễn về số lượng và
chất lượng con giống thì việc phát triển nghiên cứu chọn giống là cần thiết nhằm đáp
ứng sự phát triển nhanh của nghề nuôi. Theo Gjedrem và cộng sự (2012), khoảng
8,2% sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới trong năm 2010 mang lại từ những cải
thiện chất lượng di truyền [52]. Kết quả trên cho thấy các chương trình chọn giống đã
và đang đóng góp rất lớn vào việc nâng cao sản lượng ni trồng thủy sản trên tồn thế
giới.
Chương trình chọn giống đối tượng thủy sản đầu tiên được tiến hành là trên cá
hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) bắt đầu từ năm 1971 ở Nauy [51]. Đây là chương
trình chọn giống rất thành công và hiện nay vẫn đang được thực hiện tiếp. Sau 5 thế hệ
chọn giống thì sinh trưởng của cá hồi chọn giống đã tăng 113% so với cá hồi tự nhiên.

Lý thuyết di truyền số lượng cũng như mơ hình tốn, phần mềm chun dụng phục vụ
chọn giống sau đó được áp dụng trong chọn giống không chỉ trên đối tượng cá Hồi Đại
tây Dương ở Na Uy mà còn trên nhiều đối tượng thủy sản khác với những kết quả
đáng kể như: Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) ở Na Uy, Phần Lan và Đan Mạch
[48]; cá nheo Mỹ chọn giống có sức sinh trưởng tăng thêm 12 – 20% sau 2 thế hệ chọn
giống [39]; cá rô phi chọn giống tại Phillipines, Malaysia, Hà Lan, Malawi có sức tăng
trưởng tăng thêm từ 60 – 80% sau 5 – 8 thế hệ chọn lọc [44]; Các chương trình nghiên
cứu chọn giống trên tơm cũng đã được tiến hành như chọn giống tôm he Nhật Bản với
tốc độ tắc trưởng khoản 11% sau mỗi thế hệ [53], chọn giống tôm thẻ chân trắng tại
11


Mỹ, Columbia và venezuela [29, 40, 41, 48] và tôm vỏ cứng ở Úc [56]. Chọn giống
nâng cao sinh trưởng và tỷ lệ sống ở tôm sú với hế số di truyền từ 0,21 ± 0,18 đến 0,56
± 0,04 [57]. Chọn giống nâng cao sinh trưởng và khả năng chịu nhiệt độ lạnh trên tôm
F. chinensis cho hệ số di truyền từ 0,019 ± 0,023 đến 0,16 ± 0,31; tương quan di
truyền giữa tính trạng chịu lạnh và sinh trưởng không cao [58, 60] công bố kết quả
chọn giống nâng cao sinh trưởng và tỷ lệ sống trên tôm càng xanh sau 5 thế hệ chọn
giống có hệ số di truyền 0,401 ± 0,020.
Cho đến nay, phương pháp chọn giống phổ biến nhất đang được sử dụng trên thế
giới là chọn lọc cá thể, chọn lọc gia đình và chọn lọc kết hợp giữa chọn lọc gia đình và
cá thể. Các tính trạng số lượng trong chương trình chọn giống thường có mối tương
quan di truyền với nhau. Theo Gjedrem (2000), tương quan di truyền giữa tính trạng
sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn có tương quan nghịch cao, sau 4 thế hệ chọn
lọc nâng cao tốc độ sinh trưởng trên cá hồi Đại Tây Dương thì hệ số thức ăn giảm từ
1,08 xuống còn 0,86. Biến dị kiểu hình của tính trạng tỷ ệ philê trên cá hồi vân thấp
(2,8%) nhưng hệ số di truyền trên đối tượng này tương đối cao 0,33 và mối tương quan
di truyền với tính trạng tăng trưởng ở mức trung bình 0,29 – 0,47. Do vậy, trong
chương trình chọn giống nên kết hợp theo dõi nhiều tính trạng bên cạnh tính trạng ưu
tiên theo mục tiêu chọn lọc [50].

Theo Gjedrem (2005), hiệu quả chọn lọc trên các đối tượng thủy sản là rất khả
quan và cao hơn nhiều so với hiệu quả chọn lọc các đối tượng động vật trên cạn.
nguyên nhân có thể là do các đối tượng thủy sản có biến dị di truyền cao và sức sinh
sản lớn nên cường độ chọn giống cao hơn [51].
1.3.2. Chọn giống trên tơm thẻ chân trắng
Trên thế giới, các chương trình chọn giống tôm thẻ chân trắng cũng như các đối
tượng thủy sản khác mới được thực hiện nhiều trong những năm gần đây và chủ yếu
tập trung vào các tính trạng sinh trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao nhằm tạo ra đàn tôm
thẻ chân trắng chọn giống tốt.
Từ 1995 đến 1998, chương trình chọn giống tơm chân trắng được bắt đầu thực
hiện tại Viện Hải Dương Hawaii (The Oceanic Institute – IO, Waimanalo, Hawaii,
USA) bằng việc lựa chọn cân bằng giữa tính trạng sinh trưởng và kháng bệnh virus
Taura TSV (Taura syndrome virus) (đây là loại bệnh gây hậu quả nghiêm trọng ở châu
Mỹ trong thời gian đó). Năm 1998, chương trình chọn giống tách làm hai dịng với
12


dịng chọn lọc cho sinh trưởng (100% tiêu chí chọn lọc theo sinh trưởng, số liệu phân
tích trên 694 cá thể đại diện cho 43 gia đình full-sib và 10 gia đình half-sib) và dịng
kháng bệnh TSV (70% theo tiêu chí kháng bệnh TSV và 30% theo tiêu chí sinh
trưởng, với số liệu thu thập từ 12552 cá thể từ 80 gia đình full-sib và 32 gia đình halfsib). Kết quả sau 1 thế hệ chọn lọc, dịng tơm chọn lọc 100% theo tính trạng sinh
trưởng tốc độ sinh trưởng cao hơn 21% so với tôm đối chứng (24,2g so với 20,0 g).
Tôm cái lớn nhanh hơn tôm đực 12,7%, nhưng không thể chọn tỷ lệ tôm cái cao hơn.
Trong khi đó, tơm thẻ chân trắng lựa chọn kết hợp (70% đối với tính trạng kháng bệnh
TSV và 30% đối với tính trọng sinh trưởng) cho kết quả tăng trưởng 18,4% tỷ lệ sống
đối với bệnh TSV sau một thế hệ chọn lọc 46,4% so với 39,2%). Tuy nhiên, tôm được
chọn lọc nhỏ hơn 4,6% so với tôm đối chứng (22,6 g so với 23,7 g), chứng tỏ mối
tương quan nghịch giữa các gia đình về sinh trưởng và kháng bệnh TSV (r = -0,46 ±
0,18) do vậy trong chương trình chọn giống cả hai tính trạng này cần được cân nhắc
nhằm đạt được hiệu quả chọn giống cao nhất [29]. Những kết quả nghiên cứu gần đây

ở Mỹ cho thấy kết quả tương quan thuận khi tiến hành chọn lọc đồng thời với tính
trạng sinh trưởng và khả năng kháng bệnh TSV. Ngồi tạo được tơm kháng bệnh thì
tốc độ sinh trưởng tăng được 18% cho mỗi thế hệ [38].
Ngồi ra, từ năm 1998 khi tách chương trình chọn giống theo hai dịng khác nhau
thì sinh trưởng của tơm chọn lọc tăng lên từ 21,2% đến 25% so với tơm đối chứng
trong khi trước đó sinh trưởng của tơm chọn lọc cân bằng giữa khác bệnh và sinh
trưởng chỉ tăng từ 3,1% đến 10,7% so với tôm đối chứng. Mặc dù việc chọn giống
kháng bệnh TSV cho kết quả tiến bộ rõ rệt trong các thí nghiệm cảm nhiễm nhưng kết
quả phân tích dựa trên số liệu từ 578 gia đình full-sib cho thấy tương quan nghịch (r =
-0,15, P<0,001) về kiểu hình giữa khối lượng trung bình khi thu hoạch của các gia
đình và tỷ lệ sống của tôm khi cảm nhiễm với bệnh TSV [61].
Tại Mexico, chương trình chọn giống tơm chân trắng bắt đầu từ năm 1998. Tuy
nhiên, đến năm 2002 thì phương pháp chọn lọc gia đình mới được áp dụng trong
chương trình chọn giống tơm chân trắng theo tính trạng tăng trưởng. Trung bình tỷ lệ
tôm bố mẹ được lựa chọn để ghép cặp sinh sản thế hệ tiếp theo là 30% đối với tôm cái
và 15% đối với tôm đực; 1 tôm đực được ghép với 2 tôm cái nhằm tạo ra các gia đình
full-sib và hafl-sib. Ấu trùng tơm của các gia đình được ương ni riêng rẽ trong các
bể 500 lít đến khi đạt kích cỡ 1 -3g (từ 70 đến 90 ngày tuổi – DPH) sau đó được đánh
13


dấu màu cho từng cá thể để phân biệt giữa các gia đình (trung bình 450 cá thể/gia
đình). Sau khi đánh dấu màu, tôm con được thả nuôi chung ở miền Bắc và miền Nam
của Sinaloa, Mexico với hai mật độ khác nhau (9,1 con/m2 và 14,8 con/m2) nhằm đánh
giá về kích cỡ và tỷ lệ sống khi thu hoạch. Thời gian ni sinh trưởng trung bình 130
ngày (từ ngày 122 đến 145 ngày), khối lượng thân khi thu hoạch dao động từ 8,4 – 30
g/cá thể. Kết quả phân tích trên số liệu về sinh trưởng của 12.658 cá thể cho thấy hệ số
di truyền ước tính cho tính trạng khối lượng khi thu hoạch cao chưa bao gồm các tác
động từ môi trường dao động từ 0,37 ± 0,06 đế 0,45 ± 0,09. Tương quan di truyền ước
tính cho tính trạng khối lượng thân khi thu hoạch của tôm chân trắng giữa các môi

trường và mật độ nuôi khác nhau cao từ 0,80 ± 0,08 đến 0,86 ± 0,04 [36].
Khi nghiên cứu hiệu quả của chọn giống nâng cao sinh trưởng của tôm thẻ chân
trắng tại Venezuela, Donato và cộng sự (2008) thấy có sự sai khác ý nghĩa về sinh
trưởng giữa 4 dịng tơm. Hệ số di truyền trung bình đối với tính trạng sinh trưởng là
0,25 ± 0,04, ở mỗi dịng tơm từ 0,18 – 0,38 và có sự sai khác về h2 trung bình giữa các
dịng tơm. Sau 2 thế hệ chọn lọc, sinh trưởng của tơm tăng 33,1% [41]. Trong khi đó,
cũng với vật liệu chọn giống như trên, khi áp dụng phương pháp chọn lọc quần đàn thì
sinh trưởng chỉ tăng 14,5% sau 11 thế hệ [40]. Ibarra và Famula (2008) cho rằng sinh
trưởng của tôm thẻ chân trắng nuôi ở mật độ khác nhau có thể có những tương tác
khác nhau về kiểu gen với môi trường (Genetic x Environment interaction) [55]. Theo
Andriantahina và cộng sự (2012), kết quả chọn lọc một số tính trạng sinh trưởng trên
tơm thẻ chân trắng, hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng và chiều dài tương
ứng là 0,515 ± 0,03 và 0,394 ± 0,03 [26]. Hệ số di truyền thực tế đối với tính trạng
khối lượng là 0,296. Sau mỗi thế hệ chọn giống, hiệu quả chọn lọc nâng cao sinh
trưởng tăng 10,7%. Tương quan giữa tính trạng khối lượng và chiều dài rất cao.
Gitterle và cộng sự (2005) công bố kết quả đánh giá di truyền giữa tính trạng
khối lượng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng khi thu hoạch, 430 gia đình tơm thuộc
2 dịng tơm chọn giống được nuôi đánh giá trong điều kiện ao nuôi thực địa và trong
bể. Tương quan giữa tính trạng khối lượng và tỷ lệ sống (ao và bể) khi thu hoạch từ
0,40 đến 0,42 [48]; kết quả này cho thấy chọn giống nâng cao khối lượng cũng sẽ nâng
cao được tỷ lệ sống. Nghiên cứu chọn giống nâng cao sinh trưởng và tỷ lệ sống trên
tôm thẻ chân trắng ở Mexico đã được Campos – Montes và cộng sự công bố năm 2013
về tỷ lệ sống và khối lượng sau 28 ngày tuổi, sau 130 ngày tuổi với số liệu theo dõi từ
14


×