Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh tại viễn thông nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN HIẾU

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
VIỄN THÔNG NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN HIẾU

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
VIỄN THÔNG NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Quyết định giao đề tài:



901/QĐ-ĐHNT ngày 16/08/2018

Quyết định thành lập hội đồng:

296/QĐ-ĐHNT ngày 12/03/2019

Ngày bảo vệ:

23/03/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. LÊ KIM LONG
Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Viễn thông
Nghệ An” là công trình nghiên cứu của tơi, tất cả nội dung tham khảo đều được trích
dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Khánh Hịa, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Hiếu


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp tại
trường Đại học Nha Trang, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cơ giáo
Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học - TS. Trần Đình Chất, người đã hướng dẫn tơi
hồn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin cảm ơn Viễn thơng Nghệ An và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành Luận văn này.
Tuy đã cố gắng nhưng bản Luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của q Thầy, Cơ giáo và các bạn để bản Luận văn được hồn thiện hơn.
Khánh Hịa, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Hiếu

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
4.1. Phương pháp thống kê ..............................................................................................2
4.2. Phương pháp so sánh ................................................................................................3
4.3. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................................3
4.4. Phương pháp phân tích chi tiết .................................................................................4
4.5. Các dữ liệu phục vụ phân tích ..................................................................................4
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................................4
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................6
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG .............7
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh ......................................................................................7
1.1.1. Khái quát chung về cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................7
1.1.1.1. Một số khái niệm về cạnh tranh .........................................................................7
1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh .........................................................................................11
v


1.1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .................13
1.1.2. Năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông ..............................................................14
1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh .........................................................................14
1.1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thơng ..................16
1.1.2.3. Vai trị của năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông .........................................17

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................18
1.1.3.1. Thị phần của doanh nghiệp...............................................................................18
1.1.3.2. Chất lượng sản phẩm ........................................................................................19
1.1.3.3. Giá cả sản phẩm................................................................................................ 19
1.1.3.4. Kênh phân phối.................................................................................................19
1.1.3.5. Vị thế tài chính .................................................................................................20
1.1.3.6. Quản lý và Lãnh đạo.........................................................................................20
1.1.3.7. Truyền Thơng và Xúc Tiến ..............................................................................20
1.1.3.8. Trình Độ Lao Động ..........................................................................................21
1.1.4. Các cơng cụ của doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
viễn thông ......................................................................................................................21
1.1.4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng ..............................................................................21
1.1.4.2. Cạnh tranh bằng giá cả .....................................................................................21
1.1.4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và bán hàng ...........................................22
1.1.4.4. Cạnh tranh bằng khuyến mại và dịch vụ sau bán hàng ....................................22
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...................23
1.1.5.1. Nhân tố chủ quan ..............................................................................................23
1.1.5.2. Nhân tố khách quan ..........................................................................................25
1.1.6. Ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) ...........................26
1.1.7. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................................28
1.2. Cơ sở thực tiễn về cạnh tranh .................................................................................29
1.2.1. Thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại một số nước
trên thế giới ....................................................................................................................29
1.2.1.1. Bưu chính Úc (Australia Post) .........................................................................29
1.2.1.2. Tập đồn Điện tử Viễn thơng Hàn Quốc (Korea Telecom -KT)......................31
1.2.1.3. Tập đồn Viễn thơng NTT DoCoMo, Inc (Nhật Bản) .....................................31
1.2.1.4. Tập đồn Viễn thơng Trung Quốc (China Telecom) .......................................33
vi



1.2.2. Cạnh tranh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam .......................................................34
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
VIỄN THƠNG NGHỆ AN ..........................................................................................37
2.1. Giới thiệu về Viễn thơng Nghệ An .........................................................................37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................37
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh............................................................37
2.1.3. Sản phẩm và quy trình cơng nghệ .......................................................................38
2.1.4. Về nguồn nhân lực ...............................................................................................38
2.1.5. Mơ hình tổ chức hoạt động ..................................................................................39
2.1.6. Trình độ trang thiết bị, cơng nghệ .......................................................................41
2.1.7. Tình hình nguồn vốn và tài sản ...........................................................................42
2.2. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Viễn thông Nghệ An và thị trường
Viễn thơng .....................................................................................................................43
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Viễn thông Nghệ An ...................................43
2.2.2. Thị trường dịch vụ viễn thơng .............................................................................44
2.3. Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An .......45
2.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty qua các chỉ tiêu ...............................45
2.3.2. Phân tích thực trạng, các cơng cụ cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An .............52
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông
Nghệ An .........................................................................................................................61
2.4.1. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi ............................................................61
2.4.1.1. Các nhân tố thuộc mơi trường vĩ mô ................................................................ 61
2.4.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ................................................................ 63
2.4.2. Các nhân tố thuộc nội bộ doanh nghiệp ..............................................................68
2.4.2.1. Năng lực tổ chức...............................................................................................68
2.4.2.2. Năng lực tài chính.............................................................................................68
2.4.2.3. Năng lực con người ..........................................................................................69
2.4.2.4. Năng lực cơng nghệ ..........................................................................................70
2.5. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An dựa trên ma trận
SWOT ............................................................................................................................71

2.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Viễn thơng Nghệ An so với các đối thủ ............76
2.6.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An...................76
vii


2.6.2 Kết quả đánh giá thông qua ý kiến chuyên gia.....................................................76
2.7. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An ........................77
2.7.1. Các điểm mạnh ....................................................................................................77
2.7.2. Các điểm yếu và nguyên nhân .............................................................................78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA VIỄN THÔNG NGHỆ AN ................................................................ 80
3.1. Định hướng và mục tiêu của Viễn thông Nghệ An trong thời gian tới ..................80
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An ..81
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................................81
3.2.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Viễn thông Nghệ An ..............82
3.2.2.1. Mở rộng và phát triển thị phần cung cấp dịch vụ viễn thông ...........................82
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông ..........................................................85
3.2.2.3. Hồn thiện chính sách giá cước ........................................................................87
3.2.2.4. Tăng cường cơng tác bán hàng - chăm sóc khách hàng ...................................89
3.2.2.5. Đổi mới công nghệ trang thiết bị, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng ...................92
3.2.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ...........................................................94
3.2.2.7. Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phầm dịch vụ của Viễn thông Nghệ An
.......................................................................................................................................96
3.2.2.8. Tăng cường công tác truyền thông tại các huyện trên địa bàn tỉnh ..................97
3.2.3. Một số kiến nghị ..................................................................................................98
3.2.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan Trung ương......................................................98
3.2.3.2. Đối với Tập đoàn VNPT ..................................................................................99
3.2.3.3. Đối với UBND tỉnh Nghệ An ...........................................................................99
3.2.3.4. Đối với Sở thông tin và truyền thông Nghệ An ...............................................99
KẾT LUẬN .................................................................................................................101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103
PHỤ LỤC ....................................................................................................................106

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADSL

: Asymmetric Digital Subscriber Line (Đường dây th bao số bất đối
xứng)

BCVT

: Bưu Chính Viễn Thơng

BTS

: Base Transceiver Station (Trạm thu phát sóng di động)

CBCNV

: Cán Bộ Công Nhân Viên

CNTT

: Công Nghệ Thông Tin

CRM


: Customer Relationship Management (Hệ thống quản lý khách hàng)

CSDL

: Cơ Sở Dữ Liệu

CSKH

: Chăm Sóc Khách Hàng

DN

: Doanh Nghiệp

FTTH

: Fiber To The Home (Dịch vụ viễn thông băng thông rộng kết nối đến
nhà khách hàng)

GTGT

: Giá Trị Gia Tăng

IoT

: Internet Of Things (Internet kết nối vạn vật)

IPTV

: Internet Protocol Television (Truyền hình Internet)


M2M

: Machine to Machine (Truyền thông Máy với Máy)

MNP

: Mobile Number Portability (Dịch vụ chuyển mạng)

OTT

: Over The Top (Giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa
trên nền tảng Internet)

SMP

: Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

SWOT

:Alternatively SWOT matrix (Strenghts, Weaknesses, Opportunities,
Threat)

TB

: Thuê Bao

TPP

: Hiệp định đối tác xun Thái Bình Dương


TTDĐ

: Thơng Tin Di Động

TTTT

: Thông Tin Truyền Thông

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Viễn thông Nghệ An giai đoạn 2014-2017 ............43
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của Viễn thơng Nghệ An các năm từ 2014-2017.......45
Bảng 2.3: Doanh thu của 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất ...............47
Bảng 2.4: Số lượng thuê bao di động của các nhà cung cấp trên địa bàn Nghệ An năm
2017 ...............................................................................................................................49
Bảng 2.5: Số liệu thuê bao băng rộng của 3 nhà cung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến
cuối năm 2017 ...............................................................................................................50
Bảng 2.6: Số thuê bao truyền hình của các nhà cung cấp tại Nghệ An năm 2017 ........50
Bảng 2.7: Số liệu thuê bao cố định của các nhà cung cấp ở Nghệ An ..........................51
Bảng 2.8: Thông số chất lượng mạng di động của các nhà cung cấp ...........................53
Bảng 2.9: Thông số chất lượng mạng băng rộng của các nhà cung cấp .......................54
Bảng 2.10: Thông số chất lượng mạng cố định của các nhà cung cấp..........................54
Bảng 2.11: Giá cước thuê bao trả trước và trả sau của 3 nhà mạng năm 2017 .............56
Bảng 2.12: Bảng giá cước dịch vụ băng rộng của Viễn thông Nghệ An ......................57
Bảng 2.13: Bảng giá cước dịch vụ băng rộng của Viettel .............................................58
Bảng 2.14: Bảng giá cước dịch vụ băng rộng của FPT Nghệ An .................................58
Bảng 2.15: Ma trận SWOT cho dịch vụ Viễn thông Nghệ An .....................................72

Bảng 2.16: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An............76

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Viễn thơng Nghệ An đến 31/12/2017 ............................39
Hình 2.2: Mơ hình tổ chức hiện tại của Viễn thơng Nghệ An ......................................40
Hình 2.3: Mơ hình tổ chức của trung tâm Kinh doanh thuộc Viễn thơng Nghệ An .....41
Hình 2.4: Biểu đồ tổng doanh thu của Viễn thơng Nghệ An giai đoạn 2014-2017 ......46
Hình 2.5: Biểu đồ doanh thu các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thơng ở Nghệ An .48
Hình 2.6: Biểu đồ thị phần TB truyền hình của các nhà cung cấp ................................ 51
Hình 2.7: Biểu đồ thị phần thuê bao điện thoại cố định ................................................51
Hình 2.8: Biểu đồ thị phần thuê bao di động.................................................................64
Hình 2.9: Biểu đồ thị phần thuê bao ADSL và FTTx ...................................................65

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An” với mục tiêu
đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Viễn
thông Nghệ An từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thơng Nghệ An đến năm 2020.
Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng một số phương pháp như:
Phương pháp thống kê: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu
thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính tốn các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm
phục vụ cho q trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.
Phương pháp so sánh: So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một phương pháp
nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trị quan trọng ít hay

nhiều của phương pháp nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng
nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có
những ngành khoa học nếu khơng vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì khơng
thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua
đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.
Phương pháp phân tích chi tiết: Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Phương pháp này so sánh các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể.Các chỉ tiêu
kinh tế thường được chi tiết từ các yếu tố cấu thành, phân tích chi tiết giúp đánh giá
chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích và giúp ích rất nhiều trong việc
đánh giá chính xác kết quả đạt được.
Kết quả điều tra cho thấy, hiện Viễn thông Nghệ An vẫn giữ vai trò là doanh nghiệp
chủ đạo với 95,5% thị phần dịch vụ ĐTCĐ, 78,6% thị phần dịch vụ internet, 50,1% thị
phần dịch vụ truyền hình MyTV. Chất lượng dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh
chiếm tương ứng 66% tổng số khách hàng điều tra. Giá cước dịch vụ ngang bằng với
các nhà mạng khác, tuy nhiên, dịch vụ ĐTCĐ và dịch vụ Internet lại có giá cao hơn
chiếm 43,75% tổng số khách hàng đang dùng và đã dùng. Trình độ cơng nghệ của Viễn
thơng Nghệ An đã được xếp vào loại tiên tiến, hiện đại trên thế giới với số hóa hồn
tồn. Viễn thơng đã lắp đặt khai thác có hiệu quả các trạm thu phát sóng di động với mật
xii


độ phủ sóng đến tận làng xã trong tồn tỉnh. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của
Viễn thông chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng 92% tổng khách hàng điều tra. Nhân lực dồi
dào và có kinh nghiệm nên việc xử lý kỹ thuật nhanh chóng đến giải đáp thắc mắc khách
hàng qua tổng đài, thời gian khách hàng đăng ký dịch vụ nhanh chóng chiếm 66,7%
tổng số khách hàng điều tra.
Hiện tại giá cước dịch vụ thông tin di động Viễn thông Nghệ An chưa thấp hơn so
với đối thủ cạnh tranh. Nhiều gói cước cịn chưa phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách
hàng ở thời điểm hiện tại. Cơng tác chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế, các khiếu

nại vẫn còn diễn ra. Thị phần thuê bao di động chưa tương xứng với hạ tầng mạng lưới
đã đầu tư hiện có so với dịch vụ di động của Viettel. Công nghệ viễn thông có tuổi đời
khá ngắn, liên tục thay đổi với nhiều ứng dụng và tiện ích cao hơn. Năng lực triển khai
đầu tư đổi mới cơng nghệ cịn chậm, e dè chờ đợi các cơ chế, chính sách của Tập đồn.
Đội ngũ nhân viên dồi dào nhưng chuyên gia khai thác cịn hạn chế.
Để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu luận văn đã tiến hành phân tích đánh giá
thực trạng năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An. Tác giả rút ra kết luận như sau:
Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về cạnh
tranh, năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực viễn thơng;
Thứ hai: phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An
thơng qua việc sử dụng 5 yếu tố chính: chất lượng dịch vụ; giá cả và khuyến mại; công
nghệ viễn thông; khách hàng sử dụng và sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ;
Thứ ba: xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Viễn
thông Nghệ An bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
hình ảnh uy tín, cơng tác truyền thơng, quảng cáo thương hiệu, chính sách chăm sóc
khách hàng và hệ thống kênh phân phối;
Thứ tư: đề xuất các giải pháp cần tập trung định hướng nâng cao năng lực cạnh
tranh đến năm 2020 của Viễn thông Nghệ An: giữ vững và phát triển thị phần cung cấp
dịch vụ, đổi mới trang thiết bị công nghệ viễn thơng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ, hồn thiện chính sách giá cước, tăng cường liên kết, hợp tác trong kinh doanh, đổi
mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, …
Từ khóa: Nâng cao năng lực cạnh tranh, Viễn thông Nghệ An.

xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hòa nhập sâu, rộng vào thị
trường thế giới, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức

trước ảnh hưởng gián tiếp của làn sóng khủng hoảng tài chính tồn cầu và tình trạng lạm
phát gia tăng trong nước, thị trường chứng khốn cịn non trẻ, chưa ổn định.
Đơi khi người ta tự hỏi tại sao một số doanh nghiệp thì thành cơng cịn số khác lại
hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thất bại có thể dẫn đến phá sản? Thực tế cho thấy,
mỗi doanh nghiệp có một cách thức để tồn tại và phát triển riêng. Điều quan trọng là các
doanh nghiệp biết cách giành được lợi thế cạnh tranh từ việc thực hiện tốt các chiến lược
mà mình đề ra hay khơng.
Có lẽ chưa bao giờ thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin
lại phát triển mạnh mẽ như một vài năm trở lại đây. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế
giới, song song với sự lớn mạnh của các công ty viễn thông trong nước cũng như sự gia
nhập của các tập đồn viễn thơng quốc tế, sự cạnh tranh trong lĩnh vực VT-CNTT ngày
càng diễn ra gay gắt hơn. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ trên thị
trường như MobiFone, VinaPhone, Vietel, HT Mobile, FPT... ngày càng trở nên khốc
liệt. Mỗi nhà cung cấp đều đưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh doanh để giành
giật cũng như bảo vệ thị phần của mình trên thị trường.
Trên địa bàn Nghệ An sự cạnh tranh các dịch vụ viễn thông ngày càng tăng do
nhiều doanh nghiệp viễn thông mới ra đời và chủ yếu kinh doanh các dịch vụ viễn thơng
có lợi nhuận cao như điện thoại di động, Internet tốc độ cao… Là doanh nghiệp hàng
đầu về cung cấp các dịch vụ VT-CNTT, Viễn thông Nghệ An đang sở hữu hệ thống
mạng lưới viễn thông hiện đại - rộng khắp. Tuy nhiên trước áp lực cạnh tranh Viễn thông
Nghệ An đã và đang đối mặt với tình trạng bị chia sẻ thị phần, doanh thu và phát triển
thuê bao đang có chiều hướng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị.
Vì vậy để có thể đứng vững và làm người dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ
VT – CNTT trên địa bàn, Viễn thông Nghệ An cần phải có những chiến lược và phương
hướng cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
Nhận thức được tính hữu ích và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả chọn
1



đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Viễn thông Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ
kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An nhằm đề xuất
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ viễn thơng.
- Phân tích đánh giá mơi trường hoạt động của Viễn thông Nghệ An trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ viễn thông so với Viettel và FPT tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó
định vị được vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường. Đồng thời, đánh giá
được những điểm yếu, mạnh, cơ hội và thách thức của Viễn thông Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu
để tận dụng được các cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ để năng cao năng lực cạnh
tranh của Viễn thông Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Năng lực cạnh tranh và các vấn đề có liên quan đến năng
lực cạnh tranh.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Viễn thông Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian: Các thông tin, số liệu dữ liệu cung cấp cho đề tài nghiên
cứu được thu thập trong 4 năm gần nhất từ 2014 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê
- Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình
bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho q
trình phân tích, dự đốn và đề ra các quyết định.

2


- Nghiên cứu thống kê đề xuất các phương pháp thu thập thơng tin thống kê kịp
thời, chính xác, đầy đủ phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố của
quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thống kê phân
tích giá thành, giá bán và xác định mức cầu thị trường, để điều chỉnh kế hoạch sản xuất
cho thích hợp.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, phân tích các mặt hoạt động, hiệu quả kinh
doanh và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thống kê tổng hợp và xử lý thông tin đã thu thập, làm cơ sở ứng dụng thống kê
trong công tác quản lý doanh nghiệp.
4.2. Phương pháp so sánh
So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một phương pháp nghiên cứu được dùng trong
nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của phương pháp
nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do đó
vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có những ngành khoa học
nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì khơng thể giải quyết nổi những
vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.
4.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia
về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.
Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các
chun gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để
tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.
Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu khơng chỉ trong q
trình nghiên cứu mà cịn cả trong q trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí
cả trong q trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu,

củng cố các luận cứ…
Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời
gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở
trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khi các phương pháp
khơng có điều kiện thực hiện, khơng thể thực hiện được hoặc có thể sử dụng phối hợp
3


với các phương pháp khác.
4.4. Phương pháp phân tích chi tiết
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Phương pháp này so sánh các chỉ tiêu
chi tiết cấu thành chỉ tiêu tổng thể. Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết từ các yếu
tố cấu thành, phân tích chi tiết giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ
tiêu phân tích và giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.
Phân tích chi tiết theo thời gian: sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả được sát,
đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho cơng việc. Tùy đặc tính q trình sản
xuất kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tùy mục đích phân tích…
khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp.
Phân tích chi tiết theo địa điểm: đánh giá kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh
của từng bộ phận trong nội bộ. Phát hiện các đơn vị tiến lên hoặc lạc hậu trong việc thực
hiện các mục tiêu. Khai thác khả năng tiềm tang về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn…
4.5. Các dữ liệu phục vụ phân tích
Nhằm mục đích đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Viễn thông
Nghệ An, tác giả thu thập một sô thông tin phục vụ nghiên cứu này bao gồm:
- Nội bộ doanh nghiệp: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 20142017, thị phần các dịch vụ viễn thông, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
đơn vị.
- Các đối thủ cạnh tranh, của ngành: thị phần các dịch vụ viễn thơng, các chỉ tiêu
tài chính năm 2017.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về năng lực

cạnh trong lĩnh vực viễn thơng, có thể kể đến một số nghiên cứu như:
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành Viễn thông Việt Nam”, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên
quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và nói riêng đối với ngành
viễn thơng mang nhiều nét đặc thù. Luận án đã phân tích và chỉ ra những tồn tại, hạn
chế của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến lĩnh vực nâng cao năng lực ngành
viễn thơng, từ đó thấy được khoảng trống, những vấn đề còn tại, những vấn đề chưa
được nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành viễn thơng Việt Nam. Phân tích,
4


đánh giá năng lực cạnh tranh của viễn thông Việt Nam, nêu ra những kết quả đạt được,
tồn tại, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu của ngành viễn thông. Qua đó đề xuất các phương
hướng và đề xuất các giả pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt
Nam trong thời gian tới.
Tác giả Phan Thị Thùy Trang (2016), Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Bình trong dịch vụ viễn thông”, luận văn
nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Bình trong thời gian
qua từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT
Quảng Bình trong thời gian tới. Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng của VNPT
Quảng Bình vả khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong ngành, tác giả đã đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh VNPT Quảng Bình so với các đối thủ trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Tác giả Chu Thị Thúy Hà (2016), Luận văn thạc sỹ kinh tế“Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên”, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ
bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên, các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp viễn thơng. Từ đó, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh,
đo lường các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên. Dựa trên
thực trạng năng lực cạnh tranh của tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh của VNPT Hưng Yên. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mơ tả,
so sánh, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa nhằm làm rõ năng lực cạnh tranh của VNPT
Hưng Yên. Trong nghiên cứu định lượng luận văn được sử dụng cùng với phần mềm
SPSS 16 để phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích hồi quy. Mục đích của bước này là đo lường các yếu tố tác động đến năng lực
cạnh tranh của VNPT Hưng Yên đồng thời kiểm tra mơ hình lý thuyết đặt ra.
Tác giả Phan Đình Hải (2014), Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế“Nâng cao năng
lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề
lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp; Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế; Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế; Đề xuất các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
5


Tác giả Michaeal Porter (1998), Giáo trình “Chiến lược cạnh tranh”. Nghiên cứu
của Micheal Porter cũng chủ yếu đề cập tới các nền kinh tế phát triển và những trường
hợp thành cơng mà khơng trình bày về các nước đang phát triển. Cũng theo nhóm dịch
giả, sách “dễ cho cảm giác mọi lợi thế đã an bài: Nhật có lợi thế cạnh tranh về điện tử
tiêu dùng, Mỹ có lợi thế cạnh tranh về máy tính và phần mềm, các nước khác khơng
có…”
Tác giả Fred R.David (2003), Giáo trình “Khái luận về quản trị chiến lược”. Tài
liệu “Khái luận về quản trị chiến lược” tác giả Fred R.David đã làm rõ các vấn đề quản
trị chiến lược và áp dụng các chiến lược vào hoạt động thực tiễn của mỗi doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện nay đánh giá các tác động yếu tố bên ngoài và bên trong như thế
nào và yếu tố đó ảnh hưởng ít hay nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua các ma trận đánh giá yếu tố của doanh nghiệp để có thể thấy được năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp tốt ở mặt nào và yếu ở mặt nào, có mặt nào cần khắc phục.
6. Đóng góp của luận văn

- Phân tích năng lực cạnh tranh của Viễn thơng Nghệ An rút ra được thành tựu,
phát hiện các bất cập làm hạn chế khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của Viễn
thơng trong thời gian qua.
- Đề tài cũng có thể áp dụng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác
có đặc điểm tương tự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ viễn thơng.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Viễn thông Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Viễn thông
Nghệ An.

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1. Khái quát chung về cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1.1. Một số khái niệm về cạnh tranh
Theo Nguyễn Thanh Nam (2013), Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế
nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng
cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực
liên quốc gia. v.v… Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong
nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường
xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương
tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác

nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng qt thì cạnh tranh là hành động ganh
đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các lồi vì mục đích giành được sự
tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những
thứ khác.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hàng hóa, là điều kiện sống
cịn của mỗi doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó đang tiến hành kinh doanh ở lĩnh
vực nào thì vấn đề cạnh tranh ln song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp đó (Nguyễn Thị Thu Hạnh, 2014).
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ
thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất
muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua
được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản
xuất và tiêu thụ. Một số nhà nghiên cứu về cạnh tranh đã đưa ra quan niệm về cạnh tranh
như sau:
- Theo K. Marx (1978): "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà
7


tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình
thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá
cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hố dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu
đựơc lợi nhuận.
- Theo Michael Porter (1996) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của
cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình

mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
- Theo Từ điển Kinh doanh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định
nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản
xuất cùng một loại hàng hố về phía mình.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện
sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
- Theo Samuelson và Nordhaus trong cuốn kinh tế học (1989) trong cuốn Kinh tế
học (2000), cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường, hai tác giả này đưa ra cạnh tranh đồng
nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
- Tác giả Nguyễn Văn Khơn trong từ điển Hán Việt (1995) giải thích: Cạnh tranh
là ganh đua hơn thua.
- Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban Cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ
thì: Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường
tự do và cơng bằng, có thể sản xuất các hàng hố và dịch vụ đáp ứng được các địi hỏi
của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người
dân nước đó (Nguyễn Thanh Nam, 2013).
- Tại diễn đàn Liên hợp quốc, trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 định
nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành
8


quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao
được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người
theo thời gian (Trần Thị Anh Thư, 2012).
Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi
của các doanh nghiệp, môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy
sự biến động và vấn đề cạnh tranh đó trở nên cấp bách, sơi động trên cả thị trường trong
nước và thị trường quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, cạnh tranh được
hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành được ưu thế hơn
về cùng một loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với
các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, trong bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một hoạt động
nào của con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh. Các quốc gia cạnh tranh nhau
để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để lơi cuốn
khách hàng về phía mình, để chiếm lĩnh những thị trường có nhiều lợi thế và con người
cạnh tranh nhau để vươn lên khẳng định vị trí của mình cả về trình độ chun, môn
nghiệp vụ để những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh, để có uy tín và vị thế trong
quan hệ với các đối tác. Như vậy, có thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên
mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng
thể toàn xã hội. Điều này xuất phát từ một lẽ đương nhiên nước ta đã và đang bước vào
giai đoạn phát triển cao về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hố, mà bên cạnh đó
cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quan của nền kinh tế thị trường. Nó
khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới
cạnh tranh, cạnh tranh là động lực để thúc đẩy sản xuất, lưu thơng hàng hóa phát triển.
Bởi vậy, để giành được các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc
các doanh nghiệp phải thường xuyên động não, tích cực nhạy bén và năng động, phải
thường xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới; bổ sung xây
dựng các cơ sở hạ tầng; mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ những máy móc
đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng phải có phương pháp tổ chức quản lý có hiệu quả,
đào tạo và đãi ngộ trình độ chun mơn, tay nghề cho người lao động. Thực tế cho thấy
ở đâu thiếu sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện sự trì trệ và yếu kém sẽ dẫn doanh nghiệp
mau chóng bị đào thải ra khỏi quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Để thúc đẩy
9



tiêu thụ và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu
thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Do đó, cạnh tranh khơng chỉ kích
thích tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất mà cịn cải tiến mẫu mã, chủng loại
hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm cho sản xuất ngày
càng gắn liền với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội được tốt hơn. Cạnh tranh là một điều
kiện đồng thời là một yếu tố kích thích hoạt động kinh doanh phát triển. Bên cạnh những
mặt tích cực, cạnh tranh cịn để lại nhiều hạn chế và tiêu cực đó là sự phân hóa sản xuất
hàng hóa, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn,
cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ cơng nghệ thấp và có thể làm cho doanh nghiệp phá sản
khi doanh nghiệp gặp những rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hoả hoạn.v.v…
hoặc bị rơi vào những hồn cảnh, điều kiện khơng thuận lợi.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu khơng giống nhau trên có thể rút ra các điểm
hội tụ chung sau đây:
Thứ nhất; khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm dành lấy phần thắng
của nhiều đối thủ cùng tham dự.
Thứ hai; mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các
bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự án… hay một
loạt các điều kiện có lợi như một thị trường, một khách hàng… với mục đích cuối cùng
là kiếm được lợi nhuận cao nhất.
Thứ ba; cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các rang buộc chung
mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện
pháp lý, các thông lệ kinh doanh …
Thứ tư; trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng
nhiều cơng cụ khác nhau cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản
phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh thơng
qua hình thức thanh tốn…
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là: Cạnh
tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp
chiếm lĩnh thị trường, giành khách hàng và các điều kiện sản xuất có lợi nhất. Mục đích

sau cùng của các chủ thể kinh tế trong q trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối
10


với các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu
dùng và sự tiện lợi.
1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh
- Căn cứ vào số lượng người tham gia thị trường
+ Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh theo “luật mua rẻ
bán đắt”. Người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, cịn người mua lại
muốn mua sản phẩm, dịch vụ với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá
thống nhất giữa những người bán và người mua sau quá trình “mặc cả” với nhau.
+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh trên thị trường
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
dịch vụ.
+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa những người
mua nhằm mua được những hàng hóa mà họ cần. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng
hóa, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người mua sẵn sàng chấp nhận giá
cao để mua được những hàng hóa mà họ cần. Vì số người mua đơng nên người bán tiếp
tục tăng giá sản phẩm, dịch vụ và người mua tiếp tục chấp nhận giá đó cho đến khi đạt
điểm cân bằng về giá (Nguyễn Văn Tùng, 2014).
- Căn cứ vào phạm vi kinh tế
+ Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các
ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh
này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
sản xuất một loại hàng hóa trong cùng một ngành nhằm tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để
thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ
thuật, nâng cao NSLĐ nhằm làm cho giá trị hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra thấp
hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận cao hơn (Nguyễn Văn Tùng, 2014).

- Căn cứ vào chi phí bình qn của các doanh nghiệp
+ Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình qn
thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi doanh nghiệp điều chỉnh
mức giá và lượng hàng hóa bán ra của mình sao cho có thể đạt lợi nhuận cao nhất trên
cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác. Qui luật cạnh tranh dọc chỉ ra rằng
11


sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán của doanh nghiệp sẽ có điểm dừng, tức là chỉ sau
một thời gian nhất định sẽhình thành một mức giá thống nhất trên thị trường buộc các
doanh nghiệp phải hiện đại hóa sản xuất để giảm chi phí mới có thể tồn tại và phát triển
trong thị trường cạnh tranh.
+ Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình qn
thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn tới kết quả là
khơng có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi phí bình qn thấp
nhất ngang nhau. So giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm dần và có thể là khơng có lợi
nhuận hoặc tất cả các doanh nghiệp bị đóng cửa do nhu cầu mua q thấp. Trong tình
hình đó, vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp không thể chấp nhận kết quả do cạnh
tranh mang lại mà sẽ vận động theo hai xu hướng: hoặc là chất dứt cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá bán tương đối cao, giảm lượng bán trên
toàn thị trường để giành độc quyền; hoặc là các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm
chi phí sản xuất để chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được
trên thị trường với mức lợi nhuận cao (P. Sampuson, 2000).
- Căn cứ vào phạm vi địa lý có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế, trong
đó cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay trên thị trường nội địa đó là cạnh tranh giữa
hàng nhập khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu. Trong hình thức cạnh tranh này, các
yếu tố như chất lượng sản phẩm tốt, giá bán thấp, thời gian đưa hàng hóa ra thịtrường
đúng thời điểm và điều kiện dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa
là mối quan tâm hàng đầu (Nguyễn Thị Thu Hạnh, 2014).
- Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh

+ Cạnh tranh cấp quốc gia: thường được phân tích theo quan điểm tổng thể, chú
trọng vào mơi trường kinh tế vĩ mơ và vai trị của Chính phủ. Theo Ủy ban Cạnh tranh
Cơng nghiệp của Mỹ thì cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới điều
kiện thị trường tự do và cơng bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng
được các địi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và nâng cao được thu nhập
thực tế của người dân nước đó (Nguyễn Văn Tùng, 2014).
Cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: là các doanh nghiệp căn cứ vào năng lực duy trì
lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước cạnh tranh để tồn tại, giữ vững
ổn định trong sản xuất kinh doanh (Nguyễn Văn Tùng, 2014).
12


×