Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo nghị định 67CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.5 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

DƯƠNG DANH THÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
THEO NGHỊ ĐỊNH 67/CP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC
HỘ NGƯ DÂN TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

DƯƠNG DANH THÀNH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
THEO NGHỊ ĐỊNH 67/CP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC
HỘ NGƯ DÂN TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã ngành:

8310105



Mã học viên:

57CH290

Quyết định giao đề tài:

678/QĐ-ĐHNT ngày 30/08/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017

Ngày bảo vệ:

22/8/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Tác động của chính sách phát triển
thủy sản theo Nghị định 67/CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi và chưa từng

được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Dương Danh Thành

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q phịng
ban Trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học và các Thầy, Cơ đã
tận tình giảng dạy và hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Đặc
biệt là Cô giáo TS. Phạm Thị Thanh Thủy- Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học
Nha Trang là người đã tận tình hướng dẫn nghiên cứu khoa học, góp ý và giúp đỡ tơi rất
nhiều trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Huyện ủy-UBND, phịng Nơng nghiệp &
PTNT, chi cục Thống kê huyện, trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An,
đặc biệt xin cảm ơn các hộ ngư dân ở huyện Quỳnh Lưu đã nhiệt tình cung cấp cho tơi
thơng tin để tơi thực hiện thành công đề tài.
Cảm ơn những anh chị cùng học tập tại Chương trình Cao học Kinh tế Phát triển
của Trường Đại học Nha Trang tại Nghệ An về sự hỗ trợ trong suốt quá trình học tập
và làm luận văn.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hịa, tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Dương Danh Thành


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu ..................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .............................................................................3
1.5.1 Về mặt khoa học ....................................................................................................3
1.5.2 Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 4
1.6 Cấu trúc luận văn...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 6
2.1. Tổng quan về chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ......6
2.1.1. Chính sách ............................................................................................................6
2.1.2. Chính sách phát triển thủy sản ..............................................................................6


v


2.2. Tổng quan về đánh giá tác động của một chính sách ..............................................8
2.2.1. Đánh giá sau chính sách .......................................................................................9
2.2.2. Đánh giá trước chính sách ....................................................................................9
2.3. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan ....................................................11
2.4. Khung phân tích của nghiên cứu ...........................................................................14
2.5. Các giả thiết nghiên cứu ........................................................................................16
2.5.1 Các nhân tố tác động đến quyết định tham gia vào NĐ67/CP hộ ngư dân .........16
2.5.2 So sánh hiệu quả kinh tế ......................................................................................17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................20
3.1 Qui trình nghiên cứu ...............................................................................................20
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu .......................................................................................20
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................21
3.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa ...........................................................................21
3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ..............................................................................23
3.3.3. Phương pháp so sánh điểm tương đồng Propensity Score Matching .................24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................27
4.1 Tổng quan chung về thủy sản Nghệ An .................................................................27
4.2 Mô tả hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại huyện Quỳnh Lưu ..................28
4.2.1 Hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại huyện Quỳnh Lưu .........................29
4.2.2 Hiện trạng áp dụng chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐCP tại Quỳnh Lưu. ........................................................................................................30
4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu .................................................................................32
4.3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................32
4.3.2 Mô tả mẫu theo ngành nghề khai thác và ngư trường khai thác .........................35
4.3.3 Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác tại huyện Quỳnh
Lưu ................................................................................................................................35
4.3.4 Phân tích tác động của việc tham gia NĐ67 tới hiệu quả kinh tế .......................38
vi



4.3.5 So sánh hiệu quả kinh tế của hai nhóm có/khơng tham gia NĐ67 tại huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ............................................................................................39
4.3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................41
5.1 Kết luận ...................................................................................................................41
5.2 Một số nhận định về nghị định 67 ..........................................................................43
5.3 Một số đề xuất giải pháp nhằm cải thiện cơng tác triển khai NĐ 67 một cách có
hiệu quả hơn .................................................................................................................46
5.3.1. Đối với Chính phủ ..............................................................................................46
5.3.2. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..............................................46
5.3.3. Đối với Bộ Tài chính ..........................................................................................47
5.3.4. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................................47
5.3.5. Đối với UBND tỉnh Nghệ An .............................................................................48
5.3.6. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Nghệ An ...........................49
5.3.7. Đối với UBND các huyện, thành phố ................................................................49
5.4. Đối với Công ty Bảo hiểm PJCO ...........................................................................49
5.5. Đối với các cơ sở đóng tàu vỏ thép .......................................................................50
5.6. Đối với chủ tàu ......................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................51
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP :

Chính phủ


DT :

Doanh thu

NĐ :

Nghị định

NN :

Nông nghiệp

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Thống kê tàu thuyền tham gia NĐ67/2014/CP đến quý 1/2017 ..................31
Bảng 4.2. Thống kê tần suất theo hai nhóm có/khơng tham gia NĐ67/CP của các hộ
khai thác tại huyện Quỳnh Lưu ....................................................................................32
Bảng 4.3. Thống kê các hộ khai thác có/khơng tham gia NĐ 67 tại các địa điểm nghiên
cứu ................................................................................................................................32
Bảng 4.4. Thống kê đặc điểm cơ bản của hộ dân theo hai nhóm có/khơng tham gia
NĐ67 ............................................................................................................................33
Bảng 4.5. Thống kê đặc điểm cơ bản về hoạt động sản xuất của đội tàu nghiên cứu tại
huyện Quỳnh Lưu .........................................................................................................35
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả sản xuất của các hộ khai thác có/khơng tham gia NĐ67 tại
huyện Quỳnh Lưu .........................................................................................................36
Bảng 4.7. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các tàu có/khơng tham gia NĐ67 tại huyện
Quỳnh Lưu ....................................................................................................................37

Bảng 4.8. Các nhân tố tác động đến quyết định tham gia NĐ67 .................................38
Bảng 4.9. So sánh hiệu quả kinh tế của 2 nhóm có/khơng tham gia NĐ67 sau khi kết
nối điểm tương đồng .....................................................................................................39
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định mức độ tương đồng giữa hai nhóm tham gia NĐ67 và
không tham gia NĐ67 trước và sau khi kết nối ............................................................40

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đánh giá tác động trước và sau chính sách ....................................................8
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đến quyết định tham gia chính sách phát triển thủy sản
theo NĐ67/CP ...............................................................................................................15
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................20

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo NĐ67/CP đến
hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” có mục
tiêu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia và không tham gia
chương trình hỗ trợ thủy sản theo NĐ 67/CP của các hộ gia đình sống tại các xã thuộc
huyện Quỳnh Lưu; đồng thời phân tích tác động của việc tham gia/không tham gia
NĐ67 ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình khai thác thủy sản tại huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ
hộ khai thác nhằm phát triển nghề khai thác bền vững.
Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp so sánh điểm tương đồng
(Propensity score matching PSM) để đánh giá ảnh hưởng đến quyết định tham gia NĐ

67 và không tham gia NĐ tới kinh tế của các hộ gia đình. Với mẫu khảo sát của nghiên
cứu chính thức n = 62 hộ, kết quả chính của nghiên cứu gồm: các thông số chung về
của các hộ như: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NĐ 67 của các hộ gia
đình sống tại các xã thuộc huyện Quỳnh Lưu là: Độ tuổi, trình độ học vấn, kinh
nghiệm của chủ tau. Độ tuổi trung bình của nhóm tham gia NĐ 67 là thấp hơn một
cách tương đối so với nhóm khơng tham gia NĐ 67. Hay nói cách, có sự khác biệt một
cách có ý nghĩa thống kê về độ tuổi trung bình của chủ hộ giữa 2 nhóm. Trình độ học
vấn trung bình của chủ hộ thuộc nhóm tham gia NĐ67 cao hơn so với nhóm khơng
tham gia NĐ67. Có sự khác biệt này là do đặc điểm khác nhau về ngành nghề và nơi ở
của chủ hộ. Điều đó cho thấy những người có kiến thức tốt, có trình độ học vấn tốt hơn
thì nhìn thấy được tính hiệu quả của chương trình, lợi ích của chương trình, vì vậy
càng có động cơ tham gia NĐ 67.
Kết quả chi tiết đánh giá tác động trên cơ sở so sánh tổng thể hiệu quả theo
doanh thu (thu nhập trên doanh thu, dòng tiền ròng trên doanh thu, lợi nhuận trên
doanh thu) và hiệu quả theo chi phí (thu nhập trên chi phí, dịng tiền rịng trên chi phí,
lợi nhuận trên chi phí) của 2 nhóm có tham gia NĐ67 và khơng tham gia NĐ67. Kết
quả sử dụng cho thấy có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê về dịng tiền hoạt
động rịng, và lợi nhuận. Nói cách khác, nhóm tham gia NĐ67 có hiệu quả kinh tế
trong ngắn hạn và trong dài hạn hơn so với nhóm khơng tham gia NĐ67.

xi


Kết quả kiểm định mức độ tương đồng về thuộc tính giữa hai nhóm (nhóm tham
gia NĐ67 và nhóm khơng tham gia NĐ67) trước và sau kết nối. Kết quả về sai lệch
chuẩn hóa trung bình cho thấy mức độ khác nhau về giá trị xác xuất của hai nhóm sau
khi kết nối đã giảm một cách có ý nghĩa thống kê. Giá trị Pseudo-R2 thấp và kiểm
định Likelihood không có ý nghĩa thống kê đã giúp khẳng định rằng 2 nhóm có điểm
tương đồng về thuộc tính sau khi kết nối. Tuy nhiên giá trị Pseudo-R2 thấp nhưng
không bằng 0 điều đó chứng tỏ kết nối đã giúp loại bỏ các quan sát ngoại lai, không

loại bỏ những sai lệch tiềm năng trong đánh giá nhưng khơng hồn tồn nhằm đảm
bảo sự tương đồng về thuộc tính giữa hai nhóm. Điều này cho thấy phương pháp được
sử dụng nhìn chung phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Từ Khóa: chính sách phát triển thủy sản, NĐ67/CP, hiệu quả kinh tế, huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An.

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển
thủy sản được ban hành vào ngày 7/7/2014 và có hiệu lực từ ngày 25/8/2014. Nghị
định này quy định đầy đủ, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích
ngư dân đóng tàu cơng suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai
thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, nổi bật nhất là chính sách tín dụng hỗ
trợ đóng tàu.
Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy định mức lãi suất hết sức ưu đãi, từ 1-3%/năm
(mức lãi suất thấp nhất hiện nay), Nhà nước cấp bù từ 4-6% với thời gian cho vay là
11 năm; trong đó, có một năm ân hạn, hạn mức cho vay từ 70-95% giá trị đóng mới
tàu. Cụ thể, với tàu thép đóng mới có cơng suất máy chính từ 400-800CV, ngư dân sẽ
chịu lãi suất 7%/năm và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 5%/năm; với tàu vỏ thép
đóng mới có cơng suất trên 800CV, ngân sách nhà nước hỗ trợ tới 6%/năm; với tàu vỏ
gỗ đóng mới, ngân sách nhà nước hỗ trợ 4% và 4% cũng là mức hỗ trợ đối với tàu vỏ
gỗ đóng mới nhưng được gia cố bọc thép hoặc bọc vật liệu mới, ngư dân vay vốn để
nâng cấp tàu cũng được hỗ trợ với lãi suất rất ưu đãi.
Sau khi triển khai Nghị định 67/CP của Chính phủ, mặc dù đã đạt những thành
quả bước đầu nhưng cũng khơng ít vướng mắc nảy sinh khi ngư dân tiếp cận nguồn
vốn Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Cụ thể theo kế hoạch, với sự ra đời của Nghị định
67/2014/NĐ-CP, cả nước sẽ có 2.079 tàu khai thác đánh bắt xa bờ và 205 tàu dịch vụ

hậu cần được đóng mới bổ sung. Vậy nhưng, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nơng thơn, đến nay mới chỉ có 23/28 địa phương ven biển phê duyệt danh
sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn, với 818 tàu trên 400CV; trong đó đóng mới 731
tàu, nâng cấp 87 tàu; đã cho vay để đóng mới, nâng cấp 52 tàu, với tổng số tiền 525 tỷ
đồng, các vướng mắc chính là ở khâu thiết kế mẫu tàu và quy trình phê duyệt hồ sơ ở
địa phương, vốn đối ứng của ngư dân và “hoàn thuế giá trị gia tăng”,
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Nghệ An có đường
biển dài 19,5km, các khu vực bãi ngang ven biển, có hai cửa sơng biển đó là Lạch
Thơi và Lạch Quèn… thích hợp với việc đánh bắt hải sản. Đến năm 2014 tồn huyện
Quỳnh Lưu có 1.272 tàu thuyền có cơng suất lớn nhỏ, trong đó tàu lớn hơn 90CV có
1


664 chiếc (riêng tàu lớn hơn 400CV có 273 chiếc), sản lượng khai thác hàng năm đạt
khoảng 44-45 ngàn tấn hải các loại. Tuy nhiên, với số lượng tàu lớn, nhưng nhìn
chung sản lượng khai thác cịn nhiều bất cập, đặt biệt các loại hải sản khai thác chất
lượng chưa cao do số lượng tàu thuyền có cơng suất lớn, thiết bị đánh bắt, trình độ
chun mơn cịn hạn chế và rủ ro cịn nhiều. Vì vậy, với sự ra đời của Nghị định
67/2014/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân được được hỗ trợ chính
sách về vốn để trang thiết thị cơ sở vật chất trong việc chế tạo, đóng mới, hốn đổi tàu
thuyền là điều kiện rất cần thiết. Cụ thể ở đây là chính sách phát triển thủy sản theo
Nghị định 67/2014/CP đến hoạt động kinh tế của các hộ dân tại huyện Quỳnh Lưu – tỉnh
Nghệ An vừa có ý nghĩa khoa học, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai
đoạn hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác
động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP đến hiệu quả kinh tế
của các hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của

nhóm tàu sau khi được hỗ trợ ưu đãi tín dụng do tham gia NĐ 67, bằng cách so sánh
hiệu quả kinh tế của hai nhóm có tham gia và không tham gia NĐ 67, đồng thời xem
xét các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định tham gia chính sách phát triển thủy
sản theo Nghị định 67/CP của các hộ dân tại huyện Quỳnh Lưu, trên cơ sở đó nghiên
cứu động cơ hành vi tham gia, để đề xuất kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nâng cao
hiệu quả kinh tế cho các hộ dân được hỗ trợ chính sách này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất: Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chính
sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP của các hộ dân tại huyện Quỳnh Lưu –
tỉnh Nghệ An.
Thứ hai: So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ dân được hỗ trợ và khơng hỗ trợ
chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP của các hộ dân tại huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
2


Thứ ba: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế
cho các hộ dân được hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP tại
huyện Quỳnh Lưu.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
Thứ nhất: Những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia chính
sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP của các hộ ngư dân tại huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An?
Thứ hai: Xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên như thế nào?
Thứ ba: Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ ngư dân được nhận hỗ trợ chính sách
phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP có tốt hơn so với nhóm khơng được nhận hỗ
trợ khơng?
Thứ tư: Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ
dân khai thác nói chung và để phát huy chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định

67/CP có hiệu quả hơn?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chính sách phát triển thủy sản
theo Nghị định 67/CP đến hiệu quả kinh tế của hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: huyện Quỳnh Lưu, cụ thể là các xã: Sơn Hải, và Tiến
Thủy
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu thống kê kể từ khi Nghị định được triển khai năm
2014 và dữ liệu do tác giả thu thập trong năm 2017.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
1.5.1 Về mặt khoa học
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính
sách hỗ trợ chính sách phát triển nói chung và chương trình hỗ trợ chính sách phát
triển thủy sản nói riêng.
3


Thứ hai, đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các cơng trình nghiên cứu
có liên quan, các cơng trình nghiên cứu trước; Từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn
chế của đề tài, gợi ý các cơng trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác.
Thứ ba, từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đó,
đề tài nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp đánh giá so sánh điểm tương đồng (PSM),
từ đó xây dựng mơ hình nghiên cứu về mức độ tác động của chương trình hỗ trợ chính
sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP đến đời sống kinh tế của các hộ ngư dân
tại huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
1.5.2 Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, đề tài khái quát về thực trạng hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo
Nghị định 67/2014/CP đối với các hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách phát triển
thủy sản theo Nghị định 67/2014/CP đến đời sống hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An.
Thứ ba, từ kết quả nghiên đánh giá thực trạng và mơ hình nghiên cứu của đề tài,
tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh chính sách phát triển thủy sản
theo Nghị định 67/2014/CP đối với các hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Thứ tư, đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học
cho các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là
nền tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo
1.6 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần như: mở đầu, bảng biểu, trích yếu luận văn, tài liệu tham khảo,
phụ lục,… luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/CP đến
hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An” và cấu trúc
của luận văn.
Chương 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

4


Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: chính sách, hiệu
quả chính sách sau và trước khi áp dụng chính sách; Trình bày tổng quan các nghiên
cứu trong và ngoài nước liên quan để xây dựng khung phân tích của nghiên cứu và các
giả thuyết của nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Trình bày cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu/qui mô mẫu: ,
dữ liệu thu thập, cơng cụ phân tích dữ liệu. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu được sử

dụng trong nghiên cứu: phương pháp điều tra thực địa kết hợp phương pháp so sánh
tương đồng (Propensity Score Matching) để xác định hiệu quả kinh tế của các hộ ngư
dân có tham gia NĐ67, mơ hình hồi quy Binary Logistic lượng hóa để xác định tác
động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/CP đến hiệu quả kinh
tế của hộ ngư dân tại huyện Quỳnh Lưu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Mô tả hiện trạng nghề nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại huyện Quỳnh Lưu
và việc áp dụng chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại
Quỳnh Lưu. Từ đó, phân tích tác động của việc áp dụng chính sách tới hiệu quả kinh tế
của các hộ ngư dân.
Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách/khuyến nghị
Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu và gợi ý chính
sách/khuyến nghị.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP
2.1.1. Chính sách
Là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ
nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các
mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực
kinh tế - văn hóa – xã hội – mơi trường – an ninh quốc phịng.
2.1.2. Chính sách phát triển thủy sản
Là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủ nhằm quy định chính
sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác
nhằm phát triển thủy sản.
2.1.2.1 Chính sách đầu tư
- Đối với các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão

(bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng
nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu;
hệ thống thơng tin liên lạc chun dùng).
- Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt
bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo,
bao gồm các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc
tuyến đảo.
- Đối với các hạng mục hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất giống
tập trung bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường
ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện, công trình
xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ tầng các Trung tâm giống thủy sản quốc gia,
Trung tâm giống thủy sản cấp vùng, cấp tỉnh; Trung tâm quan trắc cảnh báo môi
trường nuôi trồng thủy sản, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản
cấp Trung ương và cấp vùng:
2.1.2.2 Chính sách tín dụng
Chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu có tổng cơng suất máy chính từ 400CV trở lên;
nâng cấp tàu có tổng cơng suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng cơng suất
6


máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp cơng suất máy đối với tàu có tổng cơng suất
máy chính từ 400CV trở lên để khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần
khai thác hải sản xa bờ.
2.1.2.3 Chính sách bảo hiểm
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải
sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã
khai thác hải sản và có tổng cơng suất máy chính từ 90CV trở lên:
- Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi
thuyền viên làm việc trên tàu.
- Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ

trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:
a. Hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng cơng suất máy chính
từ 90CV đến dưới 400CV.
b. Hỗ trợ 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng cơng suất máy chính
từ 400CV trở lên.
2.1.2.4 Chính sách ưu đãi thuế
Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.
Khơng thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản.
Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ni trồng, đánh bắt
thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải
sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Các trường hợp sau khơng chịu thuế giá trị gia tăng:
a. Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.
b. Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ
trực tiếp khai thác hải sản.
Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai
thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng cơng suất máy chính từ
400CV trở lên.
7


Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải
sản.
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải
sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa
bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng cơng suất máy chính từ 400CV trở
lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập
khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng cơng suất máy

chính từ 400CV trở lên.
2.1.2.5 Một số chính sách khác
1. Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu
vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo cơng nghệ mới
đối với tàu có tổng cơng suất máy chính từ 400CV trở lên.
2. Hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ
và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền cho các tàu dịch vụ hậu
cần khai thác hải sản xa bờ có tổng cơng suất máy chính từ 400CV trở lên.
2.2. Tổng quan về đánh giá tác động của một chính sách
Có hai cách tiếp cận truyền thống trong đánh giá định lượng các chính sách. Đó
là: Cách tiếp cận sau chính sách và cách tiếp cận trước chính sách.

Hình 1.1. Đánh giá tác động trước và sau chính sách
(Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
8


2.2.1. Đánh giá sau chính sách
Đây là cách tiếp cận mang tính thực chứng, việc xem xét và đánh giá các chính
sách đã được triển khai. Cách tiếp cận này dựa vào những số liệu kinh tế vi mô và các
kỹ thuật kinh tế lượng.
Các khái niệm và định nghĩa trong đánh giá tác động
Đánh giá tác động chỉ là một trong những thành phần của công tác đánh giá
nghiêm khắc các chính sách. Xếp theo mơ hình lý tưởng, ta có thể phân thành ba nội
dung đánh giá sau:
Đánh giá nhu cầu: Đối tượng mục tiêu là ai, bản chất vấn đề cần giải quyết là
gì, chương trình nằm trong khn khổ nào, hoạt động can thiệp có vị trí như thế nào?
Đánh giá quy trình: Chương trình được triển khai thế nào trong thực tế, các dịch
vụ đã hứa được cung cấp chưa, dịch vụ có đến được đối tượng mục tiêu khơng, khách
hàng có hài lịng khơng?

Đối với hai giai đoạn đầu tiên này, văn hóa đánh giá có tồn tại. Những giai đoạn
này được Nhà nước triển khai đều đặn một cách có hệ thống.
Đánh giá tác động mới xuất hiện: liệu chương trình có tạo ra tác động mong đợi
đối với các cá nhân hay đối tượng mục tiêu, các hộ gia đình, các thể chế, các đối tượng
thụ hưởng của chương trình? Những tác động này là nhờ chương trình hay nhờ vào các
yếu tố khác?
Chúng ta tập hợp ba thành phần này lại trong phân tích “chi phí lợi ích”, tức một
mặt ta xem xét các chi phí hay chi phí cơ hội – cái đáng lẽ ra có thể làm được với số tiền
đã chi ra – và mặt khác là tác động thực tế - lợi ích của chương trình.
2.2.2. Đánh giá trước chính sách
Đánh giá trước chính sách là cách tiếp cận trước, thiên về đánh giá các chính
sách kinh tế vĩ mơ. Đây là cách tiếp cận mang tính chuẩn tắc: người ta nghiên cứu tác
động tiềm năng của các chính sách sẽ được triển khai. Phương pháp này dựa vào các
mơ hình kinh tế vĩ mơ xác định các nhóm tác nhân đại diện, một số nhóm hộ gia đình,
những nơng dân nghèo… Đơi khi kết hợp với các mơ hình mơ phỏng vi mơ, phương
pháp này tiến hành phân tích ở cấp độ sâu hơn. Cách tiếp cận này quan tâm đến các
chính sách cơ cấu.
9


Đánh giá trước là việc đánh giá tác động tiềm tàng của một chính sách trước khi
triển khai nhằm mục đích so sánh các chính sách.
Nguyên tắc đánh giá trước thơng qua mơ hình cân bằng tổng thể: Đánh giá trước
tác động tổng thể của các chính sách kinh tế địi hỏi phải sử dụng một mơ hình kinh tế
vĩ mơ. Có hai loại mơ hình kinh tế vĩ mơ:
a. Các mơ hình kinh tế lượng
Các mơ hình kinh tế lượng gồm các phương trình về hành vi, phương trình kinh
tế lượng được tính tốn theo các dữ liệu về thời gian và phương trình kế tốn. Ngun
tắc của mơ hình này là thể hiện lại trong tương lai những hành vi ứng xử được quan sát
trong quá khứ với giả định rằng những hành vi ứng xử này luôn cịn giá trị. Những mơ

hình này khơng thực sự phù hợp để đánh giá tác động phân phối thu nhập của các
chính sách kinh tế. Những mơ hình này mang tính chất tổng hợp hơn, nhất là đối với
các đối tượng là hộ gia đình và do đó ít được sử dụng để đánh giá tác động tới phân
phối thu nhập của các chính sách kinh tế. So với mơ hình cân bằng tổng thể, những mơ
hình này có điểm hạn chế là mức độ liên kết về mặt lý thuyết thấp hơn.
b. Mơ hình cân bằng tổng thể
- Mơ hình cân bằng tổng thể (CGE) là một mơ hình kinh tế dựa trên giả thiết là
các tác nhân được tối đa hóa (lợi ích, lợi nhuận, v.v...) của thuyết cổ điển mới.
- Mơ hình CGE dựa trên ma trận kế tốn xã hội bao gồm phương trình kế tốn
cũng như phương trình hành vi.
- Ma trận kế tốn xã hội (MSA) là một tập số liệu vẽ lại các luồng vốn trong một
năm giữa các tác nhân (hộ gia đình, doanh nghiệp, Nhà nước) và các khu vực kinh tế.
- Phân tích “đối lập với thực tế” của cải cách chính trị.
c. Đặc điểm mơ hình cân bằng tổng thể
- Các mơ hình vĩ mơ (quốc gia, khu vực hay thế giới).
- Các mơ hình đa khu vực.
- Mơ hình giải thích hành vi của các chủ thể trong một khn khổ thống nhất:
các hộ gia đình, các doanh nghiệp, Chính phủ và phần cịn lại của Thế giới.
- Tập trung vào các thoả hiệp: theo định nghĩa chi phí và lợi ích của chính sách
(người được và kẻ mất).
10


- Dựa trên cơ sở dữ liệu của một năm (Ma trận kế toán xã hội (SAM)+ các cuộc
điều tra hộ gia đình và lao động, v.v…)
d. Các ứng dụng chính của các mơ hình cân bằng tổng thể
- Cải cách chính sách thuế.
- Tự do thương mại và ảnh hưởng của các khủng hoảng bên ngoài.
- Tác động của các chiến lược xố đói giảm nghèo.
- Các chính sách khuyến khích việc làm.

- Cải cách trợ cấp xã hội.
- Các chính sách bảo vệ mơi trường.
2.3. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Tại Việt nam, các cuộc điều tra chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định nguồn lợi
và đa dạng sinh học biển. Pha 1 của dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển (ALMRV)
được thực hiện từ năm 1996, đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu có giá trị về sinh học
cá, hoạt động và kết quả khai thác thủy sản, số liệu kinh tế đội tàu. Tuy nhiên, về số
liệu kinh tế, mới chỉ thu thập được các dữ liệu về chi phí biến đổi (chi phí chuyến biển
và chi phí tiền lương) cho đội tàu chứ chưa thu thập dữ liệu về chi phí cố định. Do vậy,
kết thúc pha 1 dự án chưa thể đánh giá kết quả kinh tế cuối cùng cho một đội tàu khai
thác thuỷ sản [19].
Pha 2 của dự án ALMRV bắt đầu từ năm 2001, yêu cầu phải đưa ra được các tư
vấn cho các nhà quản lý của địa phương cũng như Bộ Thuỷ sản về hoạt động của
ngành khai thác thủy sản, đồng thời tiến hành xây dựng hồ sơ dữ liệu nghề khai thác
thủy sản cho các tỉnh ven biển. Vì vậy, cuối năm 2001, Dự án đã phối hợp với Viện
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thực hiện xây dựng bộ chỉ số cho việc đánh giá kết quả
kinh tế đội tàu và chương trình thu mẫu chi phí cố định để bổ sung cho cơ sở dữ liệu.
Cho đến hôm nay, các số liệu về kết quả kinh tế đội tàu khai thác tại các địa phương
(28 tỉnh/thành phố) mang tính vay mượn từ các nguồn dữ liệu của Viện Kinh tế và
Quy hoạch thủy sản và Viện Nghiên cứu Thủy sản Hải Phòng. Dữ liệu về kết quả kinh
tế của các đội tàu được thực hiện bằng cách: lấy dữ liệu về doanh thu và chi phí hoạt
động (gồm biến phí, chi phí sửa chữa, thuế bảo hiểm và lãi vay) từ kết quả điều tra của
Viện Nghiên cứu Thủy sản Hải Phòng, lấy dữ liệu về đầu tư và chi phí khấu hao từ các
đội tàu tương đương về công suất và nghề hoạt động do Viện Kinh tế và Quy hoạch
thủy sản thu thập, do vậy chưa đảm bảo được tính thống nhất giữa các đội tàu. Nhìn
11


chung, các nghiên cứu cịn mang tính chất tổng qt, chưa đi sâu vào phân tích doanh
thu, chi phí và đánh giá kết quả kinh tế của từng đội tàu ở một địa phương cụ thể như

Nghệ An.
Chiến lược phát triển khai thác thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã khái
quát được hiện trạng khai thác thủy sản tỉnh Nghệ An, thực hiện các công cụ thống kê
xác định số lượng tàu thuyền, công suất và năng lực khai thác thủy sản tại Nghệ An,
đánh giá chất lượng tàu thuyền và trang thiết bị sử dụng trên tàu, xác định cơ cấu nghề
nghiệp và ngư trường khai thác chủ yếu của các đội tàu trong tỉnh, đánh giá về lực
lượng lao động tham gia khai thác thủy sản, xác định thị trường tiêu thụ và công tác
hậu cần nghề cá. Thông qua công tác đánh giá thực trạng đã xác định những thành tựu
và những tồn tại, từ đó đề ra những chiến lược phát triển cho ngành. Các chiến lược
được đưa ra chủ yếu mang tính tổng quát, chưa đi vào cụ thể cho từng nghề.
Quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản, đây là một cơng trình nghiên cứu do Viện
Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khá cơng
phu để đánh giá hiện trạng và xác định tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản ở Việt
Nam. Dựa vào kết quả đánh giá về hiện trạng ngành thuỷ sản các lĩnh vực khai thác
gần bờ, khai thác xa bờ, ni trồng, chế biến thủy sản..., nhóm nghiên cứu đã xây dựng
các mục tiêu và định hướng phát triển ngành thuỷ sản nước ta đến năm 2020. Tuy
nhiên, cơng trình nghiên cứu này chưa đánh giá kết quả kinh tế trong khai thác thủy
sản và đề cập các giải pháp nâng cao kết quả kinh tế của các nghề khai thác ở nước ta.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành khai thác thủy sản, hầu hết
các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến một vài nhân tố như: đặc điểm tàu, đặc điểm
ngư cụ, hoạt động của tàu, lao động và quản lý,…như: Duy (2010) đưa ra mơ hình có
3 nhân tố (cơng suất tàu, số lượng tấm lưới, số ngày hoạt động), Tuấn (2007) đưa ra
mơ hình có 5 nhân tố (cơng suất, số lượng tấm lưới, vốn đầu tư trang thiết bị, tuổi tàu,
vốn đầu tư ngư cụ) …
Các chính sách trợ cấp trong hoạt động khai thác thủy sản đã được một số nhà
nghiên cứu đề cập. Cụ thể:
Naoto Jinju (2012) đã nghiên cứu lý thuyết tác động chương trình trợ cấp đến
vấn đề cải thiện hiệu quả khai thác và trữ lượng nguồn lợi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy chương trình trợ cấp có thể làm hiệu quả khai thác tăng lên hay khơng cịn phụ
thuộc vào chính sách quản lý. Tuy nhiên, nghiên cứu này được giải quyết trong điều

kiện trạng thái cân bằng. Nếu xét trong dài hạn, trợ cấp có thể làm giảm nguồn lợi.
Long, Flaaten và Kim Anh (2008) với nghiên cứu thực nghiệm cho nghề khai
thác hải sản xa bờ tại Việt Nam, đã thảo luận các chương trình trợ cấp trực tiếp cho
12


nghề cá có thể dẫn đến sự đầu tư quá mức. Trợ cấp trực tiếp có thể dẫn đến tình trạng
tranh giành về nguồn lợi giữa các tàu của các quốc gia khác nhau cùng khai thác tại
vùng biển quốc tế (Ruseski, 1998). Trợ cấp là tác nhân dẫn đến dư thừa năng lực khai
thác trong nghề cá (Garcia and Newton, 1994; OECD, 2003). Vì vậy, nhóm tác giả cho
rằng các nhà làm chính sách nên cân nhắc thận trọng khi thực hiện các chương trình
trợ cấp trực tiếp như cho vay vốn ưu đãi với hạn mức cho vay thấp, hay bãi bỏ thuế
trong khai thác thủy sản.
Phương pháp so sánh điểm tương đồng PSM đã được nghiên cứu sử dụng trong
rất nhiều các lĩnh vực khoa học hiện nay. Ví dụ, Nguyễn Huy Hồng (2012) đã đánh
giá dự án viện trợ của Nhật Bản cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện Ngọc Hồi,
tỉnh Kon Tum, thông qua phương pháp PSM. Lương Vinh Quốc Duy (2008) đã sử
dụng phương pháp PSM trong đánh giá dự án phát triển đàn bò sữa giữa những người
tham gia và không tham gia tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đánh
giá tác động chung của dự án đối với thu nhập bình quân đầu người/tháng của những
hộ tham gia là gần 200.000 đồng. Con số này có nghĩa là dự án đã có tác động tích cực
đến thu nhập từ sữa của các hộ tham gia vào dự án, và xét trên tổng thể, thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ sữa của những hộ tham gia cao hơn những hộ không tham gia
là gần 200.000 đồng.
Tuy vậy, kỹ thuật so sánh điểm tương đồng PSM còn khá mới mẻ và ít được sử
dụng để đánh giá tác động của chính sách thủy sản đối với các phân tích kinh tế trong
hoạt động khai thác thủy sản nói chung trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay (Smith,
Zhang và Coleman 2006; Uchida và cộng sự 2010; Scheld, Anderson, và Uchida 2012;
Scheld và Uchida 2014). Hiện nay, có ba nghiên cứu mới đây áp dụng kỹ thuật này
trong phân tích hoạt động khai thác thủy sản (Khan, Alam, và Islam 2012; Thủy,

Flaaten và Kim Anh 2013; Duy và Flaaten 2015), hai trong số đó đề cập đến khai thác
thủy sản ở Việt Nam.
Cụ thể, Duy và Flaaten (2016) đã nghiên cứu tác động của chương trình trợ cấp
của chính phủ đối với khả năng sinh lợi trong khai thác thủy sản cho trường hợp 109
tàu khai thác lưới rê xa bờ tỉnh Khánh Hòa, gồm 45 tàu được nhận hỗ trợ và 64 tàu
không được nhận hỗ trợ. Chính sách trợ cấp mà nhóm tác giả hướng đến là chính sách trợ
cấp giá dầu và trợ cấp bảo hiểm. Kết quả cho thấy chương trình trợ cấp này của chính phủ
có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của đội tàu. Tuy vậy, chủ tàu là người được
13


×