Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.49 KB, 20 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Khái niệm rủi ro và rủi ro thanh toán quốc tế.
1.Khái niệm rủi ro:
Rủi ro là một hiện tượng khách quan có liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến mục tiêu hoạt động của con người mà con người có thể nhận biết được nhưng
con người không thể lượng hoá được những rủi ro đó xảy ra ở đâu, lúc nào và mức độ tác
động xấu đến mục đích của con người như thế nào.
2.Rủi ro thanh toán quốc tế
2.1. Khái niệm TTQT và rủi ro TTQT
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát
sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu
dịch giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước
khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại
bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.
Khác với thanh toán nội địa, Thanh toán quốc tế thường gắn liền với việc trao đổi
đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Do vậy khi ký kết các hợp đồng
thương mại, tín dụng, hay dịch vụ các bên thường đàm phán, thống nhất về loại ngoại tệ
được dùng trong giao dịch là đồng tiền của nước người bán hay của nước người mua, hoặc
cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba.
Ngoài ngoại tệ là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong thanh toán quốc tế, một yếu tố
không kém phần quan trọng trong hoạt động này là các chứng từ. Chứng từ là cơ sở để
người thụ hưởng có quyền được đòi tiền và là căn cứ để chấp nhận nợ hoặc từ chối nghĩa
vụ chi trả của mình. Các chứng từ được tạo lập theo các luật lệ, tập quán của mỗi quốc gia,
phù hợp với thông lệ quốc tế
Phần lớn các giao dịch chi trả trong thanh toán quốc tế đều thông qua hệ thống tài
khoản tại các ngân hàng.
Với tư cách là một bên liên quan trong các hoạt động TTQT, ngân hàng cũng giống
như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu sẽ có thể gặp phải những rủi ro gây ảnh hưởng đến uy
tín và tài sản của ngân hàng.
Vậy rủi ro TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực


hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ
giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân
hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian) hoặc những nguyên nhân
khách quan khác gây nên.
2.2. Phân loại rủi ro TTQT:
Rủi ro TTQT của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại như sau:
- Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp)
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro ngoại hối
- Rủi ro ngân hàng đại lý
- Rủi ro pháp lý
- Rủi ro chính trị
- Rủi ro đạo đức
2.2.1. Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp)
Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTQT. Do vậy đây là
những rủi ro mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ TTQT
tại các ngân hàng. Các ngân hàng giữ vai trò khác nhau trong từng phương thức TTQT, do
vậy mức độ rủi ro kỹ thuật cũng khác nhau.
a.Trong phương thức chuyển tiền
Khách hàng (là người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho
một người hưởng (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển
tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian phục vụ theo chỉ dẫn của khách hàng.
Trách nhiệm của ngân hàng chuyển tiền là chuyển tiền theo đúng chỉ dẫn của khách
hàng. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền là chi trả tiền cho đúng người thụ hưởng theo chỉ
dẫn trên lệnh chuyển tiền.Nếu cán bộ của ngân hàng chuyển tiền do sơ suất cung cấp chỉ
dẫn sai dẫn đến việc ngân hàng nhận lệnh không thực hiện chi trả cho đúng người thụ
hưởng một cách kịp thời thì ngân hàng phải chịu rủi ro bồi thường những thiệt hại về kinh
tế và uy tín do người chuyển tiền khiếu nại. Việc chi trả chỉ được thực hiện khi ngân hàng
trả tiền nhận được điện chuyển tiền hoặc thư chuyển tiền đảm bảo tính xác thực, với chỉ
dẫn chi trả rõ ràng và được báo có cho khoản tiền cần chi trả trên tài khoản của mình. Nếu

ngân hàng trả tiền không kiểm tra đầy đủ hai điều kiện trên mà đã tiến hành chi trả thì có
thể gặp phải rủi ro mất tiền, do không được báo có nhưng đã tiến hành chi trả cho người
thụ hưởng, hoặc chi trả sai người thụ hưởng và không đòi lại được từ người nhận tiền.
Để tránh được rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng phải nghiên cứu và sử dụng các
phương tiện thanh toán chuyển tiền bằng điện hoặc bằng thư (T/T hoặc M/T) một cách
chuẩn xác. Hiện nay, các ngân hàng thường xử dụng điện chuyển tiền để thanh toán vì nó
đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Điện chuyển tiền có thể bằng Swift
hoặc Telex, trong đó điện Swift được sử dụng phổ biến hơn, chiếm khoảng 90% giao dịch
chuyển tiền quốc tế.
b.Trong phương thức nhờ thu
Người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng gửi hối phiếu và chứng từ nhờ thu hộ tiền từ
người nhập khẩu. Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ
tiền, không có nghĩa vụ cam kết trả tiền. Việc nhờ thu có thể được thực hiện trên cơ sở hối
phiếu (Nhờ thu trơn-Clean Collection) hoặc bộ chứng từ (Nhờ thu kèm chứng từ-
Documentary Collection).
Giống như phương thức chuyển tiền, do chỉ đóng vai trò trung gian nên ngân hàng
có thể gặp phải rủi ro khi không thực hiện đúng chỉ dẫn của các bên liên quan. Ngân hàng
gửi nhờ thu (Remitting Bank) khi nhận chứng từ nhờ thu của nhà xuất khẩu có trách nhiệm
kiểm tra kỹ chỉ dẫn nhờ thu: D/P – trả ngay hay D/A - trả chậm, người trả tiền, ngân hàng
nhờ thu… Nếu thực hiện sai chỉ dẫn của khách hàng, gửi bộ chứng từ không đúng địa chỉ,
không đòi được tiền, hoặc làm thất lạc chứng từ của khách hàng trong quá trình xử lý
nghiệp vụ, ngân hàng nhờ thu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người xuất
khẩu.
Trong phương thức nhờ thu, khách hàng muốn thông qua ngân hàng để ràng buộc
việc nhận hàng với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu. Ngân hàng nhờ thu được chỉ
dẫn trả chứng từ nếu người nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ D/P hoặc chấp nhận thanh
toán bộ chứng từ D/A. Ngân hàng nhờ thu có thể gặp rủi ro nếu không đọc kỹ chỉ dẫn của
bộ chứng từ nhờ thu, trả chứng từ khi chưa yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiền để thanh toán
bộ chứng từ D/P, hoặc thực hiện thanh toán không đúng chỉ dẫn thanh toán (Payment
Instruction) của ngân hàng nhờ thu, dẫn đến thất lạc hoặc chậm trễ trong việc chuyển trả

tiền.
c.Phương thức bảo lãnh
Thường được thực hiện dưới hai hình thức: thư bảo lãnh của ngân hàng (Letter of
Guarantee) và thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).Trong phương thức này, ngân hàng là
người bảo lãnh, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người
được bảo lãnh vi phạm những nghĩa vụ đã quy định trong thư bảo lãnh hoặc tín dụng dự
phòng. Ngân hàng chỉ thực hiện cam kết của mình khi người được bảo lãnh vi phạm nghĩa
vụ của mình. Do đó không phải trong mọi trường hợp bảo lãnh, ngân hàng đều phải thanh
toán cho người thụ hưởng.
Có rất nhiều hình thức bảo lãnh quốc tế như Bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán… Yêu cầu phát hành bảo lãnh có thể
xuất phát từ chính khách hàng, người được bảo lãnh hoặc từ một ngân hàng. Trong trường
hợp nhận được đề nghị bảo lãnh từ khách hàng, ngân hàng phải xem xét, đánh giá năng lực
tài chính, uy tín kinh doanh của khách hàng, tính khả thi của dự án mà khách hàng để nghị
bảo lãnh. Đồng thời phải có các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán như ký quỹ, thế
chấp bằng tài sản đảm bảo…
d.Phương thức tín dụng chứng từ
Là sự cam kết bằng văn bản của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người thụ
hưởng thư tín dụng (nhà xuất khẩu) sẽ trả tiền (L/C trả ngay) hoặc trả vào một thời điểm
xác định trong tương lai (L/C trả chậm) tối đa tới một số tiền nếu người thụ hưởng xuất
trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C. Trong phương thức này, ngân
hàng phát hành đóng vai trò là người cam kết trả tiền cho người hưởng lợi của L/C.
Ngoài nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, trong phương thức tín dụng chứng từ còn có
vai trò của các ngân hàng gồm ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết
khấu và ngân hàng xác nhận... Mỗi ngân hàng liên quan có những trách nhiệm nhất định
(được quy định trong Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 do ICC
ban hành)
Đối với ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng phát hành L/C đóng vai trò quan
trọng nhất, là chủ thể đưa ra cam kết đồng thời chịu trách nhiệm (hoặc uỷ quyền cho ngân
hàng khác) thực hiện cam kết đó, thể hiện trong nội dung của L/C.

Về bản chất, hợp đồng ngoại thương là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của
nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách
nhiệm giữa người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành, còn L/C là văn
bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng (nhà
xuất khẩu). Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nội dung của nó về cơ bản là do
nhà nhập khẩu đưa ra trong đơn đề nghị phát hành L/C. Do vậy, trách nhiệm của ngân hàng
phát hành là phải chuyển tải chính xác các yêu cầu của đơn đề nghị mở L/C vào nội dung
L/C, để đảm bảo bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C thì cũng đồng thời phù hợp với
yêu cầu của nhà nhập khẩu. Có như vậy ngân hàng mới có thể đòi bồi hoàn từ nhà nhập
khẩu. Cũng vì vấn đề này, UCP đã khuyến cáo các nhà nhập khẩu và các ngân hàng không
nên đưa quá nhiều chi tiết mô tả hàng hoá vào L/C. Việc đưa quá nhiều chi tiết kỹ thuật
vào L/C một mặt không thể giúp cho ngân hàng và nhà nhập khẩu kiểm soát được chất
lượng hàng hoá thực tế, mặt khác lại dễ gây nhầm lẫn, sai sót trong khi phát hành L/C,
kiểm tra chứng từ, dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành, ngân hàng
phát hành có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ hoàn
hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng. Khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phát hành
có thể rơi vào những tình huống sau:

- Tình huống thứ nhất: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo
- Tình huống thứ hai: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ bất đồng
- Tình huống thứ ba: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ bất đồng
- Tình huống thứ tư: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo.
Tình huống thứ nhất và thứ hai là hai tình huống phù hợp với quyền và trách nhiệm
của ngân hàng phát hành, do vậy không có vấn đề tranh cãi xảy ra. Tình huống thứ ba và
thứ tư là những sai sót của ngân hàng phát hành trong quá trình tác nghiệp, dẫn đến rủi ro.
Ở tình huống thứ ba, nhà nhập khẩu từ chối trả tiền cho ngân hàng phát hành, trong khi ngân
hàng phát hành đã thanh toán cho người thụ hưởng. Trong tình huống thứ tư, người thụ
hưởng sẽ kiện ngân hàng phát hành vì không thực hiện cam kết, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành. Việc xác định tình trạng bộ chứng từ

là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cán bộ tác nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao,
am hiểu nghiệp vụ và thông lệ quốc tế
Đối với ngân hàng thông báo L/C: Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm
tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng không chậm
trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp quyết định không thông báo
L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành không chậm trễ.
Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Dựa trên cam kết đó, nhà
xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng
phát hành. Nếu thư tín dụng là giả mạo, thì ngân hàng phát hành hoàn toàn không bị ràng
buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành.
Có 3 hình thức giả mạo thư tín dụng: (i) ngân hàng phát hành không có thực, (ii)
Ngân hàng phát hành có thực nhưng thư tín dụng giả mạo, (iii) Thư tín dụng là có thực
nhưng sửa đổi giả mạo. Chính vì vậy, bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng thông báo
phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo.
Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thật thông qua chữ ký trên thư tín dụng (kiểm tra chữ
ký uỷ quyền nếu phát hành bằng thư), bằng mã khoá (test key nếu phát hành bằng telex…)
hoặc bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thực (nếu phát hành bằng Swift với các mẫu
điện 700, 710, 720…).
Nếu ngân hàng đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định được
tính chân thật bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành và từ
chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C
đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do
L/C bị giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu ngân hàng thông báo phải bồi thường.
Đối với ngân hàng chiết khấu/thương lượng:
Ngân hàng chiết khấu/thương lượng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có
trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Ngân
hàng chiết khấu/thương lượng có thể được ngân hàng phát hành chỉ định trong L/C hoặc do
chính người thụ hưởng lựa chọn. Thông qua nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, ngân hàng đã
trả một khoản tiền cho người thụ hưởng với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở trị giá của bộ
chứng từ. Đổi lại, ngân hàng được hưởng quyền đòi tiền bộ chứng từ từ ngân hàng phát

hành.
Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và có truy đòi. Đối
với hình thức chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu nếu không đòi được tiền từ ngân
hàng phát hành thì có quyền đòi hoàn lại số tiền đã chiết khấu từ người thụ hưởng. Ngược
lại, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, trong mọi tình huống, ngân hàng chiết khấu
không được phép đòi lại từ người thụ hưởng. Hình thức chiết khấu miễn truy đòi tiềm ẩn
nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn hình
thức chiết khấu có truy đòi. Để đảm bảo cao nhất khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát
hành, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C.
Đối với ngân hàng xác nhận:
Ngân hàng xác nhận có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kết thanh
toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác nhận xuất
hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành
thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậy đối với mình xác
nhận L/C nói trên.
Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽ
thanh toán cho họ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng phát hành
không có khả năng thanh toán. Do vậy, ngân hàng xác nhận có trách nhiệm kiểm tra và
định đoạt tình trạng bộ chứng từ do khách hàng xuất trình, nếu chứng từ phù hợp thì tiến
hành thanh toán cho người thụ hưởng và đòi bồi hoàn từ ngân hàng phát hành.
Ngân hàng xác nhận sẽ gặp rủi ro nếu không phát hiện ra bộ chứng từ có bất đồng
vì đã thanh toán cho người thụ hưởng nhưng không đòi bồi hoàn được từ ngân hàng phát
hành. Việc ngân hàng xác nhận trả tiền cho người thụ hưởng là miễn truy đòi, do vậy việc
xác nhận L/C cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh rủi ro do năng lực tài chính và uy tín của
ngân hàng phát hành không tốt, ngân hàng xác nhận còn gặp những rủi ro về nghiệp vụ.
L/C do ngân hàng phát hành phát hành và có quyền định đoạt cuối cùng đối với bộ chứng

×