Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Luận án tiến sĩ tín ngưỡng thờ anh hùng nguyễn trung trực trong đời sống văn hóa cư dân nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 266 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

VÕ HỒNG KHẢI

TÍN NGƯỠNG THỜ ANH HÙNG
NGUYỄN TRUNG TRỰC
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CƯ DÂN NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC

TRÀ VINH, NĂM 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

VÕ HỒNG KHẢI

TÍN NGƯỠNG THỜ ANH HÙNG
NGUYỄN TRUNG TRỰC
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA
CƯ DÂN NAM BỘ

Ngành: Văn hóa học
Mã ngành: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thu Yến



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của NCS dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Phạm Thị Thu Yến. Các kết quả nghiên cứu và các kết quả trong
luận án là trung thực, không sao chép bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức
nào. Việc tham khảo các tài liệu đã được NCS trích dẫn và ghi nguồn theo đúng qui
định.
Trà Vinh, ngày 20 tháng 10 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Võ Hoàng Khải

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Phạm Thị Thu Yến đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và cho tôi những lời
khuyên quý báu trong thời gian học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Tiết Khánh - Hiệu trưởng Trường Đại
học Trà Vinh, Ban giám hiệu, lãnh đạo và giảng viên, viên chức Khoa Ngơn ngữ – Văn
hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trung tâm Học liệu, Tạp
chí Khoa học và các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Trà Vinh đã quan tâm, giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn.
Xin chân thành cảm ơn q thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn chúng tôi
trong suốt thời gian tổ chức lớp học; cảm ơn các bạn nghiên cứu sinh ngành Văn hóa

học, khóa 2016 Trường Đại học Trà Vinh đã đồn kết, giúp nhau vượt qua khó khăn
trong học tập, cơng tác.
Xin chân thành cảm ơn quí đồng nghiệp, cộng tác viên đã hỗ trợ khảo sát, thống
kê số liệu và những lời góp ý chân tình, hiệu quả trong thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn các nhà quản lý văn hóa các tỉnh ở Nam Bộ, các nhà
nghiên cứu; q vị trong Ban Quản trị các đình Nguyễn Trung Trực; người dân đã tham
gia phỏng vấn, trả lời câu hỏi, chia sẻ những câu chuyện về Nguyễn Trung Trực, đặc
biệt là ông Nguyễn An Thọ, hậu duệ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở xã Thạnh
Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã cung cấp những minh chứng thực tế, sống động
trong luận án.
Cuối cùng, xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận án.
Trân trọng!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ........................................................................... x
TĨM TẮT ................................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................... 3
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
2.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 3

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
6. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 4
6.1. Hướng tiếp cận liên ngành .................................................................................... 4
6.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
6.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu ................................................................ 5
6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học ........................................................................ 5
6.2.3. Phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu .................................................. 5
6.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp ....................................................................... 6
6.2.5. Phương pháp so sánh ......................................................................................... 6
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................................... 7
8. KẾT CẤU LUẬN ÁN ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN .............................................................................................................. 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................ 8
1.1.1 Trước năm 1975 ................................................................................................. 8
1.1.2 Sau năm 1975 ................................................................................................... 11
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 20
iii


1.2.1 Một số khái niệm liên quan ............................................................................... 20
1.2.1.1 Khái niệm văn hóa ......................................................................................... 20
1.2.1.2 Khái niệm tín ngưỡng .................................................................................... 22
1.2.1.3 Khái niệm văn hóa tín ngưỡng ....................................................................... 23
1.2.1.4 Khái niệm đời sống văn hóa ........................................................................... 24
1.2.2 Các lý thuyết tiếp cận........................................................................................ 26
1.2.2.1 Lý thuyết cấu trúc - chức năng ....................................................................... 26
1.2.2.2 Lý thuyết biến đổi .......................................................................................... 28

1.2.2.3 Lý thuyết vùng văn hóa .................................................................................. 29
1.3.2 Lược sử vùng đất Nam Bộ ................................................................................ 34
1.3.3 Chủ thể văn hóa vùng Nam Bộ ......................................................................... 35
1.3.4 Khái quát tín ngưỡng, lễ hội ở Nam Bộ............................................................. 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 42
CHƯƠNG 2: NGUYỄN TRUNG TRỰC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ HUYỀN
THOẠI ..................................................................................................................... 44
2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ ......................................................................................... 44
2.1.1 Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX ......................................................... 44
2.1.2 Những anh hùng kháng Pháp tiêu biểu ở Nam Bộ ............................................. 46
2.1.2.1 Cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định (Trương Định, 1860 – 1864) .......... 46
2.1.2.2 Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân) chiến đấu ở Mỹ Tho và Tân An (1862 –
1875) ......................................................................................................................... 47
2.1.2.3 Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) lập chiến khu ở Đồng Tháp Mười (1860 –
1886) ......................................................................................................................... 48
2.2 NGUYỄN TRUNG TRỰC – NHÂN VẬT LỊCH SỬ .......................................... 49
2.2.1 Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Trung Trực .................................................................. 49
2.2.2 Những chiến công oanh liệt .............................................................................. 50
2.2.2.1 Trận Nhật Tảo................................................................................................ 50
2.2.2.2 Trận tập kích đồn Rạch Giá ........................................................................... 51
2.2.2.3 Lập căn cứ kháng chiến ở Phú Quốc .............................................................. 52
2.2.3 Sự hy sinh anh dũng.......................................................................................... 52
2.3 NGUYỄN TRUNG TRỰC - NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI ............................... 53
2.3.1 Huyền thoại về người anh hùng võ nghệ cao cường và lời thề đánh Pháp ......... 55
iv


2.3.2 Huyền thoại về những chiến công ..................................................................... 57
2.3.2.1 Huyền thoại về Hỏa hồng Nhật Tảo ............................................................... 57
2.3.2.2 Huyền thoại Kiếm bạt Kiên Giang ................................................................. 59

2.3.2.3 Huyền thoại căn cứ Phú Quốc ........................................................................ 61
2.3.3 Huyền thoại về cái chết và sự thiêng hóa của người anh hùng ........................... 63
2.3.4 Huyền thoại liên quan đến người thân ............................................................... 67
2.3.4.1 Về lòng hiếu đễ với cha mẹ ............................................................................ 67
2.3.4.2 Huyền thoại về vợ con người anh hùng .......................................................... 68
2.3.4.3 Huyền thoại về nghĩa bạn bè .......................................................................... 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 71
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM
BỘ ............................................................................................................................ 73
3.1 KHÁI QUÁT CÁC CƠ SỞ THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ
.................................................................................................................................. 73
3.1.1 Thống kê di tích thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ ......................................... 73
3.1.2 Khơng gian đình Nguyễn Trung Trực ............................................................... 77
3.1.3 Thời gian cúng tế đình Nguyễn Trung Trực ...................................................... 78
3.1.4 Nghi thức cúng tế đình Nguyễn Trung Trực...................................................... 79
3.2 MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ .... 82
3.2.1 Lễ hội tái hiện chiến công kháng Pháp trên đất Long An .................................. 83
3.2.1.1 Khu di tích vàm Nhật Tảo, huyện Tân Trụ (Long An).................................... 84
3.2.1.2

Nơi thờ phụng tại quê hương Nguyễn Trung Trực ở xã Thạnh Đức, huyện 85

3.2.2 Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang .............................. 87
3.2.2.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) ...................... 87
3.2.2.2 Đình Vĩnh Hòa Hiệp ở huyện Châu Thành (Kiên Giang) ............................... 92
3.2.2.3 Đình Nguyễn Trung Trực ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) ........................... 94
3.2.3 Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở An Giang ............................................................ 96
3.2.4 Lễ hội và việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Bạc Liêu................................... 98
3.2.5 Lễ hội và việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Sóc Trăng ............................... 100
3.2.5.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng)

................................................................................................................................ 100
3.2.5.2 Đình Nguyễn Trung Trực ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng)...................... 102
v


3.2.6 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Hậu Giang............................................. 104
3.2.7 Việc thờ cúng Nguyễn Trung Trực ở Trà Vinh ............................................... 105
3.2.7.1 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú ..................... 105
3.2.7.2 Đình Nguyễn Trung Trực ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú .................. 106
3.2.8 Các hình thức thờ vọng tại gia ........................................................................ 107
3.3 NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ
NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ .................................................................. 110
3.3.1 Những biến đổi của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ ................ 111
3.3.1.1 Về kiến trúc, xây dựng ................................................................................. 112
3.3.1.2 Về thời gian tổ chức ngày giỗ Nguyễn Trung Trực ...................................... 113
3.3.1.3 Về nghi thức cúng tế .................................................................................... 115
3.3.1.4 Về tổ chức hoạt động hội ............................................................................. 116
3.3.2 Nguyên nhân biến đổi tín ngưỡng thờ phụng Nguyễn Trung Trực .................. 118
3.3.2.1. Những thay đổi trong đường lối, chủ trương về văn hóa và tơn giáo, tín
ngưỡng là ngun nhân chủ quan dẫn đến những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng,
cũng như tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực của cư dân Nam Bộ. ......................... 118
3.3.2.2. Những thay đổi về kinh tế - văn hóa - xã hội cũng góp phần khơng nhỏ trong
sự biến đổi của tín ngưỡng này là nguyên nhân khách quan. .................................... 121
TIỂU KẾT ............................................................................................................... 124
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRỊ, GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ
NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN ................... 126
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC ................. 126
4.1.1 Anh hùng Nguyễn Trung Trực – vị nhân thần của cư dân Nam Bộ ................. 126
4.1.1.1 Sự tương đồng ............................................................................................. 127
4.1.1.2 Sự khác biệt ................................................................................................. 128

4.1.2 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực mang đậm yếu tố sông nước trong đặc trưng
của văn hóa Nam Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Nam Sơng Hậu .............................. 131
4.1.3 Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực không ngừng được mở rộng ................... 132
4.2 VAI TRÒ CỦA VIỆC THỜ PHỤNG NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ................................................................... 135
4.2.1 Việc phụng thờ Nguyễn Trung Trực đáp ứng được nhu cầu đời sống văn hóa tinh
thần của người dân Nam Bộ. ................................................................................... 136
vi


4.2.2 Việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực đáp ứng được các nhu cầu mới, phái sinh
................................................................................................................................ 141
4.2.2.1 Các cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực gắn với các hoạt động thiện nguyện ....... 141
vụ dân sinh .............................................................................................................. 142
4.2.2.3 Các hoạt động dịch vụ, du lịch gắn với hoạt động lễ hội Nguyễn Trung Trực
................................................................................................................................ 144
4.3.1 Giá trị cố kết cộng đồng .................................................................................. 146
4.3.2 Giá trị lịch sử .................................................................................................. 148
4.3.3 Giá trị giáo dục ............................................................................................... 149
4.3.3.1. Giáo dục truyền thống lịch sử ..................................................................... 150
4.3.3.2. Giáo dục đạo đức ........................................................................................ 151
4.4 MỘT SỐ BÀN LUẬN VIỆC THỜ PHỤNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN
TRUNG TRỰC ....................................................................................................... 153
TIỂU KẾT ............................................................................................................... 157
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 164
CÁC CƠNG TRÌNH NCS ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
.................................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC CƠ SỞ THỜ PHỤNG ANH HÙNG DÂN TỘC

NGUYỄN TRUNG TRỰC Ở NAM BỘ ...................................................................... 1
PHỤ LỤC 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC ............................. 3
PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................................. 18
PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU MINH HỌA CÁC NỘI DUNG TRONG
LUẬN ÁN ................................................................................................................. 20
PHỤ LỤC 5: NGUỒN TƯ LIỆU PHỎNG VẤN SÂU ĐƯỢC TRÍCH DẪN TRONG
LUẬN ÁN ................................................................................................................. 26
PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH MINH HỌA ..................................................................... 46

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

AHDT

Anh hùng dân tộc

âl

Âm lịch

cb

Chủ biên


ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

GS

Giáo sư

HCM

Hồ Chí Minh

HN

Hà Nội

KHXH

Khoa học xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PL


Phụ lục

PGS

Phó giáo sư

tb

Tái bản

TP

Thành phố

TS

Tiến sĩ

tr.

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTTDL

Văn hóa Thể thao & Du lịch


viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1 Thống kê sự phân bố các di tích thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở các tỉnh
Nam Bộ ..................................................................................................................... 74
Bảng 3. 2 Thống kê số lượng đình thờ Nguyễn Trung Trực tại các tỉnh ..................... 76
Bảng 3. 3 Thời gian, nghi thức ở các tỉnh có di tích thờ Nguyễn Trung Trực ............. 81
Bảng 3. 4 Khảo sát mức độ thay đổi trong tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ....... 112
Bảng 4. 1 Số lượng và địa bàn thờ phụng các vị anh hùng ở Nam Bộ ...................... 128
Bảng 4. 2 So sánh số người dự lễ hội đình các vị anh hùng dân tộc ở Nam Bộ ........ 130
Bảng 4. 3 Danh sách các đình thờ ở địa phương đổi tên thành đình Nguyễn Trung Trực
ở Nam Bộ ................................................................................................................ 134
Bảng 4. 4 Số lượng người dự lễ hội đình Nguyễn Trung Trực ................................. 137
Bảng 4. 5 Thành phần, nghề nghiệp người dân tham gia lễ hội Nguyễn Trung Trực 137
Bảng 4. 6 Mục đích của người tham gia lễ hội đình Nguyễn Trung Trực ................. 138

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1. 1 Bản đồ Nam Bộ ......................................................................................... 33
Hình 3. 1 Bản đồ các đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ .................................. 76
Biểu đồ 4. 1 Lý do người dân dự lễ hội tại đình Nguyễn Trung Trực ....................... 139

x


TĨM TẮT

Luận án “Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa
cư dân Nam Bộ” là tài liệu khoa học hệ thống lại các cơ sở thờ anh hùng Nguyễn Trung
Trực, cùng các thực hành tế lễ, tổ chức hoạt động hội; nhận diện đặc điểm, vai trị, giá
trị của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.
Luận án đã áp dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết biến đổi và lý thuyết vùng văn
hóa để làm sáng tỏ vai trị, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong đời
sống văn hóa của cộng đồng; giải thích q trình hình thành và biến đổi của tín ngưỡng
thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực trong đời văn hóa xã hội của cư dân Nam Bộ. Từ cơ
sở lý luận đó, luận án đã miêu thuật các câu chuyện, huyền thoại về anh hùng Nguyễn
Trung Trực. Theo thời gian, mặc dù đã hơn một thế kỷ rưỡi trơi qua nhưng những huyền
thoại ấy vẫn cịn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Luận án đã tập trung khảo sát sự hình thành, phát triển các cơ sở thờ tự Nguyễn
Trung Trực, những biến đổi và nguyên nhân biến đổi tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung
Trực ở Nam Bộ. Hệ thống đình, khu tưởng niệm Nguyễn Trung Trực được người dân
xây dựng ở khắp Nam Bộ, tơn thờ Ơng như một vị phúc thần cùng các danh tướng kháng
Pháp. Nguyễn Trung Trực được nhân dân kính trọng, tơn thờ khơng những ở đình, đền
mà cịn được tơn vinh, tưởng nhớ ở chùa, thậm chí thờ tại gia. Do đó, các hoạt động tín
ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Tín ngưỡng thờ
Nguyễn Trung Trực phát triển mạnh mẽ bởi lẽ Nguyễn Trung Trực là vị nhân thần tiêu
biểu ở Nam Bộ, hiện nay, tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực đang lan tỏa và mở rộng.
Những đặc điểm trên chứng tỏ, vai trò của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ngày
càng sâu đậm trong lịng nhân dân; có giá trị nhất định trong đời sống văn hóa tâm linh
của cư dân Nam Bộ. Giờ đây, tín ngưỡng này là một phần khơng thể thiếu trong các
hoạt động tư tưởng, tâm linh của người dân vùng sơng nước.
Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực là sản phẩm văn hóa của nhân dân
từ lâu đã đi vào trong đời sống văn hóa - xã hội của cư dân vùng Nam Bộ; không chỉ là
dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ người anh hùng mà cịn là nơi gắn kết cộng đồng, vui
chơi giải trí, liên kết người với người thông qua các hoạt động cúng tế, vui chơi, thiện
nguyện, trị bệnh miễn phí. Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực một mặt đáp ứng nhu
cầu tâm linh mang lại niềm tin cho con người, mặt khác là nơi lưu giữ, truyền lại đạo lý

làm người của cha ông cho thế hệ sau.
xi


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ sau thời kỳ Đổi mới, Việt Nam phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa xã hội,
đời sống người dân được nâng lên, nhu cầu văn hóa được quan tâm. Cùng với sự phát
triển của đất nước, tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, lễ hội của nước ta cũng thay đổi
mạnh mẽ. Xu hướng nhân dân phục dựng, bảo tồn di tích, thực hành tín ngưỡng ngày
càng cao. Bên cạnh việc phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hồng,
tổ chức các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc cũng luôn được
coi trọng. Việc khơi phục tín ngưỡng thờ cúng người có cơng khai phá đất đai, mở cõi,
thờ cúng các vị anh hùng dân tộc là phù hợp với đạo lý truyền thống dân tộc ta. Đó là
những người lao động, chiến đấu, hy sinh vì nhân dân, vì đất nước. Khi mất đi, trong
tâm thức người dân, họ linh thiêng tiếp tục phò trợ nhân dân làm ăn, sinh sống. Cuộc
đời và sự nghiệp của người anh hùng vừa có tính lịch sử, hào hùng vừa mang tính huyền
thoại, bay bổng. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu anh hùng dân tộc trong đời sống văn
hóa là việc làm ý nghĩa, nhằm ghi lại hình ảnh cha ơng như một cách bảo tồn di sản,
cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau đối với các bậc tiền nhân.
Ở Việt Nam, khi thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh, thắng
nhanh ở Đà Nẵng, buộc phải chuyển hướng tiến đánh Gia Định (tháng 2-1859), đơng
đảo nhân dân Nam Kỳ đã tích cực tham gia chống Pháp, kể cả sau khi triều đình ký với
Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862) thừa nhận việc Pháp cai quản ba tỉnh miền Đơng
Nam Kỳ. Do đó, quân Pháp luôn phải đối mặt với những trung tâm kháng chiến ở khắp
mọi nơi, chia nhỏ ra vô cùng, hầu như có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu
trung tâm kháng chiến (155, 1985, tr.41). Như vậy, trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn
nửa cuối thế kỷ XIX, Nam Bộ là nơi ghi dấu đậm nhất về phong trào yêu nước chống thực
dân Pháp xâm lược. Nơi đây có những con người kiên trung của dân tộc với một ý chí bất
diệt thà hy sinh tất cả, quyết không làm nô lệ đã được lịch sử và nhân dân mãi mãi ghi

nhớ, mãi mãi kính yêu và tôn thờ. Những danh tướng kháng Pháp lừng lẫy của Nam Bộ
có thể kể Bình Tây Đại ngun sối Trương Định, Thiên hộ Dương, Thủ khoa Huân,
Nguyễn Trung Trực ... Trong đó, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu
nước tiêu biểu. Ông là vị thủ lĩnh trong phong trào khởi nghĩa kháng Pháp từ những năm
đầu tiên Pháp xâm lược Việt Nam. Tinh thần chống Pháp của Ông thể hiện qua câu nói
bất hủ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây; với
1


hai chiến công lừng lẫy: đốt cháy tàu Espérance (Hy Vọng) trên vàm sông Nhật Tảo và
trận đánh chiếm đồn Rạch Giá. Tên tuổi của Ông là niềm cảm phục và tự hào của người
dân Nam Bộ. Các vị anh hùng kháng Pháp ở Nam Bộ khi mất đều được nhân dân thành
tâm lập đền thờ kính bái, nhưng Nguyễn Trung Trực là một trường hợp đặc biệt. Nếu
Thủ Khoa Huân, Trương Định chủ yếu được thờ phụng ở nơi dấy nghiệp là Tiền Giang,
Thiên hộ Dương ở Đồng Tháp và An Giang thì anh hùng Nguyễn Trung Trực lại được
nhân dân tồn cõi Nam Bộ tơn kính, thờ phụng như một vị thần chủ trong nhiều đình,
đền, miếu, thậm chí có gia đình cịn thờ tại gia. Hệ thống các ngơi đình, miếu, đền thờ
Nguyễn Trung Trực có một phổ rất rộng từ Tân An tới Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng
và cả Trà Vinh. Mỗi năm, ngày giỗ Ơng có hàng triệu lượt người từ trong nước, ngồi
nước đến Rạch Giá, nơi Ơng bị thực dân hành hình cũng như các đình có thờ cúng Ơng
ở Nam Bộ tham dự và hành lễ để tỏ lịng tơn kính, ngưỡng vọng.
Nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực đã được quan tâm từ trước những năm 1975.
Năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực, Tập san Sử Địa
tại Sài Gòn đã thực hiện Đặc khảo về Nguyễn Trung Trực (số 12, tháng 10,11,12 năm
1968), trong khi Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử ở Hà Nội đã công bố một số bài viết về
Nguyễn Trung Trực. Sau năm 1975, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hai hội thảo khoa học
về AHDT Nguyễn Trung Trực gồm Nguyễn Trung Trực - Thân thế và sự nghiệp năm
1986; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung
Trực năm 2009. Những hoạt động nghiên cứu cũng như tôn vinh anh hùng dân tộc
(AHDT) Nguyễn Trung Trực thời gian qua đã góp phần làm sáng tỏ hơn tiểu sử, những

chiến công và giai thoại về Ơng; đề cao những phẩm chất khí phách, đạo lý làm người
của Nguyễn Trung Trực đối với dân với nước là việc làm có ý nghĩa lớn trong nghiên
cứu những vấn đề liên quan đến con người Nam Bộ và trong hoạt động quản lý văn hóa
– xã hội. Tuy nhiên xét trong bối cảnh đời sống văn hóa, những vấn đề về lễ hội, việc
thờ cúng và tín ngưỡng ở các tỉnh thành Nam Bộ có liên quan đến Nguyễn Trung Trực
vẫn cần thêm những nghiên cứu có tính hệ thống, tồn diện và sâu sắc hơn để nhận diện
những đặc điểm và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Ơng trong đời sống văn hóa cư dân
Nam Bộ.
Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn
Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ là một tài liệu cần thiết cho vấn đề
còn chưa được nghiên cứu thấu đáo trong bối cảnh hiện nay.
2


2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực xuất hiện và phát triển như thế nào trong
suốt chiều dài lịch sử văn hóa Nam Bộ?
- Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực hiện diện, thực hành và ảnh hưởng như thế
nào đến đời sống văn hóa tâm linh của người Nam Bộ?
- Tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực đã, đang thay đổi và sẽ thay đổi theo hướng
nào trong hiện tại và tương lai?
- Làm cách nào để tín ngưỡng này vẫn được lưu truyền và giữ được những giá trị
nhân văn cao cả trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ?
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Tín ngưỡng thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực là một trong những tín ngưỡng có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa xã hội của cư dân Nam Bộ. Tín ngưỡng này
đã và đang được tích hợp mạnh mẽ vào tơn giáo, các tín ngưỡng dân gian khác ở Nam
Bộ để mang một diện mạo mới, sắc thái mới.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu tổng quát: Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu không gian thờ tự,
các nghi thức tế lễ, tổ chức hội của các đình Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, từ đó, xác
định bản chất, giá trị và những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực trong đời sống văn hóa của cư dân Nam Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng bộ dữ liệu các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo, huyền thoại và lễ hội gắn
với việc thờ phụng người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ.
+ Xác định đặc điểm, quá trình hình thành và biến đổi của tín ngưỡng này trong
dịng chảy văn hóa Việt Nam.
+ Nêu một số vấn đề cần bàn luận về cơng tác quản lý và thực hành Tín ngưỡng
gắn với lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong giai đoạn hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận án tập trung nghiên cứu ở các tỉnh Nam Bộ, cụ thể:
3


Phạm vi về nội dung: Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở
Nam Bộ.
Phạm vi về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trên địa bàn
các tỉnh Nam Bộ, nơi có các cơ sở thờ tự và thực hành tín ngưỡng có liên quan đến q
trình tổ chức lực lượng, chiến cơng trong buổi đầu kháng Pháp của vị dũng tướng xứ
Tân An, cụ thể là 37 di tích, đình thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ.
Ngoài các địa điểm thờ phụng Ông vốn rất nổi tiềng như Long An, Kiên Giang, luận án
sẽ triển khai nghiên cứu sâu tại các tỉnh miền Nam sông Hậu, như: An Giang, Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Hậu Giang. Địa bàn này chưa được các nghiên cứu trước đây quan tâm, phân
tích đầy đủ và đây cũng chính là những đóng góp mới của luận án.
Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sinh hoạt tín ngưỡng trong

thờ cúng vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trước và sau năm 1975, đặc biệt là từ
năm 1989 đến nay, thời điểm đền và mộ Nguyễn Trung Trực đã được công nhận là di
tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và thời điểm tín ngưỡng này đã đi vào chiều sâu.
6. HƯỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Hướng tiếp cận liên ngành
Tiếp cận liên ngành là một hướng nghiên cứu mới của khoa học về văn hóa, là
tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức, dựa trên cứ liệu của nhiều chuyên ngành.
Có ba mức độ liên ngành: dùng phương pháp của một ngành ứng dụng vào các ngành
khác; dùng lý thuyết của một ngành áp dụng vào các ngành để xem xét hiệu quả, nếu
thấy đúng thì lý thuyết ấy có giá trị phổ biến, có thể tin cậy được; các ngành khoa học
thường có điểm chung giao thoa với nhau, tìm những điểm nổi trội giữa các ngành khoa
học. Trong luận án, NCS hệ thống lại các thông tin liên quan đến khởi nghĩa Nguyễn
Trung Trực ở Nam Bộ dựa trên cứ liệu, sử liệu, truyền thuyết, hiện vật của các ngành
văn học, sử học, dân tộc học, xã hội học...dưới cái nhìn văn hóa học nhằm nhận diện
những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong đời
sống văn hóa của cư dân Nam Bộ.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực trong bối cảnh của tín ngưỡng thờ nhân thần ở Nam Bộ nói riêng, Việt Nam
nói chung. Do đó, luận án sẽ tiếp cận tín ngưỡng này theo các phương pháp sau

4


6.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu
Việc nghiên cứu tư liệu đã xuất bản liên quan đến đề tài rất quan trọng. Trước khi
tiến hành nghiên cứu thực tế các địa điểm có thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực,
NCS đã tiến hành tìm kiếm tài liệu, cơng trình đã cơng bố, sau đó thống kê, thu thập
thơng tin, phân loại và phân tích các kết quả nghiên cứu. Các tài liệu này bao gồm những
tư liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản

được lưu giữ tại các thư viện, trung tâm học liệu như các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp
của Nguyễn Trung Trực; các tài liệu nghiên cứu, truyền thuyết, giai thoại; các số liệu
khảo sát, các tư liệu phỏng vấn…Những tài liệu này giúp NCS có cái nhìn tổng quan về
tín ngưỡng, cuộc đời và nghiệp Nguyễn Trung Trực, về các địa điểm thờ tự, về quan
điểm của các nhà nghiên cứu, cảm nhận của người dân đối với AHDT, với Nguyễn
Trung Trực.
6.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Đối tượng điều tra xã hội học trong phạm vi luận án này là tín ngưỡng thờ phụng
Nguyễn Trung Trực. Bảng điều tra bao gồm hệ thống câu hỏi đa dạng về nội dung thực
hành tín ngưỡng, cơ sở vật chất, tình hình an ninh trật tự, về dịch vụ phục vụ, về xu
hướng biến đổi và công tác tổ chức quản lí lễ hội. Thơng qua bảng hỏi, người viết thu
thập thông tin về những người phục vụ lễ, những người đi lễ, những người trong ban
quản lí di tích, cộng đồng làng nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận án. NCS
đã tiến hành điều tra khảo sát tại các đình, di tích thờ Nguyễn Trung Trực với 330 phiếu
khảo sát và tiến hành xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS.
6.2.3. Phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu
Cùng với việc điều tra xã hội học, người viết điều tra tiếp cận khơng gian văn hóa
và thành tố văn hóa…với ghi chép, khảo sát về các thành tố lịch sử, văn hóa dân gian,
truyền thuyết dân gian, thu thập thông tin từ địa bàn để phân tích, mơ tả về thực hành
tín ngưỡng, hoạt động lễ hội. Trong quá trình tham dự, người viết tiến hành gặp gỡ, trao
đổi, phỏng vấn với người dân, phỏng vấn những người trong Ban quản lí di tích, những
người thực hành tín ngưỡng, những người tham gia lễ hội. Những cuộc phỏng vấn sâu
là nguồn tư liệu hữu ích giúp người viết nhận dạng rõ hơn về quá trình hình thành di
tích, về niềm tin tín ngưỡng và những thực hành, sáng tạo, biến đổi của tín ngưỡng thờ
Nguyễn Trung Trực. Sử dụng phương pháp này, NCS trực tiếp quan sát, ghi nhận sự
việc qua lời kể, những lời của người trong cuộc, nhất là lời của những người trong thân
5


tộc Nguyễn Trung Trực. Đây là phương pháp khai thác thơng tin có giá trị cao, vì những

thơng tin này nằm trong trí nhớ của nhiều người mà sử sách chưa ghi nhận. Nguồn thông
tin khách quan này làm cho dữ liệu thêm xác thực, sinh động, từ đó, NCS có cái nhìn
mới hơn trong nội dung nghiên cứu. Dựa vào những thông tin thu thập từ nghiên cứu
điền dã, quan sát, NCS tiến hành gỡ băng các cuộc phỏng vấn sâu.
6.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Việc lí giải, phân tích q trình hình thành, biến đổi của tín ngưỡng thờ phụng
Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ dựa trên nhiều nguồn thơng tin khác nhau. Thứ nhất,
phân tích những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, lễ hội từ
năm 1986 đến nay. Thứ hai, phân tích những quan điểm học thuật của các nhà khoa học
về biến đổi tín ngưỡng, lễ hội trong xã hội đương đại. Thứ ba, phân tích những luận
điểm khoa học và lý thuyết của đề tài. Thứ tư, tìm hiểu, phân tích, lý giải tâm lý của
người đi lễ. Thứ năm, dựa trên những thông tin về phiều điều tra, các biên bản phỏng
vấn sâu để phân tích thực trạng tín ngưỡng. Sự kết hợp giữa số liệu điền dã, những thông
tin từ phỏng vấn sâu với các quan điểm học thuật giúp cho so sánh, nhận diện tín ngưỡng
này theo suốt chiều dọc của lịch sử, từ đó đưa ra những kết quả nghiên cứu mới.
6.2.5. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh có vị trí quan trọng trong tiếp cận và phân tích nguồn tư
liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu của đề tài.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu các đề tài về văn hóa, gồm
so sánh đồng đại và so sánh lịch đại.
- Phương pháp so sánh đồng đại sử dụng trong đề tài để đối chiếu tín ngưỡng thờ
Nguyễn Trung Trực với tín ngưỡng thờ các vị anh hùng kháng Pháp cùng thời trong lịch
sử đấu tranh giữ nước đã được thần linh hóa ở Nam Bộ; sự vận động, biến đổi của tín
ngưỡng thờ AHDT Nguyễn Trung Trực trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay.
- Phương pháp so sánh lịch đại rất cần thiết trong luận án. Trong trình bày Tín
ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, NCS có đối chiếu với các giai đoạn
phát triển trước, đồng thời dự báo các cơ sở thờ Nguyễn Trung Trực sẽ được mở rộng,
có khuynh hướng tích hợp, giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng thờ
Nguyễn Trung Trực.
Ngoài hướng tiếp cận và những phương pháp trên, NCS cịn quan tâm đến việc

hệ thống hóa, phân tích các chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý tín ngưỡng, lễ
6


hội; các chính sách cụ thể của các địa phương về bảo tồn, phát huy tín ngưỡng, lễ hội
thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để làm sáng tỏ sự tác động của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với việc bảo tồn và pháp huy các giá trị văn hóa tinh thần, tâm linh
truyền thống trong tín ngưỡng và lễ hội dân gian liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là tài liệu khoa học, lần đầu tiên thống kê, hệ thống lại các cơ sở thờ anh
hùng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, cùng các thực hành tế lễ, tổ chức hoạt động hội;
nhận diện đặc điểm của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực trong tương quan với tín
ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc khác ở Nam Bộ.
Luận án làm sáng tỏ vai trị, vị trí quan trọng, đặc điểm của tín ngưỡng thờ anh
hùng Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư dân Nam Bộ, đặc biệt là cư dân
vùng Nam sơng Hậu (Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang) và cư dân là tín đồ
của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hòa Hảo.
Luận án nhận diện những biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng Nguyễn Trung Trực
ở thời điểm nghiên cứu và hướng đến bàn luận một số vấn đề, đề xuất các giải pháp
mang tính khoa học, thực tiễn cho việc thờ phụng, tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực ở
Nam Bộ.
8. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên
cứu của luận án như sau:
Chương 1. Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Nguyễn Trung Trực – nhân vật lịch sử và huyền thoại
Chương 3. Khảo sát việc thờ phụng Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ
Chương 4. Đặc điểm, vai trò, giá trị của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực ở
Nam Bộ và một số bàn luận.


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Sau sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá, phong trào kháng
Pháp còn tiếp tục diễn ra ở Nam Kỳ và các vùng khác, nhưng dần dần lắng xuống. Đến
năm 1884, sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhà Nguyễn đã từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ
và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên tồn cõi Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp bắt đầu
thi hành nhiều chính sách thâm độc như ngu dân, chia để trị nhằm đầu độc, chia rẽ nội
bộ cũng như khơi sâu thù hằn giữa các sắc tộc trong nước. Mặc dù, chúng có mở một số
trường học nhưng mục đích chủ yếu cũng chỉ đào tạo những người sau này làm tay sai,
phục vụ cho thực dân Pháp, đến năm 1919 việc thi cử theo lối Nho học của Việt Nam bị
bãi bỏ hoàn toàn.
1.1.1 Trước năm 1975
Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, thực dân Pháp đàn áp những cuộc khởi
nghĩa, bắt bớ những người yêu nước, việc nghiên cứu và công bố công khai những tư
liệu, cơng trình về các anh hùng kháng Pháp nói chung, Nguyễn Trung Trực nói riêng
là một điều khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, mến mộ đức độ, khí phách của người anh
hùng, các nhà nghiên cứu có một số bài viết về Nguyễn Trung Trực. Năm 1909, Nguyễn
Liên Phong có nhắc đến Nguyễn Trung Trực trong Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca
(Nguyễn Quang Thắng chú dịch và giới thiệu, nhà xuất bản (Nxb) Văn học, 2012), phần
về Hà Tiên phong cảnh thi viết:
Nhớ xưa đang cuộc cạnh tranh
Ơng Nguyễn Trung Trực tung hồnh đã lâu
Trước nơi Nhựt Tảo đốt tàu
Sau nơi Rạch Giá đánh nhầu hoảng kinh
Thương thay mấy lúc tan tành
Rồi ra Phú Quốc ẩn danh tiềm tàng

Năm 1959, Sơn Nam - Ngọc Linh công bố một bài viết về Nguyễn Trung Trực,
người anh hùng làng chài tại Sài Gòn nhưng cũng chỉ dừng lại ở nội dung một bài báo
đăng trên một tạp chí xoay quanh thân thế, sự nghiệp của người anh hùng họ Nguyễn.
Đến nay, trong phạm vi tư liệu hiện có, NCS nhận thấy việc nghiên cứu bài bản,
công khai về anh hùng Nguyễn Trung Trực chỉ thực sự bắt đầu từ Tập san Sử Địa xuất
8


bản năm 1968. Trong Tập san Sử Địa, nhóm nghiên cứu đã dành số 12 (tháng 10,11,12
- 1968) để viết về vị anh hùng này với đề mục: Đặc khảo về Nguyễn Trung Trực. Nội
dung của đặc khảo bao gồm các bài viết về thân thế, sự nghiệp, các truyền thuyết, giai
thoại xung quanh vị anh hùng này, có thể kể:
Phù Lang Trương Bá Phát (1968, từ tr.9 đến tr.45) với Nén hoài cố hương:
Nguyễn Trung Trực, dõng tướng Tân An Phủ chủ yếu miêu thuật thân thế, sự nghiệp,
chiến cơng của Nguyễn Trung Trực cùng diễn biến tình hình cuộc chiến kháng Pháp của
ông Nguyễn. Bài viết cung cấp phần dịch thuật về bản khảo cung của Pháp với Nguyễn
Trung Trực trong ngục với 19 câu hỏi về các hoạt động của Ông, từ việc chuẩn bị đốt
tàu Pháp ở vàm Nhật Tảo cho đến cuộc tấn công và chiếm Thành Sơn Đá, Rạch Giá.
Qua lời đối thoại của Nguyễn Trung Trực, chúng tơi thấy tốt lên tinh thần anh hùng mã
thượng của Ơng. Khí chất ấy khiến qn thù e dè, nể sợ và có phần kính phục, khí chất
của người sinh vi tướng, tử vi thần.
Lê Thọ Xuân ( 1968, từ tr.46 đến tr.64), Tài liệu về cụ Nguyễn Trung Trực viết
theo lối du ký và tự truyện về quá trình tiếp cận và nghiên cứu các tư liệu, truyền thuyết,
truyện kể về Nguyễn Trung Trực. Bài viết cung cấp một chi tiết khác với các điều ghi
chép trong lịch sử cũng như truyền thuyết về việc đốt tàu Espérance trên vàm Nhật Tảo:
Nguyễn Trung Trực sử dụng đoản kiếm chứ không phải giáo hay trường kiếm, đồng
thời dẫn hai câu liễn dị bản bằng tiếng Việt được treo ở đình từ trước năm 1989
“Hỏa phần Nhựt Tảo kinh thiên địa
Kiếm phạt Kiên Giang khốc quỷ thần”
Cũng qua tư liệu bài viết này, chúng tôi nhận ra tinh thần nhân, nghĩa, hiếu, trung,

dũng của Nguyễn Trung Trực khi tự mình nộp mình cho giặc để bảo tồn mạng sống
cho binh sĩ, người dân, để cứu với mẹ thái độ thản nhiên cũng như khí phách hiên ngang
khi đối diện với kẻ thù.
Phạm Văn Sơn, (1968, từ tr.65 đến tr.72), Nguyễn Trung Trực, Một Kinh Kha
của miền Nam, cung cấp thêm tư liệu về bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Nguyễn
Trung Trực; về thái độ và lựa chọn của triều đình Huế trong cuộc xâm lăng của Pháp;
về các cuộc dấy nghĩa của các lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp như Trương Định, Nguyễn
Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trần Văn Thành…Trong đó, việc Nguyễn Trung Trực
đốt tàu Espérance cũng có chi tiết khác với các bản khác khi: khi thuyền cưới tới gần
thuyền của Pháp, một người vờ lên trình thẻ bài, qn Pháp khơng ngờ, tức thì ơng và
9


bọn thủ hạ nhảy lên đánh chém lung tung và ngay lúc đó có nhiều thuyền chở rơm và
bổi của nghĩa quân cũng nhàu tới, nổi lửa đốt tàu Pháp. Bên cạnh đó, bài viết cịn chi
tiết dị bản so với các bài viết khác như: lãnh binh Tấn xin Pháp tha cho Nguyễn Trung
Trực; chi tiết sau khi chém xong, người Pháp ráp đầu vào thân, tẫn liệm và đem chốn
cất tử tế....
Đông Hồ (1968, từ tr.73 đến tr.82), Cải chính một điều lầm tài liệu về Nguyễn
Trung Trực đăng trên Tạp chí Nam Phong số 124 tháng 12 năm 1927. Trong bài viết
này, thi sĩ Đông Hồ đã cải chính dịng dưới đây về Nguyễn Trung Trực tin cụ mất truyền
đến triều đình Huế, vua Tự Đức sai làm lễ truy điệu Cụ, có bài văn, thể trường thiên cổ
thi rằng… Vì thực tế thì khơng có chuyện này, mãi mấy năm sau khi Nguyễn Trung
Trực bị Pháp hành hình ở Rạch Giá, vua Tự Đức mới biết và cho truy xét sự việc. Qua
bài viết này, NCS cịn tìm thấy một thơng tin q giá về thái độ tơn kính của các nho sĩ
trí thức miền Nam đối với các anh hùng kháng Pháp. Trương Gia Mô - Cúc nông Tiên
sinh - chủ biên tác phẩm bằng Hán văn Gia Định tam tiên liệt truyện, đã chép tiểu sử và
sự nghiệp kháng Pháp của ba vị tiên liệt đất Gia Định (ngày trước là toàn cõi Nam Kỳ
Lục tỉnh), ba vị đó là: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Nghiệp. Qua
việc xếp thứ tự ba vị tiên liệt, theo thứ tự tơn kính vốn là mơ – típ của thể loại liệt truyện,

ta thấy được vai trị, vị trí của Nguyễn Trung Trực ln ở vị trí tiên khởi.
Ngồi ra, trong Tập san cịn một số NCS nêu bật một số vấn đề xoay quanh cuộc
đời, các giai thoại về Nguyễn Trung Trực: Sơn Nam, (1968, từ tr.83 đến tr.99) Đất khởi
nghĩa và vài giai thoại về Nguyễn Trung Trực; Các giáo sĩ - nguyên bản Nguyễn Xuân
Thọ, bản dịch của Nguyễn Huy, (1968, từ tr.100 đến tr.122) Tình hình chính trị Việt
Nam thời kỳ Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa: Quan điểm của Ba Lê, Madrid và Huế về
hòa ước Saigon 1862 ; Vương Hồng Sển (1968, từ tr.65 đến tr.137), Phản ứng của nhân
dân Việt Nam.
Nhìn chung, đặc khảo này chủ yếu miêu thuật bối cảnh lịch sử, thân thế, sự nghiệp
Nguyễn Trung Trực, cuộc khởi nghĩa của các lãnh tụ nghĩa quân kháng Pháp ở Nam Bộ,
chưa nhận diện được một cách tổng thể phạm vi phổ biến và thực hành tín ngưỡng của
nhân dân với vị anh hùng dân tộc trong thờ cúng và sinh hoạt thường ngày. Song, đây
là tài liệu tham khảo có giá trị nhất trong việc mở đầu cho nghiên cứu về Nguyễn Trung
Trực cũng như làm cơ sở so sánh với các tư liệu công bố sau để thấy được quá trình
nghiên cứu, ảnh hưởng của nhân thần Nguyễn Trung Trực trong đời sống văn hóa cư
10


dân Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung.
Đào Văn Hội (1972), Tân An ngày xưa, phủ Quốc Vụ khanh đặc trách văn hóa
xuất bản (Sài Gịn) là cơng trình viết theo thể địa phương chí, có đề cập đến chiến công
của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo và nhận định đây là trận đánh thắng lợi gây
nhiều tiếng vang nhất trong số các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp trên đất Long An. Cơng
trình là tư liệu tham khảo cần thiết cho luận án làm cơ sở để đối chiếu với các tài liệu
cùng loại xuất bản sau này.
1.1.2 Sau năm 1975
Sau năm 1975, việc nghiên cứu về Nam Bộ nói chung, các danh nhân, lễ hội và
những địa phương có liên quan đến thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực được
đẩy mạnh, chúng tơi trích dưới đây và đánh giá sơ bộ các cơng trình này theo nhóm
nghiên cứu và thứ tự thời gian như sau:

Đối với chủ đề nghiên cứu của luận án, NCS nhận thấy có hai nhóm cơng trình
có liên quan: nhóm nghiên cứu các vấn đề chung về lý thuyết tiếp biến văn hóa, biến đổi
văn hóa, lý thuyết văn hóa vùng, những vấn đề về tín ngưỡng, lễ hội và nhóm các cơng
trình liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu chung về lý thuyết, về tín ngưỡng, lễ hội
Ngơ Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam đã khẳng
định việc tơn thờ những người có cơng với dân với nước và việc tổ chức những lễ hội gắn
liền với đối tượng thờ phụng là một truyền thống có từ lâu đời. Cơng trình này cũng chỉ
ra rằng việc tơn thờ các anh hùng có cơng với dân với nước là một truyền thống lâu đời
của văn hóa Việt, từ q trình tơn kính, phụng thờ các nhân thần này đến lễ hội tưởng nhớ
là con đường đi tất yếu của tín ngưỡng. Đồng thời, cơng trình cũng đưa ra một số minh
họa điển hình về quá trình phát triển của một tín ngưỡng - lễ hội từ quy mơ nhỏ là một địa
phương, nơi có di tích, đến quy mơ vùng, quốc gia như tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.
Nguyễn Tri Nguyên (2004), trong bài viết Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng
dân gian trong lễ hội cổ truyền Việt Nam, Tạp chí di sản số 7, đã cung cấp cơ sở lý
thuyết cho luận án trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội.
Lê Hồng Lý (chủ biên (cb), 2008), Sự biến đổi của tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Thế Giới đã tập hợp những bài viết về sự biến đổi của tơn giáo, tín
ngưỡng ở thời điểm nghiên cứu, cung cấp khung lý thuyết căn bản và chỉ dẫn thực địa
cụ thể để luận án làm cơ sở so sánh nhằm tìm ra nguyên nhân căn bản dẫn đến những
11


×